Archiv für das Schlagwort ‘tet

In diesen Tagen feiern mehr als 16 Millionen Kambodschaner voller Vorfreude das traditionelle Tet Chol Chnam Thmey (Neujahr) – Những ngày này, hơn 16 triệu người dân Campuchia đang náo nức đón Tết cổ truyền Chol Chnam Thmey (Vào Năm mới)   Leave a comment

Campuchia vui đón Tết cổ truyền Chol Chnam Thmey

Những ngày này, hơn 16 triệu người dân Campuchia đang náo nức đón Tết cổ truyền Chol Chnam Thmey (Vào Năm mới). Tết năm con Rồng 2024, Phật lịch 2568 của dân tộc Khmer diễn ra từ ngày 13 đến hết 16/4, dài hơn một ngày so với bình thường.
13/04/2024 – 17:49 https://nhandan.vn/campuchia-vui-don-tet-co-truyen-chol-chnam-thmey-post804576.html
Trong thông điệp chúc mừng năm mới gửi tới đồng bào cả nước, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet nêu bật quyết tâm của Chính phủ khóa VII trong việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội đất nước, nâng cao đời sống của người dân.
Theo ông, năm 2023 vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Hoàng gia, nhân dân Campuchia đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Trong đó, có việc tổ chức thành công Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32, Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12, cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII và mới đây là bầu cử Thượng viện khóa V.
Năm 2023, nền kinh tế Campuchia tăng trưởng 6,5%; năm 2024, ước tính có thể đạt mức 6,6%. Tổng kim ngạch thương mại quốc tế năm 2023 đạt hơn 47,87 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 23,47 tỷ USD. GDP tính theo đầu người của Campuchia ở mức 1.785 USD năm 2022, tăng lên 1.917 USD năm 2023 và dự đoán có thể đạt 2.071 USD trong năm 2024.
Về nông nghiệp, năm 2023, Campuchia đã xuất khẩu hơn 8,5 triệu tấn nông sản, trong đó có 664 nghìn tấn gạo và 2,7 triệu tấn lúa, sang 78 quốc gia. Trên lĩnh vực du lịch, năm vừa qua, đất nước Chùa Tháp đón hơn 5,45 triệu khách quốc tế, tăng 139,50% so cùng kỳ năm trước đó; cùng hơn 18,7 triệu khách nội địa, tăng 34,50%.
Bên cạnh đó, việc Chính phủ thực hiện tăng lương đều đặn cho cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, cùng chính sách trợ giúp người lao động và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn cũng làm người dân đón Năm mới thêm vui vẻ, đầm ấm.
“Chính phủ sẽ tiếp tục củng cố công tác quản lý, cải cách nhiều lĩnh vực quan trọng. Trong đó, tích cực phòng chống tham nhũng; thực hiện chính sách làng, xã/phường an toàn; phát triển nhân lực, đẩy mạnh chuyển đổi số, đề cao hệ thống an sinh xã hội, tăng cường chất lượng dịch vụ y tế; đẩy mạnh xây dựng công trình hạ tầng cơ sở, đường giao thông, thủy lợi, điện, công nghiệp, nông nghiệp và du lịch”, Thủ tướng Huh Manet khẳng định lại những ưu tiên trong chính sách phát triển đất nước của Chính phủ nhiệm kỳ VII.
Để tạo điều kiện cho người dân về quê ăn Tết thuận lợi, an toàn và tiết kiệm chi phí, Chính quyền thành phố Phnom Penh tổ chức 455 xe buýt chở khách miễn phí từ Thủ đô đi các tỉnh và từ các địa phương trở về Phnom Penh.
Tiếp xúc với phóng viên Báo Nhân Dân tại bến xe trên quốc lộ 5, bà Sophea, một hành khách đi xe về quê ở tỉnh Battambang (tây bắc Campuchia) cho biết, gia đình bà rất vui mừng được đi xe miễn phí về nhà ăn Tết. Đây là một điều tốt đẹp, cho thấy Chính phủ quan tâm chăm lo cho người dân.
Tết Chol Chnam Thmey là lễ hội lớn nhất trong năm tại Campuchia, là dịp để văn hóa truyền thống và tình cảm gắn bó cộng đồng của dân tộc Khmer được thể hiện rõ nét.
Trong ngày đầu tiên của Tết Chol Chnam Thmey, chị Ka Saroun, 27 tuổi, cùng gia đình bày bán đồ thủ công mỹ nghệ tại lễ hội Sangkran, tổ chức tại khu vực chùa Wat Phnom, Phnom Penh. Đồ lưu niệm tại quầy chủ yếu là hàng thủ công do phụ nữ, người già neo đơn và cựu chiến binh sản xuất.
“Những mặt hàng này chủ yếu là từ gỗ thốt-nốt, mây tre và bông vải sợi. Chúng tôi muốn giới thiệu sản phẩm truyền thống của Campuchia đến khách du lịch trong nước và quốc tế. Đồng thời, qua đó cũng giúp cho bà con có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống”.
Cũng theo chị Ka Saroun, kinh tế Campuchia sau dịch Covid-19 đang hồi phục và phát triển trở lại. Doanh thu bán hàng của chị tại Siem Reap trong dịp Tết năm ngoái cho tới nay đã tăng lên rõ rệt.
Trong những ngày Tết Khmer, tại Thủ đô Phnom Penh và các địa phương của đất nước Chùa Tháp diễn ra nhiều nghi lễ và chương trình, như đón Thần Năm mới, rước tượng Phật, đắp núi cát, tắm Phật, biểu diễn nghệ thuật, múa truyền thống, cùng các trò chơi dân gian.
Dưới đây là một số hình ảnh về Tết Chol Chnam Thmey tại Phnom Penh:

Veröffentlicht 13. April 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Vollmondtag des ersten Mondmonats ist ein wichtiger Feiertag – Tag der Ahnenverehrung – Dies ist eine Gelegenheit für die Menschen sich an ihre Familien und Vorfahren zu wenden und den verstorbenen Generationen ihre kindliche Frömmigkeit zu zeigen – Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An   Leave a comment

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.
24/02/2024 05:40 (GMT+7) https://baonghean.vn/am-ap-ngay-ram-thang-gieng-o-cac-vung-que-nghe-an-post285298.html

Lòng hiếu kính với tổ tiên
Trong tâm thức người Việt Nam nói chung và người dân Nghệ An nói riêng, Rằm tháng Giêng (còn gọi là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên) là ngày lễ hết sức quan trọng, chính thức khép lại những ngày Tết Nguyên đán. Những ngày này, người dân thường tìm đến đền, chùa cầu an và sắm sửa lễ vật cúng gia tiên.
Đặc biệt, nhiều dòng họ tổ chức tế Tổ với quy mô lớn, tập trung đông đảo con cháu về dâng hương, dâng lễ bày tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà, tổ tiên. Đây cũng là dịp để các thế hệ trong dòng họ thể hiện tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, chia sẻ khó khăn và hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Với người dân Thanh Chương, Rằm tháng Giêng là một ngày lễ quan trọng, con cháu xa gần luôn cố gắng sắp xếp công việc riêng tư, để ngày Rằm về quê đi nhà thờ tế tổ. Sau Tết, các dòng họ, đặc biệt là những gia đình “cửa trưởng”, những hộ trông coi nhà thờ đã rục rịch chuẩn bị công tác tế tổ đầu năm mới.
Anh Lê Văn Đạt (30 tuổi) ở xã Đồng Văn chia sẻ: Nhà thờ họ Lê đại tôn của anh ở xóm Xuân Lộc tế tổ vào trưa ngày Rằm tháng Giêng. Trước đó, sáng ngày 14 toàn thể con cháu tập trung về từ đường để đi tảo mộ. Sau khi tảo mộ xong, mọi người về nhà thờ họp họ (nghe báo cáo thu chi, năm qua kiến thiết, xây dựng, mua sắm những gì, số quỹ còn dư…).
Sáng ngày 15, nhà nhà làm cỗ xôi gà đội đến nhà thờ họ để tế Tổ, nghi lễ được tổ chức trang trọng theo tục lễ xưa. Đội tế (chủ tế, bồi tế), đội nhạc mặc trang phục truyền thống, áo dài khăn đóng chỉn chu.
Tùy vào điều kiện cụ thể mà mỗi dòng họ có cách thức, quy định riêng trong nội dung chương trình tế Tổ. Anh Trần Văn Công (18 tuổi) ở xã Võ Liệt cho biết: Dòng họ Trần của anh có nhà thờ họ ở thôn Hà Lương, tế Tổ vào đêm 14 và sáng 15. Hàng năm, các chi họ luân phiên cử mua sắm hương hoa, đồ mã, thực phẩm, chung tay nấu nướng, thiết kế mâm cỗ tế Tổ. Khi tế tổ xong, con cháu trong họ sẽ hạ cỗ, bày mâm thụ lộc ngay trước sân nhà thờ.
Thanh Chương là huyện có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, lưu giữ nhiều truyền thống quý báu. Ngày Rằm, con cháu muôn phương đều hướng về nhà thờ họ, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đối với tổ tiên.
Trong ngày tế tổ, các dòng họ thường báo công với tổ tiên, Hội đồng gia tộc tổ chức mừng thọ những người cao tuổi. Ban khuyến học của một số họ tộc tổ chức tuyên dương, trao quà khuyến học, khuyến tài cho con em có thành tích học tập tốt…

Con cháu sum vầy
Sau Tết Nguyên Đán, dịp Rằm tháng Giêng cũng được xem là cái Tết sum họp đầm ấm của các dòng họ, trở thành nét văn hóa truyền thống tốt đẹp gắn kết với đời sống của người dân Diễn Châu.
Gia đình chị Ngô Thị Hồng ở xã Diễn Kỷ (Diễn Châu) đã chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh nhưng cứ dịp Rằm tháng Giêng là vợ chồng, con cái lại trở về nơi chôn rau cắt rốn. Chị Hồng cho biết: “Có thể Tết không về quê được nhưng nhất thiết phải về quê trong dịp Rằm tháng Giêng để dâng hương tại nhà thờ dòng họ và bàn thờ gia đình, đó cũng là cách thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, cha mẹ”.
Ông Ngô Sỹ Công – Trưởng tộc họ Ngô, xã Diễn Kỷ cho biết: Ngày Rằm tháng Giêng, các bậc cao niên trong họ thường kể lại cho thế hệ sau nghe về công trạng, sự nghiệp và cuộc đời của tiền nhân để con cháu ghi nhớ và tự hào về dòng họ của mình. Chúng tôi làm lễ cúng tổ tiên để cầu mong con cháu khoẻ mạnh, học hành, lao động tiến bộ, anh em họ hàng đoàn kết, cuộc sống ấm no.
Cũng như nhiều dòng họ khác ở Diễn Châu, dòng họ Nguyễn Hữu ở xã Diễn Lâm vẫn giữ nguyên nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng và đây được xem như một trong những nghi thức quan trọng nhất trong năm của dòng họ.
Ông Nguyễn Hữu Thành – một thành viên của dòng họ chia sẻ: Năm nay con cháu về rất đông để tham gia lễ giỗ Tổ và chung niềm vui, niềm tự hào đón nhận danh hiệu dòng họ văn hoá. Con cháu gần, xa đều về nhà thờ họ để thắp hương, bày cỗ, dâng lên tổ tiên. Đây cũng là dịp để cầu yên đầu năm, mong cho quốc thái dân an, gia đình, dòng họ bình yên, no ấm.
Huyện Đô Lương cũng có nhiều dòng họ tổ chức tế Tổ vào dịp Rằm tháng Giêng. Với dòng họ Trần Đức ở xã Yên Sơn (Đô Lương), việc tế lễ diễn ra từ chiều và đêm 14/1 Âm lịch. Con cháu lần lượt mang lễ vật dâng lên trước ban thờ bày tỏ niềm thành kính và cầu mong tổ tiên phù hộ những điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống.
Anh Trần Tuấn Thi, một người con của dòng họ Trần Đức, hiện sinh sống ở thành phố Vinh đã sắp xếp công việc về quê vào dịp tế Tổ. Theo anh Thi, khi bước chân vào khuôn viên nhà thờ đại tôn, nghe tiếng trống tế, gặp những người hành lễ trong bộ lễ phục trang nghiêm, trong cảnh khói hương trầm mặc, có cảm giác như tổ tiên ở rất gần và đang dõi theo con cháu.
Ở huyện Yên Thành, hầu hết các dòng họ đều tế Tổ vào rằm tháng Giêng nên ngày này khắp làng xóm đều rộn ràng, náo nức. Đặc biệt, dịp này vùng quê lúa còn tổ chức hội thi đánh trống tế giữa các dòng họ khiến không khí ngày Tết Nguyên tiêu càng thêm rộn ràng.
Các dòng họ cử đội trống tế của mình tham dự hội thi, đội nào đoạt giải thưởng sẽ là niềm vui chung của cả họ, cũng là niềm hy vọng về sự đủ đầy, sung túc trong năm. Vì thế, không khí ngày Tết Nguyên tiêu ở quê lúa Yên Thành không kém phần vui vẻ so với những ngày đón Tết Nguyên đán.
Cùng với Thanh Chương, Đô Lương, Diễn Châu và Yên Thành, các vùng quê Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Nam Đàn… cũng rộn ràng tiếng trống tế trong dịp Rằm tháng Giêng. Tiếng trống, làn khói hương như nhịp cầu nối linh thiêng kết nối tâm nguyên, lòng thành của con cháu với tổ tiên, là nét văn hóa truyền thống neo giữ tâm hồn con người với nguồn cội.

Veröffentlicht 25. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Die Situation der verwirrenden Parkscheinpreise zu Beginn des Jahres – Cần siết chặt tình trạng nhập nhèm giá vé giữ xe đầu năm   Leave a comment

Cần siết chặt tình trạng nhập nhèm giá vé giữ xe đầu năm

Những ngày đầu năm mới là thời điểm người dân thường đến các đền, chùa để thắp hương và làm lễ đầu năm. Trước lượng lớn người đổ về, tình trạng nhập nhèm về giá vé giữ xe lại tiếp diễn tại một số điểm du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh.
20/02/2024 09:43 (GMT+7) https://baonghean.vn/can-siet-chat-tinh-trang-nhap-nhem-gia-ve-giu-xe-dau-nam-post285102.html
Chùa Cổ Am là ngôi chùa đẹp nhất trên địa bàn huyện Diễn Châu, trong những ngày đầu năm mới, mỗi ngày ngôi chùa này thu hút hàng ngàn người dân trên khắp mọi miền trở về dâng hương, thưởng ngoạn, tình trạng tắc đường thường xuyên xảy ra.
Trước lượng người đổ về lớn, dịch vụ trông giữ xe xung quanh ngôi chùa này nở rộ với hàng chục hộ dân biến đường làng, ngõ xóm, sân nhà thành bãi giữ xe tự phát. Mỗi khi khách đến, người dân nơi đây đứng tràn ra đường để mời chào khách vào gửi xe.

Tuy nhiên, đáng nói là tại các điểm giữ xe này mỗi nơi thu vé một kiểu.
Có hộ gia đình in vé, có hộ không in vé. Giá vé cũng tuỳ vào vị trí gửi xe. Tại các hộ dân ở xa, giá vé xe máy là 5.000 đồng/vé, ô tô 20.000 đồng/vé, đối với những hộ ở gần chùa, giá đắt hơn, một số điểm thu vé xe máy lên đến 10.000 đồng/vé, ô tô từ 30.000 – 40.000 đồng/vé, cao hơn so với mức quy định chung.
Đơn cử bãi giữ xe tại nhà văn hoá xóm 4, xã Diễn Minh cũ (nay là xã Minh Châu) là điểm giữ xe có diện tích lớn, lại nằm cạnh chùa nên số lượng xe nhiều, trong đó chủ yếu là xe máy. Tại đây vào dịp sau Tết có khoảng 4 – 5 người túc trực, trong đó có 3 người sắp xếp xe, 2 người mời chào, ghi vé. Giá vé xe máy theo ghi nhận của phóng viên cũng như phản ánh của người dân là 10.000 đồng/vé, gấp 3 lần so với quy định. Nhiều người dân tỏ ra bất ngờ trước giá vé này, tuy nhiên do tâm lý hoan hỉ khi đến chùa nên nhiều người đã không phản ánh lại mà chấp nhận trả tiền.
Điều đáng nói, vấn đề lạm thu giá vé giữ xe tại xung quanh chùa Cổ Am đã xuất hiện nhiều năm nay, khiến người dân và du khách bức xúc, tuy nhiên lực lượng chức năng, chính quyền địa phương vẫn chưa xử lý triệt để. Chưa kể đến việc người dân ào ra đường tranh nhau mời chào khách còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Tại đền ông Hoàng Mười, huyện Hưng Nguyên những ngày đầu năm cũng có lượng khách đông không kém. Đây từng là điểm nóng về tình trạng chặt chém giá vé giữ xe khiến người dân bức xúc những năm trước. Trong năm nay, dù đã niêm yết giá công khai theo quy định, chất lượng tại các điểm giữ xe vẫn còn các điểm bất cập.
Theo ghi nhận của phóng viên trong ngày mùng 10 tháng Giêng, tại 2 hướng vào đền ở đường tránh Vinh và đê sông Lam đều có hàng chục người tràn ra đường để chèo kéo khách gửi xe, tạo nên cảnh lộn xộn, mất an toàn.
Khi phóng viên vào gửi ô tô dưới 7 chỗ thì nhân viên trông giữ xe trước cổng đền đã đưa vé, giá vé 18.000 đồng/lượt. Trên vé dù đã có đóng dấu của Ban Quản lý di tích đền Ông Hoàng Mười, tuy nhiên không ghi ngày tháng cụ thể. Bất ngờ hơn là nhân viên không hướng dẫn khách đưa xe vào bãi mà lại để thành hàng dài bên vệ đường, vừa không an toàn vừa gây ùn tắc. Trong khi đó, tại bãi giữ xe vẫn còn các chỗ trống.
Theo Quyết định 80/2016/QĐ-UBND, ngày 20/12/2016 của UBND tỉnh Nghệ An, xe ô tô con 7 chỗ trở xuống tại TP. Vinh hoặc thị xã thì mức thu phí là 10.000 đồng/lượt; tại huyện đồng bằng và núi thấp là 9.000 đồng/lượt. Còn xe ô tô trên 7 chỗ đến xe tải, xe khách, mức thu tại TP. Vinh hoặc thị xã là từ 12.000 đồng đến 15.000 đồng/lượt; tại huyện đồng bằng và núi thấp là từ 10.000 đồng đến 14.000 đồng/lượt.
Đối với các điểm, bãi trông giữ xe chất lượng cao, yêu cầu về điều kiện phục vụ cao hơn những điều kiện trông giữ thông thường (có nhà kiên cố, có camera giám sát, chống cháy nổ) và các điểm, bãi trông giữ xe tại các địa điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa mà khách tham quan thường có nhu cầu gửi xe nhiều giờ thì mức giá trông giữ xe tối đa không quá 2 lần so với mức giá trông giữ xe quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 80/2016.
Như vậy, giá vé giữ xe ô tô dưới 7 chỗ là 18.000 đồng/lượt tại đền Ông Hoàng Mười dù không sai so với quy định, tuy nhiên, mức giá này phải đi đôi với chất lượng dịch vụ để hài lòng người dân và du khách.
Tại đền Cờn, T.X Hoàng Mai những ngày đầu năm, theo phản ánh của người dân do lượng xe quá tải nên xe ô tô phải đỗ xe dọc dài ngoài đường, không gửi ở trong bãi tuy nhiên vẫn có nhân viên lại thu tiền 20.000 đồng/lượt. Đây là mức giá cao hơn so với quy định, đồng thời nhân viên cũng không đưa vé giữ xe cho khách hàng.
Theo quan niệm của nhiều người thì “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, do đó, thời gian tới, tại các điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục có nhiều đoàn khách tham quan, chiêm bái. Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần có các giải pháp để siết chặt tình trạng lạm thu vé giữ xe để đảm bảo quyền lợi cho người dân và du khách, ghi dấu ấn với một môi trường du lịch lành mạnh.

Veröffentlicht 22. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Einzigartige Zeremonie der Darbringung von Banh Chung und des Banh-Tages im heiligsten Tempel in Nghe An – Độc đáo lễ tế bánh chưng, bánh dày tại ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ   Leave a comment

Độc đáo lễ tế bánh chưng, bánh dày tại ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ

Sáng 16/2, Ban quản lý di tích đền Cờn long trọng tổ chức lễ tế bánh chưng, bánh dày – một tục lệ đã được duy trì trên 200 năm nay tại ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ (nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã), mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người dân vùng biển.
16/02/2024 05:39 (GMT+7) https://baonghean.vn/doc-dao-le-te-banh-chung-banh-day-tai-ngoi-den-linh-thieng-nhat-xu-nghe-post284945.html
Các cụ già trong trang phục truyền thống, khăn xếp áo the trang trọng, hai bên là hàng nữ quan trong trang phục áo dài, đầu đội khăn, cùng thực hiện nghi thức tế lễ truyền thống.
Đây là tục lệ đã có trên 200 năm được duy trì, bảo tồn, là sản phẩm văn hóa phi vật thể độc đáo của địa phương, được tổ chức vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Bánh chưng, bánh dày là những sản vật, tế phẩm đặc biệt, lưu truyền từ thời vua Hùng Vương dựng nước.
Bánh chưng vuông tượng trưng cho mặt đất, bánh dày tượng trưng cho bầu trời.
Das quadratische Banh Chung symbolisiert die Erde, der Banh Day symbolisiert den Himmel.
Lễ tế bánh truyền thống hằng năm nhằm cảm tạ trời đất, chư vị thần linh và các bậc cao nhân tiên hiền có công với dân với nước, cầu nguyện cho quốc thái, dân an, mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, ca ngợi sự linh thiêng của Đền Cờn, cũng như phong cảnh, vẻ đẹp con người vùng đất Phương Cần xưa, nay là phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai. Hoạt động này nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích Đền Cờn nói chung và lễ tế bánh chưng, bánh dày nói riêng.
Để có những vật phẩm bánh đẹp mắt, ngon, dẻo, thơm dâng lên Thánh mẫu trong ngày tế bánh, khâu chọn gạo được đặc biệt coi trọng. Gạo được dùng làm bánh là loại gạo nếp cái hoa vàng hạt tròn, căng mẩy, không vỡ. Bánh chưng được gói bởi những người khéo tay được dân làng tuyển chọn. Còn đối với bánh dày, việc làm bánh đòi hỏi kỳ công hơn.
Trước ngày diễn ra lễ tế bánh, những phụ nữ khéo tay, hay làm, đảm đang của làng Phương Cần đã được tuyển chọn để nấu hàng chục nồi xôi. Những thanh niên trai tráng của làng biển là những người trực tiếp giã xôi. Khi xôi nhuyễn thì vắt thành bánh, việc nắn cho bánh có hình tròn đẹp mắt sẽ được giao cho những người thạo việc, khéo tay.
Sau khi lễ tế bánh kết thúc, bánh được chia đều cho dân trong làng và du khách với mong muốn ai cũng gặp nhiều may mắn và bình an. Lễ tế bánh chưng, bánh dày cũng là sự kiện văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Góp phần tuyên truyền, quảng bá về truyền thống văn hóa, quê hương, con người Hoàng Mai đến bè bạn và du khách thập phương.

Từ ngày mồng 1 Tết đến nay, lượng khách về tham quan, chiêm bái ở đền Cờn rất đông, mỗi ngày với hàng ngàn người. Công tác tổ chức các hoạt động lễ tại đền được Ban quản lý chuẩn bị chu đáo và nghiêm túc, du khách đến đây đã tuân thủ nghiêm nội quy của đền trong việc lễ, bái, dâng hương, dâng hoa, hoá vàng tiền, tạo sự nghiêm trang, quy củ. Các dịch vụ phục vụ cho du khách được bài trí hợp lý, không ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi, chiêm bái, cầu lễ, khiến cho di tích đền Cờn càng trở nên linh thiêng hơn trong những ngày đầu năm mới.
BÀ NGUYỄN THỊ HÀPHÓ TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN CỜN
ĐỀN CỜN 19°13′51.6″N 105°44′14.3″E làng phương Cần, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai

Veröffentlicht 20. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Nghe An begrüßt während des Mondneujahrs 2024 etwa 315.000 Touristen – Nghệ An đón khoảng 315 nghìn lượt khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2024   Leave a comment

Nghệ An đón khoảng 315 nghìn lượt khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2024

Während des siebentägigen Neujahrsfestes Giap Thin 2024 begrüßte und bediente Nghe An etwa 315.000 Besucher und Touristen, der Gesamtumsatz aus Touristen erreichte fast 400 Milliarden VND.
Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Nghệ An đón và phục vụ khoảng 315 nghìn lượt khách tham quan, du lịch, tổng thu từ khách du lịch đạt gần 400 tỷ đồng.
14/02/2024 12:30 (GMT+7) https://baonghean.vn/nghe-an-don-khoang-315-nghin-luot-khach-du-lich-dip-tet-nguyen-dan-2024-post284870.html
15/02/2024 17:25 https://nhandan.vn/nghe-an-don-315-nghin-luot-du-khach-dip-tet-nguyen-dan-giap-thin-2024-post796297.html
Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, thời tiết khá đẹp, có nhiều ngày nắng ấm, thuận lợi cho việc du Xuân, tham quan, du lịch. Vì thế, nhiều khu, điểm du lịch ở Nghệ An đã thu hút được lượng khách lớn đến tham quan, chiêm bái trong những ngày nghỉ Tết.
Theo báo cáo của Sở Du lịch, trong vòng 7 ngày nghỉ Tết Nguyên Giáp Thìn 2024 (từ 29 tháng Chạp năm Qúy Mão đến mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn, tức ngày 8 – 14/2/2024), toàn tỉnh đón và phục vụ khoảng 315 nghìn lượt khách tham quan, du lịch. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 400 tỷ đồng.
Các điểm du lịch có lượng khách đến tham quan, chiêm bái lớn gồm: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (gần 40.000 lượt), đền Ông Hoàng Mười (gần 33.000 lượt), tiếp đến là đền Cờn (thị xã Hoàng Mai), chùa Đại Tuệ (Nam Đàn), đền thờ Hoàng đế Quang Trung (thành phố Vinh), Khu di tích Quốc gia Truông Bồn (Đô Lương)…
Trong dịp nghỉ Tết, Sở Du lịch đã chỉ đạo tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn cho khách du lịch. Các khu, điểm du lịch và cơ sở lưu trú đã chấp hành tốt các quy định, tổ chức tốt các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân và đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn về người và tài sản cho du khách.

Veröffentlicht 15. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Das Dorffest Dong Ky mit dem Höhepunkt der Feuerwerksprozession ist seit 2016 als nationales immaterielles Kulturerbe anerkannt – Hội làng Đồng Kỵ với điểm nhấn là lễ rước pháo đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia từ năm 2016   Leave a comment

Bắc Ninh sôi nổi Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ

Ngày 13/2 (tức mùng 4 tháng Giêng năm Giáp Thìn), phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) tổ chức khai hội với nghi lễ truyền thống rước pháo.
Hội làng Đồng Kỵ với điểm nhấn là lễ rước pháo đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia từ năm 2016. 21°08′23″N 105°56′32.4″E
13/02/2024 – 19:46 https://nhandan.vn/bac-ninh-soi-noi-le-hoi-ruoc-phao-dong-ky-post796098.html
25/01/2023 – 17:34 https://nhandan.vn/anh-ruoc-phao-lang-dong-ky-ngay-mung-4-tet-post736067.html [Ảnh]
Trong quan niệm của người dân Đồng Kỵ, tục thờ pháo, rước pháo không chỉ là nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương, mà còn mang ý nghĩa cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, may mắn, tài lộc.
Lễ rước pháo Đồng Kỵ được chuẩn bị từ sớm mùng 4 có sự tham gia của hàng trăm người với nhiều nghi thức trang trọng. Năm nay, đám rước kéo dài hơn hai giờ, từ nhà truyền thống ra đình trong sự chứng kiến, háo hức của hàng nghìn du khách thập phương.
Là lễ hội được tổ chức sớm, hội làng Đồng Kỵ hấp dẫn du khách bởi hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương, của dân tộc.
Diễn ra từ ngày 13-15/2 (tức mùng 4 đến mùng 6 tháng Giêng), Hội làng Đồng Kỵ còn bao gồm nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa của vùng đất Kinh Bắc như hát quan họ, hát tuồng cổ, võ vật truyền thống, trò chơi đập niêu, hội thơ…

Veröffentlicht 14. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Am 13. Februar, dem 4. Tag von Tet, wurde in Bac Ninh das Pfingstrosenfest in der Phat Tich-Pagode (in der Gemeinde Phat Tich, Bezirk Tien Du) offiziell eröffnet – Ngày 13/2, tức mùng 4 Tết, tại Bắc Ninh, lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích (ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du) đã chính thức khai hội   Leave a comment

Khai hội Khán hoa mẫu đơn Chùa Phật Tích

Ngày 13/2, tức mùng 4 Tết, tại Bắc Ninh, lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích (ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du) đã chính thức khai hội, thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn du khách. 21°05′47.2″N 106°01′36″E
13/02/2024 – 19:50 https://nhandan.vn/khai-hoi-khan-hoa-mau-don-chua-phat-tich-post796099.html
Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích (ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du) diễn ra từ ngày mùng 3 đến mùng 5 tháng Giêng, trong đó mùng 4 là ngày chính hội. Năm nay, thời tiết thuận lợi, nên ngay sau Giao thừa đã có rất đông du khách về chùa Phật Tích để lễ Phật, cầu bình an.
Đặc biệt, trong ngày mùng 4 chính hội, hàng vạn lượt du khách có mặt tại đây đã khiến các lối lên chùa, tháp chuông, Đại Phật tượng A Di Đà…
Chùa Phật Tích là Di tích Quốc gia đặc biệt, hiện tại ngôi chùa còn lưu giữ hai nhóm bảo vật quốc gia gồm hàng linh thú đá, tượng Phật A Di Đà bằng đá.
Để lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, Ban Tổ chức đã triển khai các điểm chốt phân luồng tại những khu vực đông người, tăng cường công tác an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường.
Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh, huyện Tiên Du thường xuyên có mặt, kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện những bất cập, vấn đề nảy sinh.

Veröffentlicht 14. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Das Feuerwerk signalisiert das ein neuer Frühling begonnen hat, mit vielen Erwartungen auf ein friedliches und glückliches Jahr von Giap Thin – Màn pháo hoa báo hiệu một mùa Xuân mới đã bắt đầu, với nhiều kỳ vọng cho một năm Giáp Thìn bình an và may mắn – LIVE FEUERWERK AM SILVESTER 2024 IN HANOI – LIVE-DROHNENSHOW HANOI 2024   Leave a comment

Pháo hoa rực rỡ trên bầu trời thành Vinh trong đêm Giao thừa

Màn pháo hoa báo hiệu một mùa Xuân mới đã bắt đầu, với nhiều kỳ vọng cho một năm Giáp Thìn bình an và may mắn
1 giờ trước https://baonghean.vn/phao-hoa-ruc-ro-tren-bau-troi-thanh-vinh-trong-dem-giao-thua-post284732.html
Đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngay sau Đêm hội Tuổi trẻ „Vinh Youthful Countdown 2024“ là màn bắn pháo hoa tầm thấp chào Xuân mới.
Thời lượng bắn là 15 phút, bắt đầu từ 0 giờ đến 0 giờ 15 ngày 10/2/2024. Ảnh: Đức Anh

LIVE FEUERWERK AM SILVESTER 2024 IN HANOI | Frohes neues Jahr 2024 | Driving 4K

LIVE-DROHNENSHOW HANOI 2024 | 2024 Drohnen-Lichtshow beim Hanoi New Year Festival 4K60 HDR – Driving 4K

Lời chúc Tết giao thừa Giáp Thìn 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung – Nghệ An TV

Thông điệp chúc Tết Giáp Thìn 2024 của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng | VTC Now

Veröffentlicht 9. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Tết Nguyên Đán 2024   Leave a comment

Tết Nguyên Đán 2024

Veröffentlicht 9. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Nahaufnahme des Feuerwerks vor Silvester – [Ảnh] Cận cảnh bên trong trận địa pháo hoa trước đêm Giao thừa   Leave a comment

[Ảnh] Cận cảnh bên trong trận địa pháo hoa trước đêm Giao thừa

Theo kế hoạch đã được phê duyệt, trong đêm Giao thừa thành phố Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa ở 30 quận, huyện, thị xã với 32 trận địa pháo hoa. Trong đó, có 9 trận địa bắn pháo hoa tầm cao và 23 trận địa bắn tầm thấp.
09/02/2024 – 17:02 https://nhandan.vn/anh-can-canh-ben-trong-tran-dia-phao-hoa-truoc-dem-giao-thua-post795817.html
Theo kế hoạch, đêm giao thừa pháo hoa sẽ được bắn với thời lượng 15 phút, từ 0 giờ-0 giờ 15 phút ngày 10/2.
Điểm bắn pháo hoa Đảo Dừa sẽ lắp đặt 600 quả pháo hoa tầm cao kết hợp 90 thùng pháo hoa tầm thấp.

Để chào đón năm mới, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 30 điểm, 32 trận địa bắn, trong đó có 9 trận địa bắn tầm cao gồm:
– Quận Hoàn Kiếm (trước trụ sở Tòa soạn Báo Hà Nội Mới và trước Bưu điện Hà Nội).
– Quận Tây Hồ (tại Vườn hoa Lạc Long Quân, trước cổng UBND quận).
– Quận Nam Từ Liêm (tại khuôn viên đường đua F1, phường Phú Đô).
– Quận Hai Bà Trưng (Đảo dừa, Công viên Thống nhất, phường Lê Đại Hành).
– Quận Hà Đông (Hồ Văn Quán, phường Văn Quán).- Thị xã Sơn Tây (Thành cổ Sơn Tây)
– Huyện Thanh Trì (Khu đất dự án hồ điều hòa, xã Tam Hiệp).
– Huyện Đông Anh (Trung tâm Thể dục Thể thao huyện).
Ngoài ra, tại các quận Hoàng Mai, Ba Đình, Long Biên… sẽ có pháo hoa bắn tầm thấp.

Veröffentlicht 9. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Wie wird das Glücksspieldelikt strafrechtlich geahndet? – Tội đánh bạc bị xử lý hình sự như thế nào?   Leave a comment

Tội đánh bạc bị xử lý hình sự như thế nào?

Ông N.L.H ở huyện Nghi Lộc hỏi, thời điểm dịp Tết thường xuất hiện tình trạng tụ tập đánh bạc. Vậy tội đánh bạc sẽ bị xử lý như thế nào?
03/02/2024 03:30 (GMT+7) https://baonghean.vn/toi-danh-bac-bi-xu-ly-hinh-su-nhu-the-nao-post284394.html
Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định Tội đánh bạc, như sau:
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, người đánh bạc trái phép có thể bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử với mức hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù giam và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung phạt tiền lên đến 50 triệu đồng.

Veröffentlicht 9. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Bananen zum Räuchern am Tet-Feiertag sind sehr beliebt, 300.000 VND/Bündel – Chuối thắp hương ngày Tết đắt hàng, 300 ngàn đồng/nải   Leave a comment

Chuối thắp hương ngày Tết đắt hàng, 300 ngàn đồng/nải

Da nur noch wenige Tage bis zum neuen Mondjahr verbleiben, werden Bananen und Früchte zum Räuchern auf den lokalen Märkten langsam „heiß“.
Viele Kunden möchten ein Bündel Bananen mit einer ungeraden Anzahl an Früchten für 300.000 bis 350.000 VND pro Bündel kaufen.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Giáp Thìn, tại các chợ dân sinh, mặt hàng chuối quả thắp hương bắt đầu „nóng“.
Nhiều khách hàng tìm mua nải chuối có số quả lẻ với giá 300 – 350 ngàn đồng/nải.
05/02/2024 05:50 (GMT+7) https://baonghean.vn/chuoi-thap-huong-ngay-tet-dat-hang-300-ngan-dongnai-post284492.html
Chị Nguyễn Thị Vân có sạp hàng bán hoa quả ở chợ Hưng Dũng, TP Vinh đã nhiều năm nay, buôn bán các loại quả theo mùa. Và cứ dịp Tết, chị bán thêm mặt hàng chuối nải phục vụ thắp hương.
„Tôi đến tận vườn chuối của người dân ở huyện Tân Kỳ đặt mua, ngày 20 âm lịch bắt đầu lấy hàng để bán dần đến 30 Tết. Vẫn như các năm, đến hôm nay 25 âm lịch giá bắt đầu tăng cao gấp nhiều lần ngày thường, người mua cũng khá đông, nên tôi phải huy động cả gia đình phụ giúp. Giá trung bình mỗi nải chuối khoảng 90 – 100 ngàn đồng“ – chị Vân cho biết.
Ở các chợ dân sinh, dọc một số tuyến đường có nhiều xe ô tô chở chuối bán ven đường. Chị Trần Thị Nga ở khối Trung Tiến, phường Hưng Dũng sau khi tham khảo, chọn mua chuối ở nhiều điểm bán, đã quyết định mua nải chuối lẻ có 17 quả với giá 300 ngàn đồng.
Chị Nga cho biết, chị đã tìm hiểu nhiều điểm bán, và thấy chuối có nguồn gốc trong tỉnh màu xanh đậm và quả nhỏ hơn so với chuối các thương lái nhập ở các tỉnh khác phía Bắc về, như Phú Thọ, Hưng Yên, Nam Định…
Và như các năm trước, dù giá đắt gần gấp đôi so với loại khác nhưng chị Nga vẫn chọn mua chuối lẻ quả, sáng màu để dâng cúng tổ tiên.
Bà Nguyễn Thị Luân cũng buôn chuối từ Hưng Yên về bán, bà cho biết thêm, chuối nhập từ Bắc về quả có màu sáng đẹp hơn chuối trồng ở địa phương Nghệ An, có thể là do người dân chọn giống khác nhau. Vì thế, giá cũng cao hơn. Và từ nay đến 30 Tết khả năng giá sẽ còn tăng nữa.
„Tuy nhiên người mua không phải ai cũng biết phân biệt nguồn gốc của chuối. Chuối màu xanh đậm hơn thì khi chín sẽ có màu vàng đậm, giá hiện nay khoảng 80 – 100 ngàn đồng/nải. Còn chuối màu sáng, quả to đều, khi chín có màu vàng rực đẹp mắt, giá bán hiện đang ở mức 120 – 150 ngàn đồng/nải bình thường. Nếu là nải có số quả lẻ thì giá từ 250 – 350 ngàn đồng/nải tùy to nhỏ“ – bà Luân cho biết.
Ở các chợ trên địa bàn thành phố Vinh, ngoài chuối ngự còn có loại chuối tiến vua được bán theo trọng lượng cũng khá hút khách. „Chuối tiến vua quả tròn đều, chín vàng ươm và săn chắc, ngọt đậm, được nhập từ miền Nam. Ngày thường, chuối tiến vua bán giá 50 – 60 ngàn đồng/kg, ngày tết giá tăng cao từng ngày. Mấy hôm trước giá 70 – 80 ngàn đồng/kg. Hôm nay 26 âm lịch giá 100 ngàn đồng/kg. Thường thì một nải chuối tiến vua trọng lượng khoảng 1 – 2kg.“ – chị Nguyễn Thị Thủy, một tiểu thương buôn bán hoa quả tại chợ Quán Lau, TP Vinh cho biết.
Còn ở khu vực chợ các huyện, vùng nông thôn, giá mặt hàng chuối phục vụ thắp hương ngày Tết có giá mềm hơn, dao động 50 – 100 ngàn đồng/nải đối với loại chuối ngự. Còn đối với chuối tiêu giá thấp hơn, dao động 20 – 50 ngàn đồng/nải.

Những nải chuối có số quả lẻ được người bán buộc dây đánh dấu để khách hàng lựa chọn nhanh hơn. Một số nải được khách quen đặt hàng trước cũng được đánh dấu để riêng.

Veröffentlicht 6. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Heutzutage beeilen sich viele Menschen in der Stadt Hoang Mai Austern zu ernten um sie auf dem Mondneujahrsmarkt in Giap Thin zu bedienen – Những ngày này, nhiều người dân ở thị xã Hoàng Mai đang hối hả thu hoạch hàu phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn   Leave a comment

Nông dân TX. Hoàng Mai phấn khởi thu hoạch hàu bán Tết

Những ngày này, nhiều người dân ở thị xã Hoàng Mai đang hối hả thu hoạch hàu phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Hàu được mùa, được giá nên các hộ nuôi rất phấn khởi…
03/02/2024 01:26 (GMT+7) https://baonghean.vn/nong-dan-tx-hoang-mai-phan-khoi-thu-hoach-hau-ban-tet-post284339.html
Theo thống kê, ở thị xã Hoàng Mai, hàu được nuôi ở các địa phương: Quỳnh Dị, Mai Hùng, Quỳnh Lập, Quỳnh Phương, với khoảng trên 250 hộ tham gia nuôi. Để có hàu bán vào dịp Tết, người dân xuống giống từ tháng 6/2023. Sau 6 tháng, hàu cho thu hoạch. Bắt đầu từ tháng 11 âm lịch, nhiều hộ thu hoạch rải song tập trung phần lớn vào dịp cuối năm, khi nhu cầu thị trường tăng. Ảnh: Thanh Phúc
Việc thu hoạch hàu khá vất vả khi phải ngồi chênh vênh trên thân tre, kéo dây hàu lên, cắt bỏ vào túi lưới. Những túi hàu sau khi thu hoạch sẽ được tăng bo bằng thuyền mủng. Rồi dùng thuyền lớn để vận chuyển vào bờ.
Vào mùa thu hoạch, nghề này tạo việc làm thời vụ cho hàng chục lao động địa phương với mức tiền công từ 200.000-250.000 đồng/người/ngày. Lao động được thuê để thu dây hàu, vận chuyển hàu, cạy hàu…. Giá hàu cuối năm tăng cao, hiện giá hàu ruột đang ở mức 100.000-120.000 đồng/kg nên người dân rất phấn khởi.
Nuôi hàu chi phí thấp, 1 dây hàu, chi phí đầu tư khoảng 5.000 đồng, sau thời gian nuôi từ 6-8 tháng có thể xuất bán, 1 dây thu hoạch được 1-1,2 kg hàu vỏ, với giá hiện tại dao động từ 25.000 – 30.000 đồng/kg thì người dân “bỏ túi” 20.000-25.000 đồng/dây, lợi nhuận cao gấp 4-5 lần so với chi phí ban đầu bỏ ra.

Veröffentlicht 6. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Lebhafter Grenzmarkt in Nghe An an den Tagen vor Tet – Nhộn nhịp chợ biên xứ Nghệ ngày giáp Tết   Leave a comment

Nhộn nhịp chợ biên xứ Nghệ ngày giáp Tết

Giữa tiết trời rét căm căm những ngày cận Tết, các khu chợ vùng biên trên địa bàn Nghệ An vẫn thu hút được lượng lớn người dân và du khách đến tham quan, mua sắm, giao lưu văn hoá, tạo nên khung cảnh đầm ấm, xua đi cái lạnh mùa đông miền biên viễn.
04/02/2024 02:00 (GMT+7) https://baonghean.vn/nhon-nhip-cho-bien-xu-nghe-ngay-giap-tet-post284433.html
Hội tụ sản vật vùng miền
Từ 4 giờ sáng, khi sương mù còn mịt mờ, nhiệt độ xuống chỉ từ 1 – 3 độ C, Và Nhì Hoa, bản Tiền Tiêu, xã Nậm Cắn (Kỳ Sơn) đã lục cục dậy sớm chuẩn bị để dọn hàng ra chợ phiên Nậm Cắn. Nói là hàng hoá nhưng thực chất chỉ là những nông sản “của nhà trồng được” với những bó rau cải ngồng, túi ớt cay, vài cân gừng tươi, dăm ba con chuột rừng bắt được trong những ngày đi rẫy. Tất cả đều được bà Hoa sắp xếp vào gùi gọn gàng để xuống núi đi chợ – phiên chợ mà bà Hoa cũng như người dân vùng biên mong chờ hàng tuần.
Bản Tiền Tiêu dù cách chợ biên Nậm Cắn chỉ khoảng 3km, tuy nhiên do không có phương tiện, thêm gùi, giỏ chứa nhiều nông sản cồng kềnh nên không chỉ bà Hoa và rất nhiều bà con vùng cao nơi đây đều chọn cách gánh hàng trên lưng, đi bộ từ tờ mờ sáng để kịp giờ họp chợ. Quần áo cũ khoác nhiều lớp, những đôi chân cứ cặm cụi bước giữa cái rét căm căm và lớp sương mù bao phủ. Khi đến cửa khẩu, trời cũng vừa hửng sáng…
Chợ phiên Nậm Cắn đã hình thành từ lâu và trở thành điểm đến hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa người vùng cao của hai nước Việt – Lào. Trước đây, chợ chỉ họp một tháng 2 lần vào các ngày 15 và 30 dương lịch hàng tháng. Để tăng cường giao lưu giữa hai nước, từ năm 2018, chính quyền hai tỉnh vùng biên Việt Nam là Nghệ An và Xiêng Khoảng (Lào) đã tăng phiên chợ tới 4 lần/tháng, vào các ngày Chủ nhật hàng tuần. Từ đó đến nay, khu chợ dần trở thành điểm đến quen thuộc không chỉ người dân 2 nước mà du khách thập phương cũng đổ về để trải nghiệm.
Đứng từ cửa khẩu biên giới Nậm Cắn nhìn sang, chợ phiên Nậm Cắn mới sáng sớm đã nhộn nhịp người và phương tiện. Những xe chở hàng từ Việt Nam hay nước bạn Lào đã dựng kín tuyến đường vào chợ để chuyển hàng hoá. Tiếng cười nói, ngã giá râm ran 1 vùng trời. Trong khu vực chính của chợ, làn khói từ những gian ẩm thực toả lên với mùi thơm đặc trưng của các món ăn Lào – Việt khiến ai cũng thấy nức lòng.
Chị Hờ Y Xì, chủ quán ẩm thực tại khu chợ đon đả chia sẻ: “Vào ngày cận Tết này, người dân đi sớm lắm, bà con vào quán để giao lưu, chuyện trò sau nhiều ngày không gặp, các món ăn được người dân lựa chọn đa số là đồ nướng như gà nướng, bò nướng, lòng dồi nướng…thêm các đĩa xụm Lào, xôi Lào, nước chấm cay đặc trưng của người Lào, rau củ tươi sống của Việt Nam, tất cả hoà quyện thành những món ăn đậm vị khó quên.
Trong khu chợ đặc biệt này, ấn tượng nhất với chúng tôi là sự đa dạng hàng hoá, trong đó có đến 70% là các nông sản bản địa được người dân 2 nước mang đến để buôn bán, trao đổi. Những nông sản lạ mà quen, quen mà lạ được trồng ở vùng có địa hình cao, nhiệt độ mát mẻ quanh năm, không sử dụng các thuốc BVTV, đảm bảo tươi ngon với giá thành hợp lý lại càng hấp dẫn du khách.
Những bó rau cải địa phương xanh mướt, lá to bẹ được bày bán thành dãy dài ngay cổng vào bán với giá chỉ 10.000 đồng. Xa xa, những gian hàng bán đầy những nông sản vùng cao như mật ong, sâm rừng, thảo dược, hạt mắc khén, chuối rừng, măng khô… cũng được sắp xếp bắt mắt, giá chỉ từ vài ngàn đến vài chục ngàn đồng, mức giá có thể làm hài lòng bất cứ ai.
Độc đáo hơn nữa, khu chợ này người dân mua bán có thể sử dụng tiền Việt hoặc tiền Lào để trao đổi sau khi cân đối tỷ giá. Tiểu thương 2 nước qua nhiều năm giao lưu, gắn bó cũng nói được những câu quen thuộc của nhau khi chào hỏi, trao đổi hàng hoá, tình cảm đoàn kết thể hiện qua ánh mắt, nụ cười.
Chợ biên Nậm Cắn ngày thường đã nhộn nhịp, cận Tết lại càng đông vui. Có người dắt trâu, bò, lợn, gà bán tươi tại chợ, được tiền là sắm Tết luôn. Khách hàng còn có thêm những con em đi làm ăn xa, cuối năm trở về quê hương lên chợ sắm Tết. Người mua ống giang, lá dong gói bánh, người mua thực phẩm, đồ gia dụng, người sắm cho con cái những bộ thổ cẩm mới…không khí tươi vui, đầm ấm giữa những ngày giá rét.
Chị Hoàng Nguyên – du khách từ thành phố Vinh cho biết: Tôi đã nghe đến chợ biên Nậm Cắn từ lâu và dịp cận Tết này cũng đã được trải nghiệm. Dù quãng đường di chuyển từ TP.Vinh đến đây khá xa nhưng bù lại chúng tôi được hoà vào không gian đậm đà bản sắc người vùng cao, ngắm phong cảnh hữu tình, thưởng thức những món ăn, thuê thử những trang phục thổ cẩm đặc trưng rất ấn tượng. Chợ lại họp vào dịp cuối tuần nên chắc chắn chúng tôi sẽ sắp xếp để trở lại.

Không chỉ trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tại Nghệ An còn có những khu chợ vùng biên đặc sắc, mang đậm sắc màu văn hoá đồng bào vùng cao mỗi dịp Tết đến.
Tại chợ biên Tri Lễ, huyện Quế Phong, dù mới được mở phiên đầu tiên vào ngày 1/9 vừa qua, tuy nhiên đến nay đã trở thành điểm đến quen thuộc mỗi tháng của người dân trên địa bàn huyện Quế Phong và các địa phương lân cận.
Ông Vi Văn Cường – Chủ tịch UBND xã Tri Lễ cho biết:
Khu chợ thời điểm mở phiên đầu tiên đã tạo nên dấu ấn lớn, lượng người đổ về đông nghịt ùn tắc cả tuyến đường lên xã.
Chợ Tri Lễ được tổ chức đều đặn vào ngày mùng 1 hàng tháng, riêng dịp Tết thì sẽ mở thêm ngày để phục vụ nhu cầu của người dân. Tại đây luôn tràn ngập sắc màu văn hoá của các đồng bào dân tộc, đặc biệt là đồng bào Mông sinh sống trên địa bàn với những mặt hàng đặc trưng như dưa rẫy, thổ cẩm, rau cải ngồng, măng rừng,chanh leo, lợn đen, gà địa phương…Không chỉ được mua hàng ngon, sạch mà du khách còn được hoà mình các chương trình nghệ thuật, trò chơi dân gian được tổ chức tại chợ.

Điểm nhấn du lịch vùng biên
Theo thời gian, những khu chợ phiên ở vùng biên giới không đơn thuần là nơi trao đổi mua sắm hàng hoá mà còn là điểm hẹn giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, điểm dừng chân lý thú của người dân và du khách vùng xa, góp phần phát triển kinh tế xã hội và du lịch vùng biên.
Chợ phiên Mường Quạ tại xã biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông cũng là khu chợ như vậy. Chợ thường họp theo phiên vào những ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng. Trong dịp cận Tết, chợ họp thêm phiên để phục vụ nhu cầu của người dân. Từ năm 2018 đến nay, thời điểm chợ đi vào hoạt động đã trở thành điểm hẹn lý tưởng của người dân và du khách mỗi khi trở về với miền Trà Lân.
Ông Ngân Văn Trường – Phó Chủ tịch UBND xã Môn Sơn cho biết: Chợ Mường Quạ là niềm tự hào tại địa phương, vừa là điểm kinh doanh, buôn bán nhộn nhịp, vừa góp phần phát triển du lịch trên địa bàn. Cứ mỗi lần có phiên chợ đến nay, các đoàn khách khi trở về với Con Cuông cũng tranh thủ tìm về địa phương để được trải nghiệm nét văn hoá tại chợ Mường Quạ, thưởng thức ẩm thực cũng như theo dõi các tiết mục văn nghệ đặc trưng của đồng bào nơi đây. Hình ảnh vùng đất Môn Sơn cũng được biết đến rộng rãi hơn.
Chợ biên Tri Lễ cũng là một trong những khu chợ tạo được ấn tượng truyền thông lớn trong ngày đầu đi vào hoạt động. Hình ảnh đoàn xe nối đuôi nhau kéo lên vùng biên Tri Lễ để đi chợ đã gây sốt cộng đồng mạng. Khu chợ cũng được huyện xác định là một trong những điểm đến trong bản đồ du lịch của huyện.
Ông Bùi Văn Hiền – Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết: Chợ Tri Lễ từ khi đi vào hoạt động đã góp phần tạo thu nhập cho đồng bào vùng biên giới còn nhiều khó khăn, quảng bá những nét văn hoá, ẩm thực, góp phần phát triển dịch vụ thương mại vùng biên. Thời gian tới, huyện cũng sẽ tiếp tục đầu tư để khu chợ khang trang hơn nhưng vẫn lưu giữ các nét truyền thống, đồng thời tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch đậm đà bản sắc của đồng bào vùng biên Quế Phong thông qua khu chợ độc đáo này.

Veröffentlicht 5. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Während Tet wurde ein Dienst mit Elektroauto zwischen Hoan Kiem See und Thang Long Citadele hinzugefügt – Thêm tuyến xe điện hồ Hoàn Kiếm-Hoàng thành Thăng Long dịp Tết   Leave a comment

Thêm tuyến xe điện hồ Hoàn Kiếm-Hoàng thành Thăng Long dịp Tết

Dịch vụ “Du lịch Hà Nội bằng xe ô-tô điện” sẽ được khai trương vào 9 giờ 30 phút ngày 5/2 (tức 26 tháng Chạp năm Quý Mão), nhằm đưa du khách khám phá nét văn hóa đặc trưng của Thủ đô Hà Nội theo lộ trình tham quan tuyến hồ Hoàn Kiếm-khu Phố cổ Hà Nội và Hoàng thành Thăng Long.
01/02/2024 – 16:06 https://nhandan.vn/infographic-them-tuyen-xe-dien-ho-hoan-kiem-hoang-thanh-thang-long-dip-tet-post794833.html
Nhằm phục vụ người dân và du khách vui chơi trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp UBND quận Hoàn Kiếm và Công ty cổ phần Ðồng Xuân sẽ khai trương dịch vụ “Du lịch Hà Nội bằng xe ô-tô điện” vào 9 giờ 30 phút ngày 5/2 (tức 26 tháng Chạp năm Quý Mão).
Nhân dịp này, từ ngày 1 đến 9/2/2024 (tức từ ngày 22 đến 30 tháng Chạp năm Quý Mão), các đơn vị cũng triển khai chương trình khuyến mại miễn phí chiều đi từ hồ Hoàn Kiếm đến Hoàng thành Thăng Long, với số lượng 10 xe hoạt động liên tục trong ngày.

Kết nối Hoàng thành Thăng Long và phố cổ Hà Nội bằng phương tiện xanh
Hai di sản văn hóa quan trọng bậc nhất của Hà Nội là Hoàng thành Thăng Long, Phố cổ Hà Nội chính thức được kết nối bằng dịch vụ xe điện. Tuyến xe điện nối hai di sản này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để du khách khám phá phần “thành” và phần “thị” của kinh đô Thăng Long xưa.
05/02/2024 – 11:39 https://nhandan.vn/ket-noi-hoang-thanh-thang-long-va-pho-co-ha-noi-bang-phuong-tien-xanh-post795319.html
Sáng 5/2, tại Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long (quận Ba Đình, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức khai trương tuyến xe điện kết nối khu vực hồ Hoàn Kiếm với Hoàng thành Thăng Long.
Với thông điệp “Vì một Hà Nội xanh”, dịch vụ “Du lịch Hà Nội bằng xe ô-tô điện” sẽ đưa du khách khám phá những nét văn hóa đặc trưng của Thủ đô Hà Nội theo lộ trình tham quan tuyến hồ Hoàn Kiếm-khu phố cổ Hà Nội và Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Tuyến xe điện sẽ đi qua 24 con phố cổ, phố cũ với lộ trình chiều đi gồm:
Phố Đinh Tiên Hoàng (điểm đầu)-Hàng Đào-Hàng Ngang-Hàng Buồm-Mã Mây-Hàng Bạc-Hàng Ngang-Hàng Đường-Đồng Xuân-Hàng Giấy-Quán Thánh-Nguyễn Biểu-Hoàng thành Thăng Long (điểm cuối)
Chiều về gồm:
Hoàng thành Thăng Long (điểm đầu – cổng số 9 phố Hoàng Diệu)-Hoàng Diệu-Hoàng Văn Thụ-Hùng Vương-Phan Đình Phùng-Hàng Cót-Hàng Lược-Hàng Mã-Hàng Chiếu-Đào Duy Từ-Mã Mây-Hàng Bạc-Hàng Bồ-Lương Văn Can-Lê Thái Tổ-Hàng Khay-Đinh Tiên Hoàng.
Toàn bộ chiều dài của cung đường cả lượt đi, lượt về là 10km.

Trên lộ trình này, với tốc độ di chuyển chậm, khách tham quan sẽ cảm nhận rõ nét về những vẻ đẹp của các công trình kiến trúc cổ kính tại khu phố cổ, thưởng ngoạn vẻ đẹp của hồ Hoàn Kiếm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm; tiếp đó là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hoàng thành Thăng Long và các công trình kiến trúc Pháp, trên những con phố được người Pháp quy hoạch trên địa bàn quận Ba Đình.
Phát biểu tại lễ khai trương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết: “Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội nghiên cứu tổ chức tuyến xe điện và giao cho Công ty Cổ phần Đồng Xuân triển khai. Dịch vụ “Du lịch Hà Nội bằng xe ô-tô điện” kết nối giữa Hoàng thành, nơi sinh hoạt và làm việc của vua, hoàng gia và triều đình và thị thành – tức khu vực phố phường của kinh thành xưa sẽ góp phần thu hút khách du lịch đến hai di sản này nói riêng và đến Hà Nội nói chung”.
Hiện nay, Công ty cổ phần Đồng Xuân bố trí 20 xe điện phục vụ cho tuyến du lịch xe điện này.
Mức giá 245 nghìn đồng/7 khách cho mỗi chiều di chuyển được đánh giá là phải chăng, phù hợp với túi tiền của mọi người.
Ngoài ý nghĩa kết nối di sản, việc khai trương tuyến du lịch xe điện kết nối Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và Hoàng thành Thăng Long góp phần thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của thành phố Hà Nội.
Ngay sau lễ khai trương, nhiều du khách đã tham gia trải nghiệm những chuyến xe điện đầu tiên kết nối hai khu di sản quan trọng bậc nhất của Hà Nội.

Veröffentlicht 5. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,