Archiv für das Schlagwort ‘grenze

20. Jahrestag der Unterzeichnung des Landgrenzvertrags durch Vietnam – China – Kỷ niệm 20 năm Việt Nam – Trung Quốc ký Hiệp ước Biên giới trên đất liền   Leave a comment

Kỷ niệm 20 năm Việt Nam – Trung Quốc ký Hiệp ước Biên giới trên đất liền

Ngày 23/8 tại TP. Móng Cái (Quảng Ninh), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì hoạt động kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước Biên giới và 10 năm triển khai văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc.
23/08/2020 15:22 https://baonghean.vn/ky-niem-20-nam-viet-nam-trung-quoc-ky-hiep-uoc-bien-gioi-tren-dat-lien-273127.html
Theo Hải Minhbaochinhphu.vn

Việt Nam – Trung Quốc kỷ niệm 20 năm ký kết Hiệp ước biên giới
Vietnam – China feiert 20 Jahre Unterzeichnung des Grenzvertrags
Sáng 23-8, tại cầu Bắc Luân II thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam)-Đông Hưng (Trung Quốc) diễn ra Lễ kỷ niệm 20 năm ký kết Hiệp ước biên giới đất liền và 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc.
23/08/2020 22:43 https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai/viet-nam-trung-quoc-ky-niem-20-nam-ky-ket-hiep-uoc-bien-gioi-632499
Lễ kỷ niệm do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao ý nghĩa của việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết Hiệp ước biên giới năm 1999, hoàn thành công tác phân giới cắm mốc năm 2008 và triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền năm 2010, đánh dấu việc lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước độc lập, có chủ quyền đã hoạch định được đường biên giới trên đất liền một cách khoa học, chính xác với hệ thống mốc giới chính quy, hiện đại, đồng thời khép lại quá trình 36 năm đàm phán hoạch định, giải quyết vấn đề biên giới đất liền giữa hai nước.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc hai bên đã kiên trì các nguyên tắc, phương châm công bằng hợp lý, tôn trọng lẫn nhau, quan tâm hợp lý đến lợi ích của nhau trên cơ sở pháp lý đã thỏa thuận, luật pháp quốc tế và những nguyên tắc giải quyết các vấn đề cụ thể, coi đây là kinh nghiệm quý báu của hai nước trong việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ; khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một, hết sức coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị, sẵn sàng cùng Trung Quốc đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc đi vào chiều sâu.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường phối hợp trong công tác quản lý biên giới, phát huy hiệu quả vai trò của cơ chế Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, thực hiện nghiêm túc 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc; không ngừng tìm tòi, hoàn thiện các cơ chế hợp tác và cơ sở pháp lý cho công tác quản lý biên giới của hai bên; tiếp tục thúc đẩy hợp tác tại khu vực biên giới đạt kết quả thực chất, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, du lịch…; thúc đẩy giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương biên giới hai nước.
Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị điểm lại các bước phát triển trong quan hệ hai nước thời gian qua, cho rằng trong tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, dịch bệnh đang lan rộng hiện nay, hai bên cần cùng nhau thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc không ngừng phát triển. Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng, hai bên cần tiếp tục tăng cường hợp tác trong công tác quản lý biên giới, phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, giải quyết tốt các sự việc phát sinh trên biên giới, nâng cao hiệu quả quản lý. Việc hai bên giải quyết ổn thỏa các vấn đề biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ sẽ là kinh nghiệm quý báu để giải quyết vấn đề trên biển.
Sau đó, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cùng thăm Triển lãm ảnh về quá trình hoạch định, phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc; thăm Nhà lưu niệm Bác Hồ tại Móng Cái; thăm và tô sơn cặp mốc 1369(1), 1369(2) tại khu vực cầu Bắc Luân I-cột mốc biên giới đầu tiên được cắm trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc vào ngày 14-10-2010.
Trong thời gian tham dự hoạt động kỷ niệm, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng trao đổi về tình hình và các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới và các vấn đề cùng quan tâm, trong đó có việc tạo thuận lợi cho nhân dân hai nước qua lại trên cơ sở bảo đảm công tác chống dịch, nhất trí giao cơ quan hữu quan hai bên tiếp tục trao đổi cụ thể để triển khai.
Hoạt động kỷ niệm của hai bên được tổ chức tại khu vực cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam)-Đông Hưng (Trung Quốc) và tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 của cả hai bên.

 

Veröffentlicht 23. August 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Im Jahr 2021 soll eine Brücke über den Roten Fluss an der vietnamesisch-chinesischen Grenze gebaut werden – Năm 2021, xây cầu qua sông Hồng trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc   Leave a comment

Năm 2021, xây cầu qua sông Hồng trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Sáng 29-7, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đến thăm và thị sát khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc tại tỉnh Lào Cai.
29-07-2020, 14:15 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/nam-2021-xay-cau-qua-song-hong-tren-bien-gioi-viet-nam-trung-quoc-610551/
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh thị sát khu vực Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. 22°35′10.3″N 103°51′24.7″E
jkjjhĐến thăm khu vực biên giới tại xã Bản Vược, huyện Bát Xát, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã được lãnh đạo tỉnh Lào Cai báo cáo về một số tình hình trên tuyến biên giới tại tỉnh Lào Cai, kế hoạch và phương án xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc tại khu vực Bản Vược.

Theo kế hoạch, nếu thống nhất sớm các nội dung liên quan với phía Trung Quốc, dự án cầu sẽ được khởi công trong năm 2021.
Khu vực xã Bản Vược, huyện Bát Xát nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1627/QĐ-TTg. Việc xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc tại khu vực Bản Vược (Việt Nam) và Bá Sái (Trung Quốc) sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước.
1627/QĐ-TTg https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/thuong-mai/Quyet-dinh-1627-QD-TTg-2018-Quy-hoach-chung-xay-dung-Khu-kinh-te-cua-khau-Lao-Cai-401040.aspx

Veröffentlicht 29. Juli 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Bambus-Heuschrecken schädigen Mais in Muong Nhe – Châu chấu tre bắt đầu gây hại trên cây ngô ở Mường Nhé (tỉnh Điện Biên)   Leave a comment

Châu chấu tre bắt đầu gây hại trên cây ngô ở Mường Nhé (tỉnh Điện Biên)

Chiều 24-7, trao đổi với phóng viên Nhân Dân điện tử, ông Lò Văn Hà, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Mường Nhé cho biết, có một đàn châu chấu tre khổng lồ đã di chuyển từ Trung Quốc về địa bàn xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) và bắt đầu gây hại trên một số diện tích cây ngô.
24-07-2020, 19:39 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/chau-chau-tre-bat-dau-gay-hai-tren-cay-ngo-o-muong-nhe-609921/
Một nương ngô của người dân xã Sín Thầu bị châu chấu tre gây hại. 22°24′34″N 102°09′42.1″E
jkjÔng Lò Văn Hà, cho biết: Theo thông tin bà con nhân dân phản ánh thì đàn châu chấu di chuyển từ hướng bên kia Trung Quốc về các bản quanh khu vực mốc 0, sau đó tập trung ở các cánh rừng có nhiều tre trúc vì thức ăn ưa thích của loài châu chấu này là lá non các loại cây họ tre, trúc. Tổng diện tích rừng tre trúc tự nhiên ở xã Sín Thầu bị châu chấu tre gây hại hiện ước khoảng hơn chục ha.
Tại một số bản không có rừng tre, trúc thì châu chấu tràn vào các nương ngô để ăn lá ngô. Diện tích cây ngô bị châu chấu ăn lá hiện khoảng gần 5 ha, cũng tập trung chủ yếu ở các bản thuộc khu vực xã Sín Thầu.
Về nguyên nhân, theo ông Lò Văn Hà cho biết, có thể do bên kia biên giới nông dân Trung Quốc tiến hành phun thuốc diệt trừ nên châu chấu tre di chuyển ồ ạt vào địa bàn.
Để xác định chính xác diện tích, mức độ gây hại của châu chấu tre trên cây ngô, ngày mai (25-7) các đơn vị chức năng huyện Mường Nhé sẽ cùng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Điện Biên tiến hành kiểm tra thực địa, đồng thời có biện pháp hướng dẫn bà con cách phòng trừ.

Thực hư châu chấu sa mạc xuất hiện ở Điện Biên
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) khẳng định, đàn châu chấu từ Trung Quốc tràn qua Việt Nam gây hại tại tỉnh Điện Biên không phải là châu chấu sa mạc.
24/07/2020 , 11:24 https://nongnghiep.vn/thuc-hu-chau-chau-sa-mac-xuat-hien-o-dien-bien-d269232.html
Theo lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), loài châu chấu đang gây hại trên một số diện tích tre và hoa màu ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên không phải là châu chấu sa mạc mà đó là châu chấu tre. Lịch sử theo dõi cho thấy, loài châu chấu tre này vẫn xuất hiện hàng năm ở khu vực này và di cư qua lại giữa Việt Nam, Trung Quốc và Lào.
Báo cáo từ cơ quan chức năng tỉnh Điện Biên và Bộ tham mưu Quân khu 2 cho thấy, đàn châu chấu tre đã xuất hiện trên diện tích 20ha tre ở bản Pờ Nhù Khò, bản Tá Miếu (xã Sín Thầu) với mật độ trung bình khoảng 100 – 200 con/m2, chỗ cao 300 – 400 con/m2, cục bộ trên 400 con/m2 tuổi trưởng thành.
Trên các nương ngô châu chấu tre cũng di thực gây hại rải rác tại bản Pờ Nhù Khò và Tá Miếu với diện tích gây hại khoảng 20ha, trong đó diện tích gây hại trên 70% khoảng 5ha, gây hại khoảng 30% là 15ha. Hiện, châu chấu tre tiếp tục di chuyển từ bản Tá Miếu, Pờ Nhù Khò xuống theo hướng bản Tả Kố Khừ.
Do châu chấu tre di chuyển đều là châu chấu trưởng thành và một số đang ghép đôi nên sẽ tiếp tục bay phân tán, nguy cơ sẽ co cụm và đẻ trứng tại một số khu vực đồi tre, chít tại các địa điểm châu chấu xuất hiện và tiếp tục di thực gây hại các nương ngô trên địa bàn.
Để kịp thời ngăn chặn đàn châu chấu gây hại, Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã có công văn gửi Bộ tư lệnh Quân khu 2, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứn nạn tỉnh Điện Biên chỉ đạo triển khai công tác ứng phó đàn châu chấu.
Trước đó, Bộ NN-PTNT đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về các kịch bản ứng phó với châu chấu sa mạc nếu loài này di trú vào Việt Nam, đồng thời ứng phó với châu chấu tre lưng vàng.
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) khẳng định, đơn vị hiện đã chủ động mọi giải pháp, kịch bản, phương tiện, hóa chất, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong trường hợp châu chấu sa mạc xuất hiện và xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam cũng như có phương án xử lý các loài châu chấu gây hại khác, trong đó có châu chấu tre lưng vàng và châu chấu tre.

 

Veröffentlicht 24. Juli 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Die Grenzschutzbeamten sind sowohl für die Verwaltung als auch für den Schutz der Grenze und für die Verhütung und Bekämpfung von Covid-19 bei schlechtem Wetter verantwortlich – Bộ đội Biên phòng Nghệ An bám chốt chống dịch Covid-19 trong thời tiết khắc nghiệt   Leave a comment

Bộ đội Biên phòng Nghệ An bám chốt chống dịch Covid-19 trong thời tiết khắc nghiệt

Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt kéo dài diễn ra trên địa bàn Nghệ An, nhất là trên các tuyến biên giới. Bộ đội biên phòng vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, vừa lo phòng chống dịch Covid-19 trong thời tiết khắc nghiệt.
10/07/2020 15:54 https://baonghean.vn/bo-doi-bien-phong-nghe-an-bam-chot-chong-dich-covid19-trong-thoi-tiet-khac-nghiet-270636.html

 

Veröffentlicht 11. Juli 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Der Puxailaileng-Gipfel mit einer Höhe von etwa 2.720 m, einem einzigartigen Klima und einzigartigen Urwäldern, eine große Touristenmarke von Nghe An – Đỉnh Puxailaileng có cơ hội trở thành thương hiệu du lịch lớn của Nghệ An   Leave a comment

Đỉnh Puxailaileng có cơ hội trở thành thương hiệu du lịch lớn của Nghệ An

Đỉnh Puxailaileng với độ cao khoảng 2.720 m, có khí hậu đặc trưng và những cánh rừng nguyên sinh độc đáo có thể phát triển loại hình du lịch mạo hiểm. Nếu xây dựng và phát triển đúng hướng sẽ trở thành một thương hiệu du lịch lớn của Nghệ An. 19°11′52.6″N 104°10′54.3″E Phu Xai Lai Leng
05/07/2020 10:41 https://baonghean.vn/dinh-puxailaileng-co-co-hoi-tro-thanh-thuong-hieu-du-lich-lon-cua-nghe-an-270375.html
Từ ngày 2 – 5/7, Sở Du lịch tổ chức đoàn công tác tiến hành khảo sát phát triển sản phẩm du lịch tại một số huyện miền Tây Nghệ An nhằm mục đích đánh giá tiềm năng để xây dựng loại hình du lịch mạo hiểm gắn với khai thác tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc.

Tham gia đoàn khảo sát có đồng chí Nguyễn Mạnh Lợi – Phó Giám đốc Sở Du lịch; đại diện một số công ty lữ hành và chuyên gia ở thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và Con Cuông.
Trong chương trình làm việc, đoàn đã tiến hành khảo sát các điểm: Rừng săng lẻ, khe Cớ, đền Vạn – Cửa Rào (Tương Dương), đỉnh Puxailaileng và phong tục của đồng bào Mông ở xã Na Ngoi, tiềm năng du lịch cộng đồng ở Mường Lống, cảnh quan thượng nguồn sông Nậm Nơn và bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn); Vườn Quốc gia Pù Mát và du lịch cộng đồng ở Con Cuông.
Qua 4 ngày thực hiện khảo sát, các thành viên của đoàn công tác Sở Du lịch đã đánh giá miền Tây Nghệ An khá đa dạng về cảnh quan, giàu bản sắc văn hóa, có thể xây dựng được những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Nhất là cảnh quan ở đây cơ bản vẫn giữ được nét nguyên sơ, chưa bị tác động bởi yếu tố thương mại và giá trị văn hóa được lưu giữ từ hàng trăm năm chắc chắn sẽ thu hút được nhiều du khách.

Đặc biệt, đỉnh Puxailaileng thuộc địa bàn xã Na Ngoi (Kỳ Sơn) với độ cao khoảng 2.720m (cao nhất vùng phía Bắc dãy Trường Sơn), có khí hậu đặc trưng và những cánh rừng nguyên sinh độc đáo có thể phát triển loại hình du lịch mạo hiểm. Địa điểm này sẽ hấp dẫn đối tượng khách trẻ tuổi, ưa khám phá và chinh phục độ cao và sự mạo hiểm. Nếu xây dựng được kế hoạch và tiến hành triển khai đúng hướng, địa điểm này sẽ trở thành một thương hiệu du lịch lớn.
Bên cạnh đó, những thác nước hùng vĩ ở thượng nguồn sông Nậm Nơn và tháp cổ ở xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn) cũng sẽ hấp dẫn nhiều đối tượng khách du lịch, nhất là khách từ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Các chuyên gia về du lịch đến từ thành phố Hồ Chí Minh lưu ý, muốn phát triển du lịch thành công, Nghệ An nói chung, các huyện miền Tây nói riêng trước mắt cần lưu ý hai vấn đề quan trọng. Thứ nhất, là giải bài toán về môi trường, có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, đảm bảo môi trường luôn trong sạch.
Thứ hai, là giữ được bản sắc văn hóa các dân tộc, không để xảy ra hiện tượng pha tạp để phát triển du lịch cộng đồng, thu hút được nhiều khách đến trải nghiệm. Tránh tình trạng bản sắc văn hóa bị tác động bởi yếu tố thương mại, dẫn đến mất dần thương hiệu như một số điểm ở các tỉnh Tây Bắc.
Bên cạnh đó, các địa phương cần quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (điểm lưu trú, đường đi) và đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn. Có sự chia sẻ lợi ích cộng đồng trong phát triển du lịch, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá để nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết những điểm đến hấp dẫn ở miền Tây Nghệ An.
Các chuyên gia trong đoàn khảo sát nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch, Nghệ An cần có sự thận trọng, tránh những bước đi nóng vội, dẫn đến tình trạng tăng trưởng nóng nhưng không bền vững. Đồng thời, phải có sự kết nối giữa các điểm, các địa phương trong tỉnh, trong nước và nước bạn Lào để xây dựng thành các tour, tuyến để thu hút được số lượng lớn khách du lịch.

Hành trình chinh phục đỉnh núi Puxailaileng cao nhất Bắc Trường Sơn
Reise zur Eroberung des höchsten Gipfels von Puxailaileng im Norden von Truong Son
Puxailaileng là đỉnh núi cao nhất Bắc Trường Sơn với khoảng 2.720m, thuộc địa bàn xã biên giới Na Ngoi (Kỳ Sơn – Nghệ An). Chinh phục đỉnh Puxailaileng là niềm khao khát của không ít phượt thủ.
14/07/2020 11:11 https://baonghean.vn/hanh-trinh-chinh-phuc-dinh-nui-puxailaileng-cao-nhat-bac-truong-son-270836.html
Đỉnh Puxailaileng nằm trên dãy Puxai, thuộc địa bàn xã biên giới Na Ngoi (Kỳ Sơn – Nghệ An), có độ cao khoảng 2.720m, theo nghĩa tiếng Thái là nơi nhiều gió và rét (vùng rét sương). Sở Du lịch Nghệ An vừa tổ chức đoàn công tác khảo sát, chinh phục đỉnh núi này nhằm đánh giá tiềm năng xây dựng loại hình du lịch mạo hiểm gắn với khai thác tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc quanh khu vực này. Ảnh: Công Kiên

Từ trung tâm xã Na Ngoi, đi xe ô tô bán tải khoảng 15 km đến Trạm Biên phòng Buộc Mú (thuộc Đồn Biên phòng Na Ngoi). Từ đây, bắt đầu hành trình leo núi, chinh phục đỉnh Puxailaileng bằng cách đi bộ theo đường tuần tra biên giới. Chặng đường đi bộ leo núi có chiều dài gần 20 km lẫn trong sương mù dày đặc, thi thoảng đổ xuống những cơn mưa rừng.
Trên hành trình, các phượt thủ và thành viên đoàn khảo sát phải vượt qua nhiều điểm sạt lở nguy hiểm. Đất đá và cây cối từ sườn núi bị nước cuốn xuống lấp hết lối đi, phải men theo vết xói lở để tiến lên phía trước. Trên hành trình chinh phục, có những đoạn cả đoàn tạm dừng chân để ngắm cảnh bao la, hùng vĩ của đại ngàn với non cao, mây vờn, xa xa là bản làng ẩn hiện trong làn mây trắng.
Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, không khí càng trở nên mát mẻ. Đặc biệt, nơi đây có những cánh rừng sa mu, pơ mu nguyên sinh, cổ thụ, mang đậm vẻ đẹp nguyên sơ và hấp dẫn những bước chân khám phá.
Trước khi lên đỉnh Puxailaileng, các phượt thủ dừng chân tại Cột mốc 422, phân định biên giới Việt Nam và Lào. Từ đây, đi tiếp khoảng mấy trăm mét sẽ lên tới đỉnh Puxailaileng, nhưng càng lên độ dốc càng lớn, đường đi càng rậm rạp.
Từ đây, phóng tầm mắt ra xa chỉ còn thấy các dãy núi và mây trời trắng xóa, có cảm giác như với tay là sắp sửa chạm đến trời. Bà con người Mông ở xã Na Ngoi thường gọi đây là nơi „đất cao, trời thấp„.
Sau hơn 6 giờ đồng hồ đi bộ leo núi, các phượt thủ đã chinh phục được đỉnh Puxailaileng. Mệt mỏi nhưng tất cả đều có chung niềm vui và tự hào khi đã chinh phục được đỉnh cao nhất Bắc Trường Sơn. Sau khi trở về thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Phú – một chuyên gia về du lịch mạo hiểm, một trong những phượt thủ tham gia chinh phục đỉnh Puxailaileng cho biết: “Theo tôi, khách đến miền Tây Nghệ An cần một điểm nhấn đặc biệt để trải nghiệm, chinh phục. Vì vậy, đỉnh Puxailaileng phải là chủ thể của du lịch sinh thái Tây Nghệ An, địa phương không nên dàn trải mà chỉ cần tập trung làm du lịch cộng đồng cho các bản, làng chung quanh đỉnh Puxailaileng. Tuy nhiên, trước mắt cần đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến chinh phục, khám phá vùng đất này”.

Veröffentlicht 8. Juli 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Der stellvertretende Sekretär des Parteikomitees der Provinz, Nguyen Van Thong, besucht den Zweigstellenpunkt Nhut Lot an der Grenze zwischen Vietnam und Laos – Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông thăm Điểm chốt liên ngành Nhọt Lợt ở biên giới Việt – Lào   Leave a comment

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông thăm Điểm chốt liên ngành Nhọt Lợt ở biên giới Việt – Lào

Ngày 6 và 7/7, đồng chí Nguyễn Văn Thông – Phó Bí thư Tỉnh ủy, cùng Đại tá Dương Hồng Hải – Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; đại diện Ban thường vụ Tỉnh đoàn và huyện Kỳ Sơn đã đi thăm cán bộ, chiến sỹ Điểm chốt liên ngành Nhọt Lợt do Đồn Biên phòng Mỹ Lý quản lý.
07/07/2020 11:36 https://baonghean.vn/pho-bi-thu-tinh-uy-nguyen-van-thong-tham-diem-chot-lien-nganh-nhot-lot-o-bien-gioi-viet-lao-270484.html
Clip: Nguyên Sơn 19°39′29.1″N 104°25′54″E  mốc 390
Điểm chốt liên ngành Nhọt Lợt được thành lập từ năm 2017, ở độ cao hơn 1.800 mét so với mực nước biển, sát với biên giới Việt Nam – Lào và gần điểm cột mốc 390. Để đến được địa điểm này, sau khi di chuyển quãng đường hàng chục km từ thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn), các đại biểu phải đi bộ gần nửa ngày đường, vượt qua nhiều đồi núi dốc.
Cán bộ, chiến sỹ ở Điểm chốt duy trì nghiêm chế độ trực 24/24h để phối hợp với lực lượng chức năng nước bạn Lào bảo vệ đường biên giới, cột mốc; Đồng thời bảo vệ rừng đầu nguồn. Thời gian vừa qua, cán bộ, chiến sỹ điểm chốt còn thực hiện nhiệm vụ kiểm soát dịch Covid-19, làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao cảnh giác cho đồng bào vùng biên trong bảo vệ chủ quyền biên giới. Các kíp trực ở điểm chốt được thay ca sau 15 ngày thực hiện nhiệm vụ.

Thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sỹ Điểm chốt liên ngành Nhọt Lợt, đồng chí Nguyễn Văn Thông – Phó Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao những nỗ lực của những cán bộ thực hiện nhiệm vụ ở địa bàn khó khăn này. Đồng chí cũng mong muốn cán bộ, chiến sỹ tiếp tục khắc phục khó khăn, phối hợp với cấp ủy, chính quyền và đồng bào các xã Mỹ Lý, Bắc Lý (Kỳ Sơn), cùng lực lượng chức năng nước bạn Lào bảo vệ vững chắc an ninh biên giới, góp phần ổn định phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nói riêng và đất nước nói chung.
Dịp này, đồng chí Nguyễn Văn Thông trao quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và Tỉnh đoàn đến cán bộ, chiến sỹ Điểm chốt liên ngành Nhọt Lợt.

Đồng chí Nguyễn Văn Thông – Phó Bí thư Tỉnh ủy cùng đại diện Tỉnh đoàn tặng quà cho bản Nhọt Lợt (Mỹ Lý – Kỳ Sơn). Đồng chí Nguyễn Văn Thông – Phó Bí thư Tỉnh ủy cùng lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và lãnh đạo huyện Kỳ Sơn kiểm tra Chốt kiểm soát lưu động phòng chống Covid-19 gần Điểm chốt liên ngành Nhọt Lợt sáng 7/7.

Veröffentlicht 8. Juli 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Aufgrund der Position Seouls seien keine Klauseln der Panmunjom-Erklärung erfüllt, sagt der Gesandte Alexander Matsegora – No clauses of Panmunjom declaration fulfilled due to Seoul’s position, says envoy – Vẽ xấu vợ Chủ tịch Kim là lý do khiến Triều Tiên nổi giận   Leave a comment

No clauses of Panmunjom declaration fulfilled due to Seoul’s position, says envoy

According to the ambassador, the leaflets, which the South Korean NGOs used to provoke the North Korean authorities, were not the main cause of escalation of relations, but rather a pretext
29 JUN 2020, 14:44 https://tass.com/politics/1172783
No clauses of the Panmunjom declaration, signed in 2018 by Pyongyang and Seoul, were fulfilled, due to the position of South Korea, Russian Ambassador to North Korea Alexander Matsegora told TASS Monday.
The thing is, the North Korean leader very much counted on relations between the North and the South to be decided in a bilateral format, with no outer intervention. A wonderful declaration was signed in 2018, which mentioned a whole set of projects to be implemented in a bilateral format. The economic, social and public projects. Unfortunately, effectively none of them was implemented,“ he said.
The South Korean side explained it all by the North having to negotiate nuclear business with the US first. This, of course, caused a negative reaction. As well as a number of other measures taken by the South — military drills and import of military vehicles. In general, it was clear that [the escalation] would happen. And, regrettably, it happened,“ the envoy underscored.

The last straw
In this regard, Matsegora noted that the leaflets, which the South Korean NGOs used to provoke the North Korean authorities, were not the main cause of escalation of relations, but rather a pretext.
This was not the first launch of leaflets; they were launched 10 times last year. On May 31, another batch of leaflets was launched, sparking discontent and serious outrage in the DPRK. It is explained by the fact that this time, the leaflets bore a special kind of dirty, insulting propaganda, aimed at the leader’s spouse. And it was all made in such a low-grade way, with photoshop. This, of course, is unacceptable, and it caused serious discontent [in the DPRK]. Not only among the authorities, but among the people, as well,“ the diplomat explained, adding that this propaganda acted as „the last straw.“
One might say that we have witnessed a, regrettably, unsuccessful end of a detente, initiated by the DPRK. And we cannot speak about it other than with regrets. It would have been nice if they managed it, our Korean friends in the North and the South, but this didn’t happen,“ the envoy concluded.
During the last several weeks, South Korean Fighters for a Free North Korea non-governmental organization launched several hundreds of thousands of leaflets, containing criticism of the North Korean authorities, from the border zone via balloons. These actions caused harsh reaction from Pyongyang, because dissemination of such materials was forbidden by the Panmunjom declaration, signed in 2018. On June 16, North Korea blew up the inter-Korean liaison office in Kaesong, calling it a retaliation measure. The North Korean General Staff announced plans to send troops to the Geumgangsan and Kaesong regions, and to restore guard posts in the Demilitarized Zone, previously withdrawn in compliance with an agreement with Seoul, as well as to resume all kinds of military drills near the South Korean border.

North Korea one of few countries who dodged COVID-19 epidemic, Russian envoy says
At the same time, North Koreans will probably be the only nation in the world who will not get a collective immunity to the disease, Alexander Matsegora said
29 MAY, 09:34 https://tass.com/politics/1161671 /// https://tass.com/search?searchStr=Alexander%20Matsegora&sort=date
Due to strict lockdown measures North Korea managed to keep COVID-19 caused by novel coronavirus out of its territory, which makes it almost the only country in the world that avoided the epidemic, Russian Ambassador to Pyongyang Alexander Matsegora said in an interview with TASS.
„We can say that North Korea is almost the only country in the world that currently dodged the epidemic and, while the borders are shut down, there is no danger that the disease will infiltrate [the country],“ the ambassador noted. „This is a great achievement and a big positive.“
At the same time, the Russian diplomat stressed, „a colossal challenge is also tied to this fact which the country will face in the future.“ „Now it is clear that the coronavirus will not go anywhere, we will all have to learn to live with it,“ he explained. „Scientists claim that the humanity is obtaining immunity by now going through difficult challenges related to the disease, hospitalizations, suffering and deaths.“ „If it truly is like that, North Koreans will probably be the only nation in the world who will not get a collective immunity to the disease by managing a complicated task of keeping the virus out of their home,“ Matsegora pointed out.
According to the ambassador, „sooner or later the issue of reopening the border, resumption of delegation exchanges, business trips, tourism, studying abroad and so on will arise, those North Koreans who could not get home before the cancellation of flights should return to the country.“ „What to do in this situation?“ he asked. „Keep the self-isolation for an indefinitely long period of time, waiting for a vaccine to vaccinate people on a nationwide scale? Ultimately open up borders after carefully studying experience of other countries, stockpiling medicine, setting up hospital beds and getting ready to go down the same path that the neighbors have already gone through?“ „I sincerely hope that our Korean friends will find a fitting response to this difficult question,“ he concluded.

Vẽ xấu vợ Chủ tịch Kim là lý do khiến Triều Tiên nổi giận
Đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng Alexander Matsegora dùng những từ “bẩn thỉu, tục tĩu, xúc phạm” để nhận xét về các nội dung truyền đơn nói xấu vợ ông Kim.
02/07/2020 , 08:30 https://nongnghiep.vn/ve-xau-vo-chu-tich-kim-la-ly-do-khien-trieu-tien-noi-gian-d267513.html
Việc những người Triều Tiên đào tẩu hiện ở Hàn Quốc thả truyền đơn không phải là chuyện mới. Họ thường cho vào bóng bay truyền đơn, đĩa ghi tin tức hay các bản nhạc Kpop mới, tờ USD mệnh giá nhỏ…
Nhưng trong đợt mới nhất ngày 31/5, họ cho thêm các dạng thức mô tả vợ Chủ tịch Kim Jong-unRi Sol Ju có nội dung rất xấu xí.
Đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng Alexander Matsegora dùng những từ “bẩn thỉu, tục tĩu, xúc phạm” để nhận xét về những nội dung truyền đơn này và ông Matsegora cho rằng đó là lý do chính khiến Triều Tiên nổi giận bất thường.
Triều Tiên đã cho nổ tung văn phòng liên lạc hai miền và đưa ra các đe dọa sử dụng vũ lực quân sự để phản ứng với phía Hàn Quốc.
“Họ đã dùng phần mềm bôi vẽ (Ri Sol Ju) bằng cách thức bẩn thỉu, khiến Triều Tiên không thể kìm nén, điều đó như giọt nước tràn ly”, ông Matsegora nói với hãng tin TASS.
Cũng trong buổi trả lời phỏng vấn, vị đại sứ không tin vào những lời đồn thổi là ông Kim đang đào tạo người em gái trẻ nhất là cô Kim Yo Jong trở thành người kế cận.
Trong tháng 6, cô Kim Yo Jong đã giữ vai trò nổi bật trong các biện pháp đáp trả Seoul liên quan đến vụ truyền đơn. Ông Matsegora nhận xét cô “còn quá trẻ dù có kinh nghiệm đáng nể trong các vấn đề chính trị và chính sách đối ngoại”.
Ở Triều Tiên, không ai đủ dũng khí tự nhận là nhân vật số 2”, đại sứ Matsegora nhấn mạnh.

Die 14. erweiterte Sitzung des Politbüros des ZK der PdAK in der 7. Wahlperiode
Das Politbüro des ZK der Partei der Arbeit Koreas rief am 2. Juli im Hauptgebäude der Parteizentrale eine erweiterte Sitzung, um die aktuelle Arbeit der Partei und des Staates und bedeutende politische Fragen zu beraten und zu beschließen. Genosse Kim Jong Un, Vorsitzender der PdAK, Vorsitzender des Komitees für Staatsangelegenheiten der DVRK und Oberster Befehlshaber der Streitkräfte der DVRK nahm an der Sitzung teil. Zugegen waren dabei die Mitglieder und Kandidaten des Politbüros des ZK der Partei der Arbeit Koreas.
Als Zuhörer waren ebenfalls die Kader des ZK der Partei, die Mitglieder des Ministerkabinetts, der Ministerien und zentralen Organe, die Vorsitzenden der Bezirksparteikomitees und des Bezirksvolkskomitees, die Kommandeure der Militärorgane, die Mitglieder der zentralen Notkommandantur für Epidemiebekämpfung dabei. Im Auftrag des Politbüros des ZK der Partei führte Genosse Kim Jong Un den Vorsitz und zog die bedeutende Schlussfolgerung.

Auf der Sitzung bilanzierte man als erstes Thema über die 6 Monate lange Epidemievorbeugung und beriet über deren Verstärkung.
Genosse Kim Jong Un erwähnte von dem Ziel und Zweck der erneuten Beratung über die staatliche Notmassnahme für die Epidemievorbeugung. Er analysierte eingehend die 6 Monate lange Arbeit für Epidemiebekämpfung und schätzte es als stolzvollen Erfolg ein, dass der Staat trotz der weltweiten Krise die Infiltration des bösartigen Virus konsequent verteidigt und die stabile Bekämpfungslage aufrechterhält. Das sei auf die Voraussicht der Parteizentrale und die hoch selbstbewusste Einheit des gesamten Volkes getreu den Anordnungen der Parteizentrale zurückzuführen. Dieser kostbare Erfolg bei Epidemievorbeugung solle weiter bestehen, um die Sicherheit des Staates und das Wohlergehen des Volkes zu sichern.
Weiter hob Kim Jong Un hervor, zurzeit dauere in den Nachbarländern und -regionen die Tendenz zur Reinfektion und Wiederverbreitung der Epidemie. Da die Aussicht auf die Beseitigung der Krise unwahrscheinlich sei, solle man ohne geringstes Zufriedengeben und Entspannen die Hochwachsamkeit aufrechterhalten und die Epidemiebekämpfung nachprüfen und noch strenger betreiben.
Kim Jong Un kritisierte streng die Erscheinungen, dass mit Vergehen der Zeit unter den Kadern allmählich die Nachlässigkeit und Disziplinverletzung vorkommen, und warnte wiederholt, eine frühzeitige Milderung der Notmassnahmen könnte unvorstellbare und unwiderrufliche Katastrophe verursachen. Alle Bereiche und Einheiten sollen sich nie mit der heutigen Lage zufrieden geben sondern ohne Entspannung den Ausnahmezustand aufrechterhalten, bis die Gefahr der Epidemieeinwanderung völlig verschwunden sei. Auf der Sitzung gab es Anhörung des Berichts über die 6 Monate lange staatliche Epidemiebekämpfung und die Diskussionsbeiträge.
Im Bericht und Beiträgen wurden die Probleme im ersten Halbjahr aus kritischer Sicht ernst bilanziert und angesichts der weltweiten Krise die Notwendigkeit der organisatorisch-politischen Arbeit und der präzisen und angepassten Maßnahmen betont, um die vorbeugenden Notmassnahmen und -systeme strikt aufrechtzuerhalten.

Auf der Sitzung beriet man als zweites Thema über den beschleunigten Bau des Komplexen Krankenhauses Pyongyang und dessen personellen, materielltechnischen Gewährleistung. Genosse Kim Jong Un äußerte seine Zufriedenheit, dass die Erbauer mit außergewöhnlicher Geisteskraft und Hingabe die ungünstigen Bedingungen kühn überwinden und den Bau nach dem Plan forcieren. Er sorgte für die mächtige staatliche Maßnahme dafür, das Krankenhaus der Weltklasse rasch fertig zu bauen, so dass es praktisch dem Volk den besten fortgeschrittenen medizinischen Dienst erweisen kann. Dann stellte er den Bereichen für Bauausführung, Materialversorgung und Betriebsvorbereitung die konkreten Aufgaben.
Auf der Sitzung studierte man die Beschlussentwürfe über das erste und das zweite Thema und verabschiedete es einstimmig.
Auf der Sitzung gab es auch Forschung über die bedeutenden auswärtigen Angelegenheiten der Partei und weitere Einzelheiten.
Deutsche Redaktion von „Stimme Koreas“ http://www.vok.rep.kp

Nahaufnahme der lang anhaltende Anti-Epidemie an der Grenze von Nghe An – Cận cảnh ở chốt ‚chống dịch dài lâu‘ trên tuyến biên giới Nghệ An   Leave a comment

Cận cảnh ở chốt ‚chống dịch dài lâu‚ trên tuyến biên giới Nghệ An

Xác định “chống dịch như chống giặc”, “chống dịch dài lâu”, các cán bộ, chiến sỹ biên phòng trên chốt kiểm soát tại các đường mòn, lối mở khu vực biên giới Nghệ An đã thực hiện tăng gia sản xuất, trồng rau, nuôi gà thịt, gà đẻ ngay tại chốt để cải thiện bữa ăn, đảm bảo sức khỏe.
01/07/2020 09:48 https://baonghean.vn/can-canh-o-chot-chong-dich-dai-lau-tren-tuyen-bien-gioi-nghe-an-270170.html
Trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19, ngày 18/3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An, các đồn biên phòng trong tỉnh đã thành lập các chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên tuyến biên giới, ngăn chặn người vượt biên trái phép từ nước ngoài trở về. Ảnh: Thành Cường
Tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn đã thành lập 6 chốt kiểm soát tại các đường mòn, lối mở dọc tuyến biên giới.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở chốt, các cán bộ, chiến sỹ biên phòng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, đó là đường biên dài, phức tạp với nhiều đường mòn, lối mở; thời tiết khắc nghiệt; bên cạnh đó còn là tình trạng thiếu nước sinh hoạt, địa hình đồi dốc hiểm trở khiến việc tuần tra và vận chuyển lương thực, thực phẩm rất vất vả.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ, các cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng chủ động thực hiện tăng gia sản xuất, nuôi gà thịt, gà đẻ ngay tại chốt. Trồng rau xanh, tự túc thực phẩm ngay tại chốt để cải thiện bữa ăn, đảm bảo sức khỏe. Hầu hết các chốt của đồn hiện đang giữ vững trận tuyến phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo „thực túc, binh cường„, tiếp tục thực hiện các giải pháp khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Các cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng không quản ngại vất vả, khắc phục mọi khó khăn, tuần tra, kiểm soát đường biên, kịp thời phát hiện, ngăn chặn người dân nhập cảnh trái phép, chặn đứng nguy cơ dịch xâm nhập vào nội địa. Trung tá Trịnh Văn Quế – Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn cho biết: “Hơn 3 tháng qua, 6 chốt kiểm soát của đồn đã ngăn chặn được 22 vụ nhập cảnh trái phép, vượt biên trái phép, xử lý 40 đối tượng theo quy định của pháp luật”.

Vững vàng phòng tuyến chống dịch Covid-19 vùng biên Nghệ An
Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Chống dịch như chống giặc”, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Nghệ An đã triển khai các chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn tuyến biên giới, trong suốt hơn ba tháng qua.
02-07-2020, 15:54 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/vung-vang-phong-tuyen-chong-dich-covid-19-vung-bien-nghe-an-607204/
Nghệ An có tuyến biên giới tiếp giáp với ba tỉnh của nước bạn Lào là Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, BôlyKhămxay, dài hơn 468 km; cư dân Nghệ An sinh sống, lao động tại nước bạn Lào lại khá đông.
Trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19, giữa tháng 3, Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã thành lập 56 chốt cố định và 11 chốt cơ động tại các đường mòn, lối mở ở dọc tuyến biên giới để ngăn chặn các đối tượng nhập cảnh trái phép, chặn đứng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào nội địa.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở chốt biên giới, các cán bộ, chiến sĩ BĐBP Nghệ An phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Đó là đường biên giới dài, phức tạp khi có nhiều đường mòn, lối mở. Thời tiết vô cùng khắc nghiệt.
Sau Tết Nguyên đán Canh Tý trời rét buốt, sương mù dày đặc cả ngày lẫn đêm; mùa hè nắng nóng khốc liệt, có lúc lên đến 40-42 độ C. Điều kiện ăn, ở của bộ đội đã khó khăn lại thiếu nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, đồi dốc hiểm trở khiến việc đi lại, tuần tra và vận chuyển lương thực, thực phẩm hết sức vất vả.
Qua tuần tra, kiểm soát, các chốt biên phòng đã kịp thời phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính 44 vụ, với 105 công dân nhập cảnh trái phép từ bên kia biên giới về Việt Nam để đưa về các khu cách ly tập trung y tế theo quy định. Trong đó, 11 chốt kiểm soát của Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, Kỳ Sơn (Nghệ An) đã ngăn chặn được 22 vụ nhập cảnh trái phép, đưa về khu cách ly tập trung phòng, chống dịch 40 đối tượng liên quan; xử phạt theo quy định với tổng số tiền là 117 triệu đồng.

Các chốt của Đồn Biên phòng Mỹ Lý (Kỳ Sơn) đã phát hiện, ngăn chặn bảy đối tượng nhập cảnh trái phép và đưa về khu cách ly tập trung. Bốn chốt Đồn Biên phòng Thông Thụ (huyện Quế Phong) đã kịp thời phát hiện 13 vụ, đưa về khu cách ly y tế 31 công dân nhập cảnh trái phép nhằm trốn tránh cách ly tập trung.
Mới đây, ngày 11-6, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đường mòn lối mở, Đồn Biên phòng Thông Thụ đã kịp thời phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính tám trường hợp công dân nhập cảnh trái phép và đưa về khu cách ly tập trung.
Thượng tá Hồ Quyết Thắng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Nghệ An cho biết: Tất cả các công dân nhập cảnh trái phép đều là lao động tự do, qua Lào làm công nhân. Do ảnh hưởng của dịch Covid -19, công nhân không có việc làm, đời sống khó khăn nên đã tìm cách vượt biên trở về Việt Nam. Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã kịp thời phát hiện các trường hợp vượt biên qua đường mòn, lối mở; tiến hành phân loại, đưa đi cách ly tập trung theo quy định; sau khi hết thời thời hạn cách ly sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Hằng ngày, ngoài công tác tuần tra, kiểm soát, cán bộ chiến sĩ BĐBP Nghệ An còn tổ chức tuyên truyền về dịch bệnh, cách phòng chống dịch Covid-19 cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực dọc biên giới.
Giữ vững trận tuyến phòng, chống dịch Covid-19 ở biên cương có tính dài lâu, khi các chốt tự tổ chức tăng gia, chăn nuôi ngay ở lưng chừng trời biên giới, bảo đảm công tác hậu cần tại chỗ, bảo đảm thực phẩm, dinh dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ.

Veröffentlicht 1. Juli 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Die Europäische Union (EU) beauftragte zwei französische Unternehmen mit der Entwicklung eines biometrischen Systems, einschließlich der Fingerabdrücke und Fotos von mehr als 400 Millionen Menschen aus Drittländern um in den Schengen-Raum einzureisen. Das Gerät wird voraussichtlich bis 2022 betriebsbereit sein um die EU-Grenzkontrolle zu stärken – EU xây dựng hệ thống sinh trắc học bảo đảm an ninh biên giới   Leave a comment

EU xây dựng hệ thống sinh trắc học bảo đảm an ninh biên giới

Liên hiệp châu Âu (EU) đã ủy thác cho hai công ty Pháp thiết kế hệ thống sinh trắc học, bao gồm dấu vân tay và hình ảnh của hơn 400 triệu người thuộc nước thứ ba nhập cảnh khu vực Schengen. Thiết bị này dự kiến được đưa vào hoạt động từ năm 2022 nhằm tăng cường công tác kiểm soát biên giới EU.
09/06/2020, 20:00 https://www.nhandan.com.vn/thegioi/tin-tuc/item/44798902-eu-xay-dung-he-thong-sinh-trac-hoc-bao-dam-an-ninh-bien-gioi.html
Kiểm soát xuất nhập cảnh tại sân bay Paris-Charles de Gaulle.
999Khi hoàn tất, đây sẽ là một trong những hệ thống nhận dạng sinh trắc học lớn nhất trên thế giới. EU đã giao cho hai công ty Pháp gồm Idemia và Sopra Steria, phát triển hệ thống sinh trắc học này. Thiết bị này sẽ tích hợp một cơ sở dữ liệu khổng lồ về dấu vân tay và hình ảnh khuôn mặt của hơn 400 triệu công dân thuộc nước thứ ba muốn vào khu vực Schengen.
Theo hãng tin Euractiv, đây không phải là hệ thống nhận dạng khuôn mặt thời gian thực. EU coi đây là một biện pháp để tăng cường kiểm soát biên giới và nâng cao hiệu quả trong công tác chống nhập cư bất hợp pháp và tội phạm xuyên biên giới. Hệ thống này sẽ được sử dụng tại các điểm kiểm soát biên giới trên không, trên biển và trên bộ để xác minh danh tính của người đến từ quốc gia thứ ba.

Ông Philippe Barreau, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Idemia, phụ trách các hoạt động nhận dạng và an ninh công cộng cho biết: Chúng tôi sẽ triển khai các công nghệ sinh trắc học tiên tiến. Indemia tự hào đóng góp vào việc phát triển một trong những cơ sở dữ liệu sinh trắc học quy mô lớn với những đòi hỏi khắt khe nhất trên thế giới về độ chính xác và tốc độ nhằm phục vụ mục tiêu xây dựng một châu Âu an toàn hơn.
Để thực hiện dự án, Idemia và Sopra Steria sẽ nhận khoản đầu tư tới 302 triệu euro. Thời hạn của hợp đồng là bốn năm và có thể kéo dài tới sáu năm. Hai công ty này của Pháp đã từng hợp tác với Cơ quan châu Âu chịu trách nhiệm giám sát các dự án lớn về công nghệ quốc phòng và tình báo (eu-LISA) như hệ thống thông tin Schengen (SIS) và Hệ thống thông tin Visa (VIS).
Liên quan đến vấn đề biên giới EU hiện nay, Ủy viên phụ trách các vấn đề nội vụ của EU, Ylva Johansson, cho biết, EU sẽ mở cửa hoàn toàn biên giới nội khối vào cuối tháng này và bắt đầu mở cửa biên giới ngoại khối trong tháng sau. Quyết định này được đưa ra sau cuộc họp của các Bộ trưởng Nội vụ các nước thành viên EU vào ngày 5-6.
Biên giới giữa các nước EU đã đóng cửa từ tháng 3 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trừ những trường hợp ngoại lệ như vận chuyển hàng thiết yếu hay hoạt động y tế. Mùa du lịch đang đến gần, một số nước thành viên EU như Pháp, Bỉ, Đức đã quyết định mở cửa biên giới với các nước trong khu vực từ ngày 15-6. Còn Italy mở cửa biên giới từ ngày 3-6. Do sự phối hợp không đồng nhất như vậy, Trung tâm Phòng, chống dịch bệnh châu Âu (ECDC) sẽ xem xét các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu dự kiến đưa ra trong tuần tới và điều phối việc mở cửa biên giới với các nước ngoài khu vực EU.
KHẢI HOÀNPhóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Pháp

Veröffentlicht 9. Juni 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Am Nachmittag des 5. Juni teilte das Büro des Volksausschusses von Lao Cai mit, dass es seine beiden Grenztore an der Grenze offiziell wieder geöffnet habe – Lào Cai mở lại hai cửa khẩu phụ biên giới   Leave a comment

Lào Cai mở lại hai cửa khẩu phụ biên giới

Chiều 5-6, Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai cho biết, đã chính thức mở hoạt động trở lại hai cửa khẩu phụ trên tuyến biên giới.
05/06/2020, 16:12 https://www.nhandan.com.vn/kinhte/chuyen-lam-an/item/44748102-lao-cai-mo-lai-hai-cua-khau-phu-bien-gioi.html
Cửa khẩu Bản Vược (Lào Cai) hoạt động trở lại sau dịch Covid-19.
4ac7d0a0e2b9450ad4c79492325b45caTheo đó, cửa khẩu Mường Khươngcửa khẩu phụ Bản Vược (Bát Xát) được mở lại phục vụ hoạt động thông quan hàng hóa. Các ngành, đơn vị chức năng của tỉnh phối hợp chặt chẽ vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương, vừa thực hiện nghiêm quy định kiểm soát dịch bệnh của ngành y tế và không để lợi dụng việc mở các cửa khẩu phụ để buôn lậu, gian lận thương mại.
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Hoàng Quốc khánh đã ký Quyết định số 1604/QĐ-UBND ngày 1-6-2020 về việc công bố lại danh mục các cửa khẩu phụ trên địa bàn tỉnh được tiếp tục thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới.
Được biết, tổng giá trị hàng hóa xuất – nhập khẩu qua các cửa khẩu ở Lào Cai trong năm tháng đầu năm 2020 đạt hơn 1,05 tỷ USD, bằng 23% kế hoạch năm, giảm 17,8% so cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu đạt 492,4 triệu USD, bằng 29% kế hoạch năm; nhập khẩu đạt 206,2 triệu USD, bằng 25,8% kế hoạch năm; các loại hình khác đạt 358,5 triệu USD, bằng 17,1% kế hoạch năm. Việc mở lại hoạt động tại hai cửa khẩu phụ Bản VượcMường Khương nhằm thúc đẩy giao thương hàng hóa, khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19 ở Lào Cai.

Veröffentlicht 5. Juni 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Geldstrafen und Isolation von drei Personen die aus Kambodscha nach Vietnam illegal einreisten – Phạt tiền và cách ly ba người từ Camphuchia về Việt Nam trái phép, với số tiền phạt bốn triệu đồng mỗi đối tượng   Leave a comment

Phạt tiền và cách ly ba người từ Camphuchia về Việt Nam trái phép

Vào lúc 2 giờ 30 phút ngày 25-5, Tổ công tác của Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Thường Phước (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) đang mật phục trên sông Tiền thuộc thủy phận ấp 1, xã Thường Phước 1 thì phát hiện một ghe gỗ đi từ hướng Campuchia về Việt Nam trái phép, bị tổ công tác ra hiệu và bắt giữ.
25/05/2020, 16:49 https://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/44600802-phat-tien-va-cach-ly-ba-nguoi-tu-camphuchia-ve-viet-nam-trai-phep.html
Lực lượng chức năng lấy lời khai đối tượng vượt biên trái phép.
33
Trên ghe có ba người gồm: ông Võ Văn Sáng (SN 1963), bà Trần Thị Ni (SN 1966), vợ ông Sáng và Nguyễn Chí Bảo (SN 2002) cùng ngụ ấp 2, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự. Cả ba đều khai đi qua Campuchia bán muối vào ngày 21-5, nhưng không làm thủ tục xuất nhập cảnh, trốn đi vào ban đêm, sau khi bán muối xong tại Campuchia, quay trở về Việt Nam thì bị bắt giữ.

Hiện Tổ công tác đã hoàn chỉnh hồ sơ, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ba đối tượng trên về hành vi qua lại biên giới không làm thủ tục xuất cảnh theo quy định, – với số tiền phạt bốn triệu đồng mỗi đối tượng – , đồng thời phối hợp địa phương đưa đi cách ly tập trung.

Veröffentlicht 25. Mai 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Grenzschutzbeamte an der Nordostgrenze – Những người lính biên phòng nơi biên giới Đông Bắc   Leave a comment

Những người lính biên phòng nơi biên giới Đông Bắc

Mặc dù thực hiện nhiệm vụ ở địa bàn núi cao, rừng sâu nơi biên giới, việc ăn ở, sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, song thời gian qua, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các chốt biên phòng, thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh, vẫn kiên cường bám trụ, phối hợp các lực lượng làm nhiệm vụ chốt chặn, tuần tra, kiểm soát, thật sự là “lá chắn thép” phòng, chống dịch (PCD) trên tuyến biên giới Đông Bắc của Tổ quốc.
22/05/2020, 18:18 https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/44573602-nhung-nguoi-linh-bien-phong-noi-bien-gioi-dong-bac.html

Xếp bút nghiên lên miền biên ải
Ngược miền biên viễn vùng Đông Bắc, chúng tôi lên chốt gác ở mốc 1348 (2), thuộc thôn Lục Chắn, xã Hải Sơn, TP Móng Cái (Quảng Ninh), nằm ngay sát con sông biên giới Việt Nam – Trung Quốc, do Đồn Biên phòng Pò Hèn phụ trách, quản lý. Trời về chiều, từng đợt gió kèm theo mưa phùn, chúng tôi cảm nhận được cái lạnh giá của vùng biên ải. Gặp học viên Cao Duy Đức, sinh năm 1995, là sinh viên năm cuối chuyên ngành Quản lý biên giới của Học viện Biên phòng, đang chăm chú quan sát dọc phía bờ sông biên giới giữa hai nước. Thấy chúng tôi, Đức hồ hởi khoe: Sau gần một tháng lên biên giới, đến nay tôi đã quen dần với nhiệm vụ và điều kiện thời tiết ở đây. Ngày đầu lên làm nhiệm vụ, trời mưa nhiều, muỗi đốt sưng cả chân. Tuy vất vả, nhưng được trải nghiệm nơi biên giới đã giúp tôi có thêm kiến thức quý và hiểu biết thực tế để trang bị cho hành trình trong tương lai của mình.
Tạm xếp bút nghiên nhận lệnh lên đường về Quảng Ninh tham gia PCD, Đức cũng như các học viên của Học viện Biên phòng đã tích cực tham gia cùng đồng đội PCD trên tuyến biên giới đường bộ. Nhiệm vụ chính của các học viên là, tham gia cùng cán bộ đơn vị tuần tra, chốt chặn 24 giờ trong ngày để ngăn không cho các cư dân xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu, vận chuyển hàng hóa cấm trên tuyến biên giới, đồng thời tích cực tham gia tuyên truyền cho người dân hiểu về tình hình dịch Covid-19. Khi có người lao động về nước, các tổ, đội công tác khẩn trương thông báo, phối hợp chính quyền địa phương và các lực lượng đưa đến khu vực cách ly y tế để tổ chức theo dõi, chăm sóc sức khỏe, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nhân dân và địa bàn biên giới. Mặc dù điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, đường sá đi lại vất vả, ăn lán, ngủ rừng, khí hậu khắc nghiệt, hầu hết các học viên lần đầu được trải nghiệm thực tế, nhưng tất cả đều chấp hành nghiêm mọi quy định, điều lệnh nhà binh, trong đó có việc sắp xếp nội vụ gọn gàng như khi ở trường.
Trung tá Phạm Văn Thể, Chính trị viên Đồn Biên phòng Pò Hèn, chia sẻ: Các học viên trẻ được tăng cường về đơn vị ý thức kỷ luật đều rất tốt, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị rất yên tâm giao nhiệm vụ. Ngày mới về đơn vị, anh em học viên chưa quen địa bàn, đơn vị cử sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp theo sát kèm cặp trong công tác tuần tra, kiểm soát tại các lán, chốt. Qua đó, giúp các học viên nhanh chóng làm quen với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Có mặt tại chốt gác ở cột mốc 1337, thuộc thôn Hang Vây, xã Quảng Đức, huyện Hải Hà khi trời đã sẩm tối, đúng lúc cán bộ, chiến sĩ trực tại chốt đang thắp đèn và chuẩn bị bữa cơm tối. Trò chuyện với người lính trẻ đang thắp đèn trong lán chốt, tôi được biết, đó là Tô Huyền Đăng, quê ở tỉnh Lâm Đồng, đang là học viên chuyên ngành Quản lý biên giới của Học viện Biên phòng, là một trong số 60 học viên được tăng cường về tỉnh Quảng Ninh làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19. Kể cho chúng tôi nghe về những ngày đầu làm nhiệm vụ canh gác đêm trên đỉnh cao biên giới heo hút, không có điện, không có nước, sóng điện thoại chập chờn, Đăng cho biết: “Ở trên này không khí ẩm ướt và “đặc sản” là mưa nhiều; ba hôm rồi tôi chưa giặt được quần áo, vì không có nước. Hơn thế, ở đây nằm cách xa khu dân cư, hằng ngày có ít người qua lại, cho nên những đêm đầu trực gác, tôi khá run. Nhưng vài hôm sau đó, tôi quen dần, tự tin để phấn đấu cùng các cán bộ, chiến sĩ của Đồn hoàn thành tốt nhiệm vụ PCD.

Đồn Biên phòng Quảng Đức (huyện Hải Hà), được giao nhiệm vụ quản lý hơn 17 km đường biên giới giáp Trung Quốc. Trên tuyến biên giới, đơn vị quản lý còn có nhiều đường mòn, lối mở. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, đơn vị đã phối hợp các lực lượng chức năng liên quan thành lập 10 chốt cố định và dựng lều, bạt dã chiến; đồng thời tổ chức tuần tra 24/24 giờ trong ngày ở khu vực biên giới để ngăn chặn không cho người dân xuất, nhập cảnh, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Thiếu tá Hoàng Đức Tình, nhân viên kiểm soát, Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Đồn Biên phòng Quảng Đức cho biết: “Từ Tết đến nay tôi chưa về thăm gia đình, vẫn biết vợ con sẽ nhớ mong, lo lắng; nhưng vì nhiệm vụ, xác định “chống dịch như chống giặc”, không chỉ riêng tôi mà tất cả đồng đội trong đơn vị đều vất vả. Mặc dù nhớ nhà, nhưng tôi cũng chỉ biết động viên vợ con thông cảm, chia sẻ và cùng anh em trong đơn vị khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Chúng tôi tiếp tục hành trình lên điểm chốt biên giới tại cột mốc 1330, thuộc xã Quảng Sơn, (huyện Hải Hà), nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, cho nên thời tiết ở đây vô cùng khắc nghiệt. Mưa to, gió lớn kết hợp khí hậu rét buốt, cuộc sống, sinh hoạt của các cán bộ, chiến sĩ biên phòng đang làm nhiệm vụ tại chốt gặp nhiều khó khăn. Tại điểm chốt, ba cán bộ, chiến sĩ thay nhau ứng trực, tuần tra khu vực biên giới suốt 24 giờ trong ngày, kiểm soát chặt chẽ không để người dân qua lại biên giới trái phép, đặc biệt là trong thời gian PCD Covid-19. Uống ngụm trà nóng, Đại úy Nguyễn Trung Tuyến, Đồn Biên phòng Quảng Đức chia sẻ: “Ở đây, mỗi tổ trực ba ngày liên tục, sau đó mới có người từ Đồn lên thay. Do chốt ở xa trung tâm, không có điện, nước, sóng điện thoại, anh em chúng tôi phải đợi hết ba ngày mới về Đồn để tắm giặt. Khó khăn là vậy, nhưng cán bộ, chiến sĩ đơn vị động viên nhau vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Đồn là nhà, biên giới là quê hương
Nhằm ngăn chặn dịch Covid-19, Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoành Mô, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã thành lập sáu chốt chặn tại các đường mòn, lối mở và luôn có từ hai đến bốn cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng ứng trực. Khu vực mốc 1302, thuộc thôn Khe Và, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu là chốt xa xôi và khó khăn nhất. Tại đây, hệ thống rào chắn trên đường biên giới chưa hoàn thiện, vì vậy rất dễ xảy ra tình trạng người vượt biên trái phép. Xác định, ngoài nguy cơ lây lan dịch bệnh, vấn đề thời tiết khắc nghiệt ở khu vực mốc 1302 cũng là một bất lợi đối với cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm căng mình chốt chặn tại đây. Chốt kiểm soát của Đồn nằm giữa quả đồi trơ trọc, bốn hướng gió thổi thốc vào, có đêm nhiệt độ xuống dưới 5 độ C, sương mù dày đặc, đứng cách nhau chừng 1m không nhìn rõ mặt người. Ở đây không có điện, không có nước, cán bộ, chiến sĩ phải thay nhau xuống nhà dân cách gần 10 km để sinh hoạt. Khó khăn, gian khổ là thế, nhưng cán bộ, chiến sĩ luôn động viên nhau cố gắng vượt qua để bảo vệ biên giới, PCD, ngăn chặn và xử lý người xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới.
Trung sĩ Danh Thành Tài, quê ở tỉnh Kiên Giang tâm sự, lần đầu được trải nghiệm khí hậu khắc nghiệt ở ngoài bắc, mấy hôm lên chốt làm nhiệm vụ, khi đêm xuống, nhiệt độ xuống thấp, cái rét thấm vào da thịt, anh cùng đồng đội phải đốt lửa để xua đi giá lạnh của vùng biên ải. Được trải nghiệm thực tế, tôi mới thấu hiểu những vất vả và sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ biên phòng nơi đây.
Khó có thể kể hết những khó khăn, gian khổ mà cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đang phải đối mặt. Bởi, bên cạnh việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, các anh còn căng mình đối phó, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Đại tá Đặng Toàn Quân, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ninh cho biết, để kiểm soát chặt chẽ toàn tuyến biên giới hơn 100 km, thời gian qua, BĐBP tỉnh đã tăng cường 175 cán bộ, chiến sĩ ở cơ quan Bộ Chỉ huy và các đơn vị phía sau cho các đồn biên phòng tuyến biên giới đất liền và cửa khẩu; thành lập 10 chốt dã chiến cả cố định và cơ động trên tuyến biên giới Bình Liêu, Hải Hà, Móng Cái, đây là những địa bàn trọng điểm có cửa khẩu và nhiều đường mòn, lối mở qua biên giới. Đồng thời, để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ ở biên giới, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị nắm rõ diễn biến, mức độ lây nhiễm và sự nguy hiểm của dịch bệnh.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền địa phương, BĐBP tỉnh Quảng Ninh đã và đang là “lá chắn thép” trong PCD Covid-19. Những hình ảnh đẹp về sự sẻ chia, căng mình trong giá rét của cán bộ, chiến sĩ quân hàm xanh nơi biên giới, đến hình ảnh bếp lửa sưởi ấm cùng những gói mì tôm lót dạ những đêm đông trực gác là minh chứng cụ thể về nỗ lực vượt qua khó khăn trong mọi hoàn cảnh của cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh đang ngày đêm gìn giữ biên cương, ngăn chặn dịch bệnh. Và các anh-những người lính Biên phòng coi „đồn là nhà, biên giới là quê hương“, luôn vững vàng nơi cửa ngõ biên cương Đông Bắc của Tổ quốc.

mốc 1337, thuộc thôn Hang Vây, xã Quảng Đức, huyện Hải Hà. – 21°36′37.5″N 107°39′39.6″E
Mốc giới số 1337 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi Khanh Hoài Lĩnh thuộc địa bàn xã Quảng Đức, Hải Hà, Quảng Ninh tại điểm có độ cao là 1103,74m và tọa độ là 21.61008, 107.660549

Veröffentlicht 24. Mai 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Es wurden 5 Personen entdeckt die illegal nach Nghe An einreisen – Phát hiện 5 người nhập cảnh trái phép tại Nghệ An   Leave a comment

Phát hiện 5 người nhập cảnh trái phép tại Nghệ An

Trong 2 ngày 18 và 19/5, thông qua công tác tuần tra, kiểm soát phòng chống dịch Covid – 19, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn (BĐBP Nghệ An) đã phát hiện 5 công dân có hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
19/05/2020 17:38 https://baonghean.vn/phat-hien-5-nguoi-nhap-canh-trai-phep-tai-nghe-an-267759.html
Cụ thể: Vào hồi 7h ngày 19/5, tại khu vực đường mòn trên biên giới thuộc bản Tiền Tiêu, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn tổ tuần tra, chốt chặn của đơn vị phát hiện và bắt giữ đối tượng Lữ Văn Tuấn (SN 1987), trú tại bản Cánh, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn đang có hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Ngay sau đó, khoảng 8h cùng ngày, tại địa điểm trên đơn vị tiếp tục phát hiện và bắt giữ 2 đối tượng: Lầu Bá Lìa (SN 1989) và Lầu Bá Rê (SN 1991), cùng trú tại bản Xà Lầy, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn đang có hành vi nhập cảnh trái phép.
Trước đó, vào hồi 7h 30 phút ngày 18/5, tại khu vực đường mòn đoạn giữa chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid – 19 số 1 và số 2 của đơn vị (thuộc bản Tiền Tiêu, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn) tổ tuần tra của Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn phát hiện Vi Văn May, SN 1992 và Vi Văn Anh, SN 1987, cùng cư trú tại bản Huồi Xá, xã Mai Sơn, huyện Tương Dương có hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Qua xác minh ban đầu, những người này khai nhận đều đang làm việc tại Lào. Do lo sợ bị cách ly phòng chống Covid-19 tại Lào nên họ trốn về Việt Nam bằng cách vượt biên trái phép.
Hiện, 5 người này đã được khử khuẩn, đo thân nhiệt, khai báo y tế, tổ chức đưa đi cách ly phòng chống dịch Covid – 19 theo quy định, sau đó sẽ bị xử lý về hành vi nhập cảnh trái phép.

 

Veröffentlicht 19. Mai 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Vorübergehend geschlossenes sekundäres Grenztor in Nghe An, um Covid-19 zu verhindern – Tạm đóng cửa khẩu phụ ở Nghệ An để phòng chống Covid-19   Leave a comment

Tạm đóng cửa khẩu phụ ở Nghệ An để phòng chống Covid-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, lực lượng chức năng thuộc địa phận biên giới Lào – Việt, phía đối diện Đồn Biên phòng Thông Thụ đã tạm đóng cửa khẩu phụ phòng chống dịch Covid-19. 19°51′27.7″N 104°50′20.9″E
18/02/2020 17:36 https://baonghean.vn/tam-dong-cua-khau-phu-o-nghe-an-de-phong-chong-covid19-262627.html
Theo kế hoạch từ ngày 15/2 đến ngày 20/2, lực lượng chức năng của bạn Lào thuộc địa bàn huyện Sầm Tớ tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã thực hiện quyết định tạm đóng cửa khẩu phụ Thông Thụ, để phòng chống Covid-19.
Những người từ phía Việt Nam đã sang Lào trước đó vẫn được trở về Việt Nam theo quy định.

Thượng tá Hoàng Văn Huy – Chính trị viên đồn biên phòng Thông Thụ cho biết:
Cùng với thực hiện thông báo của phía bạn Lào về việc tạm đóng cửa khẩu phụ, đơn vị đã tăng cường lực lượng, phương tiện bám địa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân ở khu vực biên giới nhận thức được mức độ nguy hiểm, cách phòng chống dịch bệnh.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các đường mòn, tổ chức ngăn chặn các trường hợp vượt biên, nhập cảnh trái phép nhằm phòng chống Covid-19 trên địa bàn.

Đồn Biên phòng Thông Thụ đóng quân trên địa bàn xã Thông Thụ, được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An giao quản lý 13 bản của xã Thông Thụ với trên 1.000 hộ và gần 6.000 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái. mốc 361 đến mốc 366
http://www.cpv.org.vn/quoc-phong-an-ninh/nghe-an-don-bien-phong-thong-thu-tich-cuc-giup-nguoi-dan-phat-trien-san-xuat-453879.html
Các tin bài vềĐồn Biên phòng Thông Thụhttp://www.bienphong.com.vn/tag/don-bien-phong-thong-thu-8692/
Từ khóa: “đồn biên phòng Thông Thụhttps://baonghean.vn/tags/%c4%91%e1%bb%93n-bi%c3%aan-ph%c3%b2ng-Th%c3%b4ng-Th%e1%bb%a5.html

Veröffentlicht 19. Februar 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Das schwierige Dorf – Lớp học nhờ cạnh mốc 375 – thôn Khó Trư (xa Phố Cáo, huyen Đồng Văn, Hà Giang) 23°15′11.5″N 105°07′27.5″E   Leave a comment

Khó Trư gian khó

Thôn Khó Trư nằm cạnh cột mốc. Chúng em chỉ mong được xây điểm trường để dựng cột cao treo cờ đỏ sao vàng…
15/06/2019 https://thanhnien.vn/thoi-su/kho-tru-gian-kho-1093035.html
Mai Thanh Hải https://thanhnien.vn/author/mai-thanh-hai-34.html
Điểm trường nằm trên đỉnh dốc, đi bộ 2 tiếng đồng hồ qua 7 khoanh núi, 5 ngọn đồi và 3 vực sâu mới tới. Phía trước là trải dài thung lũng tít tắp, phía sau sừng sững núi cao và ngay cạnh vài bước chân là cột mốc biên giới 375 hiên ngang giữ đất.
Ai lên được đây đều thở ra đằng tai lắc đầu “khổ quá”, nhưng cô giáo thì chỉ cười: “Mình vừa dạy vừa giữ biên giới với đồng bào. Khổ cũng gắng thôi”…
– Buổi chiều ở Khó Trư, bạn đi cùng mở điện thoại bật bài hát Chiều biên giới em ơi (nhạc sĩ Trần Chung, lời thơ Lò Ngân Sủn) để câu hát ngân lên bát ngát: “Chiều biên giới em ơi. Có nơi nào cao hơn. Như đầu sông đầu suối. Như đầu mây đầu gió, như trời quê biên cương”.
Lời hát khiến tôi nhớ đến ước mơ của những cán bộ, giáo viên xã biên giới Phố Cáo: “Thôn Khó Trư nằm cạnh cột mốc. Chúng em chỉ mong được xây điểm trường để dựng cột cao treo cờ đỏ sao vàng, giàn năng lượng mặt trời để thắp sáng trong đêm. 1 đốm lửa, 1 chấm sáng thôi nhưng đó cũng là điểm tựa để cùng nhau giữ Tổ quốc”…

Không điện, không đường (Kein Strom, kein Zucker)
Vàng Vản Sính (45 tuổi) là trưởng thôn Khó Trư (X.Phố Cáo, H.Đồng Văn, Hà Giang). Gầy, đen và nhăn nheo như trái thảo quả để lâu nhưng Sính làm trưởng thôn ngót 20 năm nay nên rành mạch mọi chuyện diễn ra trên mảnh đất địa đầu xã Phố Cáo: “Xóm từ bao đời trước. Chiến tranh biên giới phía bắc nổ ra, dân phải sơ tán về phía sau. Năm 1990 hết tiếng súng, cả bản rủ nhau quay lại đất cũ cho đến bây giờ”, Vàng Vản Sính kể và khoe: “Mình cũng đi nghĩa vụ quân sự 2 năm, giờ vừa làm trưởng thôn vừa làm dân quân và công an viên. Ở cạnh mốc biên giới này, việc gì cũng phải làm thôi”.

Thôn Khó Trư bây giờ có 23 hộ dân với 103 nhân khẩu. Chả biết ngày xưa các cụ sao lại đặt tên thôn có chữ “Khó” mà giờ, nhìn đâu cũng thấy khó khăn. Sống trên địa hình núi cao thiếu nước, trong khu vực có nguy cơ sạt lở nên đất trồng phải tìm từng gang tay để cắm bằng được cây ngô.
Mà đất này, cũng chỉ ngô mới sống được nên lương thực để nuôi sống con người chỉ là ngô nguyên hạt ninh cho mềm. Ngán quá thì xay thành bột, rồi đồ thành mèn mén, ăn với canh rau cải. Bát cơm, chỉ có được mấy ngày tết.
Nguồn thu nhập của 23 hộ dân trong thôn, quanh đi quẩn lại chỉ là nuôi bò. Con bò trên núi cao này, từ khi là con bê bé tý cho đến khi mang xuống chợ Phố Cáo bán, nhanh nhất cũng 4 – 5 năm và khoản tiền bán bò chia ra, chưa đến 10 triệu đồng/năm cho cả gia đình 4 – 5 con người ăn uống, sinh hoạt.

Lớp học nhờ cạnh mốc 375
Cẩu Thị Hậu năm nay 25 tuổi là giáo viên điểm trường Khó Trư. Điểm trường có 2 lớp là mầm non và tiểu học. Hậu dạy 15 đứa trẻ mầm non còn thầy giáo Luyện dạy 23 đứa trẻ tiểu học. Gọi là điểm trường, nhưng đó chỉ là căn nhà vách đất mái tôn rộng 20 m2 được ngăn đôi bằng liếp tre. Phần nhỏ phía trong kê sin sít 15 cái ghế nhựa bé tý dành cho lớp mầm non. Phía ngoài rộng hơn nhưng cũng chỉ ghép đủ 2 dãy bàn ghế cho 23 đứa trẻ ngồi sát nhau chật cứng, đến nỗi đứa này viết thì đứa kia phải thu tay giữa 2 đầu gối; lớp này nói chuyện thì thào, lớp kia nghe rõ mồn một.
Trầy trật lên đến nơi, nhìn cái lớp học bé tí tẹo cạnh mốc biên giới, chúng tôi thở dài: “Đâu đến nỗi thiếu đất mà không xây điểm trường?”.
Thầy giáo Hoàng Vi Luyện cười buồn: “Nhà thuê của dân. Trường không có đâu”. Hỏi ra mới biết cả chục năm nay, Đảng ủy – UBND xã Phố Cáo đã liên tục kêu lên cấp trên xin kinh phí xây điểm trường nhưng đều không có hồi âm. Lớp không có nhưng học sinh thì mỗi năm lại nhiều thêm. Xã đành trích kinh phí hoạt động, mang lên thôn nài nỉ hộ gia đình có nhà rộng, nhường làm lớp học.
Cứ vài năm lại phải chuyển lớp. Khổ cả giáo viên lẫn học sinh”, Phạm Thị Hiền, Bí thư xã kể.

Hôm tôi lên điểm trường Khó Trư, cô giáo Hậu vừa trông bọn trẻ vừa bế em bé Vàng Thị Mỷ mới tròn 1 tháng tuổi. Khó Trư xa tít mù tắp, lại lạc hậu đói nghèo nên vợ chồng Vàng Mý Ly (23 tuổi), Tráng Thị Thò (21 tuổi) đã có tới 3 đứa con. Cậu con trai đầu Vàng Mý Già năm nay 3 tuổi, con gái Vàng Thị Chai 2 tuổi. Tháng 4.2019, Tráng Thị Thò sinh bé Vàng Thị Mỷ và qua đời ngay sau khi sinh.
Nhà quá nghèo, đến cái giường nằm cũng không có, phải nằm ngủ trên gác bếp nên ông bố trẻ Vàng Mý Ly (23 tuổi) phải vay tiền mua sữa hộp về pha cho con uống. Thấy vậy, cô giáo Hậu về thị trấn mua cả bình lẫn sữa bột mang vội lên, “huấn luyện” cho ông bố trẻ cách cho con ăn. Dần quen, cứ gần trưa là ông bố trẻ lại ôm đứa con lên điểm trường “nhờ cô giáo cho nó ăn”.
Giờ, các cô giáo ở dưới trường chính lên Khó Trư công việc đều dành thời gian cho bé Mỷ ăn sữa và truyền đạt cách chăm con cho ông bố. Các cán bộ xã vùng biên giới Phố Cáo thì bảo nhau góp quần áo, chăn màn, tiền mua sữa bột mang lên Khó Trư.

Ước mơ miền biên viễn
Thầy Hoàng Vi Luyện năm nay 42 tuổi là người dân tộc Tày ở TT.Phó Bảng (H.Đồng Văn). Lớp học của thầy Luyện có 23 học sinh nhưng “chính quy” chỉ 11 đứa lớp 1, số 12 đứa trẻ còn lại đều đã học lớp 2 – 3 nhưng do trường chính quá xa, nên đành ở lại thôn để nhờ thầy chỉ bảo. Thầy Luyện kể: Mùa đông Khó Trư trên cao lạnh gấp vài lần Phố Cáo, thậm chí còn có tuyết. Những ngày rét, học sinh vẫn lũn cũn đến lớp nhưng tay cứng không cầm nổi bút, giáo viên lại phải đốt củi cho sưởi.
Lớp học nhờ nhà dân nên không có phòng ở giáo viên. Cô giáo mầm non được thông cảm cho dạy buổi sáng. Tôi thì phải dạy nguyên ngày trong thứ ba và năm hằng tuần, buổi trưa ăn tạm mì tôm và mắc võng nằm chờ học sinh đến học nốt chiều”, thầy Luyện kể và chợt buồn: “Trẻ con trên này ham học. Bà con năm nào cũng xin dựng trường mà mãi chẳng thấy đâu”.
Buổi chiều ở Khó Trư, tôi hớt hải chạy theo các thầy cô giáo cùng thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Triệu Văn SơnTrần Ngọc Hoàng (cán bộ Đồn biên phòng Phó Bảng) sau tiếng gọi của trưởng thôn Vàng Vản Sính: “Bên Trung Quốc đang ở mốc 375”. Vài bước chân ra tới cột mốc, đã thấy các cô giáo cùng bộ đội biên phòng theo dõi 7 binh sĩ thuộc Chi đội Công an biên phòng châu Văn Sơn (Vân Nam, Trung Quốc) lăm lăm súng ống, bộ đàm, cùng chó nghiệp vụ tuần tra phần đất của họ cạnh mốc.

Các cô giáo bảo: “Trên này xa đồn, xa chính quyền địa phương nên mọi việc biên giới, chúng em đều có mặt ngay, thành quen”.

Mốc 375 là mốc đơn loại trung đặt trên yên ngựa thuộc địa bàn xã Phố Cáo, Đồng Văn, Hà Giang. Mốc được làm bằng đá hoa cương, cắm ngày 19/7/2004 tại điểm có độ cao 1622m và tọa độ là 23.253102, 105.124355
https://www.google.com/maps/d/viewer?mid=1mXHXptoP21g85VJPdGaHlVKoWps&ll=22.950200033478936%2C104.87454320786333&z=14

Veröffentlicht 15. Juli 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,