Archiv für das Schlagwort ‘moc

Historische Grenzsteine – Những cột mốc lịch sử – 108 – 675 đầu nguồn Pác Bó & 53 – 835 trên Thác Bản Giốc   Leave a comment

Những cột mốc lịch sử

Đường biên giới trên đất liền VN – Trung Quốc dài 1.449,566 km (trong đó có 383,914 km đường biên giới đi theo sông suối), tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh (VN) với tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), được phân định bằng 1.971 cột mốc. Trong số 7 tỉnh biên giới phía bắc nước ta, Cao Bằng là tỉnh có nhiều cột mốc nhất: 634 cột mốc (469 mốc chính, 165 mốc phụ).
22/12/2023 08:07 GMT+7 https://thanhnien.vn/nhung-cot-moc-lich-su-185231221221807877.htm Mai Thanh Hải
Duy nhất ở tỉnh Cao Bằng còn lưu giữ 2 cột mốc mang ý nghĩa lịch sử, bên cạnh cột mốc quốc giới được phân định từ năm 2001.
Đó là mốc 108 cạnh mốc 675 ở Pác Bó (xã Trường Hà, H.Hà Quảng) và mốc 53 cạnh mốc 835 ở Thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, H.Trùng Khánh).

108 – 675 đầu nguồn Pác Bó
Bên nguồn suối Lê Nin ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (H.Hà Quảng) có 1 tấm bảng nhỏ ghi chỉ dẫn đường lên mốc 108.
Leo dốc, vượt rừng khoảng nửa tiếng, là đến mốc giới số 675 và di tích mốc 108.
Ông Đào Văn Mùi (Giám đốc Ban Quản lý các di tích Quốc gia đặc biệt tỉnh Cao Bằng) kể:
Hơn 80 năm về trước, vào ngày 28.1.1941 (tức mùng 2 Tết Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đặt bước chân đầu tiên trở về Tổ quốc tại cột mốc 108, kết thúc cuộc hành trình 30 năm tìm đường cứu nước. Kể từ đó, mốc 108 đã trở thành điểm di tích quan trọng trong hệ thống các di tích tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó.
Cột mốc lịch sử 108 làm bằng đá, mặt trước tương đối bằng phẳng, hướng về phía VN, ở giữa có ghi dòng chữ Pháp, được dịch là „biên giới Trung Hoa An Nam, số 108“. Dọc hai bên mặt cột mốc có ghi 2 dòng chữ Trung Quốc: „đức nghiệp kha tây tự nhất bách linh bát (sự nghiệp, công sức mở mang bờ cõi biên giới phía tây số 108)“ và „Trung Quốc Quảng Tây giới (biên giới Quảng Tây, Trung Quốc)“.
„Năm 2001, Chính phủ VN và Trung Quốc đã hoạch định phân giới cắm mốc lại và cắm cột mốc mới mang số hiệu 675 cách cột mốc 108 khoảng 5 m. Cột mốc 675 hiện nay mang giá trị về mặt pháp lý, còn cột mốc 108 mang ý nghĩa lịch sử“, ông Đào Văn Mùi khẳng định và cho biết với ý nghĩa quan trọng tại khu vực biên giới, cột mốc 108 là điểm đến yêu thích của khách tham quan trong hành trình „về nguồn“ Pác Bó.
Mốc 675 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, được cắm ngày 23.10.2004. Mốc 675 đặt trên sống núi, ở độ cao 525,90 m, tại tọa độ địa lý 22°59’28,085″ vĩ độ bắc – 106°02’52,273″ kinh độ đông. Khoảng cách từ mốc 675 đến mốc 674 là 508,44 m và đến mốc 676 là 195,80 m.

53 – 835 trên Thác Bản Giốc
Từ đường tỉnh 206 rẽ hướng tây bắc, đi qua cầu Cô Muông bắc qua sông Quây Sơn là vào trạm kiểm soát Thác Bản Giốc (xóm Bản Giốc, xã Đàm Thủy, H.Trùng Khánh). Ở bãi đất trống gần đường bê tông mới làm, dẫn vào trạm là khu vực đặt mốc lịch sử 53 và mốc quốc giới 835.
Mốc 53 làm bằng đá, cao 1,6 m, rộng 0,6 m, dày 0,19 m. Mặt hướng về phía VN khắc 5 chữ Trung Quốc „biên giới Quảng Tây, Trung Quốc“, phía dưới là tiếng Pháp „FRONTIERE SINO ANNAMITE“… Phía sau mốc 53, trong phần đất Trung Quốc, có đặt 1 bảng gỗ giới thiệu về mốc 53 bằng 4 thứ tiếng (Trung, Anh, Việt, Hàn), ghi rõ: „Cột mốc số 53 Trung – Việt là văn vật thuộc cấp quốc gia. Cột mốc được định vị vào năm 14 Thanh Quang Tự, do Sầm Dục Anh, tổng đốc Vân Quý tuân lệnh chính phủ nhà Thanh lập nên. Năm 2001, sau khi cột mốc 835 tại biên giới Trung – Việt được định vị, cột mốc 53 này đã mất đi ý nghĩa hoạch định phân ranh giới biên giới, nhưng vẫn có di tích chứng kiến lịch sử được lưu lại“…
Khi được hỏi về tính chính xác của các thông tin ghi trên bảng chỉ dẫn Trung Quốc về mốc 53, thiếu tá Nguyễn Việt Giang, Chính trị viên Đồn biên phòng Đàm Thủy (Bộ đội biên phòng Cao Bằng), cho biết: „Các nội dung này đã được 2 bên thống nhất, vì khu vực này rất nhạy cảm“.
Cách mốc lịch sử 53 hơn 10 m là mốc quốc giới 835. Nghị định thư phân giới cắm mốc trên đất liền giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa (đăng trên Công báo Chính phủ số 666+667, tháng 11.2010) ghi rất rành mạch: „Mốc 835 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, mốc cao 2,22 m, đặt ở độ cao mặt đất 403,46 m và mốc 835 được cắm ngày 15.1.2009, trên bãi đất bằng“…
Du khách đến thác Bản Giốc phía VN thường chụp hình lưu niệm bên mốc 836 (2). Đây là mốc đôi cùng số, loại trung, làm bằng đá hoa cương, được cắm ngày 14.1.2009 trên bờ sông Quây Sơn ở phía VN. Nhìn sang phía đối diện Trung Quốc, chỉ cách 83,19 m qua sông Quây Sơn là mốc 836 (1), mốc đôi cùng số, được cắm ngày 16.1.2009.
Tháng 12.2023, chúng tôi đến các mốc khu vực thác Bản Giốc, luôn gặp lực lượng bộ đội biên phòng túc trực làm công tác đảm bảo an ninh trật tự. Thiếu tá Nguyễn Việt Giang cho biết: „Từ giữa tháng 9.2023, UBND tỉnh Cao Bằng và Chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây tổ chức vận hành thí điểm cho du khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (VN) – Đức Thiên (Trung Quốc). Tuy số lượng các đoàn khách hạn chế nhưng công tác bảo vệ rất được coi trọng“… (còn tiếp)

Cao Bằng có đường biên giới chung với Trung Quốc dài hơn 333,125 km (trong đó đường biên giới trên đất liền hơn 298 km; trên sông, suối hơn 35 km); có 634 cột mốc (469 mốc chính, 165 mốc phụ). Có 1 cửa khẩu quốc tế (Tà Lùng – Thủy Khẩu), 3 cửa khẩu chính (Lý Vạn – Thạc Long; Trà Lĩnh – Long Bang; Sóc Giang – Bình Mãng), 2 cửa khẩu phụ (Hạ Lang – Khoa Giáp, Pò Peo – Nhạc Vu), 1 lối mở (Nà Lạn, Đức Long) và nhiều cặp chợ biên giới. Địa bàn khu vực biên giới của tỉnh có 46 xã, thị trấn thuộc 9 huyện biên giới (Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa, Thạch An).

Veröffentlicht 3. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , , , ,

Aufbau einer vietnamesisch-chinesischen Grenze des Friedens, der Freundschaft und der Zusammenarbeit – Xây dựng đường biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác   Leave a comment

Xây dựng đường biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác

Ngày 16/9, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang (Việt Nam) phối hợp với trạm kiểm soát xuất, nhập cảnh biên phòng Thiên Bảo (huyện Ma Ly Pho, tỉnh Vân Nam-Trung Quốc) tổ chức tuần tra liên hợp, thực thi pháp luật trên biên giới. 22°56′09.4″N 104°51′03″E
17/09/2022 – 07:52 https://nhandan.vn/xay-dung-duong-bien-gioi-viet-trung-hoa-binh-huu-nghi-hop-tac-post715626.html
Hai bên đã cùng kiểm tra, kiểm soát đoạn biên giới từ mốc 261/2 đến khu vực mốc 260+500; trao đổi thông tin về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, dịch Covid-19 và các biện pháp nhằm ngăn chặn các hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép.
Hai bên cũng thống nhất tăng cường hơn nữa hiệu quả trong thực thi pháp luật trên biên giới; kiểm tra mọi dấu hiệu, hướng đi của đường biên, mốc quốc giới hai bên phụ trách và các hành vi vi phạm pháp luật trên biên giới; đồng thời tuyên truyền cho nhân dân hai bên biên giới nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm pháp luật.
Qua kiểm tra, hệ thống đường biên, mốc quốc giới được giữ nguyên trạng; nhân dân hai bên luôn chấp hành nghiêm Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Hiệp định về quản lý cửa khẩu.
Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực cửa khẩu hai bên luôn được bảo đảm.
Kết thúc buổi tuần tra, hai bên cùng tổ chức rút kinh nghiệm, thống nhất thời gian, địa điểm cho các buổi tuần tra tiếp theo.
Thời gian tới, khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, đã trở lại trạng thái bình thường, thích ứng an toàn, hai bên tiếp tục tổ chức tuần tra kiểm soát chặt chẽ biên giới, thường xuyên tổ chức trao đổi thông tin; hội đàm, giao ban, trao đổi kinh nghiệm xây dựng đường biên, mốc giới ổn định.
Ngoài ra, hai bên phối hợp phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xâm nhập qua biên giới, giữ vững đường biên cột mốc, xây dựng biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Veröffentlicht 18. September 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Gutes Grenzmanagement – Eine wichtige und heilige Aufgabe – Quản lý tốt đường biên giới – Nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng   Leave a comment

Quản lý tốt đường biên giớiNhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng

Bisher hat Vietnam die Planung der gesamten fast 5.000 km langen Landgrenzlinie neben China, Laos und Kambodscha abgeschlossen und die Demarkations- und Markierungsarbeiten im Wesentlichen abgeschlossen.
Đến nay, Việt Nam đã hoạch định xong toàn tuyến biên giới đất liền dài gần 5.000km tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia và cơ bản đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc.
29/01/2022 06:00 https://vov.vn/chinh-tri/quan-ly-tot-duong-bien-gioi-nhiem-vu-quan-trong-va-thieng-lieng-post921283.vov
03/02/2022 14:51 https://dantri.com.vn/xa-hoi/viet-nam-va-cac-nuoc-hoach-dinh-phan-moc-bien-gioi-quoc-gia-nhu-the-nao-20
Với toàn tuyến biên giới đã được hoạch định xong và cơ bản hoàn thành công tác phân giới cắm mốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho rằng, đây là tiền đề để xây dựng đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

PV: Thứ trưởng đánh giá như thế nào về sự phối hợp giữa Việt Nam với các nước trong công tác quản lý và phát triển đường biên giới?
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Đường biên giới hòa bình, ổn định là cầu nối quan trọng và là nền tảng vững chắc cho việc duy trì, thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, cũng như giao lưu và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa các quốc gia có chung đường biên giới.
Đến nay, Việt Nam đã hoạch định xong toàn tuyến biên giới đất liền dài gần 5.000km tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia và cơ bản đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc (chỉ còn khoảng 16% đoạn biên giới giữa Việt Nam và Campuchia chưa được phân giới, cắm mốc). Đây là tiền đề hết sức quan trọng để xây dựng đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Phối hợp quản lý tốt biên giới là nhiệm vụ hết sức quan trọng của mỗi quốc gia. Ngay sau khi hoàn thành công tác hoạch định và phân giới cắm mốc trên thực địa, ta và các nước láng giềng đã ký kết các văn kiện pháp lý và thỏa thuận có liên quan về quản lý biên giới trên đất liền phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, đồng thời xây dựng cơ chế song phương phối hợp quản lý biên giới.
Trên cơ sở đó, thời gian qua, các bộ, ngành Trung ương và địa phương biên giới của Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng của các quốc gia láng giềng trong quản lý biên giới, thể hiện ở các nội dung như triển khai hiệu quả các văn kiện pháp lý, không ngừng phát huy vai trò của các cơ chế chỉ đạo, quản lý biên giới song phương đã thiết lập; tổ chức thường xuyên các hoạt động phối hợp tuần tra biên giới, tăng cường phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm qua biên giới, ngăn chặn di cư tự phát, xuất nhập cảnh trái phép, thúc đẩy giao lưu và hợp tác tại khu vực biên giới. Bên cạnh đó, nội dung phối hợp quản lý biên giới và thúc đẩy hợp tác tại khu vực biên giới luôn được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, địa phương coi trọng và đưa vào chương trình nghị sự trong các chuyến thăm, làm việc với các nước láng giềng.
Với nỗ lực chung của Việt Nam và các nước láng giềng, tình hình biên giới trên đất liền được duy trì cơ bản ổn định, đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới được giữ vững, an ninh trật tự tại khu vực biên giới được bảo đảm, các vụ việc phát sinh được kịp thời phát hiện và xử lý cơ bản ổn thỏa; việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc 16% còn lại với Campuchia đang được tích cực thúc đẩy.
Giao lưu, hợp tác kinh tế – thương mại tại khu vực biên giới không ngừng được mở rộng, phát triển; công tác mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới được tích cực thúc đẩy. Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ta đã triển khai hiệu quả các cơ chế phối hợp phòng chống dịch bệnh tại khu vực biên giới, thúc đẩy duy trì hoạt động xuất hàng hóa.
Những kết quả quan trọng này đã góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định tại khu vực biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các địa phương biên giới và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghĩ và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia.

PV: Còn sự phối hợp giữa Bộ Ngoại giao và các bộ, ban, ngành, địa phương, đặc biệt là các tỉnh giáp biên… Liệu có điểm gì cần phải lưu ý hay thúc đẩy không, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Đảng ta từng xác định, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, nhiệm vụ chung của tất cả các ngành, các cấp trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định rõ trách nhiệm, công tác phối hợp của các lực lượng trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới.
Thời gian qua, công tác phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và địa phương trong quản lý biên giới được triển khai một cách đồng bộ, bài bản, khoa học trên tất cả lĩnh vực liên quan.
Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với công tác biên giới lãnh thổ, Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các bộ, ban, ngành, nhất là Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương biên giới thực hiện tốt công tác phối hợp quản lý biên giới, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác tại khu vực biên giới, góp phần quan trọng vào việc đạt được những kết quả tích cực như nêu ở trên.
Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý biên giới, thúc đẩy hợp tác phát triển, trong thời gian tới, các bộ, ban, ngành và địa phương cần tiếp tục phối hợp làm tốt hơn nữa một số nội dung công việc sau:
Thứ nhất, triển khai hiệu quả các văn kiện pháp lý, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ đã ký kết giữa Việt Nam và các nước láng giềng. Thứ hai, tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu chiến lược, tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách, hoàn thiện các cơ chế quản lý biên giới để phù hợp với tình hình mới. Thứ ba, từng bước hoàn thiện hơn nữa các cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin trong việc xử lý, ứng phó với vấn đề phát sinh. Thứ tư, tăng cường nghiên cứu, tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách nâng cao đời sống người dân, phát triển kinh tế – xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng tại khu vực biên giới.
Cuối cùng, tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về biên giới; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác biên giới lãnh thổ; triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các văn kiện pháp lý, thỏa thuận song phương về công tác quản lý biên giới.

PV: Trong năm qua, Thứ trưởng có nhiều chuyến công tác đến các tỉnh vùng biên. Ấn tượng của Thứ trưởng về vai trò của người dân ở khu vực biên giới đối với công tác bảo đảm đường biên hòa bình, hữu nghị?
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ: Trong nhiều chuyến công tác đến các tỉnh dọc theo chiều dài đất nước, cá nhân tôi có nhiều trải nghiệm sâu sắc đối với cuộc sống của đồng bào cũng như vai trò quan trọng của người dân ở khu vực biên giới đối với công tác bảo vệ biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị. Hơn ai hết, họ am hiểu về từng tấc đất, ngọn cây và luôn là những người đầu tiên nắm bắt các diễn biến xảy ra trên đường biên giới.
Có thể nói, người dân sinh sống tại khu vực biên giới chính là “tai mắt”, là những “cột mốc sống” đầu tiên trong công cuộc gìn giữ và bảo vệ biên giới bằng tình yêu quê hương, đất nước.
Vì vậy, những thông tin liên quan đến các vụ việc vi phạm trong vấn đề xâm canh, xâm cư, các hành vi phạm tội qua biên giới như buôn lậu, nhập cảnh trái phép, buôn bán người của các loại đối tượng hoặc hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ mà các lực lượng chức năng của chúng ta nắm bắt được có công sức không nhỏ của cư dân biên giới.
Chính những người dân ở khu vực biên giới đang từng ngày, từng giờ góp phần củng cố, bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới, xây dựng đường biên hòa bình, hữu nghị. Họ yêu quê hương, yêu đất nước bằng từng hành động nhỏ như bám trụ trên những mảnh đất vùng biên, làm nương làm rẫy, để ý quan sát, bảo vệ cột mốc không để xâm phạm, không để kẻ lạ mặt xâm nhập, báo tin cho bộ đội biên phòng…
Đánh giá vai trò quan trọng của người dân ở khu vực biên giới, ngày 9/1/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc “tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, trong đó khẳng định: bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị với chủ thể là nhân dân.
Trong thời gian tới, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những nội dung liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới, để nhân dân biết, hiểu và nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ biên cương, góp phần vun đắp mối quan hệ giữa địa phương biên giới hai bên nói riêng và tổng thể quan hệ Việt Nam với các nước láng giềng nói chung; tạo thêm sự đồng thuận, tin tưởng của bà con đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác quản lý biên giới.
PV: Xin cảm ơn ông

Hệ thống cột mốc trên biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia – Núi sông bờ cõi | VTV4 06.05.2017
Biên giới Việt Nam-Campuchia là biên giới phân định chủ quyền quốc gia, trên đất liền và trên biển, giữa hai quốc gia láng giềng trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam và Campuchia. Hiện tại, biên giới này được gọi là biên giới quốc gia giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia dài khoảng 1270 km.

Biên giới này gồm hai phần:
Phần đất liền là một đường biên trên bộ dài 1137 km[3], từ điểm cực bắc là cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia, đến điểm cực nam là điểm bờ biển vịnh Thái Lan ở Xà Xía, Hà Tiên tỉnh Kiên Giang Việt Nam.
Phần trên biển, tuy chưa được phân định thành đường biên cụ thể giữa hai quốc gia, nhưng đã được hai bên Việt Nam và Campuchia định nghĩa bằng một vùng nước lịch sử chung của hai nước theo chế độ nội thủy, nằm trong vịnh Thái Lan. Về tương lai đường biên giới trên biển giữa hai nước phải nằm trong vùng nước lịch sử này.
Biên giới Việt Nam-Campuchia được hình thành từ thế kỷ XVII, cùng với quá trình Nam tiến mở rộng lãnh thổ của người Việt, mà chủ thể đầu tiên là cư dân và chính quyền chúa Nguyễn (xứ Đàng Trong) của Đại Việt, xuống tới đồng bằng châu thổ sông Mê Kông và sông Đồng Nai, tiếp xúc trực tiếp với quốc gia láng giềng là vương quốc Khmer (tức vương quốc Cao Miên, Chân Lạp) của người Khmer. Vương quốc này từng có thời kỳ là Đế quốc Khmer lớn mạnh (trong thế kỷ IX đến thế kỷ XV) trước Đại Việt và Chăm Pa.
Điều kiện hình thành nên biên giới Việt Nam-Campuchia gồm hai yếu tố: đó là sự phát triển của Đại Việt như đế quốc ở khu vực Đông Nam Á (thôn tính Chiêm Thành trong nhiều thế kỷ, đặc biệt là giai đoạn các thế kỷ XV-XVII). Kết hợp với sự suy yếu của Đế quốc Khmer, trong nội trị (để hoang hóa lãnh thổ (vùng Thủy Chân Lạp), tranh chấp nội bộ), và bị ngoại xâm (thu hẹp lãnh thổ và can thiệp bởi các vương quốc Thái Lan cổ (Ayutthaya, Xiêm La)), từ thời điểm cực thịnh trước thế kỷ XV đến khi tiếp xúc với người Việt vào thế kỷ XVII, và tiếp về sau. Hai điều kiện này đảm bảo cho người Việt khai mở và xâm lấn, trong các thế kỷ XVII – XIX, một vùng đất mới ở phương nam vốn từng thuộc Đế quốc Khmer, vượt qua lãnh thổ Chiêm Thành.

Trung Quốc phát loa xua đuổi thường dân ở Hàng Rào Biên Giới 07.11.2021 Challenge Me – Hãy Thách Thức Tôi
Mốc 439 xã Thượng Phùng, Mèo Vạc, Hà Giang
Với các bạn yêu thích du lịch khám phá, khi tới các tỉnh vùng cao phía Bắc hầu hết đều rất muốn tới tham quan và tìm hiểu về đường biên giới thông qua hệ thống các cột mốc. Các mốc biên giới Việt Nam Trung Quốc từ 301-400 nằm trên địa bàn các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Tất cả các cột mốc này đều nằm trong sự quản lý và bảo vệ của các đồn biên phòng đóng tại địa phương, khi muốn tới đây các bạn lưu ý luôn liên hệ để xin phép nhé (trừ các mốc nằm ở các điểm du lịch, trong hoặc sát khu dân cư, nằm ngay mặt đường mà có thể tiếp cận dễ dàng). Ngoài ra, cần tuân thủ các quy định khi vào khu vực biên giới.

Bắt chuyện với người Trung Quốc qua bức Tường Biên Giới sát sông 01.01.2022 Challenge Me – Hãy Thách Thức Tôi

Veröffentlicht 4. Februar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Während heutzutage jede Familie damit beschäftigt ist sich auf das traditionelle Neujahr vorzubereiten arbeiten die Soldaten an der Grenze Tag und Nacht, rund um die Uhr – Đồn là nhà, biên giới là quê hương   Leave a comment

Đồn là nhà, biên giới là quê hương

Những ngày này, trong khi mọi gia đình đều tất bật chuẩn bị đón Tết cổ truyền thì tại tuyến biên giới của tỉnh Quảng Ninh, những người lính mang quân hàm xanh vẫn đang ngày đêm phải căng mình bám trụ 24/24 giờ tại các trạm, chốt để kiểm soát chặt, ngăn chặn các trường hợp cố tình xuất nhập cảnh (XNC) trái phép qua biên giới về Việt Nam thông qua các đường mòn, lối mở, góp phần không cho dịch Covid-19 xâm nhập vào địa bàn tỉnh.
10-02-2021, 17:59 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/don-la-nha-bien-gioi-la-que-huong-635208/
Mốc 1302 có độ cao hơn 1.000 mét so với mực nước biển là một trong những điểm cao khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh.
QNBP-Mốc 1302 có độ cao hơn 1.000 mét so với mực nước biển là một trong những điểm cao khó khăn nhất của tỉnh Quảng NinhNhững ngày áp Tết Nguyên đán Tân Sửu, chúng tôi cùng đoàn công tác của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh có dịp trở lại thăm các cán bộ, chiến sĩ tại chốt kiểm soát số một của Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoành Mô (huyện Bình Liêu) nằm ngay dưới chân cột mốc 1302 giáp với xã Bắc Xa, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Phía đối diện là huyện Ninh Minh của nước bạn Trung Quốc.
Điểm chốt này cao khoảng 600 mét so với mực nước biển, khu vực này người dân sống thưa thớt và chủ yếu là đồng bào người Dao, Tày sinh sống.
Đại úy Đặng Quang Anh, công tác ở Phòng Chính trị, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh, đi cùng chúng tôi chia sẻ: hầu hết các cán bộ chiến sĩ ở chốt đều đến từ các vùng quê khác nhau nhưng gắn bó, giúp đỡ nhau như anh em trong một gia đình. Tất cả đều xác định rõ nhiệm vụ và trọng trách lớn lao đặt lên vai mỗi người là bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới thiêng liêng của Tổ quốc.
Đồn biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hoành Mô có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 43km đường biên với 41 mốc giới, 68 cột mốc và quản lý năm xã cùng một thị trấn biên giới, có cửa khẩu Hoành Mô và điểm thông quan Đồng Văn, cùng nhiều đường mòn lối mở. Ngay từ khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát, cán bộ, chiến sĩ Đồn BPCK Hoành Mô đã thiết lập tám chốt chặn tại các đường mòn, lối mở trên tuyến biên giới để ngăn chặn hành vi xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới.
Để lên được chốt kiểm soát biên phòng tại mốc 1302, chúng tôi phải vượt qua nhiều đoạn đường có độ dốc khá cao, hiểm trở với một bên là vách núi cao, một bên là vực sâu thăm thẳm. Vừa đưa tay kéo tôi qua một chỗ dốc khá tức chân, Thượng úy Nguyễn Minh Hải cho biết, đây là một trong những điểm chốt trên tuyến biên giới khó khăn nhất hiện nay của đơn vị. Tại đây vẫn chưa có điện, nước và sóng điện thoại là điều xa vời đối với anh em trên chốt. Để có nước sinh hoạt hằng ngày, các cán bộ, chiến sĩ trực tại chốt phải thay nhau đi hàng cây số đường rừng đến khe nước để cõng nước về phục vụ sinh hoạt.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là tình trạng người dân đi lao động ở bên Trung Quốc trở về vào dịp Tết qua các đường mòn, lối mở có diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, cán bộ, chiến sĩ ở chốt đã thường xuyên đến từng hộ dân, nhất là đối với bà con người dân tộc thiểu số để tuyên truyền về cách phòng, chống dịch và truyền tải thông điệp “5K” đến với mọi người.
Bên cạnh đó, các cán bộ, chiến sĩ tăng cường tuần tra, kiểm soát và nhắc nhở người dân nâng cao cảnh giá, nếu phát hiện có người lạ ra, vào bản phải báo ngay cho lực lượng chức năng để ngăn chặn kịp thời.
Vừa cho thêm củi vào đống lửa, Thiếu tá Nguyễn Văn Diện, Phó Đội trưởng vũ trang, phụ trách chốt 1302 tâm sự: Điểm chốt này nằm cách xa khu dân cư hơn 20km, chưa có điện, nước, sóng điện thoại. Chính vì vậy, cuộc sống sinh hoạt của anh em nơi đây hết sức thiếu thốn, vất vả. Thời tiết khắc nghiệt, đợt rét đậm vừa qua, ở đây đã xuất hiện băng giá, khiến cho quá trình thực hiện nhiệm vụ gặp rất nhiều khó khăn. Ban đêm, anh em phải đốt lửa ở những vị trí đứng gác để bảo đảm sức khỏe. Trong gian khó lại càng thấy truyền thống anh hùng của bộ đội Cụ Hồ được tỏa sáng. Với tinh thần chủ động, đoàn kết, động viên nhau vượt qua thử thách, họ kiên cường bám trụ, bám chốt để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới của Tổ quốc.
Rời chốt 1302, chúng tôi đến chốt gác ở mốc 1326, thuộc thôn Phai Lầu, xã Đồng Văn. Lúc này trời đã tối, những đợt gió khá lạnh kèm theo hơi sương vốn là “đặc sản” của thời tiết trên điểm cao này làm chúng tôi bất chợt khẽ rùng mình và ai nấy đều trùm mũ lên đầu và kéo kín cổ áo lại. Thấy vậy, Trung tá Lê Văn Vương, phụ trách chốt gác mốc 1326 chia sẻ: Những ngày này ở đây không khí ẩm ướt, rét buốt, quần áo vì thế giặt không thể khô. Thương anh em trên chốt vất vả, vừa qua, chốt phòng dịch này đã được cấp trên quan tâm đầu tư xây dựng công trình phụ rộng với diện tích hơn 40m2 với đầy đủ nhà tắm, khu vệ sinh khép kín, tạo điều kiện để cán bộ, chiến sĩ của Đồn yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch.
Mặc dù khó khăn, vất vả nhưng các cán bộ, chiến sĩ tại các trạm, chốt vẫn dành thời gian dọn dẹp, trang trí mâm ngũ quả, bánh chưng, kẹo bánh, cành đào để đón xuân.
Tâm sự với chúng tôi thiếu tá Nguyễn Văn Diện chia sẻ: ngay từ ngày lập chốt này anh là người xung phong cùng với các anh em dựng lên lán trại ở tạm, cho đến nay được hơn một năm nhiều anh em đã chuyển về các chốt gần với đồn hơn nhưng anh vẫn xin với chỉ huy đồn được ở lại đây. Càng gần Tết, nhìn thấy mọi người sắm sửa đón tết, anh em cũng cảm thấy nhớ nhà, nhưng vì nhiệm vụ bảo vệ biên cương, ngăn chặn dịch bệnh, các anh đều gác lại việc riêng, động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Thấu hiểu và chia sẻ với chồng, vợ anh Diện đã gọi điện động viên anh và động viên anh cùng đồng đội yên tâm ở lại làm nhiệm vụ, bởi ở nơi đó Tổ quốc cần anh hơn, ở nhà em và con vui xuân đón Tết cùng ông bà. Sự động viên tinh thần của vợ anh Diện đã làm cho anh em trên chốt thấy được tiếp thêm sức mạnh, vững vàng tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới.
Một mùa Xuân nữa đang về trên khắp mọi miền của Tổ quốc, với những người lính mang quân hàm xanh nơi đông bắc luôn chủ động, sẵn sàng ứng phó trước mọi diễn biến, giữ vững địa bàn biên giới an toàn, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới; quyết tâm ngăn chặn không để dịch bệnh xâm nhập vào nội địa. Các anh thực sự đang là những “vành đai thép” sừng sững nơi cửa ngõ biên giới. Và chính các anh đang mang một mùa Xuân an lành và hạnh phúc đến với mọi gia đình.

Veröffentlicht 10. Februar 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Tag zum Jahresende im Grenzschutz von Se-re-pok – Ngày cuối năm ở Đồn Biên phòng Sê-rê-pốk   Leave a comment

Ngày cuối năm ở Đồn Biên phòng Sê-rê-pốk

Đồn Biên phòng Sê-rê-pốk (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk) có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 13,3 km đường biên giới đoạn qua xã Krông Na, huyện Buôn Đôn tiếp giáp với tỉnh Mundulkiri, Vương quốc Campuchia và phụ trách địa bàn xã biên giới Krông Na, một trong những xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số và còn khó khăn nhất của tỉnh Đắk Lắk. 12°54′38″N 107°30′14″E moc 45
31-12-2020 14:25 https://nhandan.com.vn/photo_news/ngay-cuoi-nam-o-don-bien-phong-se-re-pok-630201/
Mặc dù đóng quân trên địa bàn biên giới còn hết sức khó khăn và thời tiết khắc nghiệt, nhưng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sê-rê-pốk luôn yên tâm công tác, vững chắc tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, đồng thời tổ chức các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số xã Krông Na phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống…
Trong ngày cuối cùng của năm 2020, trong khi mọi người đang tất bật chuẩn bị chào đón năm mới 2021 thì cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sê-rê-pốk vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình như mọi ngày trong năm. Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Nhân Dân điện tử ghi lại được trong ngày cuối năm của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sê-rê-pốk:

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sê-rê-pốk tổ chức chốt chặn trên tuyến biên giới để ngăn chặn người nhập cư trái phép. Một chốt kiểm tra phòng, chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới của Đồn Biên phòng Sê-rê-pốk, các chiến sĩ luôn túc trực phòng, chống dịch bất kể ngày lễ, Tết.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sê-rê-pốk dạy học cho cháu Y Phú là “Con nuôi Đồn biên phòng” của đồn.

Veröffentlicht 1. Januar 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Lang Son entdeckte fünf Personen die illegal einreisten mit dem Ziel nach Vietnam zurückzukehren um das kommende neue Mondjahr zu feiern – Lạng Sơn phát hiện năm đối tượng nhập cảnh trái phép   Leave a comment

Lạng Sơn phát hiện năm đối tượng nhập cảnh trái phép

Lúc 10 giờ 50 phút, ngày 30-12, tại cột mốc 1109, thuộc khu Nam Quan, thị Trấn Đồng Đăng, Cao Lộc (Lạng Sơn), tổ tuần tra, kiểm soát của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị trong khi thực hiện nhiệm vụ đã phát hiện năm công dân Việt Nam đang nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam qua khu vực mốc 1109.
30-12-2020, 16:58 https://nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/lang-son-phat-hien-nam-doi-tuong-nhap-canh-trai-phep-630082/
Năm đối tượng nhập cảnh trái phép bị đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị phát hiện, bắt giữ.
Năm đối tượng nhập cảnh trái phép bị đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị phát hiện, bắt giữ
Theo lời khai của năm công dân, từ năm 2019 đã xuất cảnh trái phép sang Quảng Tây, (Trung Quốc) làm thuê. Các công dân trên có quê quán tại các tỉnh, thành phố gồm: Trần Ngọc D, SN 1985 (TP Hồ Chí Minh); Đặng Thị H, SN 1980 (Hòa Bình); Triệu Thị O, SN 1985 (Lào Cai); Thào Thị Ch, SN 2001 (Sơn La) và Cáo Thị S, SN 2000 (Hà Giang), với mục đích về Việt Nam đón Tết Nguyên đán sắp tới.

Sau khi phát hiện số công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép, tổ công tác đã tiến hành kiểm tra y tế, lấy lời khai, lập biên bản hoàn chỉnh hồ sơ và bàn giao cho lực lượng chức năng đưa đi cách ly theo quy định.

Veröffentlicht 30. Dezember 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

-35℃ Die Grenzpolizei bewacht das Land streng – moc 815 -35℃ 边检民警严守国门   Leave a comment

35℃ 边检民警严守国门

12月28日,二连出入境边防检查站民警在中蒙边境815号界碑前执勤,民警呼出的雾气凝结成冰霜挂在帽子和防寒面罩上。新华网发(郭鹏杰 摄)

An diesem Tag löste die Autonome Region Innere Mongolei eine Kältewelle aus und die niedrigste Temperatur in Erlianhot an der Grenze zwischen China und der Mongolei erreichte -35 ° C. In der schweren Kälte blieb die Polizei am Erlian Border Checkpoint an der Grenzkontrollstation für die Ein- und Ausreise in der Inneren Mongolei an der Frontlinie des Nationaltors und bewachte das Nordtor des Mutterlandes loyal um eine reibungslose Zollabfertigung im Hafen sowie Sicherheit und Stabilität im Grenzgebiet zu gewährleisten. http://www.nmg.xinhuanet.com/tpzx/tpxw/2020-12/28/c_1126917757.htm
当日,内蒙古自治区迎来寒潮天气,位于中蒙边境的二连浩特市最低温度达到-35℃。严寒中,内蒙古出入境边防检查总站二连出入境边防检查站民警坚守在国门口岸一线,忠诚守护着祖国的北大门,确保口岸通关顺畅和边境地区安全稳定。

Veröffentlicht 28. Dezember 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

20. Jahrestag der Unterzeichnung des Landgrenzvertrags durch Vietnam – China – Kỷ niệm 20 năm Việt Nam – Trung Quốc ký Hiệp ước Biên giới trên đất liền   Leave a comment

Kỷ niệm 20 năm Việt Nam – Trung Quốc ký Hiệp ước Biên giới trên đất liền

Ngày 23/8 tại TP. Móng Cái (Quảng Ninh), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì hoạt động kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước Biên giới và 10 năm triển khai văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc.
23/08/2020 15:22 https://baonghean.vn/ky-niem-20-nam-viet-nam-trung-quoc-ky-hiep-uoc-bien-gioi-tren-dat-lien-273127.html
Theo Hải Minhbaochinhphu.vn

Việt Nam – Trung Quốc kỷ niệm 20 năm ký kết Hiệp ước biên giới
Vietnam – China feiert 20 Jahre Unterzeichnung des Grenzvertrags
Sáng 23-8, tại cầu Bắc Luân II thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam)-Đông Hưng (Trung Quốc) diễn ra Lễ kỷ niệm 20 năm ký kết Hiệp ước biên giới đất liền và 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc.
23/08/2020 22:43 https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai/viet-nam-trung-quoc-ky-niem-20-nam-ky-ket-hiep-uoc-bien-gioi-632499
Lễ kỷ niệm do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao ý nghĩa của việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết Hiệp ước biên giới năm 1999, hoàn thành công tác phân giới cắm mốc năm 2008 và triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền năm 2010, đánh dấu việc lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước độc lập, có chủ quyền đã hoạch định được đường biên giới trên đất liền một cách khoa học, chính xác với hệ thống mốc giới chính quy, hiện đại, đồng thời khép lại quá trình 36 năm đàm phán hoạch định, giải quyết vấn đề biên giới đất liền giữa hai nước.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc hai bên đã kiên trì các nguyên tắc, phương châm công bằng hợp lý, tôn trọng lẫn nhau, quan tâm hợp lý đến lợi ích của nhau trên cơ sở pháp lý đã thỏa thuận, luật pháp quốc tế và những nguyên tắc giải quyết các vấn đề cụ thể, coi đây là kinh nghiệm quý báu của hai nước trong việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ; khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một, hết sức coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị, sẵn sàng cùng Trung Quốc đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc đi vào chiều sâu.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường phối hợp trong công tác quản lý biên giới, phát huy hiệu quả vai trò của cơ chế Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, thực hiện nghiêm túc 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc; không ngừng tìm tòi, hoàn thiện các cơ chế hợp tác và cơ sở pháp lý cho công tác quản lý biên giới của hai bên; tiếp tục thúc đẩy hợp tác tại khu vực biên giới đạt kết quả thực chất, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, du lịch…; thúc đẩy giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương biên giới hai nước.
Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị điểm lại các bước phát triển trong quan hệ hai nước thời gian qua, cho rằng trong tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, dịch bệnh đang lan rộng hiện nay, hai bên cần cùng nhau thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc không ngừng phát triển. Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng, hai bên cần tiếp tục tăng cường hợp tác trong công tác quản lý biên giới, phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, giải quyết tốt các sự việc phát sinh trên biên giới, nâng cao hiệu quả quản lý. Việc hai bên giải quyết ổn thỏa các vấn đề biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ sẽ là kinh nghiệm quý báu để giải quyết vấn đề trên biển.
Sau đó, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cùng thăm Triển lãm ảnh về quá trình hoạch định, phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc; thăm Nhà lưu niệm Bác Hồ tại Móng Cái; thăm và tô sơn cặp mốc 1369(1), 1369(2) tại khu vực cầu Bắc Luân I-cột mốc biên giới đầu tiên được cắm trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc vào ngày 14-10-2010.
Trong thời gian tham dự hoạt động kỷ niệm, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng trao đổi về tình hình và các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới và các vấn đề cùng quan tâm, trong đó có việc tạo thuận lợi cho nhân dân hai nước qua lại trên cơ sở bảo đảm công tác chống dịch, nhất trí giao cơ quan hữu quan hai bên tiếp tục trao đổi cụ thể để triển khai.
Hoạt động kỷ niệm của hai bên được tổ chức tại khu vực cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam)-Đông Hưng (Trung Quốc) và tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 của cả hai bên.

 

Veröffentlicht 23. August 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Bambus-Heuschrecken schädigen Mais in Muong Nhe – Châu chấu tre bắt đầu gây hại trên cây ngô ở Mường Nhé (tỉnh Điện Biên)   Leave a comment

Châu chấu tre bắt đầu gây hại trên cây ngô ở Mường Nhé (tỉnh Điện Biên)

Chiều 24-7, trao đổi với phóng viên Nhân Dân điện tử, ông Lò Văn Hà, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Mường Nhé cho biết, có một đàn châu chấu tre khổng lồ đã di chuyển từ Trung Quốc về địa bàn xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) và bắt đầu gây hại trên một số diện tích cây ngô.
24-07-2020, 19:39 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/chau-chau-tre-bat-dau-gay-hai-tren-cay-ngo-o-muong-nhe-609921/
Một nương ngô của người dân xã Sín Thầu bị châu chấu tre gây hại. 22°24′34″N 102°09′42.1″E
jkjÔng Lò Văn Hà, cho biết: Theo thông tin bà con nhân dân phản ánh thì đàn châu chấu di chuyển từ hướng bên kia Trung Quốc về các bản quanh khu vực mốc 0, sau đó tập trung ở các cánh rừng có nhiều tre trúc vì thức ăn ưa thích của loài châu chấu này là lá non các loại cây họ tre, trúc. Tổng diện tích rừng tre trúc tự nhiên ở xã Sín Thầu bị châu chấu tre gây hại hiện ước khoảng hơn chục ha.
Tại một số bản không có rừng tre, trúc thì châu chấu tràn vào các nương ngô để ăn lá ngô. Diện tích cây ngô bị châu chấu ăn lá hiện khoảng gần 5 ha, cũng tập trung chủ yếu ở các bản thuộc khu vực xã Sín Thầu.
Về nguyên nhân, theo ông Lò Văn Hà cho biết, có thể do bên kia biên giới nông dân Trung Quốc tiến hành phun thuốc diệt trừ nên châu chấu tre di chuyển ồ ạt vào địa bàn.
Để xác định chính xác diện tích, mức độ gây hại của châu chấu tre trên cây ngô, ngày mai (25-7) các đơn vị chức năng huyện Mường Nhé sẽ cùng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Điện Biên tiến hành kiểm tra thực địa, đồng thời có biện pháp hướng dẫn bà con cách phòng trừ.

Thực hư châu chấu sa mạc xuất hiện ở Điện Biên
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) khẳng định, đàn châu chấu từ Trung Quốc tràn qua Việt Nam gây hại tại tỉnh Điện Biên không phải là châu chấu sa mạc.
24/07/2020 , 11:24 https://nongnghiep.vn/thuc-hu-chau-chau-sa-mac-xuat-hien-o-dien-bien-d269232.html
Theo lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), loài châu chấu đang gây hại trên một số diện tích tre và hoa màu ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên không phải là châu chấu sa mạc mà đó là châu chấu tre. Lịch sử theo dõi cho thấy, loài châu chấu tre này vẫn xuất hiện hàng năm ở khu vực này và di cư qua lại giữa Việt Nam, Trung Quốc và Lào.
Báo cáo từ cơ quan chức năng tỉnh Điện Biên và Bộ tham mưu Quân khu 2 cho thấy, đàn châu chấu tre đã xuất hiện trên diện tích 20ha tre ở bản Pờ Nhù Khò, bản Tá Miếu (xã Sín Thầu) với mật độ trung bình khoảng 100 – 200 con/m2, chỗ cao 300 – 400 con/m2, cục bộ trên 400 con/m2 tuổi trưởng thành.
Trên các nương ngô châu chấu tre cũng di thực gây hại rải rác tại bản Pờ Nhù Khò và Tá Miếu với diện tích gây hại khoảng 20ha, trong đó diện tích gây hại trên 70% khoảng 5ha, gây hại khoảng 30% là 15ha. Hiện, châu chấu tre tiếp tục di chuyển từ bản Tá Miếu, Pờ Nhù Khò xuống theo hướng bản Tả Kố Khừ.
Do châu chấu tre di chuyển đều là châu chấu trưởng thành và một số đang ghép đôi nên sẽ tiếp tục bay phân tán, nguy cơ sẽ co cụm và đẻ trứng tại một số khu vực đồi tre, chít tại các địa điểm châu chấu xuất hiện và tiếp tục di thực gây hại các nương ngô trên địa bàn.
Để kịp thời ngăn chặn đàn châu chấu gây hại, Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã có công văn gửi Bộ tư lệnh Quân khu 2, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứn nạn tỉnh Điện Biên chỉ đạo triển khai công tác ứng phó đàn châu chấu.
Trước đó, Bộ NN-PTNT đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về các kịch bản ứng phó với châu chấu sa mạc nếu loài này di trú vào Việt Nam, đồng thời ứng phó với châu chấu tre lưng vàng.
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) khẳng định, đơn vị hiện đã chủ động mọi giải pháp, kịch bản, phương tiện, hóa chất, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong trường hợp châu chấu sa mạc xuất hiện và xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam cũng như có phương án xử lý các loài châu chấu gây hại khác, trong đó có châu chấu tre lưng vàng và châu chấu tre.

 

Veröffentlicht 24. Juli 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Grenzschutzbeamte an der Nordostgrenze – Những người lính biên phòng nơi biên giới Đông Bắc   Leave a comment

Những người lính biên phòng nơi biên giới Đông Bắc

Mặc dù thực hiện nhiệm vụ ở địa bàn núi cao, rừng sâu nơi biên giới, việc ăn ở, sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, song thời gian qua, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các chốt biên phòng, thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh, vẫn kiên cường bám trụ, phối hợp các lực lượng làm nhiệm vụ chốt chặn, tuần tra, kiểm soát, thật sự là “lá chắn thép” phòng, chống dịch (PCD) trên tuyến biên giới Đông Bắc của Tổ quốc.
22/05/2020, 18:18 https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/44573602-nhung-nguoi-linh-bien-phong-noi-bien-gioi-dong-bac.html

Xếp bút nghiên lên miền biên ải
Ngược miền biên viễn vùng Đông Bắc, chúng tôi lên chốt gác ở mốc 1348 (2), thuộc thôn Lục Chắn, xã Hải Sơn, TP Móng Cái (Quảng Ninh), nằm ngay sát con sông biên giới Việt Nam – Trung Quốc, do Đồn Biên phòng Pò Hèn phụ trách, quản lý. Trời về chiều, từng đợt gió kèm theo mưa phùn, chúng tôi cảm nhận được cái lạnh giá của vùng biên ải. Gặp học viên Cao Duy Đức, sinh năm 1995, là sinh viên năm cuối chuyên ngành Quản lý biên giới của Học viện Biên phòng, đang chăm chú quan sát dọc phía bờ sông biên giới giữa hai nước. Thấy chúng tôi, Đức hồ hởi khoe: Sau gần một tháng lên biên giới, đến nay tôi đã quen dần với nhiệm vụ và điều kiện thời tiết ở đây. Ngày đầu lên làm nhiệm vụ, trời mưa nhiều, muỗi đốt sưng cả chân. Tuy vất vả, nhưng được trải nghiệm nơi biên giới đã giúp tôi có thêm kiến thức quý và hiểu biết thực tế để trang bị cho hành trình trong tương lai của mình.
Tạm xếp bút nghiên nhận lệnh lên đường về Quảng Ninh tham gia PCD, Đức cũng như các học viên của Học viện Biên phòng đã tích cực tham gia cùng đồng đội PCD trên tuyến biên giới đường bộ. Nhiệm vụ chính của các học viên là, tham gia cùng cán bộ đơn vị tuần tra, chốt chặn 24 giờ trong ngày để ngăn không cho các cư dân xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu, vận chuyển hàng hóa cấm trên tuyến biên giới, đồng thời tích cực tham gia tuyên truyền cho người dân hiểu về tình hình dịch Covid-19. Khi có người lao động về nước, các tổ, đội công tác khẩn trương thông báo, phối hợp chính quyền địa phương và các lực lượng đưa đến khu vực cách ly y tế để tổ chức theo dõi, chăm sóc sức khỏe, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nhân dân và địa bàn biên giới. Mặc dù điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, đường sá đi lại vất vả, ăn lán, ngủ rừng, khí hậu khắc nghiệt, hầu hết các học viên lần đầu được trải nghiệm thực tế, nhưng tất cả đều chấp hành nghiêm mọi quy định, điều lệnh nhà binh, trong đó có việc sắp xếp nội vụ gọn gàng như khi ở trường.
Trung tá Phạm Văn Thể, Chính trị viên Đồn Biên phòng Pò Hèn, chia sẻ: Các học viên trẻ được tăng cường về đơn vị ý thức kỷ luật đều rất tốt, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị rất yên tâm giao nhiệm vụ. Ngày mới về đơn vị, anh em học viên chưa quen địa bàn, đơn vị cử sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp theo sát kèm cặp trong công tác tuần tra, kiểm soát tại các lán, chốt. Qua đó, giúp các học viên nhanh chóng làm quen với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Có mặt tại chốt gác ở cột mốc 1337, thuộc thôn Hang Vây, xã Quảng Đức, huyện Hải Hà khi trời đã sẩm tối, đúng lúc cán bộ, chiến sĩ trực tại chốt đang thắp đèn và chuẩn bị bữa cơm tối. Trò chuyện với người lính trẻ đang thắp đèn trong lán chốt, tôi được biết, đó là Tô Huyền Đăng, quê ở tỉnh Lâm Đồng, đang là học viên chuyên ngành Quản lý biên giới của Học viện Biên phòng, là một trong số 60 học viên được tăng cường về tỉnh Quảng Ninh làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19. Kể cho chúng tôi nghe về những ngày đầu làm nhiệm vụ canh gác đêm trên đỉnh cao biên giới heo hút, không có điện, không có nước, sóng điện thoại chập chờn, Đăng cho biết: “Ở trên này không khí ẩm ướt và “đặc sản” là mưa nhiều; ba hôm rồi tôi chưa giặt được quần áo, vì không có nước. Hơn thế, ở đây nằm cách xa khu dân cư, hằng ngày có ít người qua lại, cho nên những đêm đầu trực gác, tôi khá run. Nhưng vài hôm sau đó, tôi quen dần, tự tin để phấn đấu cùng các cán bộ, chiến sĩ của Đồn hoàn thành tốt nhiệm vụ PCD.

Đồn Biên phòng Quảng Đức (huyện Hải Hà), được giao nhiệm vụ quản lý hơn 17 km đường biên giới giáp Trung Quốc. Trên tuyến biên giới, đơn vị quản lý còn có nhiều đường mòn, lối mở. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, đơn vị đã phối hợp các lực lượng chức năng liên quan thành lập 10 chốt cố định và dựng lều, bạt dã chiến; đồng thời tổ chức tuần tra 24/24 giờ trong ngày ở khu vực biên giới để ngăn chặn không cho người dân xuất, nhập cảnh, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Thiếu tá Hoàng Đức Tình, nhân viên kiểm soát, Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Đồn Biên phòng Quảng Đức cho biết: “Từ Tết đến nay tôi chưa về thăm gia đình, vẫn biết vợ con sẽ nhớ mong, lo lắng; nhưng vì nhiệm vụ, xác định “chống dịch như chống giặc”, không chỉ riêng tôi mà tất cả đồng đội trong đơn vị đều vất vả. Mặc dù nhớ nhà, nhưng tôi cũng chỉ biết động viên vợ con thông cảm, chia sẻ và cùng anh em trong đơn vị khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Chúng tôi tiếp tục hành trình lên điểm chốt biên giới tại cột mốc 1330, thuộc xã Quảng Sơn, (huyện Hải Hà), nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, cho nên thời tiết ở đây vô cùng khắc nghiệt. Mưa to, gió lớn kết hợp khí hậu rét buốt, cuộc sống, sinh hoạt của các cán bộ, chiến sĩ biên phòng đang làm nhiệm vụ tại chốt gặp nhiều khó khăn. Tại điểm chốt, ba cán bộ, chiến sĩ thay nhau ứng trực, tuần tra khu vực biên giới suốt 24 giờ trong ngày, kiểm soát chặt chẽ không để người dân qua lại biên giới trái phép, đặc biệt là trong thời gian PCD Covid-19. Uống ngụm trà nóng, Đại úy Nguyễn Trung Tuyến, Đồn Biên phòng Quảng Đức chia sẻ: “Ở đây, mỗi tổ trực ba ngày liên tục, sau đó mới có người từ Đồn lên thay. Do chốt ở xa trung tâm, không có điện, nước, sóng điện thoại, anh em chúng tôi phải đợi hết ba ngày mới về Đồn để tắm giặt. Khó khăn là vậy, nhưng cán bộ, chiến sĩ đơn vị động viên nhau vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Đồn là nhà, biên giới là quê hương
Nhằm ngăn chặn dịch Covid-19, Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoành Mô, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã thành lập sáu chốt chặn tại các đường mòn, lối mở và luôn có từ hai đến bốn cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng ứng trực. Khu vực mốc 1302, thuộc thôn Khe Và, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu là chốt xa xôi và khó khăn nhất. Tại đây, hệ thống rào chắn trên đường biên giới chưa hoàn thiện, vì vậy rất dễ xảy ra tình trạng người vượt biên trái phép. Xác định, ngoài nguy cơ lây lan dịch bệnh, vấn đề thời tiết khắc nghiệt ở khu vực mốc 1302 cũng là một bất lợi đối với cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm căng mình chốt chặn tại đây. Chốt kiểm soát của Đồn nằm giữa quả đồi trơ trọc, bốn hướng gió thổi thốc vào, có đêm nhiệt độ xuống dưới 5 độ C, sương mù dày đặc, đứng cách nhau chừng 1m không nhìn rõ mặt người. Ở đây không có điện, không có nước, cán bộ, chiến sĩ phải thay nhau xuống nhà dân cách gần 10 km để sinh hoạt. Khó khăn, gian khổ là thế, nhưng cán bộ, chiến sĩ luôn động viên nhau cố gắng vượt qua để bảo vệ biên giới, PCD, ngăn chặn và xử lý người xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới.
Trung sĩ Danh Thành Tài, quê ở tỉnh Kiên Giang tâm sự, lần đầu được trải nghiệm khí hậu khắc nghiệt ở ngoài bắc, mấy hôm lên chốt làm nhiệm vụ, khi đêm xuống, nhiệt độ xuống thấp, cái rét thấm vào da thịt, anh cùng đồng đội phải đốt lửa để xua đi giá lạnh của vùng biên ải. Được trải nghiệm thực tế, tôi mới thấu hiểu những vất vả và sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ biên phòng nơi đây.
Khó có thể kể hết những khó khăn, gian khổ mà cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đang phải đối mặt. Bởi, bên cạnh việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, các anh còn căng mình đối phó, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Đại tá Đặng Toàn Quân, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ninh cho biết, để kiểm soát chặt chẽ toàn tuyến biên giới hơn 100 km, thời gian qua, BĐBP tỉnh đã tăng cường 175 cán bộ, chiến sĩ ở cơ quan Bộ Chỉ huy và các đơn vị phía sau cho các đồn biên phòng tuyến biên giới đất liền và cửa khẩu; thành lập 10 chốt dã chiến cả cố định và cơ động trên tuyến biên giới Bình Liêu, Hải Hà, Móng Cái, đây là những địa bàn trọng điểm có cửa khẩu và nhiều đường mòn, lối mở qua biên giới. Đồng thời, để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ ở biên giới, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị nắm rõ diễn biến, mức độ lây nhiễm và sự nguy hiểm của dịch bệnh.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền địa phương, BĐBP tỉnh Quảng Ninh đã và đang là “lá chắn thép” trong PCD Covid-19. Những hình ảnh đẹp về sự sẻ chia, căng mình trong giá rét của cán bộ, chiến sĩ quân hàm xanh nơi biên giới, đến hình ảnh bếp lửa sưởi ấm cùng những gói mì tôm lót dạ những đêm đông trực gác là minh chứng cụ thể về nỗ lực vượt qua khó khăn trong mọi hoàn cảnh của cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh đang ngày đêm gìn giữ biên cương, ngăn chặn dịch bệnh. Và các anh-những người lính Biên phòng coi „đồn là nhà, biên giới là quê hương“, luôn vững vàng nơi cửa ngõ biên cương Đông Bắc của Tổ quốc.

mốc 1337, thuộc thôn Hang Vây, xã Quảng Đức, huyện Hải Hà. – 21°36′37.5″N 107°39′39.6″E
Mốc giới số 1337 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi Khanh Hoài Lĩnh thuộc địa bàn xã Quảng Đức, Hải Hà, Quảng Ninh tại điểm có độ cao là 1103,74m và tọa độ là 21.61008, 107.660549

Veröffentlicht 24. Mai 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Die Doppelmission der Nghe An-Grenzschutzbeamten – Nhiệm vụ kép của những người lính biên phòng xứ Nghệ   Leave a comment

Nhiệm vụ kép của những người lính biên phòng xứ Nghệ

Lợi dụng tình hình dịch bệnh, những kẻ buôn ma túy lại càng liều lĩnh vượt biên trong những tháng gần đây. Chính vì thế, cùng với nhiệm vụ chốt chặn đường mòn, lối mở phòng, chống dịch Covid-19, các chiến sỹ biên phòng còn phải gồng mình đấu tranh với tội phạm ma túy .
26/04/2020 https://baonghean.vn/nhiem-vu-kep-cua-nhung-nguoi-linh-bien-phong-xu-nghe-266394.html
Trung tuần tháng 4, chúng tôi có dịp theo chân các cán bộ, chiến sỹ của Đồn Biên phòng Mỹ Lý trong một chuyến tuần tra, kiểm tra. Ở vùng biên cách TP. Vinh hơn 300 km này, thời tiết thất thường. Trong suốt chặng đường tuần tra, những cơn mưa rừng liên tục trút xuống, ướt sũng những tấm áo lính. Kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra, các cán bộ, chiến sỹ ở đây phải gồng mình để kiểm soát đường biên, vừa để ngăn chặn người vượt biên về nước tránh dịch, vừa để phòng chống ma túy.
Từ nhiều tháng nay, đồn đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương 2 xã Mỹ LýBắc Lý (Kỳ Sơn) thiết lập 5 tổ chốt kiểm soát lâm thời nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động người qua lại hai bên biên giới và từ ngoài vào địa bàn biên giới. Cùng với đó, công tác tuần tra, kiểm soát cũng được tăng cường. Việc tăng cường phòng chống dịch, vừa thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm ma túy đã góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn . 19°40′15.7″N 104°14′52.4″E

Đồn Biên phòng này quản lý địa bàn 2 xã Mỹ Lý và Bắc Lý với gần 49 km đường biên giới, 9 cột mốc, 7 cặp cọc dấu. Trong khi đó, nhân dân hai bên biên giới có mối quan hệ thân tộc lâu đời nên việc kiểm tra, kiểm soát địa bàn cũng gặp một số khó khăn nhất định. Nhất là các đối tượng lợi dụng địa hình khó khăn, các lực lượng của đơn vị, địa phương đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, để từ đó lén lút buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ bên kia biên giới về Việt Nam tiêu thụ.
Trước tình hình trên, Đồn Biên phòng Mỹ Lý đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương 2 xã tăng cường lực lượng bám nắm địa bàn, chốt chặn trên biên giới kiểm tra, kiểm soát đường mòn lối mở, ngăn ngừa người dân vượt biên trái phép phòng, chống dịch, cũng như chủ động đấu tranh với các loại tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Mỗi tổ chốt gồm 6 người (3 cán bộ chiến sỹ biên phòng, 1 cán bộ y tế xã, 1 dân quân và 1 công an xã) có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện qua lại địa bàn. Các tổ chốt mỗi khi phát hiện người qua lại đều tiến hành các biện pháp đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, kiểm tra giấy tờ tùy thân, khai báo y tế… theo quy định.

Chia sẻ với phóng viên Báo Nghệ An, Đại úy Trần Văn Công – Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Mỹ Lý cho hay, ngay từ những ngày đầu chống dịch, các cán bộ, chiến sỹ đã chủ động tuyên truyền bằng phát thanh lưu động và tuyên truyền tập trung cho người dân trên địa bàn cách phòng, chống Covid-19. Nội dung chủ yếu là các biện pháp phòng ngừa, vệ sinh, cách đeo khẩu trang… Đơn vị cũng phát tờ rơi, dán các biển, biểu tuyên truyền, phun hóa chất trường học; tăng cường lực lượng nắm tình hình dịch bệnh trong nhân dân; khám, khoanh vùng, cách ly và chuyển tuyến các trường hợp nghi vấn trên địa bàn. Trong đó, tập trung chú ý vào các trường hợp đi làm ăn xa ở các vùng có dịch về địa phương đón tết cổ truyền…
Đặc biệt, đơn vị đã tăng cường lực lượng ở các tổ chốt biên giới, nhất là trong bối cảnh hàng nghìn công dân làm ăn ở Lào, Thái Lan ồ ạt đổ về nước tránh dịch. Nhiều người vì sợ phải cách ly tập trung 14 ngày đã vượt biên bằng đường tiểu ngạch. Cùng với đó là tình hình tội phạm ma túy có dấu hiệu tăng.
Đại úy Trần Văn Công cho biết, những ngày gần đây, đơn vị liên tiếp bắt được những vụ vận chuyển ma túy qua biên giới. Cụ thể, tối 13/4, tại khu vực bản Nhọt Kho, đơn vị chủ trì phối hợp với Công an huyện Kỳ Sơn phát hiện bắt giữ Và Bá Bì, SN 1985, trú tại bản Nhọt Kho, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn đang có hành vi vận chuyển trái phép ma túy, tang vật thu giữ tại hiện trường 182 viên ma túy tổng hợp, 14,5 gam heroin. Qua đấu tranh khai thác, Bì khai nhận đang trên đường vận chuyển số lượng ma túy trên từ bên kia biên giới về Việt Nam tiêu thụ thì bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.
Tiếp đó ngày 17/4, tại khu vực sản xuất của đồng bào miền núi, đồn tiếp tục bắt quả tang Vi Văn Nam, SN 1964, nơi đăng ký hộ khẩu bản Cha Nga, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, đang có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Tang vật thu được tại hiện trường 22 viên ma túy tổng hợp dạng nén, 2 gam thuốc phiện.
Nhờ thực hiện quyết liệt việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ địa bàn, Đồn Biên phòng Mỹ Lý đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, vừa kiểm tra, kiểm soát chặt địa bàn phòng, chống dịch Covid-19, qua đó đã kịp thời phát hiện người dân vượt biên trái phép qua biên giới. Cụ thể, ngày 13/4, trong lúc chốt chặn tại khu vực đường mòn lối mở, lực lượng Đồn Biên phòng Mỹ Lý và địa phương đã phát hiện 7 công dân cùng một dòng họ trên địa bàn bản Phà Chiếng, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn vượt biên giới trái phép, trong thời gian thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đơn vị đã hoàn chỉnh hồ sơ kiểm tra thân nhiệt, kê khai y tế và phối hợp địa phương đưa đến điểm cách ly tập trung theo quy định.
Thiếu tá Hoàng Thế Tài – Chính trị viên Đồn Biên phòng Mỹ Lý cho biết thêm: Cấp ủy, chỉ huy đơn vị xác định những lúc khó khăn nhất là lúc các đối tượng tội phạm thường lợi dụng để hoạt động. Chính vì vậy, đơn vị vừa làm tốt công tác bám nắm địa bàn, vừa tổ chức lực lượng phối hợp địa phương chốt chặn đường mòn lối mở, đồng thời phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân nâng cao cảnh giác, sẵn sàng tố giác tội phạm, phối hợp với Bộ đội Biên phòng trong đấu tranh ngăn chặn tội phạm và phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Với các biện pháp đồng bộ, Đồn Biên phòng Mỹ Lý vừa đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, vừa đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trực sẵn sàng kiểm tra, kiểm soát các đường mòn, lối mở phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn đơn vị quản lý, góp phần hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, phòng chống dịch Covid-19.

Veröffentlicht 27. April 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Das schwierige Dorf – Lớp học nhờ cạnh mốc 375 – thôn Khó Trư (xa Phố Cáo, huyen Đồng Văn, Hà Giang) 23°15′11.5″N 105°07′27.5″E   Leave a comment

Khó Trư gian khó

Thôn Khó Trư nằm cạnh cột mốc. Chúng em chỉ mong được xây điểm trường để dựng cột cao treo cờ đỏ sao vàng…
15/06/2019 https://thanhnien.vn/thoi-su/kho-tru-gian-kho-1093035.html
Mai Thanh Hải https://thanhnien.vn/author/mai-thanh-hai-34.html
Điểm trường nằm trên đỉnh dốc, đi bộ 2 tiếng đồng hồ qua 7 khoanh núi, 5 ngọn đồi và 3 vực sâu mới tới. Phía trước là trải dài thung lũng tít tắp, phía sau sừng sững núi cao và ngay cạnh vài bước chân là cột mốc biên giới 375 hiên ngang giữ đất.
Ai lên được đây đều thở ra đằng tai lắc đầu “khổ quá”, nhưng cô giáo thì chỉ cười: “Mình vừa dạy vừa giữ biên giới với đồng bào. Khổ cũng gắng thôi”…
– Buổi chiều ở Khó Trư, bạn đi cùng mở điện thoại bật bài hát Chiều biên giới em ơi (nhạc sĩ Trần Chung, lời thơ Lò Ngân Sủn) để câu hát ngân lên bát ngát: “Chiều biên giới em ơi. Có nơi nào cao hơn. Như đầu sông đầu suối. Như đầu mây đầu gió, như trời quê biên cương”.
Lời hát khiến tôi nhớ đến ước mơ của những cán bộ, giáo viên xã biên giới Phố Cáo: “Thôn Khó Trư nằm cạnh cột mốc. Chúng em chỉ mong được xây điểm trường để dựng cột cao treo cờ đỏ sao vàng, giàn năng lượng mặt trời để thắp sáng trong đêm. 1 đốm lửa, 1 chấm sáng thôi nhưng đó cũng là điểm tựa để cùng nhau giữ Tổ quốc”…

Không điện, không đường (Kein Strom, kein Zucker)
Vàng Vản Sính (45 tuổi) là trưởng thôn Khó Trư (X.Phố Cáo, H.Đồng Văn, Hà Giang). Gầy, đen và nhăn nheo như trái thảo quả để lâu nhưng Sính làm trưởng thôn ngót 20 năm nay nên rành mạch mọi chuyện diễn ra trên mảnh đất địa đầu xã Phố Cáo: “Xóm từ bao đời trước. Chiến tranh biên giới phía bắc nổ ra, dân phải sơ tán về phía sau. Năm 1990 hết tiếng súng, cả bản rủ nhau quay lại đất cũ cho đến bây giờ”, Vàng Vản Sính kể và khoe: “Mình cũng đi nghĩa vụ quân sự 2 năm, giờ vừa làm trưởng thôn vừa làm dân quân và công an viên. Ở cạnh mốc biên giới này, việc gì cũng phải làm thôi”.

Thôn Khó Trư bây giờ có 23 hộ dân với 103 nhân khẩu. Chả biết ngày xưa các cụ sao lại đặt tên thôn có chữ “Khó” mà giờ, nhìn đâu cũng thấy khó khăn. Sống trên địa hình núi cao thiếu nước, trong khu vực có nguy cơ sạt lở nên đất trồng phải tìm từng gang tay để cắm bằng được cây ngô.
Mà đất này, cũng chỉ ngô mới sống được nên lương thực để nuôi sống con người chỉ là ngô nguyên hạt ninh cho mềm. Ngán quá thì xay thành bột, rồi đồ thành mèn mén, ăn với canh rau cải. Bát cơm, chỉ có được mấy ngày tết.
Nguồn thu nhập của 23 hộ dân trong thôn, quanh đi quẩn lại chỉ là nuôi bò. Con bò trên núi cao này, từ khi là con bê bé tý cho đến khi mang xuống chợ Phố Cáo bán, nhanh nhất cũng 4 – 5 năm và khoản tiền bán bò chia ra, chưa đến 10 triệu đồng/năm cho cả gia đình 4 – 5 con người ăn uống, sinh hoạt.

Lớp học nhờ cạnh mốc 375
Cẩu Thị Hậu năm nay 25 tuổi là giáo viên điểm trường Khó Trư. Điểm trường có 2 lớp là mầm non và tiểu học. Hậu dạy 15 đứa trẻ mầm non còn thầy giáo Luyện dạy 23 đứa trẻ tiểu học. Gọi là điểm trường, nhưng đó chỉ là căn nhà vách đất mái tôn rộng 20 m2 được ngăn đôi bằng liếp tre. Phần nhỏ phía trong kê sin sít 15 cái ghế nhựa bé tý dành cho lớp mầm non. Phía ngoài rộng hơn nhưng cũng chỉ ghép đủ 2 dãy bàn ghế cho 23 đứa trẻ ngồi sát nhau chật cứng, đến nỗi đứa này viết thì đứa kia phải thu tay giữa 2 đầu gối; lớp này nói chuyện thì thào, lớp kia nghe rõ mồn một.
Trầy trật lên đến nơi, nhìn cái lớp học bé tí tẹo cạnh mốc biên giới, chúng tôi thở dài: “Đâu đến nỗi thiếu đất mà không xây điểm trường?”.
Thầy giáo Hoàng Vi Luyện cười buồn: “Nhà thuê của dân. Trường không có đâu”. Hỏi ra mới biết cả chục năm nay, Đảng ủy – UBND xã Phố Cáo đã liên tục kêu lên cấp trên xin kinh phí xây điểm trường nhưng đều không có hồi âm. Lớp không có nhưng học sinh thì mỗi năm lại nhiều thêm. Xã đành trích kinh phí hoạt động, mang lên thôn nài nỉ hộ gia đình có nhà rộng, nhường làm lớp học.
Cứ vài năm lại phải chuyển lớp. Khổ cả giáo viên lẫn học sinh”, Phạm Thị Hiền, Bí thư xã kể.

Hôm tôi lên điểm trường Khó Trư, cô giáo Hậu vừa trông bọn trẻ vừa bế em bé Vàng Thị Mỷ mới tròn 1 tháng tuổi. Khó Trư xa tít mù tắp, lại lạc hậu đói nghèo nên vợ chồng Vàng Mý Ly (23 tuổi), Tráng Thị Thò (21 tuổi) đã có tới 3 đứa con. Cậu con trai đầu Vàng Mý Già năm nay 3 tuổi, con gái Vàng Thị Chai 2 tuổi. Tháng 4.2019, Tráng Thị Thò sinh bé Vàng Thị Mỷ và qua đời ngay sau khi sinh.
Nhà quá nghèo, đến cái giường nằm cũng không có, phải nằm ngủ trên gác bếp nên ông bố trẻ Vàng Mý Ly (23 tuổi) phải vay tiền mua sữa hộp về pha cho con uống. Thấy vậy, cô giáo Hậu về thị trấn mua cả bình lẫn sữa bột mang vội lên, “huấn luyện” cho ông bố trẻ cách cho con ăn. Dần quen, cứ gần trưa là ông bố trẻ lại ôm đứa con lên điểm trường “nhờ cô giáo cho nó ăn”.
Giờ, các cô giáo ở dưới trường chính lên Khó Trư công việc đều dành thời gian cho bé Mỷ ăn sữa và truyền đạt cách chăm con cho ông bố. Các cán bộ xã vùng biên giới Phố Cáo thì bảo nhau góp quần áo, chăn màn, tiền mua sữa bột mang lên Khó Trư.

Ước mơ miền biên viễn
Thầy Hoàng Vi Luyện năm nay 42 tuổi là người dân tộc Tày ở TT.Phó Bảng (H.Đồng Văn). Lớp học của thầy Luyện có 23 học sinh nhưng “chính quy” chỉ 11 đứa lớp 1, số 12 đứa trẻ còn lại đều đã học lớp 2 – 3 nhưng do trường chính quá xa, nên đành ở lại thôn để nhờ thầy chỉ bảo. Thầy Luyện kể: Mùa đông Khó Trư trên cao lạnh gấp vài lần Phố Cáo, thậm chí còn có tuyết. Những ngày rét, học sinh vẫn lũn cũn đến lớp nhưng tay cứng không cầm nổi bút, giáo viên lại phải đốt củi cho sưởi.
Lớp học nhờ nhà dân nên không có phòng ở giáo viên. Cô giáo mầm non được thông cảm cho dạy buổi sáng. Tôi thì phải dạy nguyên ngày trong thứ ba và năm hằng tuần, buổi trưa ăn tạm mì tôm và mắc võng nằm chờ học sinh đến học nốt chiều”, thầy Luyện kể và chợt buồn: “Trẻ con trên này ham học. Bà con năm nào cũng xin dựng trường mà mãi chẳng thấy đâu”.
Buổi chiều ở Khó Trư, tôi hớt hải chạy theo các thầy cô giáo cùng thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Triệu Văn SơnTrần Ngọc Hoàng (cán bộ Đồn biên phòng Phó Bảng) sau tiếng gọi của trưởng thôn Vàng Vản Sính: “Bên Trung Quốc đang ở mốc 375”. Vài bước chân ra tới cột mốc, đã thấy các cô giáo cùng bộ đội biên phòng theo dõi 7 binh sĩ thuộc Chi đội Công an biên phòng châu Văn Sơn (Vân Nam, Trung Quốc) lăm lăm súng ống, bộ đàm, cùng chó nghiệp vụ tuần tra phần đất của họ cạnh mốc.

Các cô giáo bảo: “Trên này xa đồn, xa chính quyền địa phương nên mọi việc biên giới, chúng em đều có mặt ngay, thành quen”.

Mốc 375 là mốc đơn loại trung đặt trên yên ngựa thuộc địa bàn xã Phố Cáo, Đồng Văn, Hà Giang. Mốc được làm bằng đá hoa cương, cắm ngày 19/7/2004 tại điểm có độ cao 1622m và tọa độ là 23.253102, 105.124355
https://www.google.com/maps/d/viewer?mid=1mXHXptoP21g85VJPdGaHlVKoWps&ll=22.950200033478936%2C104.87454320786333&z=14

Veröffentlicht 15. Juli 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

An der Grenze zwischen Vietnam und Laos (Nghệ An) -mốc 459, 460, 461, 462- Bộ Ngoại giao thực địa tại cột mốc biên giới Việt Lào – Cửa khẩu Thanh Thủy   Leave a comment

Bộ Ngoại giao thực địa tại cột mốc biên giới Việt Lào

Ngày 14/6, Đoàn công tác Bộ Ngoại giao do đồng chí Phan Đăng Đương – Phó chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao làm trưởng đoàn làm việc tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy. 18°37′18.8″N 105°11′31.8″E
14/06/2018 https://baonghean.vn/bo-ngoai-giao-thuc-dia-tai-cot-moc-bien-gioi-viet-lao-201910.html
Trước đó Đoàn đã khảo sát tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An) – Nậm On (Bolykhamxay, Lào) và cột mốc đại số 460 biên giới Việt Nam – Lào.
Hiện Đồn biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy quản lý 6 km đường biên giới; quản lý bảo vệ 4 mốc, 2 cọc dấu (trong đó có 1 mốc đại, 1 mốc trung và 2 mốc tiểu).
Thực hiện dự án tôn tạo tăng dày hệ thống mốc quốc giới của hai Nhà nước Việt Nam và Lào, đến tháng 6/2011, ta và bạn đã hoàn thành cắm 4 mốc (mốc số 459, 460, 461, 462) và 2 cọc dấu trên đoạn biên giới do Đồn Biên phòng Cửa khẩu Thanh Thủy quản lý, bảo vệ.
Thời gian qua, Đồn Biên phòng Thanh Thủy đã phối hợp với lực lượng chức năng của cả ta và bạn Lào tăng cường tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự an toàn khu vực biên giới, cửa khẩu.
Hai bên đã tăng cường hợp tác đấu tranh các loại tội phạm; Kịp thời trao đổi thông tin, giải quyết tốt các vụ việc nảy sinh trên biên giới theo đúng Hiệp định mà hai Nhà nước đã ký kết; Ngăn chặn không để xảy ra các hiện tượng xâm canh, xâm cư, di cư tự do và vượt biên giới…
Bên cạnh đó, đơn vị đẩy mạnh công tác đối ngoại biên phòng và ngoại giao nhân dân, góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác đặc biệt Việt Nam – Lào, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới quốc gia trên địa bàn đơn vị quản lý.
Tại buổi làm việc, đại diện đơn vị cũng kiến nghị đoàn công tác trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc nâng cấp cửa khẩu Thanh Thủy – Nậm On lên cửa khẩu quốc tế trong quy hoạch và phát triển cửa khẩu biên giới Việt Nam – Lào đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng – an ninh trong giai đoạn mới.
Đồng chí Phan Đăng Đương – Trưởng đoàn công tác đánh giá cao những kết quả mà Đồn Biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời đồng chí cũng lưu ý đồn cần nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong thời gian tới.
Những đề xuất, kiến nghị của đơn vị, đoàn công tác tiếp thu ghi nhận và sẽ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.


Phối hợp tuần tra song phương bảo vệ biên giới Việt – Lào
Đợt tuần tra song phương lần này, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Thanh Thủy và lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới nước bạn Lào tổ chức tuần tra chung đoạn biên giới từ cột mốc số 460 đến cột mốc số 462.
06/04/2018 https://baonghean.vn/phoi-hop-tuan-tra-song-phuong-bao-ve-bien-gioi-viet-lao-191746.html
Ngày 5/4, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Thanh Thủy (BĐBP Nghệ An) và Đại đội Biên phòng 252, Đồn Công an Nậm On (tỉnh Bô Ly Khăm Xay, Lào) phối hợp tổ chức tuần tra song phương đoạn biên giới 2 đơn vị có trách nhiệm quản lý, bảo vệ.
Đợt tuần tra song phương lần này, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Thanh Thủy và lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới nước bạn tổ chức tuần tra chung đoạn biên giới từ cột mốc số 460 đến cột mốc số 462. Hai bên đã thực hiện đúng nguyên tắc, nghi thức, thủ tục trong hoạt động đối ngoại biên phòng.
Thượng úy Thái Đình Hà – Đội trưởng vũ trang, phụ trách lực lượng tuần tra Đồn Biên phòng Cửa khẩu Thanh Thủy cho biết: Đây là hoạt động nhằm kịp thời phát hiện những vụ việc vi phạm quy chế biên giới, giải quyết các vụ việc xảy ra trên tuyến; phối hợp bảo vệ đường biên giới chung, duy trì ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới.
Kết thúc tuần tra, hai bên tổ chức rút kinh nghiệm, ký biên bản ghi nhận kết quả của công tác quản lý, bảo vệ biên giới trong thời gian qua, đề ra chủ trương, giải pháp và thống nhất về thời gian, quân số cho lần tuần tra song phương tiếp theo.

Một ngày tuyệt vời với Cửa khẩu Thanh Thủy và Đập Cầu Cau
26/07/2016 http://vinhtimes.vn/vi/news/Du-lich/Mot-ngay-tuyet-voi-voi-Cua-khau-Thanh-Thuy-va-Dap-Cau-Cau-200/
Ở thành phố Vinh, đã quá quen với bãi biển Cửa Lò, tuần này, chúng tôi chọn một địa điểm khác, đó là Cửa khẩu Thanh Thủy và đập Cầu Cau (Thanh Chương, Nghệ An). Từ Vinh đi lên, Cửa khẩu Thanh Thủy cách khoảng tầm 70km, nhưng đường khá dễ đi, dọc theo QL 46A, rẽ qua cầu Rộ hướng lên đường HCM, qua thị tứ Thanh Thủy, gặp đường mòn HCM rẽ phải một đoạn ngắn là đến đường dẫn lên cửa khẩu Thanh Thủy, từ đường mòn HCM lên đến cửa khẩu còn khoảng 25km, đây là đoạn đường đẹp nhất trong cả hành trình. Đường lên cửa khẩu là đường 2 chiều với mỗi chiều chỉ một làn xe, tuy nhỏ nhưng do ít phương tiện qua lại, nên đi khá thoải mái.

Chi cục Hải quan Thanh Thủy – Nghệ An: Góp phần tăng cao lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
24/07/2014 https://customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=21222&Category=Tin
Chi cục Hải quan Cửa khẩu Thanh Thủy – Nghệ An chính thức được thành lập tháng 4/2013. Sau hơn một năm hoạt động, đơn vị đã có nhiều cố gắng, phối kết hợp với các lực lượng chức năng, thực hiện quản lý nhà nước về hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn.
Tính đến ngày 15/7/2014, số thu ngân sách nhà nước của đơn vị là 25,7 tỷ đồng (đạt 111,7% kế hoạch được giao); kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 12 triệu USD (tăng 180% so với cùng kỳ năm ngoái). Có 09 doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thường xuyên tại đơn vị.
Cửa khẩu Thanh Thủy có vị trí, điều kiện địa hình bằng phẳng, rút ngắn được khoảng cách giữa hai tỉnh Nghệ An của Việt Nam và Bờ-Li-Khăm-Xay (Lào), tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tăng cao.

Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy: Tiềm năng và hướng mở
Ngày 19/5/2011, Thủ tướng Chính phủ có quyết định nâng cấp Cửa khẩu Thanh Thủy từ cửa khẩu phụ lên thành cửa khẩu Quốc gia. Việc mở cửa Cửa khẩu sẽ rút ngắn được hơn 120 km từ TP Vinh đi thủ đô Viêng Chăn so với Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) và Cửa khẩu Na Mèo (Quan Sơn). Đây sẽ là cơ hội lớn cho Nghệ An phát triển cả trên lĩnh vực kinh tế và xã hội.
30/06/2011 https://baonghean.vn/khu-kinh-te-cua-khau-thanh-thuy-tiem-nang-va-huong-mo-30386.html
Khu kinh tế Cửa khẩu Thanh Thủy (KKTCKTT), nằm tại ngã 3 xã Thanh Thủy (Thanh Chương). Vùng thiết lập KKTCK Thanh Chương có diện tích trên 21.382 ha, nằm ở 4 xã Thanh Thủy, Thanh An, Thanh Hà, Võ Liệt. Cửa khẩu nằm trên QL 46, giáp với tỉnh Bôlikhamxay của nước bạn Lào, cách TP Vinh 68 Km, cách cảng Cửa Lò – một cảng biển lớn của Nghệ An và khu vực chưa đầy 85 cây số.
Dự kiến, đến đầu năm 2012 sẽ thi công xong 60 km đường nhựa phía Lào để Cửa khẩu Thanh Thủy- Nậm o­n thông thương.


Chaircam: Phượt cửa khẩu Thanh Thủy (Thanh Chương, Nghệ An) Hoang Cuong 25.06.2017 veröffentlicht

 

Veröffentlicht 3. Mai 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Na Ngoi Grenzwache überprüft Wahrzeichen an der Grenze zwischen Vietnam und Laos -mốc 420 – 421 – 422 – 423 – 424 – 425 – 426 – Tuần tra song phương trên đỉnh Trường Sơn   Leave a comment

Tuần tra song phương trên đỉnh Trường Sơn

Trong 2 ngày 7 và 8/1, Đồn Biên phòng Na Ngoi, BĐBP Nghệ An phối hợp với Đại đội Biên phòng 222, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Xiêng Khoảng, Lào tổ chức tuần tra song phương kiểm tra hệ thống đường biên cột mốc và bảo vệ an toàn đường biên giới Việt Nam – Lào.
08/01/2019 https://baonghean.vn/tuan-tra-song-phuong-tren-dinh-truong-son-229928.html
Lực lượng tuần tra song phương đã tiến hành tuần tra khép kín đoạn biên giới Việt Nam – Lào từ khu vực cột mốc số 420 đến cột mốc số 422 (có độ cao 2.720m so với mực nước biển). 19°11′52.2″N 104°10′55.3″E
Đây là “nóc nhà” của dãy Trường Sơn (cao thứ 2 Việt Nam sau đỉnh Phan Xi Phăng của dãy Hoàng Liên Sơn). Đoạn biên giới này có chiều dài 15km, lực lượng tuần tra song phương phải hành quân bộ ở độ cao trên 2.500m.
Lực lượng tuần tra 2 bên đã khắc phục khó khăn về thời tiết khô, lạnh, không khí loãng và địa hình hết sức hiểm trở để tiến hành kiểm tra tình trạng cột mốc, phát quang bụi rậm, thông tầm nhìn và dọn vệ sinh xung quanh khu vực cột mốc, trao đổi các nội dung liên quan công tác bảo vệ biên giới…
Hai bên đã thực hiện đúng nguyên tắc, nghi thức, thủ tục trong hoạt động đối ngoại. Kết quả, dấu hiệu đường biên giới không bị xê dịch, cột mốc biên giới được đảm bảo nguyên trạng, an toàn.
Sau khi kết thúc tuần tra song phương, hai bên đã tổ chức họp rút kinh nghiệm, trao đổi một số nội dung tình hình có liên quan, ký biên bản và thống nhất cho những lần tuần tra tiếp theo.

Tuần tra song phương bảo vệ biên giới Nghệ An – Xiêng Khoảng
Từ ngày 6 đến ngày 8-1, Đồn Biên phòng Nậm Càn, BĐBP Nghệ An phối hợp với Đại đội 222 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) tổ chức tuần tra song phương, phát quang đường biên giới. 19°08′50.8″N 104°13′37″E
09/01/2019 http://www.bienphong.com.vn/tuan-tra-song-phuong-bao-ve-bien-gioi-nghe-an-xieng-khoang/
Mặc dù thời tiết không thuận lợi, địa hình hiểm trở, nhưng với quyết tâm khắc phục khó khăn, hai đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ tuần tra, phát quang đường biên từ cột mốc 423 đến cột mốc 424 đoạn biên giới Việt Nam – Lào trên địa bàn hai đơn vị quản lý.
Hai bên đã thực hiện đúng nguyên tắc trong tuần tra song phương, thông tin cho nhau về dấu hiệu đường biên cột mốc, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vấn đề có liên quan đến quy chế biên giới giữa hai nước, bảo vệ nguyên trạng dấu hiệu đường biên, cột mốc.
Kết thúc tuần tra, hai đơn vị đã trao đổi tình hình liên quan, rút kinh nghiệm cho các đợt tuần tra tiếp theo.

Tuần tra song phương ở độ cao trên 1.500m bảo vệ đường biên giới Việt-Lào
Từ ngày 19-12 đến ngày 21-12, Đồn Biên phòng Tam Hợp, BĐBP Nghệ An phối hợp với Đại đội Biên phòng 251, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bô Ly Khăm Xay, Lào tổ chức tuần tra song phương, kiểm tra hệ thống đường biên cột mốc và bảo vệ đường biên giới Việt Nam – Lào. 19°04′19.8″N 104°21′04.4″E
23/12/2018 http://www.bienphong.com.vn/tuan-tra-song-phuong-o-do-cao-tren-1-500m-bao-ve-duong-bien-gioi-viet-lao/
Đội tuần tra của Đại đội Biên phòng 251 có 10 cán bộ, chiến sỹ tham gia do Đại úy Chư Phử, Chính trị viên phó Đại đội làm đội trưởng; Đồn Biên phòng Tam Hợp có 10 cán bộ, chiến sỹ tham gia do Thiếu tá Nguyễn Lương Dũng, Phó đồn trưởng làm đội trưởng.
Lực lượng tuần tra song phương đã tiến hành tuần tra khép kín đoạn biên giới Việt Nam – Lào từ khu vực cột mốc số 426 (có độ cao 1.528m so với mực nước biển) đến cọc dấu mốc 426/2 (có độ cao 1.766m so với mực nước biển). Đoạn biên giới này có chiều dài 7,083 km. Kết thúc tuần tra song phương, Đồn Biên phòng Tam Hợp tiếp tục tuần tra từ vị trí mốc 426 đến mốc 425 có chiều dài 3,862 km.
Khắc phục khó khăn về thời tiết khô, lạnh và địa hình hết sức hiểm trở, đội tuần tra của hai đơn vị đã tiến hành kiểm tra tình trạng cột mốc, phát quang bụi rậm thông tầm nhìn và dọn vệ sinh xung quanh khu vực cột mốc, trao đổi các nội dung liên quan công tác bảo vệ biên giới… Kết quả, dấu hiệu đường biên giới không bị xê dịch, cột mốc biên giới được đảm bảo nguyên trạng, an toàn.
Sau khi kết thúc tuần tra song phương hai bên đã tổ chức họp rút kinh nghiệm, trao đổi một số nội dung tình hình có liên quan, ký biên bản và thống nhất cho những lần tuần tra tiếp theo.
Thiếu tá Nguyễn Lương Dũng, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tam Hợp, cho biết: Đây là hoạt động được đơn vị phối hợp với đơn vị bạn mỗi tháng 1 lần nhằm kịp thời phát hiện những vụ việc vi phạm quy chế biên giới, giải quyết tốt các vụ việc xảy ra, phối hợp bảo vệ đường biên giới Việt Nam-Lào.
Trước đó, trong 2 ngày 18 và 19-12, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch, BĐBP Nghệ An phối hợp với Đại đội Biên phòng 216, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hủa Phăn, Lào tổ chức tuần tra song phương, bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới Việt Nam – Lào.

Tuần tra song phương bảo vệ biên giới Việt – Lào dịp lễ 30-4 và 1-5 19°04′19.8″N 104°21′04.4″E
Ngày 27-4, Đồn Biên phòng Tam Hợp, BĐBP Nghệ An phối hợp với Đại đội Biên phòng 251, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bolykhamxay (Lào) tổ chức tuần tra song phương biên giới Việt Nam – Lào.
28/04/2019 http://www.bienphong.com.vn/tuan-tra-song-phuong-bao-ve-bien-gioi-viet-lao-dip-le-30-4-va-1-5/
Hai bên đã tuần tra, phát quang đoạn biên giới từ cột mốc 425 đến mốc 4265 cọc dấu 425.1; 425.2; 425.3; 426.1; 426.2 với tổng chiều dài 14,828 km trên đoạn biên giới Việt Nam – Lào.
Hai bên đã thực hiện đúng nguyên tắc trong tuần tra song phương, thông tin cho nhau về dấu hiệu đường biên cột mốc, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vấn đề có liên quan đến quy chế biên giới giữa hai nước, bảo vệ nguyên trạng dấu hiệu đường biên cột mốc.
Kết thúc tuần tra, hai đơn vị đã rút kinh nghiệm, trao đổi tình hình có liên quan, lấy cơ sở cho các đợt tuần tra tiếp theo.

BĐBP Nghệ An và bộ đội Xiêng Khoảng (Lào) tuần tra song phương trên đỉnh Trường Sơn
Trong các ngày 18, 19/6, Đồn BP Na Ngoi, BĐBP Nghệ An phối hợp với Đại đội Biên phòng 222, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Xiêng Khoảng, Lào tổ chức tuần tra song phương kiểm tra hệ thống đường biên cột mốc và bảo vệ an toàn đường biên giới Việt Nam – Lào.
19/06/2019 https://baonghean.vn/bdbp-nghe-an-va-bo-doi-xieng-khoang-lao-tuan-tra-song-phuong-tren-dinh-truong-son-246412.html
Tham gia cuộc tuần tra, phía Đại đội Biên phòng 222 do Thiếu tá Vong Phăn – Chính trị viên làm đội trưởng; phía lực lượng Đồn Biên phòng Na Ngoi do Đại úy Nguyễn Bá Kỷ – Chính trị viên phó Đồn BP Na Ngoi làm đội trưởng đội.


Lực lượng tuần tra song phương đã tiến hành tuần tra khép kín đoạn biên giới Việt Nam – Lào từ khu vực cột mốc số 420 đến cột mốc số 422, có chiều dài 15m, nằm ở độ cao 2.720m so với mực nước biển. Đây là “nóc nhà” của dãy Trường Sơn (cao thứ 2 Việt Nam, sau đỉnh Phan Xi Phăng của dãy Hoàng Liên Sơn).
Đội tuần tra đã khắc phục khó khăn về thời tiết khô, lạnh, không khí loãng và địa hình hết sức hiểm trở để tiến hành các thủ tục bảo vệ đường biên cột mốc, đồng thời trao đổi các nội dung liên quan công tác bảo vệ biên giới… Hai bên đã thực hiện đúng nguyên tắc, nghi thức, thủ tục trong hoạt động đối ngoại.
Kết quả kiểm tra cho thấy, dấu hiệu đường biên giới không bị xê dịch, cột mốc biên giới được đảm bảo nguyên trạng, an toàn.
Sau khi kết thúc tuần tra song phương, hai bên đã tổ chức họp rút kinh nghiệm, ký biên bản và thống nhất cho những lần tuần tra tiếp theo.

Đây là hoạt động được đơn vị phối hợp với lực lượng bạn nhằm kịp thời phát hiện những vụ việc vi phạm quy chế biên giới, giải quyết các vụ việc xảy ra trên tuyến; phối hợp bảo vệ đường biên giới chung, duy trì ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới; thông qua đó củng cố thêm tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa 2 nước Việt Nam – Lào nói chung, giữa 2 đơn vị nói riêng.
Đại úy Nguyễn Bá Kỷ – Chính trị viên phó Đồn BP Na Ngoi

Veröffentlicht 2. Mai 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , ,

Patrouillen an der Grenze zwischen den beiden Ländern -mốc 404, 405, 409, 410- Lực lượng biên phòng Việt – Lào tuần tra song phương – cửa khẩu phụ Tha Đo   Leave a comment

Lực lượng biên phòng Việt – Lào tuần tra song phương

Ngày 3/7, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn – Bộ đội Biên phòng Nghệ An và Đại đội 221 – Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) phối hợp tuần tra song phương trên biên giới giữa hai nước Việt – Lào.
04/07/2017 https://baonghean.vn/luc-luong-bien-phong-viet-lao-tuan-tra-song-phuong-138542.html
26/02/2019 https://baonghean.vn/la-chan-thep-noi-bien-cuong-235027.html
Hai đội tuần tra biên giới đã phối hợp thực hiện các nghi thức tuần tra song phương; tiến hành kiểm tra tình hình an ninh trật tự, dấu hiệu đường biên và cột mốc đoạn biên giới từ cột mốc 404 đến cột mốc 405. 19°28′10.9″N 104°05′12.1″E

 


Tuần tra song phương biên giới Việt Nam – Lào
Ngày 22-8, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn (BĐBP Nghệ An) phối hợp cùng Đại đội Biên phòng 221 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Xiêng Khoảng, Lào) tiến hành tuần tra song phương khu vực biên giới 2 bên quản lý.
23/08/2018 http://www.bienphong.com.vn/tuan-tra-song-phuong-bien-gioi-viet-nam-lao/
12/11/2014 https://baonghean.vn/le-ky-ket-giua-don-bien-phong-muong-tip-voi-dai-doi-bien-phong-221lao-63037.html
Trong đợt tuần tra song phương lần này, 2 đơn vị đã tiến hành tuần tra hơn 5km đường biên giới chung trên sông và kiểm tra cột mốc 409 biên giới Việt Nam – Lào. Lực lượng hai bên đã thực hiện đúng nguyên tắc, nghi thức, thủ tục quy định trong hoạt động đối ngoại biên phòng.

… nhập cảnh vùng biên giới tại cửa khẩu phụ Tha Đo xã Mường Típ huyện Kỳ Sơn
Định kỳ mỗi quý một lần, hai bên phối hợp tổ chức tuần tra song phương đoạn biên giới được giao quản lý (đoạn từ cọc dấu 409 [1,2] dọc theo sông Nậm Mộ đến cột mốc 410 [1,2,3]), .. 19°24′41.6″N 104°01′31.5″E

Veröffentlicht 30. April 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,