Archiv für das Schlagwort ‘holz

Bewundern Sie die Schönheit der größten Holzkirche in Nghe An – Chiêm ngưỡng vẻ đẹp nhà thờ có khung gỗ lớn nhất Nghệ An   Leave a comment

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp nhà thờ có khung gỗ lớn nhất Nghệ An

Với khối lượng gỗ đồ sộ, nhà thờ Giáo xứ Bột Đà tại xã Đà Sơn, huyện Đô Lương được ghi nhận là nhà thờ có khung làm bằng gỗ lớn nhất Nghệ An hiện nay.
24/12/2023 05:49 (GMT+7) https://baonghean.vn/chiem-nguong-ve-dep-nha-tho-co-khung-go-lon-nhat-nghe-an-post282159.html
Nhà thờ Giáo xứ Bột Đà được khởi công xây dựng từ 8/12/2017, đã hoàn thiện bên trong và hiện đang trong quá trình hoàn thiện mặt ngoài.
Dự tính trong năm 2024, mặt ngoài nhà thờ và toàn bộ khuôn viên sẽ được hoàn thành khép kín. 18°52′36.8″N 105°17′53.9″E
Những chiếc cột gỗ kích thước khủng có chu vi hơn 2m, phải 2 người lớn mới ôm hết. Mỗi chiếc cột có chiều cao 12,7m, khối lượng 4,5m3.

Ông Phạm Đình Thế – Chủ tịch Hội đồng mục vụ Giáo xứ Bột Đà cho biết, 1.297 m3 gỗ là số lượng gỗ để hoàn thành nhà thờ, đặc biệt hoàn toàn bằng gỗ từ cột, kèo, bẩy, mè, rui… Loại gỗ được sử dụng gồm có: Lim, hương (Nam Phi), sến, Trong đó, gỗ hương chiếm 70% được sử dụng làm cột. Nhà thờ có chiều dài 72 m, rộng 23m, diện tích xây dựng 1.656 m2.

Veröffentlicht 27. Dezember 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Der Holzexport ist schwierig, viele Rohstoffwälder in Nghe An müssen die Ernte einstellen – Xuất khẩu gỗ gặp khó, nhiều rừng nguyên liệu ở Nghệ An phải dừng khai thác   Leave a comment

Xuất khẩu gỗ gặp khó, nhiều rừng nguyên liệu ở Nghệ An phải dừng khai thác

Thị trường xuất khẩu bế tắc, các doanh nghiệp ngành gỗ ở Nghệ An tồn hàng với khối lượng lớn. Khó khăn về đầu ra, kéo theo rừng nguyên liệu phải dừng khai thác.
02/07/2023 06:46 (GMT+7) https://baonghean.vn/xuat-khau-go-gap-kho-nhieu-rung-nguyen-lieu-o-nghe-an-phai-dung-khai-thac-post272230.html
Đại diện Hiệp hội Chế biến gỗ và Lâm sản ngoài gỗ Nghệ An cho biết: Nghệ An có 3 loại hình sản xuất, kinh doanh ngành gỗ gồm: Sản xuất viên nén, dăm gỗ, các sản phẩm gỗ. Từ đầu năm 2023 đến nay, cả 3 sản phẩm trên đều rớt giá, khó khăn về đầu ra, kéo theo đó là rừng nguyên liệu trên địa bàn Nghệ An cũng phải dừng khai thác do không bán được.
Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm xuất khẩu gỗ chủ yếu do giá nguyên liệu sản xuất, chi phí vận chuyển tăng mạnh; các thị trường chính xuất khẩu gỗ của Việt Nam như Hoa Kỳ, châu Âu, Anh, Trung Quốc đang lạm phát. Trong khi đó, rất nhiều quốc gia đang thắt chặt chính sách tín dụng, người dân thắt chặt chi tiêu… Điều này tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu.
Do khó khăn về đầu ra nên nhiều doanh nghiệp ngành gỗ trên địa bàn Nghệ An đang tồn kho rất nhiều sản phẩm. Đại diện Công ty TNHH Liên doanh nguyên liệu giấy Nghệ An PP ở xã Khánh Hợp (Nghi Lộc) cho biết, hiện công ty đang tồn kho trên 2.500 tấn dăm gỗ. Mặt hàng dăm gỗ của đơn vị chủ yếu xuất sang các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc…
Nhưng từ đầu năm 2023 đến nay, các đối tác ở những nước trên dừng thu mua. 6 tháng đầu năm 2023, đơn vị mới chỉ đạt doanh thu 604.000 USD từ xuất khẩu, giảm 1,4 triệu USD so với cùng kỳ. Trong 6 tháng qua, nhà máy phải hoạt động cầm chừng để giữ chân công nhân. Công ty có 70 lao động thì phải cắt giảm đến một nửa…
Cùng tình cảnh trên, Công ty TNHH Lâm nông nghiệp Sông Hiếu hiện đang tồn kho trên 3.800 mét khối các loại sản phẩm gỗ, trị giá tiền hàng trên 27 tỷ đồng. Hàng tồn kho chủ yếu là các loại gỗ ghép thanh, phôi gỗ xuất đi các nước châu Âu. Vì vậy, một số nhà máy băm dăm của công ty đang phải tạm dừng thu mua hoặc thu mua số lượng hạn chế. Đại diện đơn vị này cho biết: Xuất khẩu gặp khó, hiện nay, doanh nghiệp đang phải tìm kiếm thị trường mới trong nước nhưng cũng rất khó khăn.
Theo tìm hiểu, tại các doanh nghiệp chuyên về gỗ xuất khẩu như Công ty TNHH – Thanh Thành Đạt, Công ty TNHH Biomass Fuel Việt Nam… cũng gặp khó tương tự.

Nghệ An hiện có hơn 45 doanh nghiệp chế biến gỗ; hơn 100 doanh nghiệp lâm sản ngoài gỗ và hơn 10.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Theo báo cáo của Sở Công Thương Nghệ An, 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của tỉnh ước đạt trên 63 triệu USD, giảm 21 triệu USD so với cùng kỳ năm 2022.
Thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp ở Nghệ An không đặt mục tiêu lợi nhuận mà chỉ cần có đơn hàng để giữ lao động và đủ chi phí trang trải cho hoạt động của nhà máy. Đại diện Công ty CP Sản xuất và Thương mại gỗ Thanh Chương ở xã Thanh Hương (Thanh Chương) cho biết thêm: Nhà máy sản xuất gỗ viên nén với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 350 tỷ đồng, đi vào hoạt động từ năm 2021, công suất giai đoạn 1 của nhà máy là 150.000 tấn/năm.
Từ đầu năm 2023 đến nay, viên nén xuống giá, đầu ra khó khăn. Cụ thể, năm 2022 giá viên nén đạt 180 USD/tấn, nay chỉ đạt 140 USD/tấn, mặt hàng viên nén chủ yếu xuất thị trường Nhật Bản. Do khó khăn đầu ra nên đến thời điểm này, đơn vị đang tồn kho trên 11.000 tấn. Để ứng phó với khó khăn trên, đơn vị đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng mới ở thị trường châu Âu.
Qua tìm hiểu được biết, để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, nhiều công ty đã chủ động rà soát lại các chi phí để cắt giảm tối đa; đồng thời, tìm những thị trường ngách, đơn hàng nhỏ để duy trì hoạt động, giữ chân công nhân chờ thị trường phục hồi. Một số ít doanh nghiệp đã tìm cách dịch chuyển theo hướng đa dạng hóa thị trường và sản phẩm…

Veröffentlicht 3. Juli 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Aufgrund des Einflusses der Weltwirtschaftslage sowie einer Reihe anderer Branchen ging die holzverarbeitende und verarbeitende Industrie für den Export stark zurück – Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, cũng như một số ngành hàng khác, ngành sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu sụt giảm mạnh   Leave a comment

Hỗ trợ ngành gỗ mở rộng thị trường xuất khẩu

Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, cũng như một số ngành hàng khác, ngành sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu sụt giảm mạnh. Hiệp hội ngành gỗ đang nỗ lực cùng với các cơ quan quản lý Nhà nước tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua thách thức…
23/05/2023 – 19:45 https://nhandan.vn/ho-tro-nganh-go-mo-rong-thi-truong-xuat-khau-post754244.html
Xuất khẩu sụt giảm
Tổng cục Hải quan cho biết, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,9 tỷ USD, giảm 30,6% so cùng kỳ năm 2022; trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm đồ gỗ chỉ đạt 2,6 tỷ USD, giảm 38% so cùng kỳ. Ở chiều ngược lại giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cũng giảm mạnh chỉ đạt 633,69 triệu USD, giảm 33,6% so cùng kỳ năm trước.
So 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm trong 4 tháng đầu năm 2023 sang các thị trường chính đều giảm mạnh: Mỹ đạt 2,02 tỷ USD, giảm 37,9%; Nhật Bản 556,2 triệu USD, giảm 1,5%; Hàn Quốc đạt 273,5 triệu USD, giảm 22,2%; Trung Quốc đạt 481,2 triệu USD, giảm 12,8%; Anh đạt 60,33 triệu USD, giảm 38%; Australia đạt 35,7 triệu USD, giảm 39,7%…
Tương tự, đối với thị trường EU cũng đã giảm tới 60%, các đơn hàng mới hiện rất ít, mặc dù đang là “mùa bán hàng” của thị trường này.
Theo Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), sức mua trên toàn cầu giảm mạnh khiến kinh tế thế giới đối mặt với những khó khăn, thách thức, dẫn đến số các đơn hàng của ngành gỗ giảm. Đây là thực tế rất khó khăn đối với ngành gỗ. Hiện tại, những doanh nghiệp có đơn hàng thì chủ yếu là những đơn hàng nhỏ và chỉ nhận được các đơn hàng tới tháng 6/2023.
Hằng năm, đến thời điểm này, các doanh nghiệp đã có đơn hàng đồ gỗ ngoài trời và đang chuẩn bị nguyên liệu cho các tháng tiếp theo xuất đi châu Âu để vào mùa hè nhà nhập khẩu bán ra, nhưng đến nay doanh nghiệp vẫn chưa có đơn hàng.
Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ sang Mỹ cũng đã giảm rất mạnh, do chỉ số nhu cầu nhà ở của nước này có thời điểm đã giảm gần 50% so cùng kỳ năm trước, làm cho nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường này giảm theo.
Trước các diễn biến không mấy khả quan của ngành gỗ xuất khẩu, VIFOREST đã đề xuất các cơ quan có trách nhiệm, đồng hành cùng doanh nghiệp tập trung tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm thị trường và các cơ hội đầu tư, mở rộng các mặt hàng gỗ có tính cạnh tranh cao hơn. Trước mắt tập trung vào vào ba thị trường chính Bắc Mỹ, châu Âu và thị trường Đông Bắc Á.

Tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệpFinden Sie Lösungen zur Unterstützung von Unternehmen
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho các ngành gỗ và thủy sản ngày 13/4/2023, ngày 22/5, Bộ Ngoại giao đã tổ chức cuộc họp giao ban với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhằm đánh giá những thách thức, cơ hội, tác động của các chính sách, quy định mới của các thị trường tới ngành gỗ và lâm sản, trao đổi về các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường.
Tham dự cuộc họp có đại diện các Bộ: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Ban Nghiên cứu và phát triển kinh tế tư nhân, các hiệp hội, doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực gỗ và lâm sản.
Tại cuộc họp, Chủ tịch VIFOREST Đỗ Xuân Lập đề nghị cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp thông tin về các yêu cầu cũng như thay đổi về chính sách thương mại của những thị trường chính (Mỹ, EU và Đông Bắc Á).
Đối với vấn đề phòng vệ thương mại. Hiện ngành gỗ đang đối diện với hai vụ việc phòng vệ thương mại liên quan tới mặt hàng gỗ dán và tủ bếp do Mỹ khởi xướng điều tra, vụ việc đã kéo dài, doanh nghiệp mong muốn Chính phủ, các cơ quan ngoại giao trao đổi với Bộ Thương Mại Mỹ đề nghị giải quyết vụ việc đúng tiến trình, thời gian đã ấn định.
Đối với vụ việc điều tra mặt hàng gỗ dán đã gia hạn ra quyết định tới lần thứ 7 và kéo dài đã ba năm, tác động nghiêm trọng tới các doanh nghiệp gỗ dán Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất ra không bán được hàng, các nhà nhập khẩu Mỹ chuyển dịch sang các thị trường khác mua hàng.
Cùng với đó, các doanh nghiệp ngành gỗ cần có các thông tin cảnh báo sớm, các thông tin thị trường để định hướng cho các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu các tranh chấp thương mại xảy ra. Đồng thời, hỗ trợ về mặt truyền thông cho các doanh nghiệp, hướng tới mặt hàng có thế mạnh, doanh nghiệp có thế mạnh sản xuất ở các thị trường chủ lực.
Về phía Hiệp hội, sẽ gửi thông tin đầy đủ về các doanh nghiệp có năng lực để tham tán thương mại ở các nước, quảng bá và truyền thông.
Để có thể hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp gỗ, các cơ quan đại diện và các bộ, ngành đề nghị, trước mắt các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, nghiên cứu để đáp ứng đúng nhu cầu của từng thị trường, xây dựng quan hệ sâu với khách hàng, đầu tư xây dựng thương hiệu; tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp để bảo đảm quy mô và tính ổn định của chuỗi cung ứng; có chiến lược bài bản, chuyên nghiệp trong quảng bá, phát triển thị trường.
Về dài hạn, cần tập trung đầu tư, đổi mới về công nghệ để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường, chuẩn bị kỹ hồ sơ pháp lý để hạn chế các rủi ro về tranh chấp, phòng vệ thương mại, bảo đảm nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, mã số vùng trồng hợp pháp…
Các cơ quan đại diện khẳng định sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và mở rộng, phát triển thị trường.
Bên cạnh đó, các cơ quan đại diện tiếp tục nỗ lực hỗ trợ ngành gỗ mở rộng, đa dạng hóa thị trường, nhất là các thị trường tiềm năng và còn dư địa như: Ấn Độ, Đông Âu, Trung Đông; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, giải quyết thỏa đáng các tranh chấp và phòng vệ thương mại, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam…

Veröffentlicht 24. Mai 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Nach vielen Jahren des kontinuierlichen Preisverfalls ist der Preis für Akazienholzmaterial vor etwa 2 Monaten auf ein Rekordhoch gestiegen – Keo nguyên liệu ở Nghệ An tăng giá kỷ lục – Sperrholzprodukte werden nach China, Japan und einigen europäischen Ländern verkauft, was zu den hohen Leimpreisen beiträgt   Leave a comment

Keo nguyên liệu ở Nghệ An tăng giá kỷ lục

Sau nhiều năm liên tục rớt giá, khoảng 2 tháng trở lại đây giá gỗ keo nguyên liệu tăng cao kỷ lục, nhiều nông dân ở Nghệ An phấn khởi vì có thu nhập khá. Tuy nhiên, nhiều người vì thấy lợi trước mắt đã ồ ạt thu hoạch cả keo non chưa đến kỳ khai thác.
14/07/2022 – 14:41 https://baonghean.vn/keo-nguyen-lieu-o-nghe-an-tang-gia-ky-luc-post256206.html
Bà Trần Thị Minh ở xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu phấn khởi cho biết: Giá keo nguyên liệu lâu nay chỉ ở mức từ 700.000 – 900.000 đ đồng/tấn, 2 tháng trở lại nay giá keo tăng lên 1,3 triệu đồng/tấn. Bình quân 1 ha keo trước đây lợi nhuận chỉ đạt 40-50 triệu đồng, thì nay đạt 80-90 triệu đồng sau khi trừ các chi phí công, vận chuyển.
Giá keo tăng cao khiến nhiều hộ gia đình ồ ạt thu hoạch keo non, một số hộ dân ở xã Châu Bình (Quỳ Châu) chia sẻ: Nếu bán keo non thì năng suất gỗ giảm sút, nhưng với giá cao như hiện nay, người trồng keo vẫn có lãi nên chúng tôi phải thu hoạch sớm vì rất sợ sau này lại rớt giá.
Ông Lê Văn Toan – Chủ tịch UBND xã Châu Bình cho biết thêm: Toàn xã Châu Bình hiện có trên 3.000 ha keo (diện tích lớn nhất huyện Quỳ Châu), hàng năm xã thu hoạch trên 350 ha keo, thời điểm này, giá keo tăng cao giúp cho người trồng keo tăng thêm lợi nhuận. Như hộ gia đình ông Hồng Thái ở bản 34 vừa thu hoạch 10 ha keo lãi trên 800 triệu đồng, hộ ông Vi Thuận ở bản Kẻ Móng thu hoạch 20 keo lãi trên 1 tỷ đồng… Hiện nay, xã đang tuyên truyền người dân trồng keo hạn chế thu hoạch keo non để tăng thêm giá trị kinh tế.
Ông Lương Trí Dũng – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quỳ Châu cho hay: Toàn huyện có trên 29.000 ha keo nguyên liệu, hàng năm huyện thu hoạch trồng mới trên 3.000 ha keo. Keo nguyên liệu khi thu mua tại rừng đã tăng giá kỷ lục lên đến hơn 1,3 triệu đồng/tấn. Với giá thu mua này, người trồng keo nguyên liệu có lãi lớn. Nông dân Quỳ Châu phấn khởi vừa thu hoạch keo xong là triển khai trồng mới ngay.
Về xã Hùng Thành, huyện Yên Thành những ngày này, thấy ven các quả đồi người dân đang nhộn nhịp thu hoạch keo nguyên liệu. Anh Minh Tuấn, chủ một vườn keo ở xã Hùng Thành chia sẻ: Gia đình có 3 ha keo, thương lái đến tận nơi để thu mua, không còn cảnh ép giá như trước đây. Với giá keo hơn 1,3 triệu đồng/tấn giúp gia đình tôi có thêm khoản thu nhập khá để trang trải cuộc sống.
Theo đại diện UBND xã Hùng Thành, toàn xã có trên 400 ha keo nguyên liệu, hiện có 5-6 đơn vị trong tỉnh và cả Thanh Hoá đổ về địa bàn xã tranh nhau thu mua keo. Không chỉ thân cây keo mà cành nhánh nhỏ cũng được thương lái thu mua hết.
Ông Lê Văn Hồng – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Thành chia sẻ: Toàn huyện Yên Thành có trên 12.500 ha keo nguyên liệu, hàng năm thu hoạch trên 2.500 ha keo. Giá thu mua gỗ keo nguyên liệu đạt mức cao nhất trong 10 năm qua. Điều đó thúc đẩy người dân tích cực tham gia trồng rừng sản xuất kết hợp với các mô hình kinh tế dưới tán rừng nhằm nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, để ổn định đầu ra cho cây keo, huyện Yên Thành đang rất cần có doanh nghiệp ký kết bao tiêu sản phẩm, để tránh tình trạng giá keo nguyên liệu thất thường như trước đây.
Qua tìm hiểu cho thấy, thời điểm này, tư thương khắp nơi ồ ạt đổ xô lên huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn… để thu mua keo, nên tình trạng khan hiếm hàng xảy ra.
Hiện nay có nhiều cơ sở chế biến gỗ ép, băm dăm trên địa bàn Nghệ An thiếu nguyên liệu trầm trọng. Một chủ xưởng gỗ ván ép ở địa bàn huyện Yên Thành chia sẻ: Trước đây, mỗi ngày chúng tôi thu mua được 30-40 tấn keo nguyên liệu, nay chỉ mua được 10-15 tấn keo nên xưởng phải hoạt động cầm chừng.
Ông Nguyễn Khắc Hải – Trưởng phòng Sử dụng và Phát triển rừng (Chi cục Kiểm lâm) cho biết thêm: Nghệ An hiện có trên gần 170.000 ha rừng keo nguyên liệu, hàng năm khai thác trên 60.000 ha. Hiện nay đã khai thác rừng trồng tập trung được 768.562/1,5 triệu m3.
Nguyên nhân giá keo nguyên liệu tăng cao thời gian qua là do sau đại dịch Covid-19, nhu cầu tiêu thụ của các nhà máy chế biến gỗ ván ép công nghiệp tăng cao. Sản phẩm gỗ ván ép ngoài bán cho thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, thời gian qua một số nước châu Âu tiêu thụ khá nhiều góp phần cho giá keo tăng cao. Chưa kể hiện nay do giá keo tăng, người dân ồ ạt thu hoạch khiến diện tích keo nằm trong độ tuổi thu hoạch giảm sút.
Đặc biệt, địa bàn Nghệ An hiện có 2 nhà máy chế biến viên nén đã đi vào hoạt động nên nhu cầu nguyên liệu gỗ keo tăng cao. Cụ thể là Nhà máy sản xuất viên nén sinh khối quy mô lớn của Biomass Fuel Việt Nam tại Khu công nghiệp VSIP Hưng Nguyên vốn đầu tư 28.300 tỷ đồng, nhu cầu nguyên liệu 300.000 tấn/năm. Nhà máy sản xuất viên nén sinh khối của Công ty CP sản xuất gỗ và thương mại gỗ Thanh Chương nhu cầu nguyên liệu 300.000 tấn/năm, sản xuất 150.000 tấn viên nén/năm.
Thời điểm này, ngành chức năng đã cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC) cho hơn 10.000 ha rừng nguyên liệu. Hiện nay, ngành liên quan đang tiếp tục tiến hành thủ tục để cấp chứng chỉ (FSC) trong thời gian tới cho trên 13.000 ha rừng keo ở các huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Yên Thành, Con Cuông, Đô Lương…
Việc được cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC) sẽ có lợi ích là người dân thu hoạch rừng gỗ lớn, tăng giá trị kinh tế, đặc biệt là được các doanh nghiệp ký kết bao tiêu sản phẩm không lo cảnh rớt giá, ép giá.

Veröffentlicht 16. Juli 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Herstellung von Holzmöbeln, ein Arbeitsplatz und ein reguläres Einkommen von 6 bis 12 Millionen VND / Person / Monat – Sôi động nghề mộc Hữu Bằng (Hà Nội)   Leave a comment

Sôi động nghề mộc Hữu Bằng (Hà Nội)

Toàn xã có trên 1.500 hộ chuyên nghề sản xuất các đồ dùng mộc gỗ dân dụng, giúp hơn 5.000 lao động có việc làm và thu nhập thường xuyên 6-12 triệu đồng/người/tháng.
08/05/2020 , 13:10 https://nongnghiep.vn/soi-dong-nghe-moc-huu-bang-d263928.html
Nhờ phát huy được truyền thống bách nghệ của Xứ đoài, từ nhiều năm nay, xã Hữu Bằng, huyện Thạch ThấtHà Nội đã trở thành làng nghề sản xuất các đồ dùng mộc gỗ dân dụng sầm uất nhất khu vực, các hoạt động giao thương ở đây luôn tấp nập suốt ngày đêm, người và xe cộ lưu thông như mắc cửu, niềm vui đổi đời luôn rạng ngời trên khuôn mặt người dân sở tại. 21°01′34.1″N 105°37′02.1″E
Anh Phan Văn Tý – cán bộ tổng hợp văn phòng UNND xã Hữu Bằng cho biết: Tổng thu nhập từ sản xuất kinh doanh năm 2019 của xã đạt 755 tỷ đồng, bao gồm 65% nguồn thu từ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, 27% từ du lịch, dịch vụ thương mại, thu nông nghiệp dưới 1%.
Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã chỉ còn 0,03%, thu nhập bình quân nhân khẩu 80 triệu đồng/người/năm, xã được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn NTM năm 2017.
Vẫn theo anh Tý, toàn xã Hữu Bằng có 4.500 hộ thì hơn 1.500 hộ chuyên nghề sản xuất các đồ dùng mộc gỗ dân dụng, đã giúp cho hơn 5.000 lao động tại chỗ có việc làm và thu nhập ổn định 6-12 triệu đồng/người/tháng, tuỳ theo tay nghề.
Khác với các làng nghề đồ gỗ nổi tiếng như Đồng Kỵ (Bắc Ninh), La Xuyên (Nam Định) chủ yếu tạo ra những sản phẩm đục chạm tinh xảo, hướng tới xuất khẩu và tầng lớp người tiêu dùng thu nhập cao trong nước, thì những người thợ ở Hữu Bằng cơ bản chỉ sản xuất các mặt hàng giản tiện, hiện đại như giường, tủ, kệ, bàn ghế làm từ gỗ tự nhiên (lim, đinh, hương, sến, trò, gõ, sồi, cẩm thị, xoan đào) hoặc gỗ công nghiệp đệm mút xốp bọc da, nỉ (sofa), dùng trong nội thất gia đình và công sở, thuộc phân khúc thị trường bình dân.
Để có thể tạo ra những mặt hàng đồ gỗ rẻ và bền, hầu hết số hộ làm nghề ở Hữu Bằng đều đầu tư được các loại máy móc cho cơ giới hoá sản xuất như, máy cẩu, máy xẻ, máy cưa, máy bào, máy đục, máy khoan, máy bắn đinh xoáy vít, máy soi hèm, vam mộng và máy sơn gỗ PU.
Theo đó, đã giảm được các công việc sản xuất nặng nhọc, tăng năng suất lao động, nâng cao độ bền và hạ giá thành sản phẩm, gia tăng thu nhập.

Anh Phan Văn Cường (chủ hộ sản xuất đồ gỗ trong xã), 45 tuổi, đã có thâm niên làm đồ mộc gỗ gia dụng gần 30 năm, ngoài mang lại thu nhập cho gia đình 500 triệu đồng mỗi năm, anh còn tạo việc làm ổn định cho 5 lao động trong xã với mức lương quân bình 9 triệu đồng/người/tháng.
Theo anh Cường, xu hướng người tiêu dùng hiện nay đã thay đổi, chỉ sử dụng đồ tới khi không còn hợp thời trang hoặc đã cũ, chứ không dùng tới lúc gẫy hỏng.
Vì các đồ gỗ bây giờ đều được soi hèm, nêm mộng bằng máy, kết hợp với keo gắn gỗ chuyên dụng, lại có sơn PU chống ẩm bên ngoài, nên rất bền và chắc chắn.
Do vậy những chủ nghề ở đây không chỉ chuyên tâm tạo ra nhiều sản phẩm, mà còn cập nhật và sáng tạo ra nhiều mẫu mã hàng hoá hợp thị hiếu khách hàng.
Ông Phan Văn Hưng, Trưởng thôn Bò (xã Hữu Bằng) tiết lộ: Nghề sản xuất các đồ mộc gỗ phát triển, đã thúc đẩy hình thành hơn 40 cơ sở tư nhân lớn chuyên cung ứng vật tư cho sản xuất tại làng nghề, chủ yếu là gỗ nhập khẩu các loại và một số đồ dùng phụ kiện khác, như đinh, kính, ốc vít, khoá cửa, bản lề, cưa, đục, giấy giáp, sơn PU.
Trên địa bàn xã cũng có 200 xe vận tải chạy điện tự chế, có thể chở được 1,5 tấn hàng/1 xe, chuyên dùng vận chuyển các mặt hàng gỗ tại địa phương, giúp tiết kiệm xăng dầu, giảm tiếng ồn, giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nhằm tiêu thụ hết các sản phẩm làm ra, nhiều chủ thợ trên địa bàn, đã kết hợp với mở đại lý cung ứng đồ gỗ ở các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh), hoặc liên kết với các làng nghề khác trong cả nước, theo hướng chỉ tạo ra những thành phẩm cơ bản, vệ tinh tiêu thụ sẽ hoàn thiện sản phẩm cho người tiêu dùng.
Theo đó, có khá nhiều đồ gỗ ở Hữu Bằng như tủ đứng, tủ tường, giường, kệ được sản xuất dưới dạng mô đun (phân đoạn), đến tay người tiêu dùng sẽ lắp ghép tổng thành, rất thuận tiện cho vận chuyển, sửa chữa hoặc thay thế khi cần.
Ngoài nghề làm các đồ dùng mộc gỗ dân dụng, xã Hữu Bằng còn có nghề truyền thống sản xuất quần áo may sẵn. Hiện toàn xã đang có 60 hộ với 400 lao động chuyên làm nghề này. Quần áo may sẵn Hữu Bằng vốn đã nổi tiếng từ lâu, nên thường đưa vào được các sạp hàng ở nội thành Thủ đô.

Có thể nói sự phát triển kinh tế của Hữu Bằng là rất năng động, sáng tạo, tuy nhiên địa phương vẫn cần khắc phục nhanh một số tồn tại như, mật độ dân số quá cao, mặt bằng sản xuất chật hẹp, môi trường bị ô nhiễm khá nặng (chủ yếu bụi và tiếng ồn), hạ tầng giao thông cũng không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân…

Veröffentlicht 10. Mai 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Herstellung von umweltfreundlichen Bambusprodukten – Công ty TNHH Đức Phong: Sáng tạo sản phẩm mây tre đan thân thiện với môi trường   Leave a comment

Công ty TNHH Đức Phong: Sáng tạo sản phẩm mây tre đan thân thiện với môi trường

Thay vì sử dụng những vật liệu thông thường như nhựa, kim loại, Công ty TNHH Đức Phong (Nghệ An) đã đưa mây, tre chế tác thành những sản phẩm độc đáo ứng dụng trong cuộc sống hiện đại. Hiện sản phẩm từ tre, thủ công mỹ nghệ của công ty ngày càng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng không chỉ bởi độ bền và thẩm mỹ cao, mà còn thân thiện với môi trường.
02/08/2019 https://baonghean.vn/cong-ty-tnhh-duc-phong-sang-tao-san-pham-may-tre-dan-than-thien-voi-moi-truong-250143.html
Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trên lĩnh vực sản xuất mây tre đan, hàng năm, Công ty TNHH Đức Phong xuất khẩu hàng triệu mặt hàng mây tre mỹ nghệ. Hiện sản phẩm của công ty có mặt khắp cả nước và xuất cho thị trường 34 quốc gia; được các bạn hàng đến từ Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… ưa chuộng.
Mỗi chiếc lồng đèn mây tre Đức Phong là một tác phẩm nghệ thuật, được thiết kế, sáng tạo bởi tâm huyết của Giám đốc công ty và đôi bàn tay tài hoa, khéo léo của những người thợ… Nếu biết cách bảo quản thì đèn lồng mây tre có độ bền rất cao, dễ dàng vệ sinh và thân thiện với môi trường…
Đèn lồng mây tre Đức Phong đa dạng về kiểu dáng, sắc sảo trong từng đường đan; sản phẩm có nhiều kích thước phù hợp với sở thích và nhu cầu sử dụng như đèn lục giác, đèn bát giác tổ ong, đèn vuông, đèn hình cầu, hình nón… thích hợp trang trí không gian nội thất nhà hàng, khách sạn, chung cư, biệt thự.
Hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường, nhằm hạn chế tối đa đồ sử dụng một lần, Công ty TNHH Đức Phong cho ra mắt nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường được làm từ tre tự nhiên như ống hút, thìa, dao cắt, nĩa… thay thế đồ nhựa dùng một lần. Riêng mặt hàng ống hút sau khi sản xuất được sấy khô ở nhiệt độ cao nên hoàn toàn vô trùng, không bị nấm mốc. Đặc biệt, ống hút có thể tái sử dụng nhiều lần nếu người dùng bảo quản và vệ sinh đúng cách.
Những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng xanh, sử dụng sản phẩm tự nhiên được cộng đồng quan tâm, và các món đồ gia dụng từ tre cũng được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Để người tiêu dùng trong nước được tiếp cận nhiều hơn với sản phẩm an toàn cho sức khỏe, Công ty TNHH Đức Phong đã sản xuất các đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt gia đình làm từ nguyên liệu tre ép như cốc, đĩa, hộp đựng giấy ăn…
Ngoài sản xuất hơn 500 mẫu mã mây tre đan khác nhau, có tính ứng dụng cao trong cuộc sống hiện đại như: khay, hộp, lồng đèn, giỏ đựng các loại, đồ trang trí, hàng lưu niệm, bàn ghế… Đức Phong còn có nhiều đơn hàng từ các nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, resort cao cấp đưa mây tre vào thiết kế nội thất, ngoại thất và sản phẩm trang trí tạo nên không gian sống xanh, môi trường thân thiện.
Các sản phẩm mây tre đan Đức Phong trải qua thời gian đã kết hợp được nét truyền thống và hiện đại, nhưng vẫn giữ được sự tinh tế độc đáo riêng của làng nghề Việt. Không chỉ làm vừa lòng khách hàng trong nước, những sản phẩm của công ty còn được nhiều khách quốc tế tham quan tại các hội chợ lớn trong và ngoài nước lựa chọn như tại Hội chợ CHLB Đức, Hội chợ Life Style – Việt Nam…

Mỗi năm, công ty thiết kế mới từ 20 – 40 sản phẩm và thường xuyên cải tiến mẫu mã; hiện nhu cầu tiêu thụ hàng mây tre đan của đơn vị là khá lớn, với thị trường xuất khẩu có nhiều tiềm năng. Tính riêng từ năm 2007 đến nay, công ty đã sản xuất hàng chục triệu sản phẩm cho Tập đoàn IKEA – Thụy Điển
Ông Thái Đại Phong – Giám đốc Công ty TNHH Đức Phong

Sau 25 năm đứng vững trên thị trường, Công ty TNHH Đức Phong tự hào là đơn vị sản xuất hàng mây tre đan lớn mạnh nhất Nghệ An, đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tại làng nghề ở các địa phương. Công ty luôn sản xuất, kinh doanh ổn định, có các đơn hàng dài hạn. Để có được kết quả trên, công ty luôn coi trọng chữ tín với khách hàng, cập nhật và cải tiến mẫu mã thường xuyên. Các sản phẩm của công ty đảm bảo các yếu tố Thẩm mỹ – Tiện dụng – Thân thiện với môi trường.
Từ khóa: “mây tre đanhttps://baonghean.vn/tags/m%c3%a2y-tre-%c4%91an.html
Công ty TNHH Đức Phong – Sản xuất, kinh doanh hàng mây tre và hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
VP nhà xưởng: Lô 15 – Khu CN Nghi Phú – TP. Vinh – Nghệ An – Điện thoại: 0238.3518 359 Website: http://www.ducphong.com.vn

Veröffentlicht 3. August 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Chancen für die Holzindustrie aus dem Freihandelsabkommen Vietnam – EU – Cơ hội cho ngành gỗ từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU   Leave a comment

Cơ hội cho ngành gỗ từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

Liên minh châu Âu (EU) là một trong 5 thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) vừa được ký kết sẽ có tác động tương đối lớn tới sự phát triển của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam.
03/07/2019 https://baonghean.vn/co-hoi-cho-nganh-go-tu-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-viet-nam-eu-247599.html
Sản phẩm gỗ “Made in Viet Nam” sẽ được tiếp cận thị trường EU với mức thuế ưu đãi hơn các đối thủ cạnh tranh. Với chất lượng đã được khẳng định, mức thuế ưu đãi sẽ giúp ngành gỗ Việt Nam có được nhiều đơn hàng hơn.

 


Theo đó, các sản phẩm như ván dán, ván găm đang có thuế suất là 7% sẽ giảm về mức 0% sau 5 năm. Còn với gỗ thanh đang có mức thuế là 3-4% và đồ gỗ dùng cho nhà bếp mức thuế là 2% sẽ được xóa bỏ ngay khi hiệp định này có hiệu lực.
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. Thời gian gần đây, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường EU luôn chiếm tỷ trọng từ 13-17% tổng kim ngạch thương mại đồ gỗ. Giá trị xuất khẩu sang EU luôn duy trì ổn định và tăng nhẹ. Trong khối này, Anh là quốc gia nhập khẩu gỗ và sản phẩm lớn nhất. Năm 2018, xuất khẩu vào quốc gia này chiếm 36,2%, đạt kim ngạch 289 triệu USD, tiếp đến là Pháp, Đức, Hà Lan…
Để đảm bảo về các quy tắc xuất xứ, phát triển bền vững… khi xuất khẩu vào thị trường EU, các mặt hàng gỗ đã có Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) mới có hiệu lực từ 1/6/2019.
Bởi VPA/FLEGT là một tín hiệu mạnh mẽ về cam kết của Việt Nam và EU đối với việc thúc đẩy thực hiện Chương “Thương mại và phát triển bền vững” của Hiệp định EVFTA.
Thực thi VPA/FLEGT sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và EU, cũng như hướng đến một thị trường gỗ minh bạch, hợp pháp và quản lý rừng bền vững.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn, khi EVFTA ký kết thành công thì các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cũng sẽ không lo lắng hay bất ngờ về các điều khoản liên quan đến xuất xứ của mặt hàng gỗ. Vì, VPA/FLEGT đã giải quyết được vấn đề này. Hiệp định này đã khẳng định cam kết và quyết tâm hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện của Việt Nam cũng như mang lại lợi ích cho Việt Nam trên cả 3 lĩnh vực kinh tế – xã hội – môi trường, nổi bật là mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhất là cải thiện thể chế về quản lý rừng, giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ trái phép, góp phần phát triển bền vững ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Việt Nam đang nỗ lực nhanh chóng xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) nhằm đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp, bao gồm việc xác minh một cách hệ thống để đảm bảo các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gỗ được khai thác và mua bán hợp pháp phù hợp với pháp luật của quốc gia khai thác.
Cùng với đó là sẽ có một cơ chế cấp phép FLEGT của hệ thống VNTLAS chính thức hoạt động. Khi có giấy phép FLEGT, khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam sẽ được nâng cao hơn bởi các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU sẽ không phải giải trình về truy xuất nguồn gốc.

EU cũng là một trong những thị trường chính cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu cho Việt Nam. Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm gỗ xẻ, gỗ tròn, veneer. Năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 246,47 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ từ EU, tăng 5% so với năm 2017. Trong EU, các quốc gia cung cấp gỗ nguyên liệu lớn cho Việt Nam gồm Bỉ, Đức, Phần Lan, Croatia.
Các loại gỗ nhập khẩu từ EU chủ yếu là gỗ sồi, tần bì, dẻ gai, óc chó… Đây là nguồn cung gỗ hợp pháp lớn thứ hai sau thị trường Mỹ mà Việt Nam đang hướng tới sử dụng nguồn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu từ EU. Đặc biệt, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghiệp/kỹ thuật cao để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của mình. Đồng thời, hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu sẽ tạo ra một sức ép cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của mình.
Đây là cơ hội vàng cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam phát triển sản xuất kinh doanh với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Để tận dụng tốt, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp gỗ Việt Nam sẽ tập trung nguồn lực để đổi mới công nghệ, đặc biệt có kế hoạch cụ thể để triển khai khâu thiết kế sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam.
Theo Bích Hồng (TTXVN)
Từ khóa: “việt nam eu” https://baonghean.vn/tags/vi%e1%bb%87t-nam—eu.html

Veröffentlicht 5. Juli 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,