Archiv für das Schlagwort ‘AIDS

Neues Leben am Fuße des Berges Pu Phen – Cuộc sống mới dưới chân núi Pu Phen   Leave a comment

Cuộc sống mới dưới chân núi Pu Phen 19°25′21.8″N 104°48′32″E

Dọc theo tuyến Tỉnh lộ 543c, hàng trăm căn nhà mọc lên san sát, những cánh rừng keo bạt ngàn, lũ trẻ hồn nhiên vui đùa trong ngôi trường mới… là hình ảnh về xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương đang hồi sinh từng ngày.
28/01/2024 07:22 (GMT+7) https://baonghean.vn/cuoc-song-moi-duoi-chan-nui-pu-phen-post284087.html
Ký ức buồn
Thiên nhiên ban tặng cho Yên Tĩnh nhiều tài nguyên quý hiếm. Rừng đầu nguồn khe Chà Hạ bạt ngàn các loại gỗ quý, trong lòng đất từ đỉnh Pu Phen đến các triền đồi, triền núi hay lòng khe Chà Hạ đều có vàng. Những tưởng đó là nguồn tài nguyên sẽ đem lại cuộc sống sung túc, đủ đầy cho người dân nơi đây. Nhưng nó lại là nguyên nhân của những thảm họa đổ lên đầu người dân. Người tứ phương đổ về Yên Tĩnh để khai thác vàng, khai thác gỗ tìm kiếm vận may để đổi đời, mang theo cả tệ nạn ma túy, HIV/AIDS.
Tiếng máy múc, máy sàng gầm gào trên lưng núi, dưới lòng khe suối… Từ một vùng quê thuần nông yên bình nay bị cuốn vào cuộc sống hối hả chạy theo những cuộc càn quét vàng khắp các lòng khe, các con suối, đỉnh đồi. Kẻ đào vàng, người gùi hàng thuê cho các nhóm khai thác vàng. Những mặt hàng chủ yếu là xăng, dầu, lương thực, thực phẩm, rượu, thuốc lá…
Đối tượng gùi hàng thuê là phụ nữ. Ngày qua, tháng lại quan hệ giữa các ông chủ và những người gùi hàng ngày càng thân thiện dẫn đến nạn ngoại tình, gia đình ly tán. Những người làm thuê khai thác vàng có hơn 90% là người nghiện dẫn đến tệ nạn ma tuý trên địa bàn trở nên nóng bỏng, hàng trăm thanh thiếu niên xã Yên Tĩnh rơi vào cảnh nghiện ngập ma tuý, nhiễm HIV/AIDS. Có thời điểm người nghiện ma túy ở Yên Tĩnh lên tới 197 người, trong đó có gần 100 người nhiễm HIV/AIDS. Trong số người nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS có đến 3/4 người đi tù hoặc chết; hàng chục cặp vợ chồng ly hôn, gia đình tan nát, hơn 30 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, cuộc sống nghèo nàn, bần cùng phủ khắp các bản làng.
Ông Pay Văn Hội – Trưởng bản Chả Lúm (Yên Tĩnh) nhớ lại “Nạn ma túy, HIV/AIDS làm cho bản Chả Lúm tan hoang, mẹ mất con, vợ mất chồng, kẻ chết, người vào tù, trong bản chỉ có người già, đàn bà và trẻ nhỏ thôi, chưa nói tới hàng chục chị em bỏ chồng, bỏ con theo người tình”…
Không chỉ có những cơn bão ma túy, vàng tặc, lâm tặc xới nát mảnh đất Yên Tĩnh mà còn có cả những cơn “Đại hồng thủy” đã làm cho mảnh đất này tan hoang. Đơn cử như, trận lũ quét giáng xuống bản Pa Tý vào đêm 26/5/2009. Chỉ trong vòng vài giờ, nước lũ đã cướp đi 5 sinh mạng, trong đó có 2 vợ chồng và 1 cháu bé mới 8 tuổi, cuốn trôi 2 căn nhà cùng với hàng ngàn gia súc, gia cầm, cả bản có 60 nóc nhà bị ngập chìm trong lũ. Bản nghèo trở nên tang thương chỉ trong một thời gian ngắn. Lãnh đạo các cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện đều bàng hoàng khi nhận được tin báo.
Nghĩ lại trận lũ quét xảy ra vào rạng sáng 25/6/2011, đôi mắt ông Vi Vũ Quang nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Yên Tĩnh vẫn còn thẫn thờ: “Mưa suốt cả đêm, đến rạng sáng 25/6 thì lũ ập về, cuốn trôi 2 nhà dân ở bản Cành Toong, làm ngập toàn bộ 76 ngôi nhà, trụ sở UBND xã, các trường Mầm non, Tiểu học Yên Tĩnh 1, Tiểu học Yên Tĩnh 2, tại bản Cặp Chạng toàn bộ trường học và nhà công vụ giáo viên đã bị sập hoàn toàn. Lũ lớn đã làm ách tắc giao thông toàn bộ tuyến đường từ Bản Vẽ vào Yên Tĩnh, 4 bản vùng trong của xã Yên TĩnhChà Lúm, Na Cáng, Pả Khốm, Huồi Pai bị cô lập hoàn toàn”.
Tiếp đến là trận lũ rạng sáng 14/9/2016, là một trong số trận lũ quét gây thiệt hại nặng nề nhất cho xã Yên Tĩnh. Trận lũ làm 89 nhà bị thiệt hại nặng nề và 35 hộ phải di dời khẩn cấp; hàng trăm ao cá khoảng trên 2 tấn cá và hàng chục trâu, bò, lợn bị cuốn trôi; 1 cây xăng và toàn bộ Trường PTDTBT THCS cùng với thiết bị dạy học, sách giáo khoa, quần áo, chăn màn học sinh, giáo viên cũng trôi theo cơn hồng thủy, tổng thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
“Gọi là Yên Tĩnh nhưng chưa bao giờ nơi này được yên”- ông Lương Duy Tơng ở bản Cành Toong, nguyên là Phó Chủ tịch MTTQ xã ngậm ngùi.

Nơi đất chết nở hoa
Bây giờ Yên Tĩnh đã hồi sinh và đang đổi thay từng ngày, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã và đang được đầu tư, cuộc sống của người dân đang từng ngày đổi thay. Nhịp sống mới đang bắt đầu nơi vùng đất “chết”.
Dẫn tôi vào thăm các bản Na Cáng, Chả Lúm, Huồi Pai, Pả Khốm, bản Hạt sau 8 năm bị cơn đại hồng thủy hồi tháng 9/2016 tàn phá, Chủ tịch UBND xã Lữ Khăm Phon vui mừng cho biết: Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng nghị lực phi thường của bà con nên giờ đây đời sống của nhân dân Yên Tĩnh đang ngày một ổn định.
Cho đến nay, hầu hết bà con ở các bản làng đã vượt qua khó khăn. Nhờ được quan tâm đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất và sản lượng lương thực các năm đều tăng, thu nhập của người dân từng bước được nâng cao. Trước đây, lũ quét đã cướp đi toàn bộ gia súc nhưng đến nay số gia súc toàn xã có đến 5.156 con, bình quân mỗi hộ gia đình có ít nhất 5 con, nhà nào cũng có trên dưới 100 con gia cầm.
Nhân dân xã Yên Tĩnh hăng hái khai hoang phục hóa đất bằng ven suối, biến những hố vàng trước đây thành ao cá, ruộng nước. Hiện tại toàn xã có 64 ha ruộng nước, canh tác 2 vụ lúa, 1 vụ màu và chuyển đổi 107 ha diện tích lúa rẫy để trồng sắn cao sản. Bà con nơi đây vốn chăm chỉ, cần cù nên đời sống kinh tế ngày một đi lên, những ngôi nhà sàn bằng gỗ, nhà xây kiên cố khang trang ngày càng được xây dựng nhiều hơn. Những hộ nghèo không có khả năng làm nhà ở thì đã được các cấp, các ngành và bà con giúp đỡ nên không còn gia đình nào phải ở nhà tạm; 100% trẻ em được đến trường đúng độ tuổi.
Hầu hết các tuyến đường liên bản, đường nội bản đến các hộ gia đình đều đã được bê tông hóa và do bà con tự đóng góp. Điển hình bản Na Cáng, đã huy động được 880 ngày công, phát quang 15.900m2, đào đất làm đường với khối lượng 11.368m3 tại các điểm dễ làm, tình nguyện quyên góp 36 triệu đồng để thuê máy múc hỗ trợ, các việc làm trên được quy ra thành tiền là 372 triệu đồng đã làm được con đường dài 5km đến các khu sản xuất tập trung của bản. Không chỉ ở Na Cáng, tất cả các tuyến đường vào khu sản xuất tập trung của các bản như Pa Tý (2,4 km), Huồi Pai (1,2 km), Pả Khốm (1,2 km) cũng đã kịp hoàn thành giúp bà con đi lại dễ dàng… Đặc biệt bản Cặp Chạng được chọn về đích nông thôn mới năm 2023 đã đạt 13/13 tiêu chí, hiện đang hoàn tất hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định và công nhận.
Một trong những tấm gương điển hình vươn lên trong gian khó phải nói đến bà con trong Tổ hợp tác Chè dây ở bản Cành Toong do anh Lữ Khăm Kháy phụ trách. Từng nhìn thấy cảnh bà con trong bản phải hứng chịu thiệt hại do thiên tai, lũ lụt và đau đáu nỗi lo, khi có tin sẽ có các công ty lên đồi Pu Phen “làm vàng”, anh Kháy đã kêu gọi toàn dân đoàn kết, chung sức đồng lòng thành lập Tổ Hợp tác sản xuất và chế biến Chè dây Cành Toong, để “làm giàu” trên chính mảnh đất đã để lại những hệ quả mà người dân nơi đây chưa nguôi ngoai. Anh Kháy cho biết: “Hiện nay Tổ hợp tác có 14 hộ gia đình thành viên, nhờ sự hỗ trợ, khích lệ của cấp ủy, chính quyền xã, Tổ hợp tác đã tiến hành trồng mới 1ha chè dây, khoanh nuôi, bảo vệ 10 ha trên đỉnh Pu Phen, năm 2023 đã tiêu thụ được 1.200kg chè khô với doanh thu sau khi trừ chi phí là 217 triệu đồng và tháng 1/2024 đã được Hội đồng thẩm định sản phẩm OCOP của huyện công nhận là sản phẩm đặc trưng, mang thương hiệu chè dây Yên Tĩnh”.
Dọc theo Tỉnh lộ 543c từ bản Văng Cuộm đến Na Cáng những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát màu xanh của keo, mét, sắn cao sản đang bừng lên một sức sống mới. Ông Lữ Khăm Phon – Chủ tịch UBND xã Yên Tĩnh cho biết: “Hiện nay toàn xã có trên 1.568 ha rừng trồng, chủ yếu là keo, trong đó đã có 1/3 số diện tích đang khai thác. Chỉ tính trong năm 2023 cả xã đã trồng được hơn 260 ha keo do nhân dân tự bỏ vốn đầu tư. Yên Tĩnh là 1 trong 2 địa phương có diện tích keo lớn nhất huyện, chỉ đứng sau xã Tam Quang”.
Trở lại trụ sở xã, tôi đem cảm nhận của mình về những đổi thay về tư tưởng, nếp nghĩ, cách làm của người dân Yên Tĩnh trao đổi với Bí thư Đảng ủy Quang Văn Đặng và được biết, thông qua việc phân công đảng viên phụ trách hộ gia đình, đổi mới phong trào Dân vận khéo và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, cho đến nay xã cơ bản xóa được tư tưởng trông chờ, ỷ lại của nhân dân. Cán bộ, đảng viên của xã đã hỗ trợ giúp đỡ được 245 hộ gia đình thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 51,43% xuống 36,92%.
Các tổ chức đoàn thể và các thôn, bản trên địa bàn xã có nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, nổi bật, như: Mô hình mỗi tháng 2 ngày dọn vệ sinh môi trường của chi hội phụ nữ; tố giác tội phạm của bản Văng Cuộm, bản không có ma túy đầu tiên của xã; nuôi dê nhốt tại bản Hạt của Đoàn Thanh niên; trồng cây ăn quả tại bản Pả Khốm. Tại các chi bộ trường học đã khơi dậy tinh thần tự giác của các em học sinh và giáo viên trong nhà trường bằng các việc làm thiết thực, sáng tạo, không để thời gian nhàn rỗi của các em học sinh bán trú…
Chủ tịch xã Lữ Khăm Phon vui mừng chia sẻ: “Tính đến hết năm 2023 đã có 35/43 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/năm, xấp xỉ mức bình quân chung của cả huyện, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt 2.500m3 vượt 228%; xuất khẩu lao động vượt 40%, lao động qua đào tạo vượt 16,67%, tạo việc làm mới vượt 20,7%, xây dựng bản làng văn hoá vượt 11,12%.
Đặc biệt là đã chấm dứt tình trạng khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép; là xã đầu tiên của huyện Tương Dương thực hiện tốt Nghị quyết 08-NQ/HU của Huyện ủy về xây dựng xã, bản sạch ma túy thiết lập an ninh, trật tự trên địa bàn. Sự nghiệp giáo dục được quan tâm, trong năm học 2022 – 2023, cả 3 trường học trên địa bàn xã đều được xếp loại hoàn thành xuất sắc; hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã cơ bản được đồng bộ, đường giao thông được cứng hóa 100% góp phần thúc đẩy giao thương, công cuộc xây dựng nông thôn mới được chú trọng và đạt kết quả tốt”.
Bằng những nỗ lực của những con người đã từng trải qua nỗi đau trong cơn bão ma túy, HIV/AIDS, vàng tặc, thủy tặc họ đã vượt qua gian khó để ổn định cuộc sống. Nhìn những công việc họ làm và thành quả mà họ đạt được mới thấy cán bộ và nhân dân nơi “rốn lũ” này thật sự kiên cường. Họ không chỉ sống mà đã vượt qua bao gian khó, khắc phục cái đói, cái nghèo và tư duy cũ kỹ, lạc hậu… Tạm biệt Yên Tĩnh và những con người bền bỉ, can trường và đầy sáng tạo trong tôi trào dâng một niềm vui và sự khâm phục. Tôi tin và mong rằng một ngày không xa Yên Tĩnh sẽ bừng sáng.

Veröffentlicht 4. Februar 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , , ,

Sicherstellung einer nachhaltigen ARV-Behandlung für HIV-infizierte Menschen – Bảo đảm điều trị ARV bền vững cho người nhiễm HIV   Leave a comment

Bảo đảm điều trị ARV bền vững cho người nhiễm HIV

Việt Nam hiện có 98,4% người được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế, cao hơn năm 2022 (96%) và hiện là chỉ số duy nhất đạt mục tiêu 95-95-95 của Việt Nam tiến tới chấm dứt bệnh HIV vào năm 2023.
Hiện cả nước có 534 cơ sở điều trị, trong đó 506 cơ sở đang điều trị thuốc ARV bảo hiểm y tế.
27/11/2023 – 11:14 https://nhandan.vn/bao-dam-dieu-tri-arv-ben-vung-cho-nguoi-nhiem-hiv-post784646.html
Tỷ lệ bệnh nhân HIV điều trị ARV tăng cao
Tại Việt Nam, kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, ước tính hiện nay có khoảng 250.000 người đang sống chung với HIV.
Công tác điều trị thuốc ARV cho người nhiễm HIV được triển khai tại Việt Nam đến nay đã hơn 20 năm. Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm có trên 10.000 người nhiễm HIV được đưa vào điều trị thuốc ARV. Từ năm 2019, Việt Nam bắt đầu chuyển giao chi phí thuốc ARV và các dịch vụ điều trị ARV cho bảo hiểm y tế chi trả. Từ năm 2020, Việt Nam đã thực hiện phác đồ ARV tối ưu theo khuyến cáo của WHO.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, hiện cả nước có 534 cơ sở điều trị, trong đó 506 cơ sở đang điều trị thuốc ARV bảo hiểm y tế.
Tính đến 14/9/2023, cả nước có 177.009 bệnh nhân đang điều trị ARV, trong đó 2.748 bệnh nhân trẻ em, 174.261 bệnh nhân người lớn. Mở rộng điều trị ARV qua bảo hiểm y tế, phấn đấu tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng virus HIV dưới ngưỡng ức chế đạt 95% trở lên.
„Việt Nam là một trong các quốc gia có chất lượng điều trị ARV cao với tỷ lệ bệnh nhân có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế luôn được duy trì cao. Năm 2017, tỷ lệ này là 94%. Từ năm 2018 đến nay, tỷ lệ này luôn duy trì trên 95% và đến cuối năm 2023 đạt hơn 98%. Tỷ lệ HIV kháng thuốc mắc phải ở mức thấp dưới 5% (năm 2020)“, Cục trưởng Phan Thị Thu Hương cho hay.
Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV là một trong các ưu tiên của Chiến lược quốc gia phòng, chống AIDS. Với việc mở rộng và sử dụng phác đồ ARV tối ưu, số trẻ nhiễm HIV từ mẹ đang giảm dần.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương cho hay, với phương châm “lấy người bệnh là trung tâm”, công tác điều trị HIV được định hướng theo hướng cung cấp gói dịch vụ toàn diện về điều trị HIV/AIDS.
Theo đó, các cơ sở y tế đã kết nối điều trị thuốc ARV sớm cho người mới phát hiện nhiễm HIV, giúp họ đạt ức chế virus và phục hồi miễn dịch sớm, giảm nguy cơ tử vong và hạn chế lây nhiễm HIV ra cộng đồng.
Cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám, chữa bệnh cho người bệnh HIV qua bảo hiểm y tế bao gồm xét nghiệm CD4, xét nghiệm TLHIV, cấp thuốc ARV 90 ngày sử dụng; điều trị các nhiễm trùng cơ hội nặng ở người nhiễm HIV giúp họ sớm phục hồi miễn dịch và giảm tỷ lệ tử vong do AIDS.
Quản lý, điều trị lao tiềm ẩn, các bệnh đồng nhiễm trên người bệnh HIV: Lao, viêm gan B, C các bệnh lây qua đường tình dục.
Tăng cường công tác điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thông qua thực hiện xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai nhằm phát hiện sớm phụ nữ mang thai nhiễm HIV đưa họ vào điều trị HIV và quản điều trị dự phòng cho trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV.
Việt Nam là một trong các quốc gia có chất lượng điều trị ARV cao với tỷ lệ bệnh nhân có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế luôn được duy trì cao. Năm 2017, tỷ lệ này là 94%. Từ năm 2018 đến nay, tỷ lệ này luôn duy trì trên 95% và đến cuối năm 2023 đạt hơn 98%. Tỷ lệ HIV kháng thuốc mắc phải ở mức thấp dưới 5% (năm 2020).
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Quản lý, chăm sóc vị thành niên nhiễm HIV về tư vấn bộc lộ, tuân thủ điều trị, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn bao gồm sức khỏe tâm thần cho nhóm tuổi này
Mở rộng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV cho mọi đối tượng bị phơi nhiễm với HIV và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) cho quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIV
Thực hiện sàng lọc, quản lý và điều trị một số bệnh không lây nhiễm ngay tại cơ sở điều trị HIV, tập trung vào các bệnh tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường. Từng bước triển khai sàng lọc các rối loạn sức khỏe tâm thần (lo âu, trầm cảm), sàng lọc ung thư cổ tử cung ở nữ giới nhiễm HIV phát hiện sớm chuyển đến cơ sở điều trị chuyên khoa.

Để duy trì điều trị ARV bền vững
Việc cung ứng thuốc ARV và thực hiện các xét nghiệm theo dõi điều trị (xét nghiệm TLHIV) vô cùng quan trọng trong việc duy trì, theo dõi hiệu quả điều trị của người bệnh.
Nếu thuốc ARV cung ứng không đầy đủ, người bệnh HIV bị gián đoạn điều trị hoặc duy trì phác đồ điều trị không hiệu quả sẽ có nguy cơ kháng thuốc và thất bại điều trị. Việc kháng thuốc này có tạo ra hệ lụy nữa là có thể sẽ làm xuất hiện tình trạng nhiễm HIV kháng thuốc. Lý do là khi điều trị ARV không hiệu quả, xuất hiện chủng HIV kháng thuốc, tải lượng virus HIV ở người bệnh tăng trên 200 bản sao/ml. Điều này sẽ dẫn đến việc lây truyền chủng HIV kháng thuốc sang người khác qua quan hệ tình dục.
Để duy trì điều trị ARV bền vững, theo Cục trưởng, tới đây, ngành y tế cần thực hiện mô hình Kết nối tìm ca-xét nghiệm HIV-cơ sở điều trị HIV; huy động sự tham gia của các nhóm cộng đồng; mở rộng cơ sở xét nghiệm HIV và cơ sở điều trị HIV tại tuyến y tế cơ sở đủ điều kiện cung cấp dịch vụ điều trị HIV qua bảo hiểm y tế bao gồm cả các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.
Bên cạnh đó, bảo đảm nguồn thuốc ARV nguồn bảo hiểm y tế và tăng tỷ lệ người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế giúp họ tiếp cận được dịch vụ khám, chữa bệnh HIV từ Quỹ bảo hiểm y tế
Hướng dẫn các tỉnh, thành phố chủ động cung cấp dịch vụ xét nghiệm CD4, tải lượng HIV tại tỉnh, cơ sở điều trị chủ động ký hợp đồng với đơn vị cung cấp được các xét nghiệm trên qua bảo hiểm y tế.
Các cơ sở cần nâng cao năng lực cho nhân viên y tế về điều trị lao tiềm ẩn, các bệnh đồng nhiễm, các bệnh không lây nhiễm giúp cơ sở điều trị cung cấp được các dịch vụ khám, chữa bệnh khác ngay tại cơ sở điều trị HIV
Bên cạnh đó, Cục Phòng, chống HIV/AIDS sẽ tiếp tục mở rộng điều trị PrEP bao gồm cả các tỉnh không có dự án hỗ trợ cho nhóm đối tượng nguy cơ cao.
„Chúng tôi hy vọng rằng, những nỗ lực trên sẽ bảo đảm duy trì chất lượng điều trị ARV cho người bệnh“, Cục trưởng Phan Thị Thu Hương bày tỏ.
Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đặt ra ba mục tiêu 95-95-95 đó là: 95% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 95% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; và 95% người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế. Trong ba mục tiêu đó thì hiện có mục tiêu người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 98,4%.

Veröffentlicht 1. Dezember 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Bedingungen zur Bestimmung von HIV-exponierten oder durch Arbeitsunfälle mit HIV infizierten Personen – Điều kiện xác định người bị phơi nhiễm HIV, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp   Leave a comment

Điều kiện xác định người bị phơi nhiễm HIV, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 24/2023/QĐ-TTg quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV, người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
24/09/2023 – 18:46 https://nhandan.vn/dieu-kien-xac-dinh-nguoi-bi-phoi-nhiem-hiv-nhiem-hiv-do-tai-nan-rui-ro-nghe-nghiep-post774149.html
24-09-2023 – 07:58 https://suckhoedoisong.vn/truong-hop-nao-xac-dinh-nguoi-phoi-nhiem-nhiem-hiv-do-tai-nan-rui-ro-nghe-nghiep-169230924075007482.htm
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-24-2023-QD-TTg-xac-dinh-nguoi-bi-phoi-nhiem-voi-HIV-do-tai-nan-rui-ro-nghe-nghiep-580312.aspx
Điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Quyết định nêu rõ, người được xác định bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
1- Khi đang thi hành nhiệm vụ bị một trong các tai nạn sau: Bị máu, chế phẩm máu hoặc dịch cơ thể người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc hoặc vùng da bị tổn thương; bị máu, chế phẩm máu hoặc dịch cơ thể người không xác định được tình trạng nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc hoặc vùng da bị tổn thương.
2- Có kết quả xét nghiệm HIV âm tính do cơ sở xét nghiệm theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh thực hiện. Mẫu máu sử dụng xét nghiệm HIV phải lấy từ người bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong thời gian 72 giờ kể từ thời điểm xẩy ra tai nạn quy định tại khoản 1.
Điều kiện xác định người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Người được xác định bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
1- Bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2- Có kết quả xét nghiệm HIV dương tính do cơ sở xét nghiệm HIV đủ điều kiện khẳng định HIV dương tính thực hiện. Mẫu máu sử dụng xét nghiệm phải lấy từ người bị phơi nhiễm với HIV tại thời điểm từ đủ 30 ngày đến trước 180 ngày kể từ thời điểm bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Quyết định nêu rõ, Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
Bộ Quốc phòng cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
Bộ Công an cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý và các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ, ngành khác trừ trường hợp quy định trên.
Trình tự cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (cơ quan quản lý) gửi 1 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
Cách thức nộp hồ sơ: Trực tiếp; qua đường bưu chính; trên môi trường điện tử.
Trình tự kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận như sau:
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do và hướng dẫn cho cơ quan quản lý bổ sung hồ sơ.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2023

Veröffentlicht 30. September 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

HIV hat sich bei jungen Menschen „eingeschlichen“ – HIV đã „len lỏi“ vào giới trẻ – HIV-Hotspot im Mekong-Delta – „Điểm nóng“ HIV tại đồng bằng sông Cửu Long   Leave a comment

HIV đã len lỏi vào giới trẻ

Vừa chạm tuổi 14, N.T.N. (Bình Dương) bước vào con đường “bán dâm” đồng giới. Chỉ sau vài lần cầm được đồng tiền bán thân, N. bàng hoàng khi phát hiện nhiễm HIV. Tương lai tối sầm trước mặt, cậu bé trốn chạy khỏi trường học, giấu biệt gia đình. Cú sốc quá lớn, N. lặng lẽ tìm đến cán bộ đồng đẳng viên (CBO).
24/07/2023 – 11:46 https://nhandan.vn/hiv-da-len-loi-vao-gioi-tre-post763755.html
Rốn dịch HIV tại Đồng bằng sông Cửu Long
36% ca nhiễm HIV mới được ghi nhận tập trung tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hình thái lây nhiễm đã chuyển dịch từ tiêm chích ma túy, mẹ lây truyền sang con, sang chiếm 70-90% lây nhiễm qua đường tình dục ở nam quan hệ đồng giới (MSM). Số ca nhiễm HIV đang trẻ hóa, có nhiều em học sinh, sinh viên phát hiện bệnh khi còn quá trẻ.
Loạt bài viết: “Rốn dịch” HIV”“ ghi nhận sự thay đổi hình thái lây nhiễm HIV tại một số địa bàn trọng điểm tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Kiên Giang, Bình Dương, Long An, Vũng Tàu… cũng như những nỗ lực của cán bộ y tế, đồng đẳng viên trong việc khống chế dịch HIV/AIDS tại đây.

Bài 1: HIV đã „len lỏi“ vào giới trẻ

Bị “dụ dỗ” từ những chợ tình
N. là một trong 2 trường hợp dưới 14 tuổi được phát hiện nhiễm HIV tại Bình Dương trong năm qua, bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục đồng giới do “bán dâm”.
N. được các tình nguyện viên CBO tiếp cận khi phát hiện em là đối tượng nguy cơ cao khi có đăng tải thông tin tìm kiếm bạn tình trên app Blue-D (app hẹn hò của cộng đồng MSM) tại chợ tình Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Bác sĩ Vương Thế Linh, Trưởng khoa HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bình Dương tiếp nhận N. từ sự giới thiệu của một đồng đẳng viên. Nhóm CBO đã giới thiệu N. đến với Khoa HIV/AIDS của tỉnh, xét nghiệm bằng 3 test nhanh cho kết quả dương tính. Các cán bộ y tế thuyết phục em, chỉ cần có người lớn trong gia đình đồng ý làm giám hộ cho em để đưa vào điều trị, tuy nhiên em không dám chia sẻ thông tin này cho bất kỳ người thân nào.
“Không có người giám hộ, nhưng không thể để N. không được điều trị. Nếu N. không đưa vào điều trị, em sẽ trở thành đối tượng tạo ra sự lây lan cho nhóm MSM ở lứa tuổi vị thành niên. Hậu quả sẽ vô cùng lớn cho thế hệ trẻ tại tỉnh Bình Dương”, bác sĩ Vương Linh cho hay.
C. (Rạch Giá, Kiên Giang) cũng phát hiện mình nhiễm HIV khi mới chỉ 14 tuổi. Đó là khi C. biết bạn tình nhiễm HIV. Em lén lút mua test trên mạng, tự test, và kết quả vô cùng bàng hoàng: Em dương tính với HIV.
“Em mới chỉ quan hệ tình dục không an toàn một lần, tại sao lại nhiễm HIV được?”, C. hy vọng một kết quả khác khi cầu cứu sự giúp đỡ của nhóm CBO The Sun (Kiên Giang). Sau lời thuyết phục của CBO, C. tâm sự với mẹ.
Thay vì lo lắng cho con trai, người mẹ nhất quyết gạt đi. Danh Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội The Sun Việt Nam (nhóm CBO tư nhân) kể: “Chúng tôi gọi điện thuyết phục bà nhiều lần, nhưng người mẹ rất cổ hủ và cho rằng con mình không làm gì để bị nhiễm HIV. Bà từ chối giám hộ cho con mình xét nghiệm. Tôi biết gia đình cũng rất sốc, nhưng từ chối làm giám hộ cho con là một sai lầm”. C. chơ vơ vì chính người thân trong nhà chối bỏ giám hộ.
Sau gần 6 tháng thuyết phục, gia đình mới vượt qua được cú sốc con mình đồng tính, lây nhiễm HIV qua bạn tình, đồng ý làm giám hộ cho con. Sau khi nhận kết quả dương tính, C. rời địa phương đi nơi khác, không biết điều trị ở đâu.
Những cậu bé MSM, chỉ ở ngưỡng 14-16 là miếng mồi ngon của các chợ tình đã trở thành nạn nhân của lây nhiễm HIV. Các em sớm hỏng cả cuộc đời chỉ vì sự thiếu hiểu biết về tình dục an toàn. Có những cậu bé đối diện cú sốc tới mức chỉ muốn kết liễu cuộc đời.
T.T.C (Long An) từng định nhảy sông nhiều lần khi nhìn kết quả test nhanh hiện 2 vạch. Cuộc sống cô quạnh ở quê với bà ngoại, mẹ bỏ rơi đi biệt xứ 10 năm trước khiến T. bị mất phương hướng trong cuộc sống. Rất sớm, cậu bị dụ dỗ bán thân để có tiền ăn chơi.
16 tuổi, C. đánh mất tương lai chỉ vì bị dụ dỗ. Cậu nhiều lần đứng tần ngần trước sông, toan tự vẫn. Ngày C. quyết định kết liễu cuộc đời mình, cậu đã gọi cho Nguyễn Minh Phong – đồng đẳng viên tại Long An. Là một MSM, Phong quá hiểu cú sốc của C.
Ngày C. quyết định kết liễu cuộc đời mình, đã gọi cho Nguyễn Minh Phong – cán bộ CBO. Là một MSM, Phong quá hiểu cú sốc của C. Mất 30 phút thuyết phục, Phong may mắn đã kéo được C. trở lại cuộc sống bình thường khi đánh đúng vào điểm làm C. thức tỉnh: “Em không thể là một người cháu bất hiếu. Bà đã nuôi em lớn lên, giờ bà hơn 70 tuổi, lấy chỗ nào nương tựa nếu không có em. Nếu em bỏ điều trị, quãng đời còn lại bà sống kiểu gì?”.
Không thể tiết lộ mình là người đồng giới, T.T.T (Long An) cần phải có chữ ký giám hộ của người thân để được làm xét nghiệm khẳng định HIV. Nhưng em chưa qua 15 tuổi. Nếu không có người giám hộ, em sẽ không có cơ hội được đưa vào điều trị sớm. Lo lắng, sụt cân, gầy rộc người, T. mang tâm sự này tới Nguyễn Minh Phong để anh tìm giúp một lối đi cho cuộc đời mình.
Cán bộ CBO đã phải giấu gia đình em là người đồng tính, giấu việc em lây nhiễm từ bạn tình cao tuổi. “Chúng tôi trao đổi với bố mẹ là có thể em bị nhiễm HIV khi vô tình đạp phải kim tiêm trên đường. Thật may mắn là bố mẹ em đã nhanh chóng đồng ý đồng hành cùng con”, Phong chia sẻ.

Những cú sốc đầu đời
Sau chia tay 1 tháng, N.T.Đ (17 tuổi, Kiên Giang) sốc nghẹn lời khi nhận hung tin “bạn tình” (hơn Đ. 7 tuổi) thông báo: “Anh bị nhiễm HIV, em nên đi xét nghiệm đi”. Còn quá trẻ, Đ. bị trôi trong vô vọng. Và kết quả sau 3 lần test tại CDC tỉnh, Đ. có kết quả dương tính.
Danh Tùng – trưởng nhóm CBO The Sun kể, điều đau đớn với nhiều bạn MSM mà nhóm tiếp cận, đó là có những trường hợp nhiễm HIV nhưng giấu tình trạng bệnh của mình vì sợ bị kỳ thị, không có biện pháp quan hệ tình dục an toàn. Chỉ đến khi chia tay, họ mới thông báo cho bạn tình của mình. Khi ấy, thì mọi thứ đã quá muộn, nguy cơ nhiễm HIV đến 90%.
Sự kỳ thị của chính người thân trong gia đình, đã khiến nhiều mảnh đời còn rất trẻ, phải giã từ cuộc sống. Danh Tùng không thể quên ánh mắt của H.C (Rạch Giá, Kiên Giang) khi em phải mất một năm trời để tiếp cận, thuyết phục C. đi làm xét nghiệm khẳng định.
Mới 17 tuổi, C. thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình. Khi có triệu chứng ốm, sụt cân, mắc bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI), C. vẫn không tin mình có bệnh, từ chối các bạn CBO, từ chối tin nhắn, hoặc giả vờ đã đi đăng ký điều trị nhưng trên phần mềm hệ thống quản lý người bệnh, Tùng vẫn chưa thấy thông tin của C.
Thuyết phục không được, Tùng buộc phải tiếp cận gia đình để đưa con đi khám, điều trị. Người mẹ khăng khăng từ chối: “Con chỉ bị nấm, chắc chắn không phải HIV”. Lần đầu, gia đình còn niềm nở tiếp nhận thông tin, nhưng họ cảm giác bị làm phiền quá nhiều nên đã từ chối, không hợp tác. “Vài tháng sau, chúng em nhận tin bạn đó tử vong”, Tùng đau xót kể lại.
Có không ít bạn trẻ chưa phải là đối tượng MSM thật sự, nhưng vì buồn chuyện gia đình, muốn thử cảm giác lạ, đua đòi theo nhóm bạn mà chỉ vô tình một đêm đi theo nhóm MSM và quan hệ tình dục không an toàn đã dính hậu quả khôn lường. Ở ngưỡng trên 20 tuổi, khi đủ hiểu biết, các bạn này sẽ tìm kiếm được thông tin trên mạng, tìm được tới nơi có thể hỗ trợ điều trị. Nhưng có một vài bạn trẻ ngồi trên ghế giảng đường, rất sợ hãi khi biết mình nhiễm HIV. Vì thế, việc làm công tác tâm lý cho những bạn trẻ này có niềm tin với cuộc sống, tin vào y học hiện đại có thể khống chế bệnh HIV khó khăn hơn bội phần.

Điểm nóng HIV tại đồng bằng sông Cửu Long
Tập trung nhiều khu công nghiệp, di biến động dân cư cao, số ca HIV phát hiện ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 30% số ca phát hiện mới của cả nước. Nguy cơ dịch HIV quay trở lại khu vực rất gần.
25/07/2023 – 11:21 https://nhandan.vn/diem-nong-hiv-tai-dong-bang-song-cuu-long-post763873.html

Bài 2: „Điểm nóng“ HIV tại đồng bằng sông Cửu Long

Thay đổi hình thái lây nhiễm, khó quản lý người nhiễm
Đến cuối năm 2022, ước tính số người nhiễm HIV trên toàn quốc là 242.000, trong đó số phát hiện mới năm 2022 là 11.037. Đã có 112.572 người nhiễm HIV tử vong.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho hay, nếu những năm 2010-2011, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục và máu có sự cân bằng nhau thì hình thái lây nhiễm HIV trong giai đoạn 2010-2020 đã có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ lệ nhiễm HIV qua đường tình dục tăng mạnh qua các năm và trở thành đường lây chính.
Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam hiện nay. MSM được dự báo có thể trở thành nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số người nhiễm mới HIV được ước tính hàng năm trong thời gian tới.
Mặc dù trong nhiều năm qua tình hình dịch HIV/AIDS khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã được khống chế, nhưng trong 3 năm gần đây tình hình nhiễm HIV trong nhóm MSM (quan hệ tình dục đồng giới nam) đang gia tăng nhanh và số ca phát hiện ở khu vực này chiếm hơn 36% số ca phát hiện mới của cả nước.
Thạc sĩ, bác sĩ Cao Kim Thoa, Phó Trưởng Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, nhóm nam quan hệ đồng giới chỉ bắt đầu được ghi nhận từ năm 2011 với khoảng 4%, bằng 1/3 so với tiêm chích ma túy (13,4%) đã tăng mạnh lên 12,1% vào năm 2022, cao hơn so với tiêm chích ma túy và mẹ lây truyền sang con.
Theo giám sát mới nhất của Cục Phòng, chống HIV/AIDS từ 2017 đến tháng 3/2022, ca nhiễm HIV là nam giới tại 10 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh như: Cần Thơ, Long An, Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Sóc Trăng…
Tại Vũng Tàu, giai đoạn 2016-2021, tỷ lệ lây truyền qua đường máu từ 28,3% giảm xuống 12,9%, trong khi đó, lây nhiễm HIV qua đường tình dục tăng từ 69,3% lên 86%.
Phó Giám đốc CDC Vũng Tàu – ông Vũ Văn Nên cho hay, nhóm MSM có xu hướng lây nhiễm tăng mạnh từ 2,25% (năm 2011) lên 16,5% (năm 2018). Bốn địa bàn có tập trung nhiều người nhiễm là: Vũng Tàu, Phú Mỹ, Bà Rịa, Long Điền.
Là địa bàn giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh, các địa bàn Đức Hòa, Bến lức, Cần Đước, Cần Giuộc, TP Tân An của Long An tập trung số ca nhiễm HIV cao nhất toàn tỉnh.
Toàn tỉnh Long An hiện có khoảng 15 nghìn người trong nhóm MSM, chiếm 54,6% trong đó là độ tuổi từ 20 đến 29, độ tuổi 15-19 chiếm 10%; trên 30 tuổi chiếm 35,4%. Nếu như năm 2014, tỷ lệ lây nhiễm qua tình dục đồng giới chỉ khoảng 6,2% thì con số này tăng mạnh vào năm 2021 với 80% số ca phát hiện.
Ông Nguyễn Ngọc Linh, Giám đốc CDC Long An tiết lộ con số giật mình, giai đoạn từ năm 2018 đến nay, tỷ lệ lây HIV qua tình dục rất cao. Năm 2021, 95% là ca nhiễm HIV lây qua đường tình dục. Trong 100 người nhiễm HIV, có 92 trường hợp là nam giới.
Trong giai đoạn từ năm 2015-2018, đa phần quan hệ tình dục khác giới. Nhưng từ 2019 trở lại đây, tỷ lệ nhiễm HIV tập trung vào nhóm tình dục đồng giới (MSM). Tỷ lệ đồng nhiễm của nhóm MSM là khoảng 70%, như vậy có 3 ca thì 2 ca nhiễm HIV.
Là một „điểm nóng“ về dịch HIV vì là địa bàn có hơn 30 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp với khoảng 1,3 triệu lao động, Bình Dương đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong khống chế dịch HIV tại khu công nghiệp và trong giới trẻ.
Bình Dương có 4 chợ tình hoạt động 24/24 gồm chợ tình Thủ Dầu Một, Bến Cát, Dĩ An, Dĩ An-Đồng Nai, trở thành điểm hẹn hò lớn của cộng đồng nam quan hệ đồng giới (MSM). Có thời điểm app hẹn hò BlueD của cộng đồng MSM ghi nhận 5.000-6.000 trường hợp hẹn hò tại chợ tình. Qua thống kê cho thấy số người bị nhiễm HIV do lây qua đường tình dục chiếm 81,7%, đặc biệt năm 2022 con số này tăng đỉnh điểm lên tới 97,9%.
Trong số ca nhiễm HIV mới, các trường hợp nhóm MSM chiếm khoảng 50%. Các ca nhiễm HIV trong nhóm MSM cũng trẻ hóa, có xu hướng tăng trong nhóm 16-25 tuổi.
„Bình Dương là tỉnh có tới 70-80% trường hợp nhiễm HIV là công nhân trong các khu công nghiệp. Tỷ lệ sinh viên là nam quan hệ đồng giới được phát hiện nhiễm HIV, đưa vào điều trị phơi nhiễm cũng tăng mạnh“, bác sĩ Vương Thế Linh, Trưởng khoa HIV/AIDS, CDC Bình Dương cho hay.
Tại Kiên Giang, con số này cũng tăng cao trong nhóm MSM, trở thành nguồn lây mạnh nhất HIV với tỷ lệ nhiễm HIV từ 11,3% lên 14,7% qua giám sát trọng điểm từ 2015-2020, năm 2022 có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ vẫn cao là 11,3%. Riêng tại các địa phương triển khai dự án EPIC là Rạch Giá, Châu Thành và Phú Quốc, số ca nhiễm HIV là MSM chiếm 59% các ca nhiễm mới.
Tính đến cuối năm 2022, trên toàn quốc, hiện số người có HIV là nam giới chiếm đến 84,4%. Con đường lây truyền chính của HIV là qua đường quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là nam quan hệ tình dục đồng giới chiếm 74,6%, chủ yếu tập trung ở nhóm thanh niên trẻ.
PGS, TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS

Hơn 10% ca nhiễm HIV là lứa tuổi 15-19
Thống kê số ca nhiễm HIV trên toàn quốc nói chung và tại Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cho thấy, tỷ lệ ca mắc mới đang trẻ hóa. Nhóm tuổi trẻ từ 16-29 tăng mạnh, lây qua đường tình dục là đường lây chính trong nhóm trẻ 19-30 tuổi từ 2017 đến nay.
Nếu như những năm 2012-2013, tỷ lệ nhiễm HIV ở người dưới 30 tuổi chỉ dưới 5% thì đến năm 2022, con số này tăng cao vượt ngưỡng 50%.
Tại Kiên Giang, trong số ca nhiễm HIV mới, các trường hợp nhóm MSM chiếm khoảng 50%. Các ca nhiễm HIV trong nhóm MSM cũng trẻ hóa, có xu hướng tăng trong nhóm 16-25 tuổi. Tại Kiên Giang, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ MSM đang có xu hướng tăng ở lứa tuổi từ 16-25 tuổi còn nhóm tuổi lớn trên 35 có xu hướng giảm.
Là một trong hai nhóm CBO tại Kiên Giang, Danh Tùng, cán bộ CBO nhóm The Sun chia sẻ, chỉ trong 6 tháng năm 2023, trong gần 20 ca dương tính nhóm đưa vào điều trị tất cả đều dưới 25 tuổi, trong đó có 1-2 ca dưới 16 tuổi.
“Độ tuổi 15-16 nhiễm HIV khá cao trong số các bạn mà nhóm tiếp cận, chiếm 90%. Đa số các bạn lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn. Một số bạn có hiểu biết nhưng làm lơ vấn đề đó, một số bạn không có sử dụng biện pháp an toàn. Có những bạn MSM, chỉ khi kết thúc thời gian làm bạn tình, mới tiết lộ cho đối phương biết mình nhiễm HIV”, Tùng chua xót nói.
Theo bác sĩ Vương Thế Linh (CDC Bình Dương), việc giám sát, quản lý nhóm MSM vô cùng khó khăn vì đây là quần thể ẩn. Số ca nhiễm mới tăng nhanh tại Bình Dương trong những năm gần đây chủ yếu do tỉnh có nhiều khu công nghiệp, biến động dân cư lớn. Chiếm 10% trong tổng số ca nhiễm mới phát hiện gần đây, rơi vào lứa tuổi chỉ từ 15 đến 19.
Theo CDC tại các địa bàn này, với sự hỗ trợ của Quỹ Toàn cầu và dự án “Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (EPIC)”, tài trợ bởi Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US.CDC) trong hỗ trợ kỹ thuật, tìm ca trong cộng đồng, hỗ trợ kinh phí trong nâng cao năng lực hệ thống y tế, đáp ứng y tế công cộng, việc phát hiện kịp thời đối tượng nguy cơ cao, đưa vào điều trị PrEP và ARV đã giúp cho các tỉnh có được số liệu phát hiện ca nhiễm HIV mới tăng cao.
Tỉnh Vũng Tàu, thông qua dự án EPIC đã cung cấp trên 60% số ca nhiễm HIV mới. Dù chỉ triển khai ở 3 huyện Rạch Giá, Phú Quốc, Châu Thành, nhưng dự án EPIC đã đóng góp 75% số ca HIV được phát hiện tại Kiên Giang trong năm qua.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cảnh báo dịch HIV có nguy cơ quay lại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Về chuyên môn kỹ thuật, Bộ Y tế những năm qua đã huy động nguồn lực quốc tế và cử các đoàn chuyên gia hỗ trợ tập huấn cho các tỉnh, nhưng về cơ bản, Thứ trưởng nhấn mạnh, việc khống chế dịch HIV phụ thuộc chính vào nguồn nhân lực và tài chính của địa phương
Hành vi nguy cơ của nhóm MSM cảnh báo dịch lây lan trong nhóm và có thể nhanh chóng lây ra cộng đồng. Nếu không có các biện pháp can thiệp sớm, thế hệ F1 bị lây nhiễm HIV sẽ ngày càng trẻ hóa.

Tấn công vào “quần thể ẩn” quan hệ đồng tính nam
L.T.T (Kiên Giang) phát hiện nhiễm HIV năm 36 tuổi. Sững lại 30 giây, T. quyết định bỏ mảnh đất đã bám trụ 13 năm, trở về quê nhà. “Mình đã sai lầm vì tuổi trẻ, phải giúp nhiều bạn trẻ không đánh mất tương lai”. T. tự nhủ và dấn thân vào con đường trở thành đồng đẳng viên. T. là 1 trong 7 đồng đẳng viên nhiễm HIV tại Kiên Giang.
27/07/2023 – 08:18 https://nhandan.vn/chieu-tan-cong-vao-quan-the-an-msm-post764105.html

Veröffentlicht 28. Juli 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Kampagne K=K: Ein Lichtblick in der Gemeinschaft der Menschen die mit HIV leben – Chiến dịch K=K: Tia sáng của cộng đồng người nhiễm HIV   Leave a comment

Chiến dịch K=K: Tia sáng của cộng đồng người nhiễm HIV

Chiến dịch K=K là tia sáng của cộng đồng người nhiễm HIV và chúng tôi đang đi theo tia sáng đó . Chúng tôi mong muốn và luôn cần K=K, anh Nguyễn Anh Phong, đại diện Mạng lưới người sống chung với HIV bày tỏ.
11/05/2023 – 16:18 https://nhandan.vn/chien-dich-kk-tia-sang-cua-cong-dong-nguoi-nhiem-hiv-post752124.html
Trưa 11/5, Quỹ Toàn cầu tổ chức một sự kiện bên lề về vai trò quan trọng của chiến dịch Không phát hiện = Không lây truyền (K=K) trong việc chấm dứt đại dịch AIDS với sự tham gia của nhiều đại biểu trong nước và quốc tế, đại diện cộng đồng người nhiễm HIV.
Không phát hiện = Không lây truyền (thường gọi tắt là K=K) nghĩa là một người có HIV uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV qua đường tình dục sang cho bạn tình không có HIV. Tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện được quy ước là dưới 200 bản sao/1ml máu.

K=K giúp giảm hàng nghìn người tử vong do AID
17 năm sống chung với HIV, anh Nguyễn Anh Phong tự tin nói giờ anh có thể chia sẻ với mọi người về tình trạng nhiễm H của mình. “Kể từ khi có chiến dịch K=K, chúng tôi mạnh dạn bước ra ánh sáng”, anh Phong nói.
Đại diện cho Mạng lưới người sống chung với HIV, anh Phong kể, nếu như trước đây, mỗi khi nhận xét kết quả xét nghiệm, người mang H hay hỏi: “Khi nào chúng tôi chết?”. Nhưng từ sau năm 2017, kể từ khi chiến dịch K=K được triển khai trong cộng đồng và người nhiễm HIV tin tưởng tuân thủ điều trị, câu hỏi mà mọi người quan tâm nhất là: “Khi nào tôi đạt được K=K?”.
Với anh Phong cũng như hàng nghìn người mang H, từ sự hồ nghi ban đầu, giờ với họ K=K là ánh sáng, là động lực để họ tuân thủ điều trị, yên tâm điều trị, để sống tiếp cuộc sống khỏe mạnh, lập gia đình.
“Sau thời gian ban đầu còn chưa tin tưởng, với sự vận động của các bác sĩ, các tổ chức quốc tế, chúng tôi đã có niềm tin vào chiến dịch K=K. Chúng tôi kêu gọi các cặp vợ chồng sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình khi tham gia vào chương trình K=K. Với người nhiễm HIV, thông điệp K=K là động lực để họ tiếp tục điều trị, có được cuộc sống hoàn toàn khác trước như họ tự tin lập gia đình, sinh con mà không lây nhiễm cho gia đình”, anh Phong nói.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, ngay từ năm 2017, khi thông điệp này được phổ biến tại Hội nghị quốc tế về AIDS tại Hà Lan, Việt Nam cũng đã ủng hộ và tổ chức tuyên truyền cho thông điệp này và triển khai Chiến dịch dịch K=K cho tất cả 63 tỉnh, thành phố.
Nhờ thành công của chiến dịch này, tỷ lệ điều trị ARV tại Việt Nam đạt kết quả rất tốt. Đến nay, tải lượng virus HIV tại Việt Nam dưới ngưỡng ức chế (<1000 copy/ml máu) đạt 96%, dưới ngưỡng phát hiện (<200 copy/ml máu) đạt 94%.
“Việt Nam được Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ thông báo là nước đạt tỷ lệ rất cao trên thế giới, cao nhất trong các nước mà PEPFAR đang hỗ trợ”, bà Hương cho hay.
Để đạt được kết quả, theo bà Hương, Việt Nam đã làm tốt công tác truyền thông tư vấn tốt nên bệnh nhân hiểu lợi ích điều trị sớm, lợi ích của duy trì và tuân thủ điều trị.
Việt Nam liên tục cập nhật các phác đồ điều trị theo khuyến cáo của các tổ chức thế giới nên bệnh nhân được hưởng các loại thuốc và phác đồ tốt nhất theo khuyến cáo Tổ chức Y tế thế giới.
Đặc biệt, Việt Nam có mạng lưới điều trị rộng khắp ở tất cả các tỉnh, thành phố, với hơn gần 500 điểm cấp phát thuốc tại xã, phường nên bệnh nhân tiếp cận và duy trì điều trị dễ dàng. Việt Nam cũng có nhiều mô hình và sáng kiến được triển khai như: Điều trị 2.0; Mở rộng điều trị trong ngày; cấp phát thuốc nhiều tháng… cũng là tạo điều kiện cho bệnh nhân tiếp cận và tuân thủ điều trị.
Không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của thông điệp K=K. Nó không chỉ là một can thiệp y tế công cộng. Nó sẽ giúp giải quyết những quan niệm sai lầm, sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV. Nó cũng ủng hộ cho quyền của mỗi cá nhân và vai trò tiên phong của những người nhiễm HIV trong các nỗ lực dự phòng lây nhiễm HIV.
Kate Thompson, Trưởng phòng Cộng đồng, Quyền và Giới, Quỹ Toàn cầu
“Nếu người nhiễm HIV tuân thủ điều trị, tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ không còn nguy cơ lây nhiễm HIV. Đến nay, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có chất lượng điều trị tốt nhất. Chính những người tuân thủ điều trị K=K đã giúp cho việc giảm tỷ lệ tử vong do HIV từ 10 nghìn người/năm những năm trước đây xuống 2 nghìn người/mỗi năm. Chúng tôi hy vọng con số này càng ngày càng nhỏ đi nữa giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh hạnh phúc với gia đình của mình”, bà Hương chia sẻ.

Việt Nam cần đẩy mạnh truyền thông về thông điệp K=K
Tại sự kiện, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương bày tỏ vui mừng trước những kết quả phòng, chống HIV/AIDS mà Việt Nam đã đạt được trong 32 năm qua với sự hỗ trợ của Quỹ Toàn cầu.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Liên Hương cho hay, để duy trì chất lượng điều trị HIV/AIDS, K=K, Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về K=K và tình trạng trung tính HIV, điều trị là dự phòng.
Đồng thời, ngành y tế sẽ cải tiến công tác xét nghiệm HIV theo hướng thuận lợi cho những người có hành vi nguy cơ cao với các mô hình khác nhau như xét nghiệm tại cộng đồng, qua trang web, tự xét nghiệm để phát hiện sớm nhiễm HIV và được điều trị ARV sớm, hỗ trợ tuân thủ điều trị để bệnh nhân sớm đạt tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện.
Việt Nam áp dụng những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới trong việc tổ chức hệ thống xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS và theo dõi kết quả điều trị.
Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường truyền thông về hiệu quả của điều trị HIV/AIDS để người có hành vi nguy cơ dễ lây nhiễm tiếp cận sớm với các dịch vụ xét nghiệm, điều trị để cán bộ y tế, người thân, gia đình và cộng đồng không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; người nhiễm HIV và người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cũng phải tự vươn lên, vượt qua khó khăn, rào cản, không tự kỳ thị chính mình. Quan trọng nhất của thông điệp chính là giảm đi sự kỳ thị của cộng đồng với những người nhiễm HIV.
Chúng tôi mong muốn chiến dịch K=K tiếp tục nhận được hỗ trợ từ Quỹ Toàn cầu. Với sự dẫn dắt của Bộ Y tế, chúng tôi tiếp tục lan truyền thông điệp rằng: Thế hệ duy trì K=K không là mãi mãi nếu không tuân thủ điều trị, không đáp ứng điều trị. Thuốc điều trị ARV là hơi thở của cộng đồng người HIV, nếu duy trì hơi thở thì người nhiễm HIV mới đạt được K=K để họ có thái độ và suy nghĩ hàng ngày về tuân thủ uống thuốc ARV, xét nghiệm HIV định kỳ.
Anh Nguyễn Anh Phong, đại diện Mạng lưới người sống chung với HIV
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương mong muốn các tổ chức quốc tế tiếp tục đồng hành, giúp Việt Nam tháo gỡ những khó khăn trong việc triển khai chiến dịch K=K rộng rãi trong cộng đồng.
“K=K là một thông điệp dựa trên bằng chứng khoa học nên cần được lan tỏa rộng rãi hơn nữa để mọi người hiểu được lợi ích của việc điều trị ARV, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV. Đó cũng là giải pháp để thực hiện mục tiêu “Kết thúc dịch AIDS vào năm 2030”, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương bày tỏ.
K=K là một can thiệp và phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng quan trọng trong Ghi chú thông tin về HIV năm 2022 của Quỹ Toàn cầu, một trong 22 chương trình thiết yếu quan trọng để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng đặt ra trong Chiến lược Quỹ Toàn cầu 2023-2028.
Sự kiện này là cơ hội để Quỹ Toàn cầu thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trong việc hỗ trợ lan tỏa chiến dịch K=K và huy động thêm hỗ trợ cho các quốc gia thành viên ký kết lời kêu gọi hành động đa phương K=K và tích hợp K=K như một công cụ chính sách công bằng y tế vào các chiến lược y tế và HIV của mỗi quốc gia.

Veröffentlicht 12. Mai 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Mehr als 70 % der AIDS-Patienten sind unter 35 Jahre alt – 逾7成愛滋患者35歲以下 疾管署籲掌握「性」福三寶 – Jahr 2022 insgesamt 1.074 Menschen neu mit einer HIV-Infektion und 9.631 Menschen mit Syphilis diagnostiziert   Leave a comment

逾7成愛滋患者35歲以下 疾管署籲掌握「性」福三寶

今天(14日)是一年一度的西洋情人節,根據疾管署統計資料,2022年新增通報確診為愛滋病毒感染者共1,074人、梅毒9,631人(其中活性梅毒1,691人占18%)、淋病8,015人,7成以上為35歲以下年輕族群,超過9成的感染危險因子為不安全性行為,因此,疾管署提醒民眾預防性病的「性」福三寶,希望民眾享受與伴侶的浪漫時光時,保護自己、也保護所愛的人。
疾管署指出,「性」福三寶的第一寶為安全性行為,若發生性行為應主動要求對方或自己全程正確使用保險套,並搭配水性潤滑液,以預防感染性傳染病,同時遵循保險套使用起手式7步驟「看、撕、擠、捏、套、取、丟」,並注意使用效期等相關資訊。
疾管署表示,第二寶為篩檢,只要曾有性行為者,都建議至少進行1次愛滋篩檢,若有不安全性行為者,則建議至少每年篩檢1次。全國共有82家醫事機構提供愛滋匿名篩檢諮詢服務,檢驗過程以匿名方式進行,並由專人提供衛教諮詢、確認檢驗及轉介就醫等相關服務;民眾也可透過人工發放、自動服務機及網路訂購超商取貨等三大通路,取得愛滋自我篩檢試劑,在家或於安心的處所進行自我愛滋篩檢。愛滋篩檢結果若呈陽性,無須過度驚慌,應儘速至愛滋指定醫療院所進行確認檢驗,民眾可至愛滋自我篩檢專區查詢相關諮詢與服務資訊。
疾管署指出,第三寶是暴露愛滋病毒前預防性投藥(PrEP),針對有感染愛滋風險的民眾,疾管署鼓勵透過服用PrEP藥物,使體內有足夠的藥物濃度預防感染,保護效果可達90%以上;全國有63家公費PrEP服務醫療院所提供愛滋感染者的配偶、伴侶及35歲(含)以下年輕族群整合型服務,另外也有95家醫療院所提供自費PrEP服務,有需求者可至疾管署網站PrEP專區查詢。
疾管署表示,相關資訊可使用LINE平台訂閱「疾管家」,選擇「我想要了解傳染病」的「愛滋病」,即可定位使用「性健康資源地圖」,查詢身邊方便的自我篩檢、匿名篩檢、PrEP、性健康友善等相關資源,也可至疾管署網站、或撥打國內免付費1922(或0800-001922)防疫專線洽詢。
2023-02-14 13:52 https://www.rti.org.tw/news/view/id/2159084
情人節「性」福三寶,安全性行為、篩檢、 PrEPhttps://www.cdc.gov.tw/Bulletin/Detail/IdBl6IIa1vuNVsodQiIs6w?typeid=9
暴露愛滋病毒「前」預防性投藥 https://www.cdc.gov.tw/Category/MPage/tXBKgpeVZ9l9929TEdZGJw 首頁 > 新聞稿

Veröffentlicht 14. Februar 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Nghe An: Reaktion auf den Nationalen Aktionsmonat zu HIV/AIDS im Jahr 2022 – Nghệ An: Hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2022   Leave a comment

Nghệ An: Hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2022

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay được triển khai với chủ đềChấm dứt dịch AIDS – Thanh niên sẵn sàng”.
29/11/2022 – 10:20 https://baonghean.vn/nghe-an-huong-ung-thang-hanh-dong-quoc-gia-phong-chong-hivaids-nam-2022-post262143.html
Sáng 29/11, Ban Chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS tỉnh Nghệ An phối hợp UBND huyện Quế Phong tổ chức Lễ Mít tinh và Diễu hành hưởng ứng “Tháng Hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS ngày 01/12” tỉnh Nghệ An năm 2022. Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay được triển khai với chủ đề “Chấm dứt dịch AIDS – Thanh niên sẵn sàng”.
Tham dự buổi lễ có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế; đại diện các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các ban, ngành huyện Quế Phong; các bệnh viện, Trung tâm tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thành, thị; các tầng lớp nhân dân và học sinh trường Trung học Phổ thông huyện Quế Phong.

Kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1996, đến nay Nghệ An đã ghi nhận 10.695 người nhiễm HIV (đứng thứ 6 của cả nước); số người nhiễm HIV còn sống được quản lý 6.287 người, số tử vong 4.408 người.
Đặc biệt huyện Quế Phong là địa bàn trọng điểm về HIV trên toàn tỉnh với 2.160 trường hợp nhiễm HIV (chiếm 20% toàn tỉnh), số trường hợp còn sống được quản lý là 1.524 (chiếm 24% toàn tỉnh).
Hiện nay tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn huyện Quế Phong nói riêng, Nghệ An nói chung đã dần được kiểm soát, tuy nhiên vẫn đang còn nhiều diễn biến phức tạp với xu hướng trẻ hóa và tăng nhanh ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.
Trong những năm qua, công tác phòng chống HIV vẫn luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở tỉnh quan tâm, chỉ đạo; được sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, dự án quốc tế với các giải pháp đồng bộ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
21/21 huyện, thành, thị xã có cơ sở tư vấn, xét nghiệm HIV trong đó có 09 phòng xét nghiệm khẳng định HIV. Tỉnh đã thiết lập 26 cơ sở chăm sóc và điều trị ARV với tổng số bệnh nhân đang điều trị là 4.775 người; đã có 04 cơ sở y tế triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (với hơn 1.700 trường hợp đã tham gia.
Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone được triển khai đồng bộ toàn tỉnh với 12 cơ sở điều trị, 20 cơ sở cấp phát thuốc đi vào hoạt động, đã có 4.389 bệnh nhân tham gia điều trị, số bệnh nhân hiện đang điều trị là 1.233 người.
Đến nay, Nghệ An đã ngăn chặn và khống chế dịch trên cả 3 tiêu chí (giảm số người nhiễm mới HIV, giảm số người tử vong do AIDS và giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS), dần hướng đến các mục tiêu 95-95-95 đó là cơ sở để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Nghệ An, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế kêu gọi các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tổ chức dựa vào cộng đồng… quan tâm chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện tốt Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 đến tận các cơ sở và người dân.
Các cơ quan chuyên môn, cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV cho các tầng lớp nhân dân; đặc biệt tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin về HIV/AIDS, giới tính, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn; tác hại của ma túy; cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV ở giới trẻ.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Đình Chỉnh nhấn mạnh: Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay được triển khai với chủ đề: “Chấm dứt dịch AIDS – Thanh niên sẵn sàng”. Thông điệp này nhằm kêu gọi lực lượng thanh, thiếu niên và các em học sinh phải gương mẫu học tập, tích cực tham gia tuyên truyền và thực hiện phòng, chống các tệ nạn xã hội; phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương, trường học./.

TIN LIÊN QUAN
Đẩy mạnh truyền thông tự xét nghiệm và dự phòng trước phơi nhiễm HIV trong giới trẻ
Tiêm máu của người nhiễm HIV vào vợ cũ do ‚dứt tình‘
SCDI hỗ trợ hiệu quả Nghệ An phòng, chống HIV/AIDS và Lao
Phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Đại dịch HIV/AIDS tại Nghệ An vẫn còn diễn biến phức tạp

Veröffentlicht 1. Dezember 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Um die Strategie zur Beendigung der AIDS-Epidemie bis 2030 erfolgreich umzusetzen, steht Vietnam noch vor Herausforderungen in Bezug auf die Sicherung finanzieller Ressourcen und der nachhaltige Durchführung des Programms – Để thực hiện thành công chiến lược chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, Việt Nam vẫn phải đối mặt với các thách thức về bảo đảm nguồn lực tài chính và chuyển giao bền vững chương trình   Leave a comment

Thách thức bảo đảm nguồn lực tài chính tiến tới chấm dứt bệnh AIDS

Để thực hiện thành công chiến lược chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, Việt Nam vẫn phải đối mặt với các thách thức về bảo đảm nguồn lực tài chính và chuyển giao bền vững chương trình.
23/11/2022 – 13:59 https://nhandan.vn/thach-thuc-bao-dam-nguon-luc-tai-chinh-tien-toi-cham-dut-benh-aids-post726370.html
Đây là những thông tin được Thứ trưởng Y tế Nguyễn Liên Hương chia sẻ tại “Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam” do Bộ Y tế tổ chức sáng 23/11.

Việt Nam giữ vững tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3%
30 năm qua, công cuộc phòng, chống HIV/AIDS đã từng bước kiểm soát được dịch HIV trên cả 3 tiêu chí: giảm số người nhiễm mới HIV được phát hiện, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong liên quan đến AIDS.
Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Liên Hương, nếu thời điểm đỉnh cao của dịch cách đây 13 năm, khi đó mỗi năm phát hiện được khoảng hơn 30.000 trường hợp nhiễm HIV và khoảng 10.000 trường hợp tử vong liên quan đến HIV/AIDS thì có thời điểm Việt Nam đã giảm tỷ lệ này xuống chỉ còn tương ứng với 1/3 và 1/5 ở thời kỳ dịch đỉnh cao.
“Việt Nam đã giữ vững tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư luôn ở mức dưới 0,3%. Đây là những con số rất ấn tượng nói lên sự cam kết chính trị mạnh mẽ cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở Việt Nam”, bà Liên Hương nói.
Đến nay, HIV/AIDS là chương trình y tế duy nhất tại Việt Nam có riêng một Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 15/10/2013) hướng dẫn về cơ chế cho việc bảo đảm tài chính cho một chương trình.
Trải qua 10 năm nỗ lực không ngừng, Việt Nam đã thực hiện tiến trình chuyển đổi các nguồn lực tài chính trong nước cho công tác HIV/AIDS với một số kết quả hết sức ấn tượng.
Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Liên Hương, tỷ trọng các nguồn tài chính trong nước đã tăng lên tới hơn 51% trong đó tỷ trọng ngân sách địa phương phân bổ cho phòng, chống HIV/AIDS không ngừng tăng lên qua các năm tăng từ 8% lên tới 17%.
Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) là bước đột phá của chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam với 95% người nhiễm HIV tham gia BHYT, tăng gấp 2 lần trong vòng 5 năm.
Quỹ BHYT đến nay trung bình chi trả 400 tỷ đồng/năm trong đó khoảng 200 tỷ đồng cho dịch vụ khám chữa bệnh BHYT và 200 tỷ đồng cho thuốc ARV nguồn quỹ BHYT nâng tỷ trọng của Quỹ BHYT trong tổng chi cho HIV/AIDS tăng từ 4% lên tới 9%, chiếm tới 25% nguồn lực trong nước cho HIV.
Ngân sách nhà nước Trung ương thông qua Chương trình quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, dự án phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia y tế dân số giai đoạn vừa qua cũng đã tập trung nguồn lực để hỗ trợ các tỉnh, thành phố thực hiện các mục tiêu của chiến lược và chiếm tới gần 10%. Các nguồn xã hội hóa khác cũng tăng đáng kể lên tới 8%.
Đánh giá cao về những thành tựu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trong việc Chính phủ nắm quyền chủ động tài chính cho các dịch vụ điều trị HIV thông qua BHYT, ông Marc Knapper, Đại sứ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, từ năm 2019 đến năm 2022, quỹ Bảo hiểm Y tế của Việt Nam đã đóng góp khoảng 10 triệu USD hàng năm cho các chương trình chăm sóc và điều trị HIV, đáp ứng tới 70% tổng nhu cầu thuốc ARV thiết yếu tại Việt Nam.
“Đây là một thành tích đáng ghi nhận, nhất là khi so sánh các nguồn lực trong nước chiếm chưa đến 10% kinh phí cho thuốc ARV trước năm 2019. Việc đưa các dịch vụ điều trị HIV vào nền tảng BHYT xã hội là một thí dụ điển hình cho thấy tiến bộ của Việt Nam trên hành trình hướng tới duy trì bền vững ứng phó quốc gia với HIV”, ông Marc Knapper nói.

Còn nhiều thách thức trong bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS
Theo Thứ trưởng Nguyễn Liên Hương, để thực hiện thành công chiến lược chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, Việt Nam vẫn phải đối mặt với các thách thức về bảo đảm nguồn lực tài chính và chuyển giao bền vững chương trình.
“Nguồn lực huy động dự kiến thời giai đoạn 2021-2030 mới chỉ đáp ứng được 60-70% nhu cầu”, bà Hương chia sẻ.
Việt Nam sẽ còn rất nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu đề ra. Trong khi đó, tình hình dịch vẫn có xu hướng phức tạp. Số người nhiễm HIV được báo cáo tăng cao trong 3 năm trở lại đây với hơn 13.000 trường hợp, nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ đồng giới, nhóm chuyển giới.
Một số tỉnh, khu vực vẫn còn nhiều nguy cơ cao về bùng phát dịch trở lại như Đồng bằng sông Cửu long, miền Đông Nam Bộ.
Nguồn tài chính cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn phụ thuộc tới gần 50% vào các dự án quốc tế nhất là các hoạt động thuộc lĩnh vực dự phòng lây nhiễm HIV hiện quỹ BHYT sẽ không chi trả.
Quá trình chuyển giao tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS trước mắt cũng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Để đạt được mục tiêu Chiến lược quốc gia kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030, nhiều giải pháp đã được đặt ra trong đó có việc 100% các địa phương phải xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch và đề án bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2021.
Tuy nhiên đến nay là cuối năm 2022 vẫn còn tới 12 tỉnh, thành phố chưa phê duyệt kế hoạch này. Do đó, Thứ trưởng Nguyễn Liên Hương đề nghị 12 địa phương này cần khẩn trương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Thứ trưởng đề nghị các vụ, cục liên quan cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý bảo đảm việc cung ứng thuốc ARV nguồn BHYT được liên tục và ổn định bảo đảm quyền lợi của người có thẻ BHYT.
“Bộ Y tế giao Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các vụ, cục có liên quan trong Bộ Y tế trình Chính phủ cơ chế và hành lang pháp lý thực hiện mua sắm dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS từ các tổ chức cộng đồng, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để phát huy hiệu quả cung cấp dịch vụ trong giai đoạn tới”, bà Hương nói.
Ông Marc Knapper, Đại sứ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, PEPFAR hiện đang tìm cách phát huy thành công của quá trình chuyển đổi điều trị HIV để hỗ trợ Việt Nam huy động nguồn tài chính bền vững và hiệu quả cho các hoạt động dự phòng HIV quan trọng như PrEP.
Đối với cả điều trị và dự phòng, chính phủ Hoa Kỳ mong muốn được hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để xây dựng một danh mục nguồn lực trong nước mạnh mẽ, bao gồm sự tham gia và đóng góp có ý nghĩa từ khu vực tư nhân, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức cộng đồng.

Tiến trình chuyển đổi nguồn lực tài chính cho phòng, chống HIV đạt nhiều kết quả ấn tượng
(Chinhphu.vn) – Trải qua gần 10 năm nỗ lực không ngừng với những cam kết chính trị mạnh mẽ, Việt Nam đã thực hiện tiến trình chuyển đổi các nguồn lực tài chính trong nước cho công tác phòng chống HIV với một số kết quả hết sức ấn tượng.
23/11/2022 10:07 https://tiengchuong.chinhphu.vn/tien-trinh-chuyen-doi-nguon-luc-tai-chinh-cho-phong-chong-hiv-dat-nhieu-ket-qua-an-tuong-11322112310073685.htm
Theo số liệu thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tính đến thời điểm hiện tại ước tính số người nhiễm HIV trên toàn quốc khoảng 242.000 trường hợp, số xét nghiệm đang báo cáo hiện mắc là 220.580 trường hợp.Từ 1990 đến nay, số nhiễm HIV/AIDS tử vong lũy tích là 112.368.
Riêng trong 9 tháng đầu năm phát hiện 9.025 trường hợp, trong đó 1.378 tử vong. Số phát hiện nhiễm nhiều tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TPHCM (28%), đồng bằng sông Cửu Long (26%).
Về hình thái lây nhiễm, tỉ lệ mới phát hiện trong nhóm nam cao hơn rất nhiều so với nữ. Xu hướng ca phát hiện là nam giới chiếm khoảng 84%-86%. Đường lây chủ yếu là qua quan hệ tình dục không an toàn và tỉ lệ này tiếp tục tăng mạnh qua các năm trở thành đường lây chính. Chiều hướng nam giới trong nhóm tiêm chích ma túy nhiễm HIV có xu hướng giảm từ năm 2012 đến nay. Hiện nhóm này chỉ chiếm 9%. Trong khi đó, số nhiễm mới HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới chiều hướng tăng mạnh, hiện chiếm 47%.

3 công cụ chiến lược để chấm dứt HIV/AIDS tại Việt Nam
(Chinhphu.vn) – Ông Eric Dziuban, Giám đốc Quốc gia Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ tại Việt Nam nhận định, Việt Nam có 3 công cụ để chấm dứt đại dịch HIV/AIDS, trong đó có công cụ tăng cường tiếp cận với các đối tượng đích.
19/11/2022 07:10 https://tiengchuong.chinhphu.vn/3-cong-cu-chien-luoc-de-cham-dut-hiv-aids-tai-viet-nam-113221118140609689.htm
Theo số liệu thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), ước tính Việt Nam phát hiện khoảng 242.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng. Riêng từ đầu năm 2022, khoảng 9.000 ca mới được phát hiện, 1.378 trường hợp tử vong. Dự báo từ nay đến cuối năm thêm khoảng 3.000 người được phát hiện nhiễm HIV.
Mục tiêu quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 được định nghĩa là số ca nhiễm HIV mới được phát hiện dưới 1.000 người/năm và tỉ lệ tử vong liên quan đến HIV/AIDS dưới 0,1/100.00 dân. Hướng tới HIV/AIDS không còn là mối lo ngại về sức khỏe của cộng đồng.
Để thực hiện mục tiêu này, cục sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt được 95% người nhiễm HIV biết được tình trạng HIV; 95% người biết tình trạng HIV được điều trị ARV; 95% người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế.

Walking through the valley of death – Vietnam News – 01.11.2022 https://www.youtube.com/@VietnamNewsVNS/videos
A documentary written, produced and directed by the Vietnam News Agency (VNA) has won six awards at international film festivals.
Walking through the valley of death chronicles the lives of a number heroin addicts caught in an ever decreasing spiral of drugs, crime and desperation.
But thanks to an unlikely source, the addicts managed to kick the habit, and slowly rebuild their lives much to the delight of their families who have endured a life of disappointment and anguish.

DokumentarfilmWalking through the walley of deathvon VNA gewinnt Preise bei internationalen Filmfestivals
Das Dokumentarfilm „Wallking through the walley of death” zu Deutsch: “Wandern durch das Tal des Todes“ der staatlichen Nachrichtenagentur Vietnams (VNA) hat sechs Preise bei internationalen Filmfestivals gewonnen
02.11.2022 https://vovworld.vn/de-DE/nachrichten/dokumentarfilm-walking-through-the-walley-of-death-von-vna-gewinnt-preise-bei-internationalen-filmfestivals-1148082.vov
So wurde der Dokumentarfilm unter anderem beim internationalen Filmfestival Gangtok, beim internationalen Kulturfestival Calcutta in Indien, sowie beim internationalen Kunstfestival Singapur geehrt. Das fast 60-minütige Dokumentarfilm von Regisseurin Ngo Kim Anh und den beiden Regisseuren Nguyen Huu Trung und Paul Kennedy, zeigt das Leben von Ex-Drogen-Abhängigen und HIV-Infizierten in Vietnams Hauptstadt Hanoi und der Provinz Quang Ninh. Sie haben sich dafür entschlossen Drogenfrei ein neues Leben mit ihren Angehörigen zu beginnen.

Veröffentlicht 24. November 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , ,

Hanoi: Auf den Straßen Tran Duy Hung und Tran Khanh Du gibt es Prostitution – Hà Nội: Có tệ nạn mại dâm ở đường Trần Duy Hưng, Trần Khánh Dư – Das Volkskomitee der Stadt Hanoi hat gerade einen Plan zur Verhütung und Bekämpfung der Prostitution in der Stadt im Jahr 2022 herausgegeben   Leave a comment

Hà Nội: Có tệ nạn mại dâm ở đường Trần Duy Hưng, Trần Khánh Dư

UBND TP Hà Nội xác định ở đường Trần Duy Hưng có hoạt động mại dâm, chủ yếu liên quan đến hoạt động karaoke, massage, nhà nghỉ; phố Trần Khánh Dư có mức độ hoạt động phức tạp.
31/01/2022 – 17:36 https://dantri.com.vn/xa-hoi/ha-noi-co-te-nan-mai-dam-o-duong-tran-duy-hung-tran-khanh-du-20220131164606851.htm
Hà Nội xác định ở đường Trần Duy Hưng có hoạt động mại dâm, chủ yếu liên quan đến hoạt động karaoke, massage, nhà nghỉ, khách sạn (Ảnh minh họa).
mai dam-Hà Nội xác định ở đường Trần Duy Hưng có hoạt động mại dâm, chủ yếu liên quan đến hoạt động karaoke, massage, nhà nghỉ, khách sạnUBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch phòng, chống mại dâm trên địa bàn thành phố năm 2022. Kế hoạch hướng đến mục tiêu duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền phòng, chống mại dâm; nâng cao nhận thức cho người dân về phòng, chống mại dâm, đặc biệt là người lao động trong cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, người lao động trong các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
Theo đó, thành phố yêu cầu triệt xóa 100% các điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm và duy trì để không tái hoạt động trở lại tại các điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm đã triệt xóa; tổ chức kiểm tra 60% các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, cần duy trì và nhân rộng các hoạt động can thiệp giảm tác hại, phòng ngừa lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS , phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm; tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho 20% người làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cấp thành phố và 10% ở cấp huyện, cấp xã.
Thành phố cũng đề ra mục tiêu tuyên truyền cho 1.700 người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; 16.500 người lao động trong các khu công nghiệp, 25.000 học sinh tại các trường THPT, 37.000 sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng và 18.000 học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố về các chính sách, pháp luật, thông tin, kiến thức về phòng, chống mại dâm

Đáng chú ý, về kết quả đã đạt được, UBND TP Hà Nội cho biết đã triệt xóa 7 điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm và không phát sinh điểm mới.
Trong 7 điểm này có 4 điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn xã hội và 3 điểm tại địa điểm công cộng.
Cụ thể, huyện Thanh Trì có 3 điểm gồm: Ngã ba Ngọc Hồi – Liên Ninh (xã Ngọc Hồi – Liên Ninh); đường Kim Giang (đoạn từ Cầu Tó đến đường Nghiêm Xuân Yêm thuộc địa bàn xã Thanh Liệt); đường 70 cầu Bươu (xã Tân Triều – Tả Thanh Oai – Vĩnh Quỳnh – Tam Hiệp). Các địa bàn này chủ yếu có các hoạt động gội đầu, thư giãn, tẩm quất, massage, được xác định ở mức độ có hoạt động mại dâm, hoạt động phức tạp.
Ở quận Cầu Giấy có đường Trần Duy Hưng (phường Trung Hòa), được xác định ở mức độ có hoạt động, chủ yếu liên quan đến hoạt động karaoke, massage, nhà nghỉ, khách sạn.
Trong 3 điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm tại địa bàn công cộng, quận Hai Bà Trưng có 2 điểm gồm Phố Yersin – Vườn hoa Pasteur (phường Phạm Đình Hổ), mức độ ít hoạt động; phố Nguyễn Huy Tự – Trần Khánh Dư (phường Bạch Đằng), mức độ hoạt động phức tạp; quận Hoàng Mai có 1 điểm là đường Giải Phóng (khu vực ngã 3 bến xe Giáp Bát đến lối rẽ vào phố Đại Từ, phường Thịnh Liệt), mức độ có hoạt động.

Veröffentlicht 31. Januar 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Nach Angaben des Ministeriums für HIV/AIDS-Prävention und -Kontrolle ist die Zahl der in den ersten neun Monaten des Jahres 2021 festgestellten HIV-Infizierten im Vergleich zum Vorjahreszeitraum tendenziell gestiegen – Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, số người nhiễm HIV được phát hiện trong 9 tháng đầu năm 2021 có xu hướng gia tăng so cùng kỳ năm ngoái – Derzeit sind 212.769 Menschen mit HIV gemeldet   Leave a comment

Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh dịch Covid-19

Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, số người nhiễm HIV được phát hiện trong 9 tháng đầu năm 2021 có xu hướng gia tăng so cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh dịch Covid-19, công tác phòng, chống HIV/AIDS đòi hỏi phải có những thay đổi để thích ứng với việc kiểm soát dịch bệnh.
03-12-2021, 11:02 https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/tang-cuong-phong-chong-hiv-aids-trong-boi-canh-dich-covid-19-676666/
Cấp phát thuốc Methadone cho người nhiễm HIV điều trị tại nhà.
Cấp phát thuốc Methadone cho người nhiễm HIV điều trị tại nhà.Số người nhiễm HIV/AIDS có xu hướng gia tăng trong đại dịch
Theo TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tại Việt Nam, trong thời gian qua, dịch Covid-19 đã làm cho nhiều khách hàng khó tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS và hậu quả dễ nhận thấy là số người nhiễm HIV gia tăng so năm 2020. Theo báo cáo từ các địa phương, số người nhiễm HIV được phát hiện trong 9 tháng đầu năm 2021 có xu hướng gia tăng so cùng kỳ năm ngoái.
Số người nhiễm HIV hiện đang còn sống được báo cáo là 212.769 trường hợp. Số người nhiễm HIV tử vong lũy tích tính từ đầu vụ dịch đến nay là 108.849 trường hợp.
Tính từ đầu năm 2021 tới nay cả nước ghi nhận 10.925 trường hợp phát hiện mới HIV dương tính. Trong số người mới phát hiện nhiễm HIV có 84,8% là nam giới, độ tuổi chủ yếu là từ 16-29 (46%) và 30-39 (29%), đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (79,1%) và qua đường máu (9,9%).
Cũng từ đầu năm 2021 tới nay ghi nhận 1.528 trường hợp tử vong. Ước tính đến hết năm 2021, cả nước phát hiện khoảng 13.000 trường hợp HIV dương tính và 2.000 trường hợp tử vong.
Lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn tiếp tục là đường lây chính trong lây nhiễm HIV và tỷ lệ này ngày càng tăng (từ 65,1% vào năm 2019 tăng lên 75,8 vào năm 2020 và hiện tại là 79,1%).
Đáng chú ý, tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao giảm nhưng tỷ lệ này trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây.
Theo số liệu giám sát trọng điểm HIV, năm 2014 tỷ lệ nhiễm HIV trung bình tại 8 tỉnh/thành phố là 6,7%, năm 2017 triển khai giám sát thí điểm tại 9 tỉnh/thành phố tỷ lệ nhiễm trung bình là 12,2%, tỷ lệ này năm 2020 là 13,3%.
„Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam hiện nay“, TS Hoàng Long cho hay.

Tăng cường phòng, chống HIV trong bối cảnh dịch Covid-19
Nhằm ứng phó kịp thời với các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 tới chương trình phòng, chống HIV/AIDS, Chính phủ, Bộ Y tế cũng như các địa phương đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống HIV trong bối cảnh dịch Covid-19, như xây dựng và ban hành kịp thời các hướng dẫn đáp ứng khẩn cấp để duy trì tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như: Hướng dẫn tiếp cận với khách hàng qua các ứng dụng online; Hướng dẫn khách hàng tự xét nghiệm HIV;
Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; Đáp ứng khẩn cấp trong lĩnh vực điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bao gồm cả cấp thuốc cho người bệnh mang về và điều trị ARV (cấp thuốc nhiều tháng cho người bệnh)…
Những điểm mới trong tiếp cận và xét nghiệm HIV/AIDS tại Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 là Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới triển khai cung ứng sinh phẩm tự xét nghiệm HIV qua trang thông tin điện tử, hiện đang triển khai tại 4 tỉnh/thành phố: Cần Thơ (11/2020), Hà Nội, Nghệ An (4/2021) và Bình Dương (11/2021).
Bước đầu ghi nhận kết quả khoảng 10% người nhận sinh phẩm có phản hồi kết quả “có phản ứng” và được kết nối với dịch vụ xét nghiệm khẳng định và điều trị ARV.
Cục cũng ban hành hướng dẫn địa phương triển khai nhiều chiến dịch trực tuyến mang tên “Hãy ở nhà và tự xét nghiệm” đã đưa ra phương án lựa chọn, cho phép mọi người có thể đặt hàng bộ tự xét nghiệm qua điện thoại, tin nhắn hoặc qua nền tảng đặt hàng trực tuyến.
Đa số khách hàng đặt mua bộ xét nghiệm đều là nam giới trẻ tuổi có quan hệ tình dục đồng giới và ở độ tuổi từ 19 đến 24, trong đó khoảng 30% chưa từng xét nghiệm HIV trước đó, 85% khách hàng đặt mua bộ tự xét nghiệm cho biết chính những nội dung trực tuyến đó đã khiến họ muốn xét nghiệm HIV.
„Hoạt động này có ý nghĩa duy trì sự sẵn có của dịch vụ tự xét nghiệm HIV trong và sau lệnh phong tỏa do Covid-19 là một biện pháp cần thiết để bảo đảm những người có nguy cơ nhiễm HIV, trong đó bao gồm cả những người chưa từng thực hiện xét nghiệm HIV trước đó, có thể tiếp cận dịch vụ xét nghiệm HIV an toàn trong giai đoạn đại dịch Covid-19 mà không bị gián đoạn“, TS Long cho hay.
Về những điểm mới trong triển khai công tác điều trị HIV/AIDS năm qua chính là việc tiếp tục tối ưu hóa phác đồ điều trị thuốc ARV cho người bệnh, lựa chọn thuốc ARV có khả năng ức chế virus cao, ít tác dụng phụ, giảm số lượng viên thuốc, giảm số lần uống.
Bên cạnh đó, Cục đã chuyển phần lớn người nhiễm HIV sang sử dụng thuốc ARV nguồn Quỹ BHYT để bảo đảm người bệnh được duy trì điều trị thuốc ARV liên tục khi không còn nguồn thuốc viện trợ miễn phí; Điều trị thuốc ARV sớm cho người nhiễm mới phát hiện (điều trị trong ngày); Cấp thuốc ARV tối đa 90 ngày cho người bệnh ổn định.
Đồng thời, mở rộng quản lý điều trị bệnh đồng nhiễm, như đồng nhiễm HIV/lao, đồng nhiềm HIV/Viêm gan C, bệnh không lây nhiễm ở người nhiễm HIV nhằm giảm tử vong ở người nhiễm HIV.

Với chủ đề Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021 là: “Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, Cục phòng, chống HIV/AIDS muốn chuyển tải thông điệp, song song với phòng, chống dịch Covid-19, các địa phương cần tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh dịch Covid-19.

Veröffentlicht 3. Dezember 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Propagandamaterial, Kondome und Antibabypillen kostenlos – 60-70% các ca phá thai là sinh viên và học sinh – 60-70% der Abtreibungen bei Studenten   Leave a comment

60-70% các ca phá thai là sinh viên và học sinh

Số liệu đáng lo ngại này là một lời cảnh báo đến hàng nghìn bạn trẻ tham gia Chương trình truyền thông sức khỏe sinh sản cho sinh viên “Hành trình SV – OK”, do Tạp chí Thanh niên phối hợp Tổ chức DKT International tại Việt Nam, Tỉnh đoàn Nghệ An triển khai tại Trường Đại học Y khoa Vinh (tỉnh Nghệ An) sáng nay 24-4.
24-04-2021, 13:50 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/60-70-cac-ca-pha-thai-la-sinh-vien-va-hoc-sinh-643226/
Bạn trẻ Nghệ An hào hứng tìm hiểu tài liệu tuyên truyền sức khỏe sinh sản, nhận bao cao su và thuốc tránh thai miễn phí từHành trình SV – OK”.
Bạn trẻ Nghệ An hào hứng tìm hiểu tài liệu tuyên truyền sức khỏe sinh sản, nhận bao cao su và thuốc tránh thai miễn phí từ -Hành trình SV – OKQua các thống kê tại Chương trình, hiện giới trẻ ngày càng có suy nghĩ và quan niệm cởi mở hơn trong cả tình yêu và tình dục. Số liệu từ Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho biết, mỗi năm cả nước có gần 300 nghìn ca nạo phá thai mà chủ yếu rơi vào độ tuổi 15-19. Trong đó, có 20-30% là phụ nữ chưa kết hôn, 60-70% mới chỉ là học sinh, sinh viên.
Tình trạng này dấy lên một hồi chuông báo động về ý thức, nhận thức và trách nhiệm của thanh niên về sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS. Theo đó, để hạn chế hành vi tình dục thiếu an toàn, mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai bừa bãi, bất chấp hậu quả… cần sự chung tay của nhiều ban, ngành, tổ chức xã hội.
Tại Chương trình, đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thực như: trao 500 áo in thông điệp tuyên truyền tặng sinh viên; trao đổi, tư vấn, giải đáp thắc mắc về tình dục an toàn, phương pháp phòng tránh thai hiện đại giữa các bạn trẻ và một số chuyên gia; thi tuyên truyền về sức khỏe sinh sản theo hình thức sân khấu hóa; phát bao cao su, thuốc tránh thai tặng sinh viên, người dân địa phương…
Tổng Biên tập Tạp chí Thanh niên, Trưởng Ban Tổ chức Chương trình Nguyễn Toàn Thắng cho biết: “Hành trình SV – OK” là một chuỗi hoạt động nối tiếp nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa, liên tục đánh giá hiệu quả tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong các bạn trẻ về tình dục an toàn, phòng tránh thai hiệu quả, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục”.
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, đại diện Tổ chức DKT International tại Việt Nam chia sẻ: “Trong suốt 28 năm qua, chúng tôi luôn tập trung hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt là kéo giảm tỷ lệ nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên ở Việt Nam”.
Với sự phối hợp của các ban, ngành, địa phương, DKT International tại Việt Nam đã triển khai thành công chuỗiHành trình SV – OKtại Hải Phòng, TT-Huế, Vĩnh Long, Sơn La và nay là Nghệ An. Mong rằng với nỗ lực của Hành trình, các bạn trẻ sẽ có một cái nhìn cụ thể, đúng đắn hơn về sức khỏe sinh sản, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, học tập, lao động của chính mình”, bà Nguyễn Thị Kim Oanh nói.

nạo phá thai https://nhandan.com.vn/tag/naophathai-15062
Phá thai https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1_thai

Veröffentlicht 24. April 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Chinas erstes HIV-Medikament steht vor weltweiter Vermarktung – 艾可宁®首张医保处方落地,愿抗艾新药惠及更多HIV患者   Leave a comment

Chinas erstes HIV-Medikament steht vor weltweiter Vermarktung

Chinas erstes im eigenen Land entwickelte Medikament für die Behandlung von HIV-Infektionen wurde laut Angaben des Pharmaherstellers Frontier Biotech von der Gesundheitsbehörde von Ecuador für den dortigen Markt zugelassen.
Aikening, oder Albuvirtid zur Injektion (ABT), wurde im Jahr 2018 von der chinesischen Lebens- und Arzneimittelbehörde zugelassen. Es kann laut Angaben des in der ostchinesischen Stadt Nanjing ansässigen Unternehmens Frontier Biotech mit anderen antiretroviralen Medikamenten kombiniert werden, um HIV-Patienten zu behandeln.
Der Marktzugang in Ecuador ist der erste Markteintritt des chinesischen HIV-Medikaments in Übersee. Daten der klinischen Studien zeigen, dass Aikening wirksam gegen wichtigste HIV-Stämme ist, darunter resistente Viren. Die Wirkung ist zudem lang anhaltend.
Das chinesische Unternehmen sagte, dass es nun den Export des Medikamentes in mehr als 60 Länder in Asien, Afrika, Europa und Südamerika plant.
Der globale Markt für HIV-Medikamente wuchs von 22,9 Milliarden US-Dollar im Jahr 2013 auf 34 Milliarden US-Dollar im Jahr 2018 und soll bis 2023 voraussichtlich weiter auf 46,7 Milliarden US-Dollar anwachsen.
(gemäß der Nachrichtenagentur Xinhua)

艾可宁®首张医保处方落地愿抗艾新药惠及更多HIV患者
2021-03-03 11:09 http://www.jstsxz.com/2021-03/03/c_1127161763.htm 来源 江宁生命科技小镇南京市特镇
2021年3月1日,全国首例艾可宁®医保处方在北京市佑安医院开出,未来艾可宁®将惠及更多患者,满足医生、患者多样化的临床治疗需求,提供更加全面优化的抗病毒治疗方案。
2020年12月28日,国家医保局印发了《国家基本医疗保险、工伤保险和生育保险药品目录(2020年)》的通知,公司自主研发的独家专利产品艾可宁®(通用名: 艾博韦泰)被纳入国家医保目录,是目前我国医保目录纳入的唯一长效、注射抗HIV创新药,体现了国家对具有临床价值创新药产品的支持,有利于加速推进艾可宁®市场准入的各个环节,提升产品的可负担性及可及性。
艾可宁®是公司自主研发的国家一类新药,于2018年5月获得国家药监局颁发的新药证书并获批上市,2018年10月,艾博韦泰被纳入由中华医学会感染病学分会、中国疾病预防控制中心颁布的《中国艾滋病诊疗指南(2018 版)》,艾博韦泰被列示为国内现有主要抗逆转录病毒药物之一。艾博韦泰需与其他抗逆转录病毒药物联合使用,对主要流行的HIV-1病毒以及耐药病毒均有效,通过注射方式每周给药一次,具有用药频率低、起效快、耐药屏障高、安全性高、副作用小等特点,为HIV合并症患者、肝肾功能异常患者、住院及重症患者等提供了新的用药选择,具有一定的临床不可替代性。

Veröffentlicht 27. März 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

Überarbeitung des Gesetzes um die Rechte von Menschen mit HIV zu gewährleisten – Sửa luật để bảo đảm quyền của người nhiễm HIV – 13.000 neue HIV-Infektionen pro Jahr: Ein Problem bei Teenagern – 13.000 người mắc mới HIV mỗi năm: Quan ngại nhóm thanh thiếu niên   Leave a comment

Sửa luật để bảo đảm quyền của người nhiễm HIV

Sau gần 14 năm triển khai, Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã đạt những hiệu quả nhất định, góp phần hạn chế sự lây lan dịch HIV và điều trị hiệu quả cho hàng nghìn trường hợp HIV/AIDS. Tuy nhiên, nhiều quy định trong Luật Phòng, chống HIV/AIDS không còn phù hợp tình hình thực tế, nhất là với những tiến bộ của y học. Luật này đang được sửa đổi để khắc phục các hạn chế.
07-02-2021, 02:50 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/sua-luat-de-bao-dam-quyen-cua-nguoi-nhiem-hiv-634753/
Theo Bộ Y tế, việc sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống HIV/AIDS nhằm bảo đảm cho công cuộc phòng, chống, điều trị HIV/AIDS ngày một tốt hơn, bảo đảm tính dự báo, thích ứng với các quan hệ xã hội phát sinh liên quan phòng, chống HIV/AIDS và phù hợp kinh nghiệm, thông lệ quốc tế. Theo đó, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định người có HIV phải thông báo tình trạng nhiễm HIV của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn hoặc người sống chung như vợ chồng. Ðây là nội dung cần thiết để góp phần bảo vệ quyền được an toàn của mỗi cá nhân và giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Bên cạnh đó, người có hành vi nguy cơ cao được cung cấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc HIV, sinh phẩm tự xét nghiệm sàng lọc HIV, giới thiệu, tư vấn sử dụng và tuân thủ điều trị… Ðây là những hoạt động dịch vụ đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp điều kiện của người nhiễm HIV, người nguy cơ cao, tạo điều kiện để những người trong các nhóm đồng đẳng, nhất là người có mặc cảm, dễ tiếp cận với các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Tiến sĩ Ðỗ Hoàng Long, Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, trong công tác điều trị cũng sẽ có một số thay đổi nhằm đem lại hiệu quả hơn cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Thí dụ, Dự thảo Luật bổ sung biện pháp can thiệp mới là dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi-rút HIV (ARV). Ðây là biện pháp kỹ thuật mới, có hiệu quả cho người có nguy cơ phơi nhiễm với HIV để tăng tiếp cận và hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm HIV cho các đối tượng. Ðiều chỉnh, bổ sung một số đối tượng nguy cơ cao được ưu tiên các biện pháp tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, gồm: Nhóm người quan hệ tình dục đồng giới; người chuyển đổi giới tính; người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV và với các đối tượng nguy cơ cao; phạm nhân; người bị tạm giữ, tạm giam; trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc; học sinh trường giáo dưỡng.
Dự thảo Luật bổ sung một số quy định nhằm bảo đảm điều kiện thuận lợi về quyền tiếp cận dịch vụ can thiệp giảm tác hại, xét nghiệm HIV, được chăm sóc, điều trị HIV/AIDS của người dân, nhất là phụ nữ mang thai, trẻ em, nhóm người yếu thế. Hiện nay, lây nhiễm HIV trong nhóm trẻ hiện có nguy cơ gia tăng, cho nên cần được xét nghiệm sớm để điều trị kịp thời, bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em. Dự thảo Luật quy định giảm độ tuổi được quyền tự nguyện đề nghị xét nghiệm HIV của trẻ em (từ đủ 16 tuổi xuống đủ 15 tuổi) mà không cần sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật để phù hợp thực tế. Người được xét nghiệm HIV cung cấp chính xác địa chỉ nơi cư trú và số chứng minh thư nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân của mình cho cơ sở xét nghiệm trước khi thực hiện xét nghiệm và khi muốn nhận kết quả xét nghiệm. Bổ sung đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV để bảo đảm lợi ích của người nhiễm HIV trong việc điều trị, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cũng như phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV cho người trực tiếp chăm sóc, điều trị. Phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV được miễn phí như quy định hiện hành và có thêm nguồn chi trả từ bảo hiểm y tế đối với người có thẻ bảo hiểm y tế. Bổ sung đối tượng phạm nhân được miễn phí điều trị HIV khi bản thân họ không tiếp cận bảo hiểm y tế. Ðối với nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS cũng có những quy định cụ thể hơn nhằm bảo đảm nguồn lực và huy động các nguồn lực tài chính khác nhau cho phòng, chống HIV/AIDS.
Dự thảo Luật bỏ Ðiều 42 về tạm đình chỉ điều tra, miễn chấp hành hình phạt đối với người bị AIDS giai đoạn cuối, nhằm bảo đảm quyền được điều trị HIV/AIDS cho những người nhiễm HIV trong cơ sở giam giữ. Ðồng thời bỏ Ðiều 44 về Quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV nhằm phù hợp chủ trương tại Nghị quyết số 792/2019/NQ-UBTVQH14 ngày 22-10-2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các quỹ ngoài ngân sách. Việc bãi bỏ điều này không làm ảnh hưởng quyền được hỗ trợ, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS của người nhiễm HIV. Chính phủ sẽ đề xuất ghép nội dung của quỹ này trong một quỹ chung về lĩnh vực y tế khi xây dựng trong Luật Phòng bệnh trình Quốc hội trong nhiệm kỳ tới.
Các nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật Phòng, chống HIV/AIDS nhằm bảo đảm quyền của người nhiễm HIV, khuyến khích, huy động sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, mọi người dân, các tổ chức xã hội dân sự và người nhiễm HIV vào công tác phòng, chống HIV/AIDS. Ðồng thời, thực hiện thành công các cam kết với cộng đồng quốc tế về thực hiện mục tiêu 90-90-90 và hướng đến cơ bản chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

13.000 neue HIV-Infektionen pro Jahr: Ein Problem bei Teenagern
13.000 người mắc mới HIV mỗi năm: Quan ngại nhóm thanh thiếu niên
Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Long cho hay trong năm 2020, mặc dù là năm rất khó khăn do dịch COVID-19, nhưng các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vẫn được tổ chức triển khai rộng rãi và có hiệu quả cao.
19/01/2021 16:47 https://www.vietnamplus.vn/13000-nguoi-mac-moi-hiv-moi-nam-quan-ngai-nhom-thanh-thieu-nien/690353.vnp
Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp, đáng lưu ý trong năm 2020 đã phát hiện 13.000 trường hợp nhiễm mới, đây là con số vẫn cao, trong khi đó những năm trước là 10.000 đến 11.000 trường hợp mắc mới.
Đáng lưu ý, con đường lây nhiễm HIV qua con đường tình dục chiếm đa số, đáng quan ngại là lây nhiễm trong nhóm thanh thiếu niên gia tăng.
Ông Long dẫn chứng, điển hình mới đây tại An Giang, cơ quan chức năng đã phát hiện 50 trường hợp nhiễm mới HIV chỉ trong một đợt khám kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết như vậy tại Hội nghị Triển khai Luật phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV giai đoạn 2021-2025 và Hướng dẫn quản lý, sử dụng thuốc ARV nguồn bảo hiểm y tế diễn ra ngày 19/1, tại Hà Nội.

Nhiều mô hình cung cấp dịch vụ hiệu quả
Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Long cho hay trong năm 2020, mặc dù là năm rất khó khăn do dịch COVID-19, nhưng các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vẫn được tổ chức triển khai rộng rãi và có hiệu quả cao. Ngành y tế đã mở rộng các mô hình hiệu quả, triển khai xét nghiệm để điều trị ARV cho những trường hợp ngay sau khi phát hiện nhiễm HIV, điều trị ARV trong ngày.
Hiện nay, ngành y tế đang duy trì điều trị Methadone cho hơn 50.000 bệnh nhân; mở rộng điều trị PrEP cho trên 13.000 khách hàng; điều trị ARV cho trên 150.000 bệnh nhân HIV/AIDS với chất lượng điều trị thuộc nhóm đầu thế giới.
Đặc biệt, Quốc hội khoá XIV, Kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật phòng, chống HIV/AIDS trong một kỳ họp. Đây cũng là một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành y tế năm 2020.
Ngoài Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Phát biểu tại hội nghị, ông Mark Troger, điều phối viên Chương trình Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR) Việt Nam đánh giá Việt Nam đang tiếp tục là nước dẫn đầu toàn cầu trong việc cung cấp các dịch vụ điều trị HIV có chất lượng. Việt Nam có các mô hình cung cấp dịch vụ hiệu quả, lấy khách hàng làm trung tâm và hợp tác chặt chẽ với cộng đồng người nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV.
Kết quả trên được minh chứng bằng tỷ lệ rất cao là 95% người HIV dùng thuốc ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế. Đây là một trong những tỷ lệ ức chế virus cao nhất trên thế giới.
Để góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu 95-95-95, thời gian tới PEPFAR tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các dịch vụ HIV và tăng cường các tổ chức dựa vào cộng đồng trong việc cung cấp các dịch vụ HIV.

13.000 người mắc mới HIV mỗi năm
Theo phó giáo sư Long, thời gian qua, mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức và nhiều vấn đề đáng quan ngại.
Hiện nay, nguồn tài chính trong nước dành cho công tác phòng chống HIV/AIDS đang tiếp tục tăng nhanh rõ rệt. Nếu như năm 2014, nguồn lực trong nước dành cho HIV/AIDS chỉ chiếm 27% thì đến năm 2020 con số này đã là 53%.
Hiện nay, trên toàn quốc đã có hơn 52.000 bệnh nhân mắc HIV/AIDS đã chuyển sang điều trị bằng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu, trong thời gian tới, khẩn trương xây dựng và trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt các văn bản quy hướng dẫn triển khai Luật phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi trong tháng 6/2021, bao gồm 01 Nghị định của, 01 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Hiện nay, điều trị ARV là một trong những giải pháp quan trọng nhất trong phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, những năm gần đây nguồn thuốc ARV từ nguồn viện trợ quốc tế đang cắt giảm nhanh, từ năm 2019 Việt Nam phải chuyển điều trị ARV sang nguồn Quỹ bảo hiểm y tế.
Trước thực trạng việc cung ứng thuốc ARV từ nguồn bảo hiểm y tế năm 2020 gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị Trung tâm mua sắm thuốc tập trung quốc gia phối hợp với Vụ Kế hoạch -Tài chính, Cục Quản lý Dược… đẩy nhanh tiến độ đàm phán giá thuốc nhằm bảo đảm có thuốc cho người bệnh HIV/AIDS theo kế hoạch đề ra.
Về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV (PrEP), đây là một trong những biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả nhất thế giới hiện nay, giảm đến trên 90% nguy cơ bị nhiễm HIV, đặc biệt là cho những người có hành vi nguy cơ cao, như quan hệ tình dục trong các đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM).

Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Long nói về những thành tựu trong công tác điều trị HIV/AIDS:
Những năm qua, Việt Nam đã mở rộng điều trị bằng PrEP. Năm 2017 PrEP được thí điểm triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, năm 2019 được triển khai tại 11 tỉnh/thành phố thì đến năm 2020 đã mở rộng ra 27 tỉnh/thành phố với hơn 13.000 khách hàng đã sử dụng PrEP, có hơn 10.000 khách hàng đang sử dụng. Chỉ tiêu quốc gia năm 2021 là 38.000 khách hàng sử dụng dịch vụ PrEP.
Do đó, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị tích cực triển khai thực hiện mục tiêu này để sớm kiểm soát tình hình dịch HIV trong cộng đồng MSM.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên mong các nhà tài trợ tiếp tục quan tâm hỗ trợ Việt Nam về tài chính, kỹ thuật, tập trung vào các vấn đề ưu tiên mà Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã nêu ra để Việt Nam có thể tiến đến Mục tiêu Chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Đặc biệt, trước mắt đề nghị các nhà tài trợ PEPFAR, Quỹ Toàn cầu hỗ trợ Bộ Y tế các giải pháp trong cung ứng thuốc ARV, bảo đảm người bệnh HIV/AIDS được điều trị ARV liên tục, không bị gián đoạn.

Veröffentlicht 7. Februar 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Die HIV/AIDS-Epidemie in Nghe An ist immer noch kompliziert – Đại dịch HIV/AIDS tại Nghệ An vẫn còn diễn biến phức tạp   Leave a comment

Đại dịch HIV/AIDS tại Nghệ An vẫn còn diễn biến phức tạp

Trong cộng đồng, còn nhiều người nhiễm HIV chưa được phát hiện. Nguy cơ lây nhiễm tiêm chích ma túy vẫn còn cao. Xuất hiện nguy cơ lây nhiễm HIV mới từ người quan hệ tình dục đồng giới nam. Sự kỳ thị, tự kỳ thị còn nặng nề. Đó là những khó khăn, thách thức của hoạt động phòng chống HIV/AIDS…
18/12/2020 08:27 https://baonghean.vn/dai-dich-hiv-aids-tai-nghe-an-van-con-dien-bien-phuc-tap-279152.html
Nhân Tháng hành động phòng chống HIV/AIDS, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với ông Thái Văn Nhàn – Phó Trưởng Khoa Phòng Chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nghệ An.
Im Monat der Aktion gegen HIV/AIDS führte die Zeitung Nghe An ein Gespräch mit Herrn Thai Van Nhan – stellvertretender Leiter der Abteilung für Prävention und Kontrolle von HIV/AIDS, Zentrum für die Kontrolle von Krankheiten in der Provinz Nghe An.

PV: Được biết, Nghệ An hiện là tỉnh có số người nhiễm HIV cao, đứng hàng thứ 6 của cả nước. Vị tríkhông mấy vui vẻnày nói lên điều gì?
Ông Thái Văn Nhàn: Năm 1996, Nghệ An phát hiện trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên. Sau 24 năm, Nghệ An đã có 21/21 huyện, thị, thành có người nhiễm, với 10.094 người nhiễm HIV được báo cáo. Trong đó, số người chết do AIDS là 4.245 người. Với những con số này, Nghệ An là tỉnh có số người nhiễm HIV cao, đứng hàng thứ 6 của cả nước.
Nhìn từ vị trí thứ 6 này, chúng ta có thể thấy rõ những tín hiệu tích cực và những dấu hiệu nguy cơ. Trước hết ở góc độ tích cực là Nghệ An kiểm soát tốt đại dịch HIV. Công tác điều trị đã được triển khai ở 21/21 huyện, thành, thị với 25 cơ sở chăm sóc và điều trị. Hoạt động cấp phát thuốc điều trị được triển khai về tận phường xã. Các hoạt động lưu động về tư vấn, xét nghiệm, cấp phát bơm kim tiêm, bao cao su… đã được triển khai đồng bộ. Chính nhờ vậy, chúng ta đã giúp cho 5.849 người người nhiễm HIV còn sống và có 4.693 người nhiễm đang được điều trị ARV.
Dưới góc nhìn nguy cơ, chúng ta có thể thấy rõ tình hình dịch HIV/AIDS ở Nghệ An vẫn diễn biến phức tạp. Tỉnh đang là địa phương trọng điểm về HIV/AIDS của cả nước. Các huyện như Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương có nhiều đối tượng nguy cơ cao. Tỉnh cũng đang là một trọng điểm về ma túy, cả buôn bán và sử dụng. Dưới góc độ này, Nghệ An vẫn cần nhiều nỗ lực để giảm số người nhiễm mới, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS, người tử vong do AIDS.
Tuy nhiên, vị trí thứ 6 chưa nói lên điều gì cả. Số lượng người nhiễm HIV/AIDS chưa được phát hiện ở Nghệ An theo tính toán đang còn khá nhiều. Từ năm 2016 trở về trước, mỗi năm, tỉnh phát hiện mới thêm trên 500 người nhiễm HIV/AIDS. 4 năm trở lại đây, mỗi năm, tỉnh phát hiện mới thêm 300 người nhiễm HIV/AIDS. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng dịch Covid-19,hoạt động phòng chống HIV/AIDS bị ảnh hưởng nên chỉ phát hiện mới khoảng hơn 200 người nhiễm HIV/AIDS. Trong cộng đồng vẫn còn nhiều người nhiễm chưa được phát hiện, đơn cử như ở huyện Quế Phong, tháng nào cũng phát hiện mới từ 4-8 người nhiễm. Bản thân người nhiễm đang dấu bệnh hoặc chưa coi trọng việc xét nghiệm để được điều trị.

PV: Bên cạnh những người nhiễm chưa được phát hiện thì chắc chắn sẽ còn có những người nhiễm mới. Nguy cơ xuất hiện người nhiễm mới đến từ đâu?
Ông Thái Văn Nhàn: Nghệ An đang là một trọng điểm về ma túy, cả buôn bán và sử dụng. Các nghiên cứu về người nhiễm HIV ở tỉnh cho thấy hơn 80% người nhiễm là do tình trạng tiêm, chích ma túy chung bơm kim tiêm. Như vậy, về lý thuyết, nguy cơ xuất hiện người nhiễm mới do tình trạng tiêm chích ma túy chung bơm kim tiêm vẫn là nguy cơ hàng đầu.
Từ năm 2015 trở lại đây, ở Nghệ An, xu hướng lây nhiễm HIV từ tiêm chích ma túy đang giảm dần và xu hướng lây nhiễm do quan hệ tình dục đặc biệt là quan hệ tình dục đồng giới nam đang tăng lên. Theo tính toán của các chuyên gia ở Nghệ An có gần 10.000 người quan hệ tình dục đồng giới nam – nhiều hơn số người tiêm chích ma túy được quản lý trên địa bàn tỉnh.
Sở dĩ quan hệ tình dục đồng giới nam có nguy cơ lây nhiễm lớn là do đây không phải mối quan hệ mang tính tự nhiên nên dễ xảy ra sự trầy xước, lây nhiễm. Hiện nay, quan hệ tình dục đồng giới nam không được xã hội chấp nhận cho nên việc tiếp cận các đối tượng này rất khó.
Để tiếp cận những người quan hệ tình dục đồng giới nam, lâu nay, người làm công tác phòng chống HIV/AIDS vẫn phải thông qua những nhóm MSM (nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới) đã công khai. Những người này sẽ thực hiện tuyên truyền trong những nhóm, hội kín của mình. Nghệ An đang có 1 nhóm MSM với khoảng 1.000 người đã công khai.
Thống kê số liệu, ở tỉnh hiện có khoảng 200 người quan hệ tình dục đồng giới nam đang điều trị dự phòng, trên 80 người quan hệ tình dục đồng giới nam nhiễm HIV đang điều trị ARV. Nếu chúng ta không có giải pháp để tuyên truyền phòng chống HIV một cách hiệu quả thì nguy cơ lây nhiễm HIV rất lớn.
Những người quan hệ tình dục đồng giới nam có xu hướng “giấu mình” nên việc xâm nhập tuyên truyền là rất khó, cần phải khéo léo. Năm 2016, một đoàn nghệ thuật trung ương phối hợp cùng tổ chức dự án và Sở Y tế Nghệ An tổ chức đêm giao lưu tại một trường đại học trên địa bàn tỉnh với khoảng 500 sinh viên tham gia. Tại đêm giao lưu, đoàn nghệ thuật này đã biểu diễn các vở kịch có nội dung MSM. Nhiều sinh viên đã khóc òa. Đến phần giao lưu, người dẫn chương trình đã yêu cầu những sinh viên có xu hướng đồng giới tham gia thổ lộ thì đã có trên 10 cánh tay giơ lên, đứng trên sân khấu chia sẻ về “giới tính thật” của mình.
Còn có thêm một nguy cơ lây nhiễm khác đó là quan hệ tình dục sau khi sử dụng ma túy đá, ma túy tổng hợp. Như chúng ta đã biết, ma túy đá, ma túy tổng hợp gây ảo giác mạnh, thường được người sử dụng theo kiểu tập thể.

PV: Bên cạnh những nguy cơ này thì công tác phòng chống HIV/AIDS ở Nghệ An còn gặp phải những khó khăn nào nữa?
Ông Thái Văn Nhàn: Khó khăn trong công tác phòng chống HIV/AIDS ở Nghệ An là rất nhiều.
Thứ nhất, hiện nay, kinh phí dành cho hoạt động phòng chống rất yếu và thiếu. Ở tỉnh, các chương trình dự án tài trợ đều đã cắt, giảm. Ở cấp huyện, kinh phí rất hạn hẹp, ngay cả truyền thông cũng phải làm lồng ghép, hiệu quả không cao.. Ngay cả Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 có nơi cũng chỉ bố trí kinh phí làm một vài cái băng rôn, khẩu hiệu.
Thứ hai, thời gian qua, công tác phòng chống HIV/AIDS được nhiều cấp, ban ngành qua tâm, hỗ trợ, phối hợp thực hiện tốt. Nhưng ngược lại, cũng có những ban, ngành chưa thực sự vào cuộc. Nhiều cán bộ chưa có nhận thức đầy đủ về đại dịch HIV/AIDS, cũng như các hoạt động điều trị Methadone, ARV…
Thứ ba, trước đây, hoạt động phòng chống HIV/AIDS có sự hỗ trợ của đội ngũ công tác viên (được chi trả kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh, dự án). Song bây giờ, đội ngũ này không còn nữa, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến công tác phòng chống HIV/AIDS.

Về phía gia đình, người nhiễm và xã hội ít nhiều vẫn đang còn có những định kiến. Những người nhiễm phần lớn là bị nhiễm thứ phát từ tiêm chích ma túy hoặc mại dâm. Sự lầm lỡ của người nhiễm tạo nên những hình ảnh không tốt khiến họ bị xa lánh, kỳ thị và bản thân người nhiễm cũng tự kỳ thị mình. Do tự kỳ thị nên có người nhiễm sống thu mình, khó tiếp cận, thường xuyên di biến động nên khó quản lý.
Hiện nay, chương trình điều trị ARV cho người nhiễm đã được BHYT chi trả song vì tự kỳ thị nên có nhiều người nhiễm không vào tham gia điều trị vì sợ lộ thông tin cá nhân nên đi điều trị ở một số phòng khám ở ngoài. Điều trị ở ngoài nên họ không được theo dõi, quản lý, chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ kịp thời nên bỏ trị hoặc uống thuốc không đều đặn, mất hiệu quả điều trị.
Cách đây không lâu, có một trường hợp nam thanh niên chưa vợ bị tai nạn giao thông phải vào viện cấp cứu. Tại viện, anh này được xét nghiệm máu, kết quả cho thấy dương tính với HIV. Nam thanh niên này đã đăng ký, nhận thuốc điều trị ARV ngay tại bệnh viện. Nhưng không hiểu sao khi nam thanh niên về nhà chỉ vài ngày thì được lãnh đạo địa phương đến hỏi thăm, động viên; còn hàng xóm thì xì xào, nhìn với ánh mắt kỳ thị. Nam thanh niên đã treo cổ tự tử… Đây là một câu chuyện buồn về sự kỳ thị, tự kỳ thị, làm lộ thông tin cá nhân, xử lý không khéo léo với người bệnh ở Nghệ An chúng ta.

PV: Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng đang đặt ra mục tiêu lớn là chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Để thực hiện được mục tiêu này, theo ông, chúng ta phải tập trung vào những nhiệm vụ công tác trọng điểm nào?
Ông Thái Văn Nhàn: Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Chiến lược quốc gia đã đề ra những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể để thực mục tiêu. Với Nghệ An, UBND tỉnh cần sớm phê duyệt kế hoạch thực hiện chiến lược Quốc gia, với việc bố trí nguồn lực cụ thể.
Nghệ An cần tiếp tục tổ chức quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị 54 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Luật phòng, chống HIV/AIDS; Nghị định 108/2007NĐ-CP quy định về thi hành luật phòng, chống HIV/AIDS. Trong đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tổ chức dựa vào cộng đồng cần tích cực thực hiện; xem nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài trong các kế hoạch hoạt động của địa phương, đơn vị mình.
Về các giải pháp cụ thể, chúng ta cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân về HIV/AIDS. Chú trọng việc tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên, học sinh sinh viên… Cần tăng cường hoạt động xét nghiệm, tìm ra những người nhiễm HIV chưa được phát hiện, đưa vào quản lý, điều trị, dự phòng. Khi được điều trị thì khả năng lây nhiễm cho những người khác là rất khó. Để làm được điều này thì cả hệ thống chính trị, xã hội ở cấp cơ sở phải tích cực vào cuộc nhằm tìm, vận động đối tượng nguy cơ cao đi xét nghiệm.
Chúng ta cũng cần triển khai một số biện pháp can thiệp, dự phòng như chương trình bơm kim tiêm, bao cao su. Hiện nay, chương trình này đang được Quỹ Toàn cầu hỗ trợ (mỗi năm trung bình hỗ trợ tỉnh trên 500.000 bơm kim tiêm). Nghệ An cần tính toán đến giai đoạn Quỹ Toàn cầu không còn hỗ trợ nữa… Riêng với nguy cơ lây nhiễm HIV từ quan hệ tình dục đồng giới nam, chúng ta cần kêu gọi thêm các nguồn kinh phí tài trợ cho hoạt động tiếp cận, xét nghiệm, hỗ trợ kinh phí cộng tác viên thuộc các nhóm MSM.
PV: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Veröffentlicht 19. Dezember 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Der Nationale Aktionsmonat für HIV/AIDS im Jahr 2020 steht unter dem Motto: „30 Jahre Reaktion und die Chance, die AIDS-Epidemie in Vietnam zu beenden“ – Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 có chủ đề: “30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam”   Leave a comment

Nghệ An mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS

Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 có chủ đề: “30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam”.
29/11/2020 11:38 https://baonghean.vn/nghe-an-mit-tinh-huong-ung-ngay-the-gioi-phong-chong-hiv-aids-278188.html
Sáng ngày 29/11, tại Trường THPT Đặng Thúc Hứa (xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương), Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS tỉnh phối hợp UBND huyện Thanh Chương tổ chức Lễ mít tinh, diễu hành hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS 01/12/2020.
Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Huyện ủy, UBND huyện Thanh Chương, các đơn vị y tế trong tỉnh; các thầy cô giáo, học sinh Trường THPT Đặng Thúc Hứa và đông đảo người dân trên địa bàn huyện.

Kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên vào năm 1990, đến nay, Việt Nam đã có 30 năm chính thức ứng phó với dịch HIV/AIDS. Đại dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục là mối đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của đất nước và tương lai của giống nòi.
Trong những năm vừa qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tính đến tháng 11/2020 Nghệ An có 21/21 huyện, thị, thành có người nhiễm HIV; 10.094 người nhiễm HIV được báo cáo, trong đó số người chết do AIDS là 4.245 người. Số người nhiễm HIV còn sống là 5.849 người. Tổng số bệnh nhân đang được điều trị thuốc ARV là 4.693 bệnh nhân.

Đến nay, Nghệ An đã đạt chỉ tiêu trên 87% số người nhiễm biết được tình trạng của mình; 80,2% số người nhiễm đang được điều trị bằng thuốc ARV. Công tác điều trị đã được triển khai ở 21/21 huyện, thành, thị với 25 cơ sở chăm sóc và điều trị. Các hoạt động cấp phát thuốc tại xã, phường, lưu động về tư vấn, xét nghiệm, cấp phát bơm kim tiêm, bao cao su… đã được triển khai đồng bộ và đã tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện các chỉ tiêu 90-90-90.
Tuy nhiên, Nghệ An là tỉnh có số người nhiễm HIV cao, đứng thứ 6 của cả nước. Tình hình dịch HIV/AIDS vẫn đang trong giai đoạn tập trung, diễn biến phức tạp. Tỷ lệ người nhiễm HIV thuộc nhóm nghiện chích ma túy chiếm 80%.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đã nêu rõ chủ đề Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 “30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam”; kêu gọi các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và mọi người dân tích cực thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2030, với mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Trong đó, các cấp, ngành cần coi nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài; quan tâm chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 đến tận các cơ sở và người dân, đạt hiệu quả cao; tổ chức thực hiện tốt Luật Phòng, chống HIV/AIDS và các nghị quyết, chỉ thị, nghị định liên quan.
Mọi người cần tích cực tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS; thường xuyên thăm hỏi, động viên, chăm sóc những người không may bị nhiễm, giới thiệu đến cơ sở điều trị để họ được điều trị thuốc kháng vi rút ARV; khuyến khích họ tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, cai nghiện, giúp họ có trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa lây nhiễm HIV ra cộng đồng.

Veröffentlicht 29. November 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,