Archiv für das Schlagwort ‘F0

Am 15. April veröffentlichte das Gesundheitsministerium ein Dokument zur Anpassung der Definition von Covid-19-Fällen und medizinischen Maßnahmen für Covid-19-Fälle und enge Kontakte (F1) – F1 không phải cách ly   Leave a comment

F1 không phải cách ly

Ngày 15/4, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh Covid-19 và người tiếp xúc gần (F1).
15-04-2022, 20:24 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/f1-khong-phai-cach-ly-693328/
Bộ Y tế cho biết, hiện nay tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đã đạt tỷ lệ bao phủ cao trên phạm vi toàn quốc; Tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong liên quan đến Covid-19 giảm sâu, phần lớn các ca mắc Covid-19 không có biểu hiện triệu chứng, triệu chứng nhẹ. Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước.
Thực hiện phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, thực hiện Nghị quyết 38 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch Covid-19, nhằm hài hòa giữa việc phát triển kinh tế, xã hội và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức thực hiện các nội dung dưới đây điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh Covid-19 và người tiếp xúc gần (F1).
(Ảnh minh họa)
Ca bệnh Covid-19 nghi ngờ là một trong số các trường hợp sau:
Là người có yếu tố dịch tễ và có biểu hiện triệu chứng (sốt và ho hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở).
Là người có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2.
Là trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng, viêm phổi nặng nghi do virus có chỉ định nhập viện.
Người có yếu tố dịch tễ bao gồm người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định, người có mặt trên các phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện nơi làm việc, lớp học… với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền.

Ca bệnh Covid-19 (F0) xác định là một trong số các trường hợp sau:
Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR.
Là người có triệu chứng lâm sàng và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với Covid-19.
Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với Covid-19.

Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau:
Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của F0.
Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 1 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với F0 đang trong thời kỳ lây truyền.
Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 1 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 đang trong thời kỳ lây truyền.
Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền định mà không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định.
F0, F1 đều thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Theo Bộ Y tế, tất cả các ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ), ca bệnh xác định (F0) đều thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm, cách ly, xét nghiệm, điều trị, chăm sóc theo quy định của Bộ Y tế.
Đối với F1, trong vòng 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với F0 đang trong thời kỳ lây truyền, F1 phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp sau:

Bảo đảm biện pháp phòng tránh lây nhiễm: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch/dung dịch sát khuẩn tay nhanh, hạn chế tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là tránh tiếp xúc người có nguy cơ cao, người mắc bệnh nặng; không dùng chung vật dụng trong sinh hoạt, làm việc, học tập; hạn chế đến những nơi tập trung đông người.
Tự theo dõi sức khỏe (đối với trẻ em, học sinh thì cha mẹ/người giám hộ/giáo viên theo dõi sức khỏe cho trẻ em, học sinh) khi có triệu chứng của bệnh sốt và ho; hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở cần báo ngay cho cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.
Khi có kết quả dương tính với Covid-19, phải báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn, chăm sóc, điều trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm theo quy định.
Bộ Y tế nêu rõ, hướng dẫn mới này thay thế các hướng dẫn tại Công văn 11042 ngày 29/12/2021 và công văn 762 của Bộ Y tế về các nội dung liên quan đến điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19, cách ly y tế đối với ca bệnh Covid-19 và các trường hợp tiếp xúc gần.

Veröffentlicht 15. April 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Gesundheitsministerium: „neueste Anleitung“ zur häuslichen Isolation von F0, Menschen mit Covid-19 dürfen das Haus nicht verlassen – Bộ Y tế: Người mắc Covid-19 không được ra khỏi nhà   Leave a comment

Bộ Y tế: Người mắc Covid-19 không được ra khỏi nhà

Liên quan hướng dẫn mới nhất cách ly F0 tại nhà do Bộ Y tế ban hành, trong đó có nội dung gây ra sự hiểu nhầm về việc F0 được ra khỏi nơi cách ly, Bộ Y tế vừa có đính chính: „Người mắc Covid-19 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà„.
14-03-2022, 19:59 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/bo-y-te-nguoi-mac-covid-19-khong-duoc-ra-khoi-nha-689167/
f0_tai_nha_Ngày 14/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 604 kèm hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19. Theo hướng dẫn này, Bộ Y tế bổ sung yêu cầu về thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm.
Trong đó có nội dung: „F0 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác“ dẫn tới nhiều người hiểu nhầm F0 từ nay có thể ra khỏi nhà.

Trước việc dư luận có nhiều cách hiểu khác nhau, Tổ biên tập đã điều chỉnh lại một số điểm tại Quyết định 604/QĐ-BYT cho rõ, tránh hiểu lầm:
Tại mục 5.4, a. „Người mắc Covid-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác” sẽ được nói rõ, cụ thể là: “a. Người mắc Covid-19 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà. Khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác trong nhà”.
Mục 5.1.3: Người lớn (trên 16 tuổi) đính chính là người trên 16 tuổi.

Veröffentlicht 14. März 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

4 Schritte zum Erkennen von F0 in der Schule – 4 bước xử trí khi phát hiện F0 trong trường học   Leave a comment

4 bước xử trí khi phát hiện F0 trong trường học

Liên Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn liên ngành về công tác phòng, chống dịch bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 khi học sinh trở lại trường học.
06-03-2022, 18:12 https://nhandan.vn/y-te/4-buoc-xu-tri-khi-phat-hien-f0-trong-truong-hoc-688175/
Theo đó, nội dung hướng dẫn quy trình xử trí khi có trường hợp mắc Covid-19 (F0), F1, nghi ngờ mắc Covid-19 trong trường học được các cơ sở giáo dục quan tâm. Cụ thể, khi phát hiện F0 trong giờ học, làm việc tại trường, cần thực hiện 4 bước:
mh_
Bước 1: Báo ngay hiệu trưởng, Ban chỉ đạo, Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của nhà trường; chuyển ngay F0 đến phòng cách ly tạm thời của trường theo lối đi riêng hoặc tiếp tục cách ly tạm thời F0 ở phòng cách ly nếu phát hiện F0 do xét nghiệm nhanh tại phòng cách ly.
Bước 2: Thông báo đồng thời ngay cho trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở y tế đã được giao nhiệm vụ phân công để phối hợp hỗ trợ trường học xử lý trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; đánh giá tình trạng sức khỏe F0 để phối hợp chuyển đến cơ sở điều trị Covid-19 hoặc tư vấn, hướng dẫn cha mẹ học sinh đưa học sinh về nhà và báo y tế địa phương nơi cư trú để theo dõi và hướng dẫn điều trị.
Bước 3: Đối với lớp học có học sinh F0, giáo viên đang dạy lớp cho học sinh ngồi yên tại chỗ; tổ chức điều tra xác định các trường hợp F1 ở trong lớp đó và các F1 khác ở ngoài lớp đó (nếu có); cho F1 di chuyển đến phòng cách ly y tế; tổ chức xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 cho các trường hợp F1 của lớp, F1 đang có mặt tại trường (mẫu đơn hoặc mẫu gộp không quá 3 người, ưu tiên mẫu đơn cho người nghi mắc/có triệu chứng).
Tùy tình hình thực tế, nhà trường có thể cho học sinh tiếp tục học trực tiếp hoặc tạm thời cho lớp học nghỉ không học trực tiếp (nếu trong buổi học có nhiều F0 tại 1 lớp).
Hướng dẫn liên ngành quy định rõ: Nếu học sinh không phải là F1 thì cho học bình thường. Nếu F1 có kết quả xét nghiệm dương tính thì xác định là F0; tiếp tục cho cách ly tại khu vực cách ly y tế tạm thời của nhà trường và triển khai các biện pháp xử lý theo quy định. Nếu F1 có kết quả xét nghiệm âm tính thì thông báo cho cha mẹ học sinh đưa học sinh về nhà và báo y tế địa phương để thực hiện cách ly y tế theo quy định.
Bước 4: Đối với lớp có học sinh F0, sau khi xác định F1, cho học sinh không phải là F1 di chuyển sang lớp học dự phòng (nếu có) và khử khuẩn toàn bộ lớp học. Đối với học sinh các lớp học khác, nếu không có sự giao lưu tiếp xúc với F0 thì cho đi học bình thường. Nếu xác định có học sinh tiếp xúc gần (F1) với F0 thì tiến hành xét nghiệm kháng nguyên nhanh với F1 và xử lý F1 theo quy định.

Trong hướng dẫn, quy định về tổ chức ăn bán trú cũng được các phụ huynh quan tâm. Theo đó, nếu nhà trường tổ chức cho học sinh học bán trú phải ưu tiên tổ chức ăn ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; giãn cách tối đa theo điều kiện của từng lớp; học sinh ăn theo suất riêng, không dùng chung các đồ cá nhân, rửa tay với nước sạch, xà phòng trước và sau khi ăn.

Veröffentlicht 6. März 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Häufige Fehler bei der häuslichen Pflege und Behandlung von F0 – Những sai lầm thường mắc trong chăm sóc, điều trị F0 tại nhà   Leave a comment

Những sai lầm thường mắc trong chăm sóc, điều trị F0 tại nhà

Có rất nhiều điều mà các F0 và người nhà F0 có những phương pháp chăm sóc, điều trị chưa đúng như xông hơi quá nhiều lần, sử dụng quá nhiều thuốc bổ, vitamin, thuốc dự phòng hoặc tự ý điều trị kháng sinh.
23-01-2022, 15:42 https://nhandan.vn/phong-benh/nhung-sai-lam-thuong-mac-trong-cham-soc-dieu-tri-f0-tai-nha-683432/
Câu hỏi: Tôi vừa phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 và được cách ly, điều trị tại nhà. Tôi thấy nhiều người xông hơi, tự mua thuốc điều trị. Như vậy có đúng không?. Gia đình tôi cần lưu ý điều gì để tăng sức đề kháng?

Trả lời: Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt-Nga, Bộ Quốc phòng:
Trong thời gian tư vấn cho các F0 điều trị tại nhà, có rất nhiều điều mà các F0 và người nhà F0 có những phương pháp chăm sóc, điều trị chưa đúng. Theo đó, gia đình cần lưu ý những điểm sau để chăm sóc cho F0 trong gia đình hoặc chăm sóc bản thân nếu không may bị nhiễm:
(Ảnh minh họa)
Không xông hơi, đánh gió quá nhiều lần mỗi ngày
Xông hơi, đánh gió không có tác dụng tiêu diệt virus!
Xông hơi, đánh gió giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, tuy nhiên nếu thực hiện quá nhiều lần sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải và có thể tổn thương niêm mạc đường hô hấp.
Chỉ nên xông hơi nếu không sốt cao, thực hiện ở nơi kín gió và cũng không nên nhiều hơn 1 lần mỗi ngày.
Nếu ngạt mũi nhiều thì nên nhỏ mũi nước muối sinh lý, dùng thuốc co mạch tại chỗ như Otrivin hay Coldi-B, và cũng chỉ nên xông mỗi ngày 1 lần.

Không dùng kháng viêm corticoid trong những ngày đầu, khi SpO2 còn trên 95%
Rất nhiều F0 dùng methylprednisolon (4 hoặc 16mg), dexamethasone hoặc prednisolon không đúng.
Kháng viêm corticoid bản chất là thuốc ức chế miễn dịch, khi cơ thể đang sốt cao, chiến đấu quyết liệt chống lại virus, thì lại đưa corticoid vào, ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, khác gì tiếp tay cho virus tấn công.
Khi SpO2 còn trên 95%, khi chưa phải thở oxy thì tất cả các nghiên cứu cho đến nay đều khuyến cáo mạnh mẽ: Chống chỉ định dùng corticoid!

Không dùng quá nhiều loại thuốc không tác dụng để phòng lây nhiễm
Khá nhiều người khi có nguy cơ lây nhiễm vội vàng tìm mua các loại thuốc được cho là phòng chống lây nhiễm tốt.
Tăng cường hệ miễn dịch có thể giúp cơ thể chống được sự xâm nhập của virus, tuy nhiên đó là một quá trình lâu dài, và cần kết hợp các yếu tố khác nữa như ăn uống đủ chất, tập luyện đều đặn, ngủ nghỉ hợp lý.
Không có loại thần dược nào lại giúp tăng được sức đề kháng chỉ trong vài ngày cả.
Thay vì tiền mất tật mang, chỉ cần thực hiện tốt các hướng dẫn về bảo hộ và súc họng các dung dịch có chứa povidone iodin 1% hoặc chlorhexidin gluconat 0,12-0,20%. Trước và sau khi súc các dung dịch này nên súc thêm nước muối sinh lý. Mỗi ngày có thể súc 3-4 lần.

Không dùng quá nhiều thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch
Cái gì nhiều quá đều không tốt. Hiện tại, có một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kẽm, vitamin C, vitamin D liều cao có thể giúp người bệnh Covid-19 nhanh bình phục hơn. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học là chưa rõ ràng, chưa có tính thuyết phục cao.
Nếu chỉ cần cung cấp thật nhiều kẽm hay vitamin C, vitamin D mà giúp nhanh khỏi bệnh thì nhân loại đã chẳng phải đau đầu tìm ra đủ loại thuốc để trị Covid-19.
Khá nhiều bà mẹ khi gửi hình ảnh các loại thuốc đang dùng cho con mình, có tới 3-4 loại có vitamin C, hoặc 3-4 loại đều có kẽm.
Mỗi ngày chỉ cần một viên vitamin tổng hợp là đủ. Quan trọng nhất là ăn uống đủ chất, không bị mất nước, điện giải và có giấc ngủ tốt.
Các thuốc tăng cường miễn dịch về cơ bản đều tốt, nhưng cũng không nên dùng quá nhiều một lúc. Tăng cường miễn dịch là câu chuyện dài hạn, các bạn có thể chọn loại thuốc hay thực phẩm chức năng phù hợp, dùng với liều vừa phải và nên dùng lâu dài thì mới có hiệu quả.

Không sử dụng 2 loại kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn
Hiện nay, có một số người cần sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, kháng sinh không có tác dụng gì với virus. Khi cơ thể bị nhiễm virus, sức đề kháng giảm, nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm sẽ cao hơn.
Với các bệnh nhân nhiều bệnh nền, sức đề kháng vốn đã kém thì nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn là có. Những người lúc bình thường hay viêm họng, viêm a-mi-đan, viêm phế quản, viêm xoang… thì cũng nên cân nhắc sử dụng kháng sinh sớm để dự phòng. Tuy nhiên, không nên dùng tới 2 loại để dự phòng, chỉ 1 kháng sinh dự phòng là đủ.
Thậm chí một số người, dù không có các nguy cơ trên, vẫn cứ theo các đơn thuốc truyền tai nhau, uống cùng lúc đến 2 loại kháng sinh mạnh, trong khi không hề có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Kháng sinh thì có nhiều loại, tuy nhiên các loại kháng sinh dùng đường uống hiện nay chỉ yếu 3 nhóm. Các bạn muốn biết thì chỉ cần nhìn trên vỉ thuốc hoặc hộp thuốc, có dòng chữ nhỏ có kèm theo số mg hàm lượng.
+ Nhóm marcolid: erythromycine, azithromycine, clarithromycine…
+ Nhóm beta-lactam: amoxicillin/clavulanic, amoxicillin/sulbactam, cephalexine, ceforuxime, cefixime, cefpodoxime…
+ Nhóm quinolon: ciprofloxacine, levofloxacine…
Việc lạm dụng kháng sinh về cơ bản không gây chết người như kháng viêm corticoid, nhưng sẽ khiến gan, thận bị quá tải, trong khi cơ thể đang kiệt quệ do bị virus tấn công. Ngoài ra, nếu dùng không đúng, sẽ khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc, lần sau nếu bị nhiễm khuẩn thì các kháng sinh đó không còn tác dụng.
Do đó, F0 cần phải có sự tư vấn của bác sĩ trong việc dùng thuốc kháng sinh hay không.

Veröffentlicht 23. Januar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Nach Ansicht vieler Experten ist im aktuellen Kontext die Anwendung von Anti-Epidemie-Maßnahmen auf der Ebene „Grün – Gelb – Orange – Rot“ und unterteilt nach Verwaltungsgrenzen nicht mehr zielführend – Theo nhiều chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, việc áp dụng các biện pháp chống dịch dựa trên cấp độ „xanh – vàng – cam – đỏ“ và chia theo địa giới hành chính không còn phát huy tác dụng   Leave a comment

Chuyên gia: Cần có cách đánh giá cấp độ dịch mới, Hà Nội làvùng xanh

Theo chuyên gia, việc áp dụng các biện pháp chống dịch dựa trên cấp độ „xanh – vàng – cam – đỏ“ và chia theo địa giới hành chính không còn phát huy nhiều tác dụng.
17/01/2022 – 13:03 https://dantri.com.vn/suc-khoe/chuyen-gia-can-co-cach-danh-gia-cap-do-dich-moi-ha-noi-la-vung-xanh-20220117123143208.htm
Đánh giá cấp độ dịch dựa trên số F0 không còn phù hợp
Ngày 9/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương rà soát, sửa đổi hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch; chỉ đạo việc sử dụng thuốc điều trị Covid-19 bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Về vấn đề này, theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch cần sớm được thay đổi để phù hợp với chiến lược „thích ứng Covid-19“.
Thay vì chú trọng vào tỷ lệ ca mắc Covid-19 so với dân số, theo PGS Nga, nên đánh giá cấp độ dịch tập trung vào các tiêu chí: tỷ lệ số ca tử vong, số ca nặng; tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 và năng lực đáp ứng y tế.
Nếu đánh giá cấp độ dịch theo các tiêu chí kể trên, theo PGS Nga, Hà Nội cũng sẽ là „vùng xanh“ tương tự như TPHCM.
Số ca tử vong của Hà Nội so với số ca nhiễm là rất thấp. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 của Hà Nội lại rất cao và đang tiến hành tiêm cả mũi bổ sung, đồng thời năng lực y tế của Hà Nội tốt„, PGS Nga phân tích.
Ông nhận định, việc F0 ghi nhận mới của Hà Nội tăng cao không quá đáng ngại. Một phần nguyên nhân F0 tăng cao là vì Thủ đô đẩy mạnh công tác xét nghiệm, bên cạnh đó Hà Nội cũng sử dụng kết quả test nhanh để khẳng định F0. Phần lớn F0 ghi nhận mới không có triệu chứng/triệu chứng nhẹ.
Trước đó, trao đổi với Dân trí, một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội nhận định, với diễn biến dịch tại Hà Nội, hiện không còn quá quan trọng số lượng bệnh nhân mắc mới.
Theo vị này, vấn đề mấu chốt là tập trung thực hiện tốt việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân có nguy cơ, để giảm ca bệnh diễn biến nặng và ca tử vong.

Hà Nội nên mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ
Dịch vụ ăn uống tại chỗ sẽ phải tạm dừng tại các địa bàn chuyển màu thành „vùng cam“. Mỗi một tuần, cấp độ dịch của các quận huyện tại Hà Nội sẽ được cập nhật một lần. Tuy nhiên, biện pháp này đang làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập.
Trước hết phải kể tình trạng cấm „vùng cam“, người dân lại dồn sang các „vùng vàng“ để ăn uống. Cùng với đó, các hộ kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn vì luôn trong tình trạng thấp thỏm „mở rồi lại đóng“.
Theo nhiều chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, việc áp dụng các biện pháp chống dịch dựa trên cấp độ „xanh – vàng – cam – đỏ“ và chia theo địa giới hành chính không còn phát huy tác dụng.
PGS Nga nhận định, Hà Nội nên sớm mở lại các hoạt động ăn uống tại chỗ vì nguy cơ lây nhiễm thấp.
Việc lây nhiễm Covid-19 chủ yếu xảy ra trong nhà, nơi cách ly tập trung hoặc trong công sở không gian đóng kín. Trong khi đó, các hoạt động ăn uống tại chỗ khi đã ngồi giãn cách 50%, khách hàng hầu như không tiếp xúc gần với người lạ nên rất khó lây„, PGS Nga phân tích.
Theo chuyên gia này, người dân thường đi ăn cùng bạn bè và người nhà. Nếu không cùng đi ăn uống, họ cũng sẽ gặp gỡ và có thể lây bệnh cho nhau từ các hoạt động đó (nếu có F0).
Điều quan trọng, theo chuyên gia này, là nhà hàng phải thực hiện tốt các quy định về giãn cách, 5K, đặc biệt là nhân viên bán hàng. Bên cạnh đó, nhà hàng cần được vệ sinh và thông khí tốt sẽ giúp hạn chế lây nhiễm.
Nhiều ngày gần đây, F0 mới của Hà Nội đang tiến sát mốc 3.000 ca. Tính từ ngày 29/4 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 91.370 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 (không tính ca nhập cảnh và ca ghi nhận tại các bệnh viện trước ngày 30/9).
Riêng trong giai đoạn thực hiện chiến lược thích ứng Covid-19 (từ 11/10), Thủ đô đã ghi nhận 87.332 ca Covid-19.

Veröffentlicht 17. Januar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Welche Medikamente und Ausrüstung benötigt F0, um sich auf die Isolierung und Behandlung zu Hause vorzubereiten? – F0 cần chuẩn bị thuốc và thiết bị gì để cách ly, điều trị tại nhà?   Leave a comment

F0 cần chuẩn bị thuốc và thiết bị gì để cách ly, điều trị tại nhà?

Người dân khi trở thành F1 hoặc F0 cần dự phòng một số thuốc và trang bị vật tư để bảo đảm cách ly và tự điều trị, đó là: các thuốc hạ sốt: Efferalgan, Panadol…; nhóm các thuốc chữa ho; nhóm các thuốc tiêu chảy; nước súc miệng; cồn sát trùng; các thuốc bệnh nền nếu F0 có bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần); các loại thuốc xịt mũi; vitamin C, kẽm, các loại thảo dược trị cảm, trị ho; nước uống thông thường, nước bù điện giải.
13-01-2022, 07:51 https://nhandan.vn/dieu-tri/f0-can-chuan-bi-thuoc-va-thiet-bi-gi-de-cach-ly-dieu-tri-tai-nha–682117/
Ảnh minh họa. (THÀNH ĐẠT)Câu hỏi: Trước tình trạng số ca nhiễm tăng nhanh, nguy cơ thành F1, F0 rất cao, tôi cần chuẩn bị sẵn những gì để phòng bệnh?

Trả lời: TS, BS Hoàng Thanh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và tái tạo, Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y:
Người dân khi trở thành F1 hoặc F0 cần dự phòng một số thuốc và trang bị vật tư để bảo đảm cách ly và tự điều trị, đó là: các thuốc hạ sốt: Efferalgan, Panadol…; nhóm các thuốc chữa ho; nhóm các thuốc tiêu chảy; nước súc miệng; cồn sát trùng; các thuốc bệnh nền nếu F0 có bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần); các loại thuốc xịt mũi; vitamin C, kẽm, các loại thảo dược trị cảm, trị ho; nước uống thông thường, nước bù điện giải.
Các loại nước này vô cùng quan trọng khi bạn bị sốt và đặc biệt khi nhiễm Covid-19. Uống đủ lượng nước cần thiết có thể giúp duy trì sự ổn định của niêm mạc mũi, giảm kích ứng khó chịu khi ho, hắt hơi hay thậm chí là thở. Độ ẩm này giữ cho bề mặt niêm mạc dễ lành hơn và giúp chống lại sự xâm nhập thêm của vi khuẩn bên ngoài.
Đây là các thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình, đặc biệt trong mùa dịch vì triệu chứng có thể xuất hiện bất kể lúc nào. Đặc biệt các triệu chứng của Covid-19 lại thường xuất hiện vào ban đêm nên những thuốc này cần có để chúng ta có thể dùng ngay.
Ngoài ra, người dân cần dự phòng các thiết bị cần thiết để cho việc tự cách ly, tự theo dõi sức khỏe cho bản thân và gia đình như: nhiệt kế; máy đo SpO2; que test nhanh; khẩu trang; găng tay y tế; các máy theo dõi bệnh nền.
Nhóm các thuốc không nên dự phòng, không nên tự điều trị, đó là thuốc: kháng sinh, kháng viêm, kháng virus.
Mọi điều trị, chỉ định của bác sĩ cần cá thể hóa và phù hợp với từng bệnh nhân nên mọi người hết sức lưu ý không tự tiện mua và dùng thuốc, sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, khi trở thành F1, F0, mỗi người cần chuẩn bị thêm: lương thực đủ cho thời gian cách ly (nếu 1 mình); dung dịch vệ sinh nhà cửa và khử khuẩn; giấy vệ sinh, khăn giấy, quần áo thoải mái; chỗ ở cách ly bảo đảm quy định; số điện thoại của các cơ sở y tế trong khu vực, phòng cấp cứu và các tài liệu, hướng dẫn cập nhật nhất về phòng, chống dịch.

Veröffentlicht 13. Januar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Mehr als 3.000 Arbeiter mussten ihre Arbeit einstellen als das Unternehmen fast 90 F0 entdeckte – Hơn 3.000 công nhân tạm dừng làm việc khi công ty phát hiện gần 90 F0 (TP Vinh, Nghệ An)   Leave a comment

Hơn 3.000 công nhân tạm dừng làm việc khi công ty phát hiện gần 90 F0

Đến cuối giờ chiều ngày 11/1 đã có 87 công nhân Công ty may Minh Anh Kim Liên mắc Covid-19. Toàn bộ công nhân của công ty phải dừng làm việc trong ngày.
11-01-2022 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/hon-3000-cong-nhan-tam-dung-lam-viec-khi-cong-ty-phat-hien-gan-90-f0-20220111170520924.htm
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Anh Tấn – Chủ tịch UBND xã Hưng Đông (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, một nhà máy trú chân trên địa bàn phải tạm dừng hoạt động từ hôm nay (11/1), sau khi xuất hiện nhiều ca F0.
Ca mắc Covid-19 đầu tiên được phát hiện tại Công ty cổ phần may Minh Anh Kim Liên (Khu công nghiệp Bắc Vinh, đóng tại xã Hưng Đông, TP Vinh, Nghệ An) từ ngày 5/1. Liên tiếp những ngày sau đó, tại công ty này ghi nhận thêm nhiều ca F0.
„Đến hôm nay, đã có 87 công nhân của công ty này được xác định mắc Covid-19, ngành chức năng tổ chức truy vết hơn 300 F1, đều là công nhân của nhà máy“, ông Trần Anh Tấn thông tin.
Nhiều biện pháp nhằm khoanh vùng, khống chế, dập dịch đã được lãnh đạo công ty và Ban chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 địa phương triển khai. Các công nhân được xét nghiệm sàng lọc; tổ chuyền, bộ phận đã xuất hiện nhiều F0 và F1 thì tạm nghỉ để phòng dịch; công ty bố trí khu vệ sinh riêng cho dây chuyền chưa có ca nhiễm; phân ca làm việc riêng biệt, sau mỗi ca làm lại tiếp tục khử khuẩn, vệ sinh… để đảm bảo công tác phòng, chống dịch và không gián đoạn quy trình, tiến độ sản xuất.
Công ty cổ phần Minh Anh Kim Liên có quy mô 3.200 công nhân, trong đó công nhân đi về các huyện lân cận hàng ngày chiếm số lượng lớn. Do vậy, công tác phòng, chống lây lan dịch Covid-19 sang các địa bàn dân cư cũng được triển khai nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Công ty cổ phần may Minh Anh Kim Liên quyết định tạm dừng hoạt động 3 ngày, kể từ ngày 11/1.
„Trong thời gian tạm dừng hoạt động để sắp xếp lại sản xuất phù hợp với tình hình. Cùng với sàng lọc, bóc tách các trường hợp F0, F1, toàn bộ nhà xưởng sản xuất của công ty sẽ được vệ sinh, phun khử khuẩn, ông Tấn cho hay.
Trong cuộc họp khẩn diễn ra vào trưa nay giữa ngành y tế, chính quyền TP Vinh và lãnh đạo công ty, các phương án chống dịch, ổn định sản xuất cũng đã được bàn thảo và đi đến thống nhất.
Cụ thể, bên cạnh tạm dừng hoạt động 3 ngày để khử khuẩn toàn bộ nhà xưởng, công ty sẽ phân luồng các nhóm nguy cơ, nguy cơ cao, nhóm an toàn để bố trí sản xuất trở lại. Cùng với đó, kịch bản hoạt động phù hợp với tình hình thực tế để chủ động trong chống dịch, không để „đứt gãy“ chuỗi sản xuất của nhà máy cũng đã được xây dựng.
Trong thời gian này, công tác tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3 cho toàn bộ công nhân và người lao động trong công ty sẽ được đẩy nhanh tiến độ.
Dự kiến, ngày 13/1, công nhân công ty sẽ đi làm trở lại.

Tập trung khống chế ổ dịch mới ở thành phố Vinh
Đến sáng 10/1, tại Công ty CP May Minh Anh – Kim Liên ở xã Hưng Đông, TP. Vinh đã ghi nhận 72 F0, thành phố và công ty đang tập trung công tác chống dịch ở đây.
10/01/2022 10:29 https://baonghean.vn/tap-trung-khong-che-o-dich-moi-o-thanh-pho-vinh-300720.html
Công ty CP May Minh Anh – Kim Liên đóng trên địa bàn xã Hưng Đông, TP. Vinh thời gian qua liên tục ghi nhận các ca nhiễm Covid-19 là công nhân của công ty. Đến sáng 10/1, công ty này đã có 72 F0, trong đó tại TP. Vinh là 28 F0, số F0 còn lại trú tại các huyện trên địa bàn tỉnh.
Nhận định đây là chùm bệnh phức tạp, CDC Nghệ An, UBND TP. Vinh và Công ty CP May Minh Anh Kim Liên đã tiến hành họp trong chiều 9/1 để đưa ra các biện pháp chống dịch với quyết tâm cao khống chế sớm ổ dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh tại công ty và đời sống của công nhân.
TS Chu Trọng Trang – Phó Giám đốc CDC Nghệ An nhận định cần khẩn trương test sớm để phát hiện kịp thời các ca F0, đồng thời từ ngày 10/1 những công nhân không có giấy chứng nhận âm tính với Covid-19 thì không được vào công ty làm việc. Bên cạnh đó, công ty cần bố trí lại khu vực ăn uống và khử khuẩn theo đúng quy định; Bố trí khu vệ sinh riêng biệt cho dây chuyền chưa có ca nhiễm; Phân ca làm việc riêng biệt, sau mỗi ca làm lại tiếp tục khử khuẩn, vệ sinh; dừng các dịch vụ ăn uống tập trung ở trước cổng công ty…
Trao đổi với P.V, ông Trần Quang Lâm – Phó Chủ tịch UBND TP. Vinh cho biết: Công ty CP May Minh Anh – Kim Liên có tổng số 3.200 công nhân. Hiện thành phố đã chỉ đạo rà soát lại số lượng công nhân, yêu cầu toàn bộ công nhân trú tại TP. Vinh và các huyện trở về địa phương phải khai báo y tế và xét nghiệm khi có kết quả âm tính mới được vào công ty làm việc.
Ngoài ra, TP. Vinh cũng đã chỉ đạo đóng cửa các quán ăn mà các F0 từng đến ăn trên địa bàn 2 xã Hưng Đông và Nghi Kim. Đối với những tổ chuyền, bộ phận đã xuất hiện nhiều F0 và F1 thì tạm nghỉ để phòng dịch, các bộ phận khác vẫn hoạt động bình thường để không làm gián đoạn quy trình sản xuất của nhà máy…
„Công tác truy vết các trường hợp F1 cũng được TP. Vinh gấp rút triển khai, đến sáng 10/1 đã xác định được 306 F1 của 72 F0 này, chủ yếu là công nhân của công ty. Những F1 đã được cách ly, theo dõi theo quy định. Được biết, nếu ổ dịch diễn biến phức tạp, tùy vào tình hình thực tế, phía công ty sẽ tạm dừng sản xuất trong 3 ngày để xét nghiệm, khoanh vùng, truy vết để kịp thời, bóc tách các F0 ra khỏi công ty, quyết tâm khống chế ổ dịch trong thời gian sớm nhất…“ – ông Trần Quang Lâm nhấn mạnh.

Veröffentlicht 11. Januar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Mögliche Risiken bei der Selbstmedikation mit Covid-19-Behandlung – Nguy cơ tiềm ẩn khi tự dùng thuốc điều trị Covid-19   Leave a comment

Nguy cơ tiềm ẩn khi tự dùng thuốc điều trị Covid-19

Có không ít người đang hiểu sai về các loại thuốc điều trị Covid-19, sẵn sàng bỏ ra khoản tiền lớn để mua tích trữ các loại thuốc bán trên mạng, trong đó có cả thuốc đang thí điểm điều trị. Thậm chí, nhiều F0 cách ly tại nhà còn tự ý điều trị Covid-19, gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe.
11-01-2022, 14:35 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/nguy-co-tiem-an-khi-tu-dung-thuoc-dieu-tri-covid-19-681893/
Săn lùng, tìm mọi cách để mua thuốc điều trị Covid-19 là câu chuyện xôn xao ở công ty chị Nguyễn Thị Lan Anh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhiều ngày qua. Chồng chị Lan Anh trở thành F0, may mắn nhờ người quen chị mua được một cơ số thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống đông… và anh tự điều trị tại nhà.
Chị Lan Anh cho biết, thông qua một mối quen biết, chị đã mua được cơ số thuốc này có giá trị hơn 10 triệu. Trong đó, thuốc kháng virus của Nga có giá 2,7 triệu đồng/hộp (cao hơn 600-700 nghìn đồng so với đợt trước).
Chị Lan Anh rỉ tai đồng nghiệp, khi chồng chị nhiễm Covid-19, phải 3 ngày sau mới liên lạc được y tế phường và phải có kết quả xét nghiệm rRT-PCR mới được cấp phát thuốc gói B, C trong khi việc điều trị Covid-19 cần càng sớm càng tốt. Từ kinh nghiệm của chị Lan Anh, nhiều đồng nghiệp cũng săn lùng thuốc để dự trữ sẵn.
Theo thông tin một F0 tiết lộ, để tự điều trị tại nhà khi chưa tiếp cận được y tế cơ sở, chị đã tiếp cận được một địa chỉ bán thuốc với giá không hề mềm như Molnupiravir 200mg (Ấn Độ) 6,8 triệu/hộp/40 viên; Favipiravir 400mg (Ấn Độ) 7 triệu đồng/hộp/100 viên/5 người; Favipiravir 400mg (Ấn Độ) 3,3 triệu đồng/hộp/17 viên; Favipiravir (Nga) giá 3,8 triệu đồng/hộp/40 viên
Hà Nội đang có hơn 31 nghìn F0 điều trị và dự đoán con số này còn tăng cao thời gian tới đây, vì thế, nhiều người sẵn sàng bỏ tiền ra cao gấp nhiều lần để có được các loại thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19, trong đó có cả những loại thuốc đang thử nghiệm như Molnupiravir.
Việc săn lùng thuốc tích trữ làm giá thị trường bị đẩy lên rất cao. Trong khi thực tế trong số các loại thuốc này, có thuốc mới chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm có kiểm soát, chưa được cấp phép lưu hành trên thị trường.

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm ô-xy cao áp Việt Nga) – Mạng lưới bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà cho biết, có rất nhiều người chưa phân biệt được thuốc nào là kháng virus, kháng sinh, kháng đông, kháng viêm.
Kháng virus là thuốc giúp ngăn không cho virus nhân lên trong cơ thể. Hiện tại, dù nhiều tên nhưng chỉ có 2 loại thành phần là favipiravir và molnupiravir. Kháng sinh là thuốc tiêu diệt hoặc ức chế sự nhân lên của vi khuẩn trong cơ thể người. Các loại kháng sinh thông dụng là amoxiciline/clavulanic, azithromycin, ceforuxime, levofloxaxine…
Kháng đông là thuốc ngăn ngừa sự tạo thành các cục máu đông. Hiện chủ yếu khuyến cáo sử dụng rivaroxaban và apixaban để phòng chống bão cytokine.
Kháng viêm thực chất là thuốc ức chế miễn dịch corticoid. Thuốc kháng viêm thông dụng là Methyprednisolon 4 hoặc 16 mg và Dexamethasone 0,5 mg.
Bác sĩ Hoàng nhấn mạnh, kháng virus thường dùng trong vòng 5-7 ngày sau khi có triệu chứng và cũng chỉ cần dùng trong 5-7 ngày. Những người tải lượng virus cao, có nguy cơ lây nhiễm cho người khác hoặc bản thân người đó nguy cơ cao (chưa tiêm vaccine, hệ miễn dịch yếu…) thì nên cân nhắc dùng sớm thuốc kháng virus.
Những người dễ bội nhiễm vi khuẩn (bệnh nền, đề kháng kém, hay viêm đường hô hấp do vi khuẩn…) cần phải chuẩn bị sẵn sàng kháng sinh, để nếu cần thì sử dụng ngay. Để xác định có nhiễm khuẩn hay không, thường phải dựa vào xét nghiệm công thức máu có bạch cầu tăng cao.
Bác sĩ Hoàng cũng nhấn mạnh, các F0 thường chuyển nặng trong khoảng ngày 7-10 và có thể xuất hiện cơn bão cytokine. Vì thế, người dân có thể chuẩn bị sẵn thuốc kháng đông để phòng chống bão cytokine, có thể cân nhắc dùng sớm, dự phòng ở những người có nguy cơ dễ tạo cục máu đông (sau đột quỵ nhồi máu não, đặt stent, bệnh van tim, tiểu đường…) và không có chống chỉ định.
„Thuốc kháng viêm corticoid để chống bão cytokine, nhưng không được dùng để dự phòng. Khi chỉ số SpO2 còn trên 95%, người dân tuyệt đối không dùng, đặc biệt trong 7 ngày đầu khi virus đang nhân lên“, bác sĩ Hoàng nói.
Theo bác sĩ Hoàng, người dân khi phát hiện nhiễm Covid-19, cần phải được tư vấn điều trị bởi các bác sĩ, không tự ý dùng khi không có chuyên môn, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ Trần Thị Tuấn Anh, Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, trong số hàng nghìn F0 điều trị tại nhà mà chị tư vấn qua điện thoại, có nhiều trường hợp sử dụng thuốc điều trị rất tràn lan.
“Đó là điều không vui nhất với những bác sĩ tư vấn online như chúng tôi khi nhiều người dân đang tự ý điều trị bằng những đơn thuốc tràn lan trên mạng hoặc đơn thuốc truyền tai nhau. Việc dùng nhiều loại thuốc không có tác dụng điều trị Covid-19 sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bây giờ và sau này”, bác sĩ Tuấn Anh nói.
Theo đó, nữ bác sĩ này cũng nhấn mạnh, một số trường hợp F0 nhẹ, không có triệu chứng không cần dùng thuốc corticoid nhưng nhiều người vẫn mua về và sử dụng tràn lan. Thực tế, việc dùng nhiều loại thuốc này không chỉ ảnh hưởng dạ dày, rối loạn nội tiết tố mà còn ảnh hưởng tới miễn dịch cơ thể, rất nguy hiểm.
Các loại thuốc kháng virus Molnupiravir chỉ được sử dụng khi có sự theo dõi chặt chẽ của nhân viên y tế và có ký cam kết tham gia chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát. Đồng thời, những loại thuốc này có chỉ định cho một số đối tượng nhất định, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ điều trị cũng như giám sát tác dụng phụ.
“Có những trường hợp gọi đến xin tư vấn nhưng khăng khăng đòi điều trị theo đơn thuốc mà họ phải bỏ cả triệu ra để mua. Rồi sau đó lại lo lắng hỏi bác sĩ việc dùng thuốc này rồi có tác dụng phụ gì không, có vô sinh hay không”, bác sĩ Tuấn Anh nói.
Vì thế, bác sĩ Tuấn Anh lưu ý, những trường hợp F0 nhẹ chỉ cần theo dõi sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Hiện nay các thông tin rất nhiều, người dân cũng hiểu biết hơn để khi phát hiện triệu chứng F0 tại nhà trở nặng cần liên hệ với y tế địa phương để có hướng điều trị kịp thời.

Veröffentlicht 11. Januar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

F0, F1 wird mit Geld 80.000 VND / Tag unterstützt – F0, F1 được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày   Leave a comment

F0, F1 được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày

Gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Bích (TPHCM) có 2 người là F0 và 3 người là F1, đã điều trị và cách ly tại nhà. Theo trả lời của UBND phường 5, quận Gò Vấp và Ban Tuyên giáo phường 5, TPHCM thì chỉ có đối tượng F0, F1 điều trị, cách ly tại cơ sở y tế mới được hỗ trợ tiền ăn, còn các đối tượng F0, F1 điều trị, cách ly tại nhà không được hỗ trợ.
04/01/2022 12:02 http://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/F0-F1-duoc-ho-tro-tien-an-80000-dongngay/457872.vgp
06/01/2022 07:09 https://dantri.com.vn/an-sinh/f0-f1-duoc-ho-tro-tien-an-80000-dongngay-20220106070820109.htm

Bà Bích hỏi, trả lời của chính quyền địa phương như vậy có đúng không? Tại sao F0 điều trị tại cơ sở y tế và F1 cách ly tập trung tại cơ sở y tế thì được nhận hỗ trợ tiền ăn mỗi ngày. Còn F0, F1 được cơ sở y tế phát thuốc điều trị tại nhà, cách ly tại nhà thì lại không được hỗ trợ tiền ăn?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Tại Khoản 15 Điều 1 Quyết định 33/2021/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 27 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện như sau:
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với F1 đã kết thúc cách ly tại cơ sở cách ly trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, F1 cách ly tại nhà, F0 điều trị tại nhà gồm:
– Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp xã hoặc của cơ quan y tế về việc cách ly y tế tại cơ sở cách ly, cách ly tại nhà hoặc điều trị tại nhà.
– Giấy xác nhận hoàn thành việc cách ly đối với F1 đã kết thúc cách ly tại cơ sở cách ly trước ngày quyết định này có hiệu lực thi hành hoặc cách ly tại nhà; xác nhận hoàn thành điều trị tại nhà hoặc xác nhận thời gian điều trị tại nhà đối với F0.
– Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, giấy xác nhận mức độ khuyết tật.
– Phiếu thu hoặc biên lai hoặc giấy xác nhận thu tiền ăn tại cơ sở cách ly đối với F1 đã kết thúc cách ly tại cơ sở cách ly trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Như vậy, người điều trị nhiễm COVID-19 (F0) hoặc cách ly y tế để phòng, chống COVID-19 (F1) được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm các tài liệu theo quy định nêu trên.
Chinhphu.vn

Thủ tục để F0, F1 nhận hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày
20/07/2021 08:02 http://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Thu-tuc-de-F0-F1-nhan-ho-tro-tien-an-80000-dongngay/438914.vgp
Ông Nguyễn Bảo Ân (tỉnh Bình Dương) hỏi, theo Mục 8 Phần II Nghị quyết số 68/NQ-CP, trường hợp F1 đi cách ly được Nhà nước hỗ trợ 80.000 đồng/ngày, tức là người lao động sẽ không phải đóng số tiền này phải không? Quy định này áp dụng cho tất cả mọi người hay chỉ những người chứng minh được có hoàn cảnh khó khăn?

Veröffentlicht 6. Januar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Neue Regelungen des Gesundheitsministeriums zur Bestimmung von F1, F0 – Quy định mới của Bộ Y tế về cách xác định F1, F0   Leave a comment

Quy định mới của Bộ Y tế về cách xác định F1, F0

Ngày 29/12, Bộ Y tế có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ về việc thay đổi những điều kiện cụ thể để xác định một người là F1 hay F0 dựa trên lịch sử tiếp xúc và kết quả xét nghiệm.
29-12-2021, 18:42 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/quy-dinh-moi-cua-bo-y-te-ve-cach-xac-dinh-f1-f0-680338/
Theo Bộ Y tế, hiện nay, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với các biến chủng có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta và Omicron.
Tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát, tuy nhiên số ca mắc mới có xu hướng tăng tại một số tỉnh, thành phố; để tiếp tục chủ động tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc, quản lý hiệu quả các ca bệnh Covid-19 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, phù hợp với điều kiện và nguồn lực của các địa phương, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tổ chức thực hiện giám sát bệnh Covid-19 với các nhóm đối tượng, cụ thể:
Ảnh THÀNH ĐẠT
Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp
– Là người tiếp xúc gần (F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp.
– Là người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như trên.
– Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.
– Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) là người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học… với ca bệnh xác định (F0) đang trong thời kỳ lây truyền.
– Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động.

Ca bệnh xác định (F0) là một trong số các trường hợp sau:
– Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR).
– Là người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.
– Là người có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19 (ca bệnh nghi ngờ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ, không bao gồm F1).
– Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1 với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ, không bao gồm F1).
Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau:
– Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp dưới da, cơ thể…) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
– Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2m hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.
– Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2m hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
– Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).
Theo Bộ Y tế, thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT>30.

Veröffentlicht 29. Dezember 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Die Frontlinie zur Behandlung von Covid-19-Patienten im Norden hat dringend 500 Intensivbetten bereitgestellt – Schwerer Anstieg der F0-Behandlung im Zentralkrankenhaus für Tropenkrankheiten – F0 tăng nhanh, Hà Nội gấp rút triển khai các biện pháp ứng phó   Leave a comment

F0 tăng nhanh, Hà Nội gấp rút triển khai các biện pháp ứng phó

Tuyến đầu điều trị bệnh nhân Covid-19 phía bắc đã gấp rút triển khai 500 giường hồi sức tích cực. Tại Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 Hà Nội đang xin chuyển đổi công năng để nhận bệnh nhân ở tất cả các tuyến.
10-12-2021, 11:11 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/f0-tang-nhanh-ha-noi-gap-rut-trien-khai-cac-bien-phap-ung-pho-677663/
Am 10. Dezember um 7:00 Uhr behandelt das Zentralkrankenhaus für Tropenkrankheiten 532 Covid-19-Patienten. Unter 107 schweren und kritischen Patienten gab es 63 Fälle von Sauerstoffbeatmung, 37 Fälle von mechanischer Beatmung, 7 Fälle von HFNC (mechanische High-Flow-Beatmung); 3 Fälle von ECMO (kardiopulmonaler Bypass) und 10 Fälle von CRRT (kontinuierliche Dialyse).
Đến 7 giờ sáng ngày 10/12, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 532 bệnh nhân Covid-19. Trong số 107 bệnh nhân nặng, nguy kịch có 63 ca thở oxy, 37 ca thở máy, 7 ca thở HFNC (thở máy dòng cao); 3 ca can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) và 10 ca CRRT (lọc máu liên tục). Đa số bệnh nhân đã được kiểm soát tốt các diễn tiến, tuy nhiên một số trường hợp quá lớn tuổi hoặc bệnh nền quá nặng đang diễn tiến khá phức tạp, cần theo dõi sát sao.

Gấp rút chuẩn bị 500 giường hồi sức tích cực
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, với tình hình F0 tăng nhanh với trung bình 500-600 ca tại Hà Nội hơn một tuần qua, tỷ lệ chuyển nặng cũng theo đó tăng nhanh.
Để đáp ứng điều trị số lượng F0 nặng tăng nhanh ở miền bắc, mới đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương được Bộ Y tế giao triển khai 500 giường hồi sức tích cực (ICU). Bệnh viện đang nỗ lực cải tạo hạ tầng và bổ sung trang thiết bị, sắp xếp nhân lực để sẵn sàng cho phương án này.
Kế hoạch hoàn thiện 500 giường trong vòng một tháng, hiện nay đã triển khai được trên 50%. Nhân lực được đào tạo liên tục thời gian qua có thể đáp ứng được can thiệp thở máy cho bệnh nhân khi 500 giường ICU đi vào hoạt động.
Về trang thiết bị y tế, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã có sẵn khoảng 100 máy thở. Khi nâng công suất lên 500 giường ICU, bệnh viện sẽ cần bổ sung thêm máy thở, máy lọc máu, monitor theo dõi bệnh nhân, máy ECMO và các thiết bị khác. Bệnh viện cũng chuẩn bị sẵn sàng nhân lực các khoa chuyên môn về nội, ngoại, sản, nhi để có thể tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 cần can thiệp chuyên sâu.
Đánh giá về tỷ lệ chuyển nặng của bệnh nhân, bác sĩ Cấp cho hay, theo khảo sát chung mới nhất ở một số địa phương, nhóm bệnh nhân Covid-19 đã được tiêm phòng vaccine, tỷ lệ diễn biến nặng giảm đi rất nhiều. “Tỷ lệ bệnh nhân có diễn tiến nặng trước đây ở các tỉnh thành là 20%, hiện có những địa phương đã giảm xuống dưới 10%”, bác sĩ Cấp cho hay.
Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ngoài triển khai 500 giường ICU, bệnh viện đã thiết lập các nhóm y, bác sĩ để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi cần, bao gồm cả hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ từ xa.

Đề xuất mở rộng thu dung bệnh nhân cả 3 tầng
Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 (trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) đang tiếp nhận bệnh nhân ở tầng 2, 3 tại các cơ sở y tế phía bắc chuyển tới. Theo PGS, TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 (trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), hiện tại, bệnh viện đang chăm sóc hơn 200 F0, bao gồm bệnh nhân ở Hà Nội và một số tỉnh thành phía bắc, trong đó có khoảng 10% bệnh nhân nặng, nguy kịch ở tầng 3.
Với công năng đáp ứng 500 giường bệnh, cao điểm có thể nâng lên 700 giường bệnh, hiện tại, bệnh viện vẫn đang có khả năng đáp ứng đón các bệnh nhân ở các tầng điều trị khác.
Mới đây, đơn vị vừa đề xuất Bộ Y tế cho phép mở rộng phạm vi điều trị cả ba tầng, thay vì nhiệm vụ ban đầu chỉ nhận bệnh nhân nặng ở tầng 3 (trong mô hình điều trị 3 tầng).
Lý giải về đề xuất này, PGS Hải cho biết, xuất phát từ nhu cầu số F0 đang ngày càng gia tăng ở phía bắc và đặc biệt tại Hà Nội, việc thu dung tại nhiều cơ sở y tế, khu thu dung F0 đang quá tải. Đồng thời, hiện nay quy định về việc cách ly F0 tại nhà chưa được đồng bộ.
Trong khi đó, Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 đang còn thừa chỗ, nhân lực đủ khả năng đáp ứng, vì vậy nếu để không chỉ tiếp nhận bệnh nhân vào tầng 3 sẽ rất lãng phí.
“Quan trọng nhất hiện nay, chúng tôi có đủ giường điều trị, có nhân lực giúp cho nhân dân thủ đô yên tâm trong lúc lãnh đạo thành phố đang tìm cách tháo gỡ quá tải tại một số cơ sở”, PGS Hải cho hay.
Nếu được Bộ Y tế đồng ý về phương án, bệnh viện sẽ nhanh chóng tiếp nhận bệnh nhân ở các tuyến điều trị. Tuy nhiên, PGS Hải cũng nhấn mạnh, bệnh viện vẫn luôn sẵn sàng giành một số giường nhất định để sẵn sàng tiếp nhận và đáp ứng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch ở tầng 3.
Trước tình hình số ca nhiễm mới tăng cao, bệnh viện cũng có sự điều chuyển nhân lực phù hợp với cơ sở chính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Bệnh viện cũng đang tiến hành mở rộng khu điều trị, có giường dự trữ và nhân lực y tế từ cơ sở một để chủ động trong mọi tình huống.
Về oxy y tế, bệnh viện đã chuẩn bị sẵn 2 bồn oxy dung tích 18 m3 và 15 m3 bảo bảo phục vụ người bệnh trong 48 giờ liên tục. Hệ thống điều hòa không khí riêng cho từng phòng bệnh để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
PGS Hải cũng cho biết, hiện cơ sở này đã đón nhận 39 nhân viên y tế (bao gồm các bác sĩ, điều dưỡng và hộ lý) của Bệnh viện đa khoa Xanh pôn. Những người này sẽ được đào tạo, làm quen với hệ thống mới chuyên khoa về điều trị người bệnh Covid-19, sau đó sẽ cùng tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 với các cán bộ nhân viên Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19. 30 cán bộ y tế của Hà Giang cũng đã bắt đầu học tập và làm việc tại đây để có được những kỹ năng tốt nhất, đáp ứng phòng, chống dịch tại địa phương.
Theo đánh giá của PGS Hải, hiện nay, tỷ lệ tiêm vaccine tăng cao nên bệnh nhân chuyển nặng và tử vong giảm rõ rệt so với trước. Các trường hợp bị nặng hiện nay hầu hết có bệnh lý nền, chưa tiêm vaccine, tiêm chưa đủ mũi hoặc thời gian của 2 mũi tiêm vaccine chưa đủ hiệu lực bảo vệ.
“Các bệnh nhân ở tầng 3 không có bệnh nền, đã được tiêm vaccine đáp ứng điều trị tốt và chúng tôi có thể chuyển trường hợp này xuống tầng điều trị thấp hơn rất nhanh”, bác sĩ Hải cho hay.
Nhân lực y tế tại đây liên tục được tăng cường với khoảng 100 người gồm những y, bác sĩ đã từng tham gia chống dịch tại nhiều địa phương, có kiến thức, kinh nghiệm và tinh thần rất tốt. „Chúng tôi sẵn sàng đáp ứng được công tác điều trị khi số bệnh nhân tăng cao“, PGS cho biết.

Veröffentlicht 10. Dezember 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Wie verwaltet und verwendet Hanoi Medikamente zur Behandlung von F0 zu Hause? – Hà Nội quản lý, sử dụng thuốc điều trị F0 tại nhà như thế nào?   Leave a comment

Hà Nội quản lý, sử dụng thuốc điều trị F0 tại nhà như thế nào?

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành tài liệu hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà.
07-12-2021, 15:01 https://nhandan.vn/chinh-sach1/ha-noi-quan-ly-su-dung-thuoc-dieu-tri-f0-tai-nha-nhu-the-nao–677205/
Câu hỏi: TP Hà Nội sẽ quản lý và sử dụng thuốc điều trị người bệnh Covid-19 tại nhà như thế nào?

Trả lời: Theo văn bản mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, những đối tượng quản lý tại nhà (F0) là người có kết quả xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính.
(Ảnh minh họa HCDC)Mức độ lâm sàng, gồm:
– Không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ là sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau mỏi cơ khớp, giảm vị giác, khứu giác…;
– SpO2 bằng hoặc trên 96%, nhịp thở dưới hoặc bằng 20 lần/phút;
– Tuổi bằng hoặc trên 3 tháng và dưới hoặc bằng 49 tuổi.
– Ngoài ra, đối tượng F0 này chưa phát hiện bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vaccine; không mang thai.

Những F0 điều trị tại nhà có khả năng tự chăm sóc bản thân: Tự ăn uống, giặt quần áo, vệ sinh cá nhân…; biết cách đo thân nhiệt; có khả năng liên lạc với nhân viên y tế; tự dùng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ.

Khi điều trị tại nhà, các F0 cần chuẩn bị:
– Lưu số điện thoại đường dây nóng phòng, chống dịch; nhân viên y tế được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe.
– Thống nhất với cả gia đình về vùng không gian dành riêng cho người nhiễm.
– Đồng thời, chuẩn bị các vật dụng tối thiểu như: Khẩu trang y tế dùng 1 lần; găng tay y tế sạch; dung dịch sát khuẩn tay/xà phòng; dụng cụ cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, chậu tắm – giặt, bộ đồ dùng ăn uống, xà phòng (tắm, giặt), máy giặt (nếu có), dụng cụ phơi, sấy trang phục cá nhân.
– Các phương tiện cần có: Nhiệt kế, máy đo độ bão hòa ô-xy đầu ngón tay (SpO2); máy đo huyết áp; điện thoại hoặc máy tính để liên lạc với nhân viên y tế; thùng rác thải y tế; túi thuốc điều trị tại nhà;
– Có người thân chăm sóc.
Đối tượng F0 không được tự ý rời phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly. Đồng thời, họ không sử dụng chung vật dụng với người khác; không ăn uống cùng người khác; không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi. Trường hợp cần có người chăm sóc, người chăm sóc phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, vệ sinh tay trước và khi chăm sóc.

Cùng với đó, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà cho người trên 18 tuổi. Theo đó, thuốc điều trị gồm 3 nhóm:
Nhóm A: Là những thuốc thông dụng, bao gồm: Thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng. Paracetamol 500mg uống 1 viên khi sốt trên 38,5 độ C, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ (nếu vẫn còn sốt). Ngoài ra, uống vitamin tổng hợp: Uống 1 viên lần/ngày; vitamin C uống sáng 1 viên, tối 1 viên.
Nhóm B: Là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt. Người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 <96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng 1 liều duy nhất trước khi chuyển viện. Dexamethasone 0,5mg x 12 viên uống 1 lần (12 viên tương đương 06mg) hoặc Methylprednisolone 16mg x 1 viên uống; Rivaroxaban 10mg x 1 viên uống hoặc Apixaban 2,5mg x 1 viên uống hoặc Dabigatran 220mg x 1 viên uống. Với các thuốc dùng cho nhóm B, Sở Y tế Hà Nội lưu ý, không sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh (viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và các bệnh lý dễ gây chảy máu khác).
Nhóm C: Là thuốc kháng virus, gồm: Molnupiravir viên 200mg hoặc viên 400mg uống ngày 2 lần: Sáng 800mg, chiều 800mg và uống 5 ngày liên tục hoặc Favipiravir viên 200mg. Ngày đầu 1600mg/lần x 2 lần/ngày, các ngày sau uống 600 mg/lần x 2 lần/ngày, uống từ 7 đến 14 ngày. Với thuốc nhóm C cũng không sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú.

Xét nghiệm Covid-19 tại nhà:
F0 không triệu chứng điều trị tại nhà có kết quả Ct ≥ 30, sau 72 giờ xét nghiệm RT-PCR có kết quả Ct ≥ 30 hoặc âm tính thì kết thúc điều trị và thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.
Đối với F0 không triệu chứng có Ct <30 xét nghiệm SARS-CoV-2 ở ngày thứ 10 khi có kết quả Ct ≥ 30 thì kết thúc điều trị và theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày; còn nếu Ct<30 tiếp tục xét nghiệm định kỳ cho đến khi có kết quả Ct ≥ 30 hoặc âm tính, hoặc sau 21 ngày cách ly được kết thúc điều trị và theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.
Đối với F0 có triệu chứng điều trị tại nhà, xét nghiệm RT-PCR vào ngày 14 có kết quả Ct ≥ 30 được kết thúc điều trị và theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày, nhưng nếu Ct<30, tiếp tục xét nghiệm định kỳ đến khi có kết quả Ct ≥ 30 hoặc âm tính, hoặc sau 21 ngày cách ly thì được kết thúc điều trị và theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.
Theo Sở Y tế Hà Nội, nếu người bệnh có kết quả âm tính, cơ sở được phân công quản lý F0 lập danh sách báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 phường, xã, thị trấn để cấp giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly theo quy định. Cùng với đó, làm xét nghiệm cho người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với F0 khi có triệu chứng nghi mắc Covid-19.
Đặc biệt, Sở Y tế Hà Nội cũng đã có Công văn số 21391/SYT-NVY về việc phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19 lần thứ 4 gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập; Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và Trung tâm Cấp cứu 115.

Theo hướng dẫn mới này, Hà Nội phân thành 3 tầng điều trị dựa theo mức độ lâm sàng và yếu tố nguy cơ. Cụ thể:
Tầng 1, dành cho trường hợp bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ với mức nguy cơ trung bình, gồm: Tuổi từ 50-64, chưa phát hiện bệnh nền và đã tiêm đủ liều vaccine; tuổi từ 3 tháng đến dưới hoặc bằng 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh nền, đã tiêm đủ liều vaccine, không có triệu chứng cần can thiệp y tế.
Những trường hợp ở tầng này được điều trị tại nhà, trạm y tế lưu động (cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 tại quận, huyện); hoặc cơ sở thu dung, điều trị Covid-19.
Tầng 2, dành cho trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mức độ trung bình với nguy cơ cao, gồm: Tuổi bằng hoặc trên 65 và đã tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền và đã tiêm đủ liều vaccine; từ 50-64 tuổi chưa phát hiện bệnh nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; phụ nữ có thai và sinh con từ dưới hoặc bằng 42 ngày; trẻ em dưới hoặc bằng 3 tháng tuổi. Những trường hợp này điều trị tại bệnh viện thuộc tầng 2.
Tầng 3, dành cho trường hợp nặng hoặc nguy kịch với nguy cơ rất cao, gồm: Tuổi từ trên hoặc bằng 65 và chưa tiêm đủ liều vaccine; mắc bệnh lý nền và chưa tiêm đủ liều vaccine; có tình trạng cấp cứu chuyên khoa.
Những trường hợp này được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Trung ương.

Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng phân tầng điều trị đối với những trường hợp đặc biệt. Cụ thể: Người bệnh chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, cơ sở tiếp nhận trường hợp này ở tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Bắc Thăng Long; ở tầng 2 và tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện Trung ương;
Người bệnh đang điều trị HIV, Lao, cơ sở tiếp nhận điều trị ở tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Phổi Hà Nội; ở tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện Trung ương.
Người có bệnh lý tâm thần, người đang cai nghiện tại cộng đồng, cơ sở điều trị tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Tâm thần Hà Nội; tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Bệnh viện Tâm thần Hà Nội phối hợp) và bệnh viện Trung ương.
Người bệnh mắc các bệnh lý chuyên khoa khác (như: Răng – hàm – mặt, mắt, tai mũi họng…) cần can thiệp y tế, cơ sở điều trị tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Đa khoa tầng 2; cơ sở điều trị tầng 3 là Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và bệnh viện trung ương.
Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện thường xuyên đánh giá diễn biến, mức độ lâm sàng, xét nghiệm của người bệnh Covid-19, chủ động chuyển người bệnh đến các cơ sở điều trị ở tầng thấp hơn để tiếp tục quản lý, điều trị khi tình trạng ổn định; đồng thời, ưu tiên bố trí giường bệnh tầng 2, tầng 3 để tiếp nhận người bệnh mới.

Veröffentlicht 7. Dezember 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Warum müssen Patienten die das antivirale Medikament Molnupiravir einnehmen einen Vertrag unterschreiben? – Vì sao bệnh nhân dùng thuốc kháng virus Molnupiravir phải ký hợp đồng? – Vertrag zur Teilnahme an einer klinischen Studie – Wie verwendet man 3 Beutel Medikamente für die F0-Behandlung zu Hause richtig? – Sử dụng 3 túi thuốc dành cho F0 điều trị tại nhà sao cho đúng?   Leave a comment

Vì sao bệnh nhân dùng thuốc kháng virus Molnupiravir phải ký hợp đồng?

Thuốc Molnupiravir chưa được cấp phép nên khi sử dụng, F0 phải ký hợp đồng tham gia nghiên cứu lâm sàng.
30/8/2021 19:38 https://zingnews.vn/vi-sao-benh-nhan-dung-thuoc-khang-virus-molnupiravir-phai-ky-hop-dong-post1257079.html
Quy trình sử dụng 3 túi thuốc điều trị Covid-19 cho F0 tại nhà là nội dung được bà Phạm Khánh Phong Lan, Chủ tịch Hội Dược học TP.HCM, giải thích chi tiết tại buổi họp báo cung cấp thông tin về dịch Covid-19 chiều 30/8.
Được giao điều phối việc phân phối các túi thuốc này, bà Lan cho biết túi thuốc cho F0 điều trị tại nhà được chia thành 3 gói (A, B, C). Gói A là những thuốc thông dụng gồm thuốc hạ sốt và vitamin nâng cao thể trạng. Gói B là những thuốc sử dụng hạn chế một số tình huống đặc biệt gồm thuốc kháng viêm và thuốc kháng đông. Gói C là thuốc kháng virus Molnupiravir dùng cho F0 có triệu chứng nhẹ và được kiểm soát đặc biệt
TP.HCM được phân bổ 50.000 liều Molnupiravir
Molnupiravir trong gói thuốc C là sản phẩm được hãng dược phẩm Merck của Mỹ và Công ty Ridgeback của Đức nghiên cứu phát triển, nhằm điều trị Covid-19 cho bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình. Theo Chủ tịch Hội Dược học TP.HCM, thuốc Molnupiravir chưa được cấp phép. Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm Việt Nam được nhượng quyền khai thác và sản xuất. Doanh nghiệp này đang làm hồ sơ trình Bộ Y tế.
Thông tin với báo chí, bà Lan cho biết thuốc Molnupiravir đã được thử nghiệm lâm sàng. Công ty Stellapharm sẽ tài trợ cho Việt Nam 2,3 triệu viên, tương đương 116.000 liều.
Về cách sử dụng 3 túi thuốc, bà Phạm Khánh Phong Lan cho biết thuốc trong túi A và túi B chỉ điều trị thể trạng, triệu chứng. Tới nay, Sở Y tế TP.HCM đã chuẩn bị 150.000 túi thuốc A và B. Khoảng 74.000 túi đã được giao về Trung tâm y tế quận, huyện để đưa xuống phường, xã. Số còn lại đang được tích trữ tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Đến ngày 23/8, TP.HCM có 21.093 ca F0 đang điều trị tại nhà nên bà Lan khẳng định túi thuốc A và B đủ để phát cho bệnh nhân.
Về túi thuốc C, Chủ tịch Hội Dược học TP.HCM lý giải đây là công trình nghiên cứu của Bộ Y tế. Trong 116.000 liều được Stellapharm tài trợ, Bộ Y tế đã phân bổ cho TP.HCM 50.000 liều. Thành phố hiện mới nhận 16.000 liều nên việc đưa xuống địa phương có thể thiếu. Còn 34.000 liều còn lại sẽ được bổ sung ngày 31/8 hoặc 1/9.
Bà Lan khẳng định điều thuận lợi là công ty sản xuất thuốc có trụ sở ngay tại TP.HCM nên không mất công chuyên trở. Một lợi thế khác là thuốc này do doanh nghiệp tại Việt Nam tự sản xuất nên chủ động, không lâm vào tình trạng „có tiền không mua được“ như vaccine. Công ty tại Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi được nhượng quyền sản xuất ngay tại chỗ.
Ngoài thuốc này, Tập đoàn Vingroup còn tài trợ 500.000 liều Remdesivir của Mỹ. Bộ Y tế đã phân bổ cho TP.HCM 70.000 liều nhưng thuốc này không dùng ngoại trú nên được phân bổ cho các bệnh viện điều trị tầng 3 nhằm hồi sức cấp cứu đặc biệt cho bệnh nhân nặng.

F0 là đối tượng nghiên cứu khi dùng Molnupiravir
Chủ tịch Hội Dược học TP.HCM lý giải Molnupiravir là thuốc nhượng quyền sản xuất nên đòi hỏi có nghiên cứu về lâm sàng, tác dụng phụ. Thuốc được nghiên cứu tại Bệnh viện Thống Nhất và cho kết quả khả quan. Khi F0 sử dụng, họ được xem như đối tượng nghiên cứu.
Khi túi thuốc này được bàn giao cho cơ quan y tế để cấp chi F0 điều trị tại nhà, bệnh nhân phải ký hợp đồng tham gia nghiên cứu, trong đó quy định phải rõ ràng trường hợp nào được sử dụng.
Cụ thể, F0 được dùng Molnupiravir là người test nhanh hoặc PCR dương tính, xác định là người mang virus mới sử dụng thuốc diệt virus. F0 này phải ở thể nhẹ, nhịp thở dưới 20 lần/phút, nồng độ oxy (SpO2) cao hơn 96%.
Mỗi túi thuốc C sẽ chứa 5 ngày thuốc. Mỗi ngày 4 viên, chia làm 2 lần uống. Bà Lan cho biết kết quả nghiên cứu cho thấy sau 5 ngày, bệnh nhân có sự cải thiện rõ rệt, nồng độ virus có thể giảm, hướng đến âm tính.
„Túi thuốc A ai cũng nên dùng. Tuy nhiên, nhiều người lầm tưởng rằng xong túi A thì uống đến túi B, C là không đúng“, bà Lan nhấn mạnh.
Phạm Khánh Phong Lan cho biết túi A dùng bình thường. Túi C nếu đủ điều kiện và đã ký hợp đồng thì dùng ngay để giảm nồng độ virus. Nếu dùng túi C rồi nhưng trong quá trình dùng lại trở nặng, có nhịp thở trên 30 lần/phút, nồng độ oxi (SpO2) dưới 95%, thì phải gọi nhân viên y tế. Trong lúc chờ cán bộ y tế tới, bệnh nhân có thể dùng túi B (thuốc kháng viêm và kháng đông).
Tuy nhiên, túi B chỉ được dùng tối đa 3 ngày. Túi này phải dùng ngay để giải quyết triệu chứng trước mắt. Bà Phạm Khánh Phong Lan khuyến cáo F0 không dùng song song túi thuốc B và túi thuốc C.
„Không dùng kháng đông và Molnupiravir song song vì như vậy rất nguy hiểm“, Chủ tịch Hội Dược học TP.HCM nói và lưu ý thêm trong túi B và túi C có một số loại chống chỉ định như phụ nữ có thai, cho con bú, suy thận, suy gan, tiền sử bệnh đông máu…

Trước đó, Sở Y tế TP.HCM đã có túi thuốc điều trị Covid-19 cho F0 tại nhà được chia thành 3 gói (A, B, C), sử dụng tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân. Gói A là những thuốc thông dụng gồm thuốc hạ sốt và vitamin nâng cao thể trạng.
Gói B là những thuốc sử dụng hạn chế một số tình huống đặc biệt gồm thuốc kháng viêm và thuốc kháng đông. Thời gian F0 tự uống không quá 3 ngày, trong thời gian này người bệnh cần phải tiếp tục liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ, tùy tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ quyết định cho người bệnh dùng tiếp thuốc này cho đủ 7 ngày.
Gói C là thuốc kháng virus Molnupiravir dùng cho F0 có triệu chứng nhẹ và được kiểm soát đặc biệt. Theo đó, thuốc Molnupiravir uống 2 lần/ngày trong 5 ngày liên tục.

Sử dụng 3 túi thuốc dành cho F0 điều trị tại nhà sao cho đúng?
Wie verwendet man 3 Beutel Medikamente für die F0-Behandlung zu Hause richtig?
Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai phát các túi thuốc cho bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà và có những lưu ý cho người bệnh khi sử dụng túi thuốc này.
31-08-2021, 15:07 https://nhandan.vn/dieu-tri/su-dung-3-tui-thuoc-danh-cho-f0-dieu-tri-tai-nha-sao-cho-dung–662573/
Câu hỏi: Tôi đang là F0 điều trị tại nhà. Tôi được biết hiện TP Hồ Chí Minh có phát túi thuốc có các loại thuốc khác nhau và sử dụng tùy vào triệu chứng bệnh nhân. Xin cho tôi được biết từng túi thuốc đó như thế nào và triệu chứng như thế nào thì nên dùng gói nào cho phù hợp?
Các túi thuốc điều trị F0 tại nhà. (Ảnh HCDC)Các túi thuốc điều trị F0 tại nhà. (Ảnh HCDC)
Trả lời:
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban quản lý an toàn thực phẩm Thành phố, thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh:
Túi thuốc phát cho F0 đang điều trị tại nhà sẽ bao gồm 3 gói A, B, C và sử dụng tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân.
Gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và vitamin nâng cao thể trạng. Thuốc hạ sốt sẽ được dùng khi người bệnh sốt trên 38,5°C, có thể lặp lại mỗi 4 -6 giờ nếu vẫn còn sốt. Các loại vitamin uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên. Gói thuốc này dùng trong 7 ngày.
Gói thuốc B bao gồm các loại thuốc kháng viêm có chứa corticoid và thuốc chống đông, đủ dùng trong 3 ngày. Đây là những loại thuốc đặc trị, phải có ý kiến chỉ định của bác sĩ. Đối với thuốc ở gói B, người bệnh cần lưu ý chỉ sử dụng trong một số tình huống đặc biệt, có triệu chứng sớm của suy hô hấp như cảm thấy khó thở, thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi trên 20 lần mỗi phút hoặc đo SpO2 dưới 95%.
Nếu chưa liên hệ được bác sĩ, người bệnh có thể tự uống thuốc kháng viêm và thuốc chống đông nhưng không quá 3 ngày. Trong thời gian này người bệnh cần tiếp tục liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ.
Gói thuốc C có thuốc Molnupiravir. Đây là thuốc kháng virus đang ở trong giai đoạn thử nghiệm trong chương trình nghiên cứu của Bộ Y tế. Thuốc hiện chưa được Cục quản lý Dược của Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Thuốc đã được thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Thống Nhất và đã cho những kết quả khả quan.
Trong chương trình cấp thuốc cho F0 điều trị tại nhà, gói thuốc C được sự chỉ đạo của Bộ Y tế thêm vào túi thuốc dành cho F0 điều trị tại nhà và phải có những điều kiện khi sử dụng thuốc.
Người bệnh cần phải ký “Phiếu chấp thuận tham gia chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc Covid-19 nhẹ” trước khi được cấp phát và sử dụng. Gói thuốc C được sử dụng ngay khi được cấp phát.
Gói thuốc C chỉ dành cho F0 đã có kết quả dương tính với SARS-COV-2 dương tính sau khi xét nghiệm test nhanh hoặc RT-PCR, có triệu chứng nhẹ, thể hiện qua nhịp thở dưới 20 lần/phút, nồng độ SpO2 cao hơn hoặc bằng 96%.
Gói thuốc C có lượng thuốc đủ dùng trong 5 ngày. Mỗi ngày uống 4 viên, chia làm 2 lần, mỗi lần 2 viên. Tổng liều là 1.600mg cho 1 ngày.
Theo các nghiên cứu, bệnh nhân sẽ có sự cải thiện rõ rệt, giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân mắc Covid-19 vừa và nhẹ sau 5 ngày điều trị, nhờ đó giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong.

Nhanh chóng phát túi thuốc cho F0 điều trị tại nhà
Verteilen Sie schnell Medizinbeutel für F0 zur Behandlung zu Hause
PGS, TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Y tế chỉ đạo các trung tâm y tế quận, huyện tại TP Hồ Chí Minh khi nhận được các túi thuốc cho F0 phân bổ xuống thì phát ngay cho các trạm y tế lưu động để đưa đến các F0 nhanh nhất.
31-08-2021, 15:41 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/-nhanh-chong-phat-tui-thuoc-cho-f0-dieu-tri-tai-nha–662580/
(Ảnh HCDC)Theo số liệu do Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cung cấp, tính đến sáng ngày 30/8, số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà trên địa bàn thành phố là 85.298 người, trong đó có 60.581 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngày từ đầu và 24.717 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi.
Công tác quản lý điều trị, nhất là việc phát thuốc điều trị cho các F0 tại nhà và điều trị tại các cơ sở y tế tuyến dưới đang được thành phố tích cực triển khai. Tuy nhiên tại một số địa phương việc cung cấp thuốc cho F0 đang thiếu.
Theo báo cáo từ quận Phú Nhuận, đến ngày 30/8, trên địa bàn quận hiện có 757 F0 theo dõi, điều trị tại nhà. 100% số F0 đã được cấp gói thuốc điều trị theo danh mục thuốc quy định.
Tại quận Tân Phú, đại diện lãnh đạo quận cho biết, hiện trên địa bàn quận có 11 trạm y tế lưu động luôn sẵn sàng ứng trực cấp cứu, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân cũng như các trường hợp F0 theo dõi, điều trị tại nhà.
Việc cấp thuốc cho các trường hợp F0 điều trị tại nhà trên địa bàn quận được quản lý chặt chẽ bởi các trạm y tế lưu động. Hiện số thuốc cấp phát còn ít, tồn nhiều do nhiều trường hợp chưa đủ điều kiện để được cấp.
Liên quan vấn đề này, PGS, TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Y tế đã chỉ đạo, các trung tâm y tế quận, huyện khi nhận được các túi thuốc cho F0 phân bổ xuống thì phát ngay cho các trạm y tế lưu động để đưa đến các F0 nhanh nhất. Cần ưu tiên phát túi thuốc ngay cho F0 mà không cần phải chờ tới sau khi cập nhật ca của họ lên phần mềm.
Việc cấp thuốc cho các trường hợp F0 điều trị tại nhà với 3 gói A, B, C và sử dụng tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân. Trong đó, gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và vitamin nâng cao thể trạng; Gói thuốc B bao gồm các loại thuốc kháng viêm và thuốc chống đông, đủ dùng trong 3 ngày; Gói thuốc C có thuốc kháng virus đang ở trong giai đoạn thử nghiệm trong chương trình nghiên cứu của Bộ Y tế.
Thành phố hiện đã chuẩn bị 150.000 túi thuốc trong đó có chứa gói thuốc A, B và đã cấp phát 74.000 túi thuốc này về cho các trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức để chuyển đến cho các F0 đang điều trị tại nhà.
Với gói thuốc C, tính đến thời điểm này, Bộ Y tế đã cấp cho thành phố 16.000 túi. Dự kiến vài ngày tới sẽ bổ sung thêm 34.000 liều thuốc này.

Veröffentlicht 30. August 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Binh Duong stellt einen Reaktionsplan von 150.000 F0 bereit – Bình Dương triển khai phương án ứng phó 150 nghìn F0 – Blockade bis zum 15. September   Leave a comment

Bình Dương triển khai phương án ứng phó 150 nghìn F0

Ngày 29/8, Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương cho biết, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương đã chỉ đạo, yêu cầu các cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện thật nghiêm Chỉ thị số 16, quản lý giãn cách, phong tỏa nghiêm ngặt đến 15/9 gắn với triển khai thực hiện phương án 150 nghìn F0.
29-08-2021, 14:05 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/binh-duong-trien-khai-phuong-an-ung-pho-150-nghin-f0-662224/

Theo đó, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương giao đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được phân công phụ trách địa bàn, quyết định thành lập các tổ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ liên quan công tác phòng, chống dịch tại các xã, phường, khu phố, ấp, nhất là 11 phường thực hiện khóa chặt của các địa phương “vùng đỏ”, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, chấn chỉnh hạn chế, thiếu sót để công tác phòng, chống dịch hiệu quả hơn.
Tiếp tục kiên trì xét nghiệm, nhanh chóng phát hiện, bóc tách F0 khỏi cộng đồng; khi có kết quả test nhanh, nếu phát hiện trường hợp dương tính thì đưa ra khu điều trị ngay, không chờ kết quả RT-PCR.
Về công tác hậu cần, mua sắm thuốc điều trị theo đề xuất của Sở Y tế, giao đồng chí Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, tiếp tục chỉ đạo thực hiện theo quy định. Ngành y tế cần kiểm tra lại kết quả tham mưu của ngành để triển khai thực hiện cho kịp thời nhiệm vụ được giao.
Đối với quy định về phân tầng, nâng tầng điều trị tại các bệnh viện, trước đây Ban Chỉ đạo tỉnh đã thống nhất và cho chủ trương thực hiện; các yếu tố đáp ứng yêu cầu pháp lý, đề nghị ngành y tế khẩn trương tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương điều phối, khai thác tối đa phương tiện vận chuyển, huy động các loại xe tải trọng lớn để chuyển nhanh hàng hóa đến người dân; hằng ngày tổ chức vận chuyển lương thực, thực phẩm về kho của các địa phương, đặc biệt là các địa phương “vùng đỏ”, đáp ứng yêu cầu “4 tại chỗ”.
Hiện có nhiều giấy để sử dụng đi qua các chốt kiểm soát (giấy của các sở, ban, ngành, ban chỉ đạo, giao thông,…) nên chưa có sự thống nhất. Thường trực Tỉnh ủy giao Công an phối hợp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh quán triệt các chốt kiểm soát linh động giải quyết các trường hợp qua chốt nhưng phải bảo đảm đúng đối tượng; giao Sở Giao thông vận tải nghiên cứu, đề xuất phương án thông hành hợp lý tham mưu Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định.
Đồng ý cho các doanh nghiệp thực hiện sản xuất “2 điểm đến 1 cung đường” được đưa đón công nhân theo tải trọng của xe (xe bao nhiêu chỗ chở bấy nhiêu).
Về vận động các trường hợp F0 khỏi bệnh ở lại phục vụ phòng chống dịch, giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh khẩn trương có văn bản tham mưu để triển khai thực hiện.
Cho rằng, Tổng đài 1022 hiện tại có biểu hiện nghẽn, Thường trực Tỉnh ủy đề nghị tiếp tục rà soát, sắp xếp, chú ý áp dụng công nghệ để hoạt động hiệu quả hơn.
Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương cũng đồng ý chủ trương về chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu mua thuốc điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 từ đề nghị của Sở Y tế. Đồng ý chủ trương chuyển đổi một phần Khu điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 Thới Hòa 2 trực thuộc Bệnh viện dã chiến số 1, tỉnh Bình Dương, thu dung, điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 thuộc tầng 2 như đề nghị của Sở Y tế. Đồng ý điều chỉnh thời gian trở lại làm việc tại tòa nhà Trung tâm hành chính tỉnh vào ngày 15/9…

Veröffentlicht 29. August 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Das Gesundheitsministerium erlässt neue Vorschriften zur Klassifizierung von F2, F1, F0 – Bộ Y tế ra quy định mới phân loại F1, F0   Leave a comment

Bộ Y tế ra quy định mới phân loại F1, F0

Bộ Y tế vừa ban Hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống Covid-19 để áp dụng tại các cơ sở y tế dự phòng và khám, chữa bệnh trên toàn quốc. Trong đó, hướng dẫn quy định rõ các khái niệm F0, F1, F2.
01-08-2021, 19:17 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/bo-y-te-ra-quy-dinh-moi-phan-loai-f1-f0-657878/
Trong hướng dẫn mới nhất ngày 30/7, Bộ Y tế phân rõ hơn, khoanh chặt hơn các điều kiện.
Theo đó, ca bệnh nghi ngờ là người có ít nhất 2 trong số các biểu hiện sau đây:
Một là sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người – mệt mỏi – ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác.
Trường hợp thứ hai là người có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính với virus SARS-CoV-2 qua test nhanh.
(Ảnh minh họa) -Ca bệnh F0 xác định là trường hợp có kết quả xét nghiệm rRT-PCR dương tính tại các cơ sở xét nghiệm khẳng định đã được Bộ Y tế cấp phép. Trước đây, trong phác đồ cập nhật lần 5 ban hành ngày 26/4, Bộ Y tế từng quy định F0 bao gồm cả trường hợp nghi ngờ và trường hợp có xét nghiệm rRT-PCR dương tính. Tuy nhiên, phác đồ lần 6 đã bỏ nội dung đầu.

Trường hợp F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 m hoặc trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí… hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
Trường hợp F1 được phân thành 2 cấp bậc gồm:
Nếu tiếp xúc với F0 có triệu chứng: Một người chỉ trở thành F1 khi tiếp xúc trong vòng 3 ngày trước khi F0 khởi phát triệu chứng cho đến khi được cách ly y tế. Tiếp xúc trước đó trên 4 ngày đều không được tính. Thời điểm F0 khởi phát bệnh được tính là ngày bắt đầu có triệu chứng bất thường về sức khỏe theo các dấu hiệu phía trên.
Nếu tiếp xúc với F0 không triệu chứng, chia thành 2 trường hợp. Nếu F0 đã xác định được nguồn lây, một người chỉ trở thành F1 khi tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian từ khi F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây đến khi được cách ly y tế.
Nếu F0 chưa xác định được nguồn lây: F1 là người tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian 14 ngày trước khi F0 được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định dương tính cho đến khi F0 được cách ly y tế.
Một số nhóm người tiếp xúc gần thường gặp gồm: Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà, cùng phòng; Người trực tiếp chăm sóc, đến thăm hoặc người điều trị cùng phòng với ca bệnh xác định; Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc; Người cùng nhóm có tiếp xúc với ca bệnh: nhóm du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp, lớp học, cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, cùng nhóm sinh hoạt các câu lạc bộ, trên cùng một phương tiện giao thông…

Trường hợp F2 là người tiếp xúc gần trong vòng 2 m với F1 trong khoảng thời gian từ khi F1 có khả năng lây nhiễm từ ca bệnh (F0) cho đến khi F1 được cách ly y tế.
Trong phác đồ lần 6, Bộ Y tế xác định F1 trên phạm vi rộng hơn, bao gồm tất cả người tiếp xúc gần tại các cơ sở y tế, bao gồm: Trực tiếp chăm sóc người bệnh Covid-19; Làm việc cùng nhân viên y tế mắc Covid-19; Tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng bệnh có người bệnh mắc Covid-19.
Ngoài trường hợp tiếp xúc gần ca F0 xác định, F1 cũng được tính ngay cả khi tiếp gần dưới 2 m với trường hợp nghi nhiễm; sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ; làm việc cùng nhóm hoặc cùng phòng với ca bệnh nghi ngờ.

Theo đánh giá, những quy định mới của Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phân loại ca bệnh nghi ngờ, F1 trong bối cảnh hầu hết khu cách ly đều đang quá tải như hiện nay.

Veröffentlicht 1. August 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , ,