Archiv für das Schlagwort ‘Dao

Đoàn công tác tỉnh Nghệ An thăm cán bộ, chiến sĩ Trường Sa và nhà giàn DK1   Leave a comment

Đoàn công tác tỉnh Nghệ An thăm cán bộ, chiến sĩ Trường Sa và nhà giàn DK1

Từ ngày 18 đến ngày 23/4, Đoàn công tác tỉnh Nghệ An do đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đã có chuyến hải trình đi thăm, tặng quà các cán bộ, chiến sĩ Trường Sa và nhà giàn DK1.
23/04/2023 – 17:26 https://baonghean.vn/doan-cong-tac-tinh-nghe-an-tham-can-bo-chien-si-truong-sa-va-nha-gian-dk1-post268504.html
Cùng đi có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thị ủy Cửa Lò, Thái Hoà và Báo Nghệ An…
Đoàn đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân thăm hỏi, tặng quà, động viên cán bộ, chiến sĩ hải quân đang làm nhiệm vụ trên các đảo: Sinh Tồn Đông, Len Đao, Đá Tây B, Trường Sa và nhà giàn DK-1/16; đồng thời nắm thêm thực tiễn để phục vụ tốt hơn công tác tuyên truyền biển, đảo trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đảo Sinh Tồn Đông, Len Đao, Đá Tây B, Trường Sa và nhà giàn DK-1/16 thuộc tỉnh Khánh Hòa, nơi có nhiều loại hải sản quý và là lá chắn quan trọng bảo vệ sườn phía Đông của Tổ quốc.
Tại các nơi đến thăm, đoàn đã tặng mỗi đơn vị 2 bộ máy tính để bàn kèm máy in và bộ lưu điện; 1 thùng quà là các sản phẩm Ocop của tỉnh Nghệ An. Dịp này đoàn cũng tặng quà cho cán bộ, chiến sỹ người Nghệ An và 5 hộ dân sinh sống và làm việc trên đảo Trường Sa.
Một số hình ảnh của Đoàn công tác tỉnh Nghệ An:

Đảo Len Đao nằm trên rạn san hô thuộc địa giới hành chính xã đảo Sinh Tồn (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa). Đảo nằm cách đảo Gạc Ma khoảng 7,4 km về phía đông bắc và cách đảo Sinh Tồn khoảng 13km về phía đông nam.
Đảo Đá Tây B là một trong ba điểm đảo thuộc đảo Đá Tây – quần đảo Trường Sa. Đảo Đá Tây B cách đất liền 260 hải lý. Ảnh: Mạnh Hùng

Đảo Sinh Tồn Đông (tiếng Anh: Grierson Reef) 09°54′08.8″N 114°33′50.8″E https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh_T%E1%BB%93n_%C4%90%C3%B4ng
Đảo Len Đao (tiếng Anh: Lansdowne Reef) 09°46′46″N 114°22′12″E https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A1_Len_%C4%90ao
Đảo Đá Tây (tiếng Anh: West (London) Reef) 08°51′59″N 112°15′23.3″E
Đảo Đá Tây B 08°50′42.6″N 112°11′45.2″E https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A1_T%C3%A2y
DK 1/16Bãi cạn Phúc Tần08°08′06.1″N 110°35′35.5″E8°09′4″B 110°35′7″Đ (tiếng Anh: Prince of Wales Bank)
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A3i_Ph%C3%BAc_T%E1%BA%A7n
Nhà giàn DK1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_gi%C3%A0n_DK1

Veröffentlicht 26. April 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , ,

Grenzinselkommune Tien Hai, Stadt Ha Tien (Provinz Kien Giang) – [Ảnh] Ươm mầm “con chữ” nơi xã đảo biên giới Tiên Hải   Leave a comment

[Ảnh] Ươm mầm con chữ nơi xã đảo biên giới Tiên Hải

Nằm cách đất liền khoảng 28km, điều kiện đi lại, cuộc sống hằng ngày còn nhiều khó khăn, chế độ tiền lương hạn chế, nhưng với lửa nghề và tình yêu con trẻ, hơn 20 thầy giáo, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học sơ sở Tiên Hải vẫn vượt qua tất cả, cảm thấy rất hạnh phúc khi được mang “con chữ” ra xã đảo biên giới Tiên Hải, TP Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), cùng nhau gieo chữ cho con em nơi đầu sóng ngọn gió.
17/04/2023 – 18:02 https://nhandan.vn/anh-uom-mam-con-chu-noi-xa-dao-bien-gioi-tien-hai-post748201.html
Toàn cảnh xã đảo biên giới Tiên Hải (TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) nhìn từ trên cao. 10°18′57.4″N 104°20′09.4″E
Tiên Hải, Hà Tiên https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%C3%AAn_H%E1%BA%A3i,_H%C3%A0_Ti%C3%AAn
Quần đảo Hà Tiên https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_H%C3%A0_Ti%C3%AAn

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tiên Hải có 258 học sinh, trong đó tiểu học có 14 học sinh, 2 lớp học mầm non với 59 học sinh. Ngoài điểm chính ở đảo Hòn Tre, trường còn 2 điểm phụ đặt trên hải đảoHòn ĐướcHòn Giang. Nhờ có sự quan tâm của ngành giáo dục và chính quyền địa phương nên cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ dạy học của trường được bảo đảm đầy đủ.
Tất cả học sinh đi học đều mặc đồng phục theo quy định của trường và thực hiện việc một ngày học 2 buổi trên lớp. Mỗi cấp học đều có đủ số lớp quy định ứng với lứa tuổi của các học sinh. Với học sinh sống trên xã đảo mỗi ngày đi học là một ngày vui, các em được gặp bạn, gặp thầy cô và có những giờ học thú vị trên lớp. Đan xen với các tiết học trên lớp là các tiết học thể dục ngoài trời. Ngoài những môn học trong giờ chính khóa trên lớp, vào buổi còn lại trong ngày là lúc các em học các môn phụ như Họa, Nhạc, Thể dục hoặc học phụ đạo.
Cho dù số lượng học sinh của mỗi lớp học không quá đông nhưng chất lượng dạy và học của thầy và trò vẫn được bảo đảm theo tiêu chuẩn. Trong những năm qua, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tiên Hải được đầu tư xây mới dãy nhà học 2 tầng với đầy đủ tiện nghi từ bảng, quạt, đèn cho đến bàn ghế của học sinh. Đối với học sinh khối 9 của trường, giai đoạn ôn thi những ngày này cũng là khoảng thời gian cuối cùng các em gắn bó với ngôi trường trước khi bước vào kỳ thi chuyển cấp và theo học bậc Trung học phổ thông tại đất liền.
Do trên xã đảo không có Trường mầm non dành riêng cho con em đến tuổi đi học của xã, Ban giám hiệu nhà trường kiến nghị với lãnh đạo ngành và địa phương mở thêm bậc mầm non với 2 lớp học cùng khoảng gần 60 học sinh. Các con được chia thành hai lứa tuổi chính là từ 3 đến 4 tuổi/lớp và 5 tuổi/lớp.
Với tình yêu con trẻ, tất cả các giáo viên lên lớp mầm non hằng ngày đều kiên nhẫn hướng dẫn các con mạnh dạn trong giao tiếp.
Ngoài chương trình giảng dạy và học tập, hoạt động ngoài giờ cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, rèn luyện thể chất, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho các em… và đặc biệt nó là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình hình thành nhân cách cho học sinh.

Veröffentlicht 19. April 2023 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Taiwan weist chinesischen Souveränitätsanspruch über Spratleys und die Insel Itu Aba (Taiping) zurück – Taïwan rejette la revendication chinoise de souveraineté sur les Spratleys et l’île de Itu Aba (Taiping) – Đảo Ba Bình   Leave a comment

Taïwan rejette la revendication chinoise de souveraineté sur les Spratleys et l’île de Itu Aba (Taiping)

Vue aérienne de Itu Aba (Taiping en chinois) en 2016 (Image 行政院海岸巡防署南部地區巡防局, Attribution, via Wikimedia Commons)La diplomatie taïwanaise a aujourd’hui réagi à des propos tenus hier par le porte-parole du bureau chinois des affaires taïwanaises Ma Xiaoguang (馬曉光), qui a déclaré que les Îles Spratleys (Nansha en chinois), qui comprend l’île d’Itu Aba (en chinois Taiping) administrée par Taïwan, faisaient partie du territoire chinois.
Ma Xiaoguang a ajouté que les îles Spratleys et leurs eaux environnantes étaient incontestablement sous souveraineté chinoise.
Lors d’une conférence de presse régulière qui s’est tenue aujourd’hui, la porte-parole du ministère taïwanais des Affaires étrangères Joanne Ou (歐江安) a d’abord réfuté la déclaration chinoise selon laquelle les deux rives du détroit de Taïwan appartiennent à une seule et même Chine.
Joanne Ou a ensuite « condamné solennellement l’affirmation arbitraire de la Chine selon laquelle la Chine a déclaré, en dépit du droit international et du droit international de la mer, la souveraineté chinoise sur l’île Taiping ».
La porte-parole a affirmé la souveraineté de la République de Chine (Taïwan) sur les Îles Spratleys et notamment sur l’île de Taiping, ainsi que sur les eaux environnantes, avant de rappeler que la présidente Tsai ing-wen (蔡英文) avait proposé, le 19 juillet 2016, le « principe en quatre points et les cinq actions » pour organiser un dialogue conjoint pacifique avec la communauté internationale pour résoudre les problèmes en mer de Chine méridionale.
Joanne Ou a ajouté que les problèmes dans la région devaient « être résolus de façon pacifique et en accord avec le droit international, le droit de la mer et notamment la Convention des Nations unies sur le droit de la mer ».
Elle a également plaidé pour l’inclusion de Taïwan dans les mécanismes multilatéraux de résolution des litiges dans la zone, ajoutant que les pays concernés avaient « le devoir de protéger la liberté de navigation et de survol de la mer de Chine du Sud ».
Enfin, Joanne Ou a déclaré que Taïwan était prêt à travailler avec les pays concernés pour promouvoir la paix et la stabilité en mer de Chine méridionale et pour protéger et exploiter de manière conjointe et sur la base de l’égalité des parties, les ressources de la région.
Notons que les Îles Spratleys sont revendiquées à la fois par la Chine, Taïwan, le Vietnam, les Philippines, la Malaisie et le Brunei, et que Taïwan n’administre de facto que l’île Taiping, occupée depuis 1956 par Taipei mais également revendiquée par Pékin, Manille et Hanoï. L’île de Itu Aba, qui est équipée d’un quai et d’une piste d’atterrissage construits par Taïwan, est située à 1 6200 km de Taïwan et dépend administrativement de la supermunicipalité de Kaohsiung.
28-04-2022 https://fr.rti.org.tw/news/view/id/96344 28-04-2022 https://de.rti.org.tw/news/view/id/2005301
Taiwan weist Ansprüche Chinas auf Insel Taiping im Südchinesischen Meer zurück
Taiwans Außenministerium hat Ansprüche Chinas auf die Insel Taiping im südchinesischen Meer zurückgewiesen. Der Sprecher des Taiwanbüros Chinas, Ma Xiaoguang (馬曉光), hatte gestern behauptet, China habe die unumstrittene Souveränität über die Spratly-Inselgruppe, einschließlich der Insel Taiping, und die umliegenden Gewässer.
Gemäß Taiwans Außenamtssprecherin Joanne Ou ( 歐江安) sind diese Behauptungen Chinas falsch und widersprechen Völkerrecht und Seerecht.
Sie wiederholte, dass nach Völkerrecht und Seerecht die Republik China (Taiwan) die Souveränität über die Inselgruppe im Südchinesischen Meer habe, eingeschlossen die Insel Taiping. Dispute um die umstrittenen Gebiete sollten friedlich gelöst werden, so Ou.
Sie verwies auf die von Präsidentin Tsai Ing-wen am 19. Juli 2016 vorgestellten vier Prinzipien. Danach sollten Dispute im Südchinesischen Meer gemäß Völkerrecht und internationalem Seerecht, darunter dem Seerechtsübereinkommen der Vereinten Nationen, auf friedliche Weise gelöst werden. Taiwan sollte in die multilateralen Mechanismen zur Streitbeilegung in der Region einbezogen werden. Die Länder hätten außerdem die Pflicht, freie Schifffahrt und Flugrechte im Südchinesischen Meer zu schützen. Die betreffenden Länder sollten die Dispute beiseitelegen, Frieden und Stabilität im Südchinesischen Meer schützen und die Ressourcen in der Region gemeinsam schützen und erschließen.
Die Spratly Inselgruppe im Südchinesischen Meer wird ganz oder zum Teil von der Republik China (Taiwan), der Volksrepublik China, Vietnam, den Philippinen, Malaysia und Brunei beansprucht.
Die größte natürliche Insel der Spratly Inselgruppe, die Insel Taiping, wird von Taiwan verwaltet. Die Philippinen, Vietnam und die Volksrepublik China erheben ebenfalls Anspruch auf die Insel.
10°22′35.6″N 114°21′56.9″E Đảo Ba Bình https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3o_Ba_B%C3%ACnh đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Sa
Đảo Ba Bình (theo cách gọi của Việt Nam) hay đảo Thái Bình (theo cách gọi của Đài Loan) là một đảo san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đảo này nằm cách đảo Sơn Ca 6,2 hải lý (11,5 km) về phía tây và cách đảo Nam Yết khoảng 11 hải lý (20,4 km) về phía đông bắc.[3] Đây là đảo có diện tích tự nhiên lớn nhất của quần đảo Trường Sa.
Đảo Ba Bình là đối tượng, thực thể địa lý tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện tại, Đài Loan đang duy trì sự kiểm soát đối với toàn bộ hòn đảo này.

Veröffentlicht 28. April 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Inselgemeinde im Herzen der Stadt – Xã đảo trong lòng phố – Mitten im geschäftigen Ho-Chi-Minh-Stadt gibt es eine Inselgemeinde   Leave a comment

Xã đảo trong lòng phố

Giữa thành phố Hồ Chí Minh tấp nập có một xã đảo nằm độc lập giữa bốn bề sóng nước, ẩn mình trong làn sương mờ của những cánh rừng Sác mặn mòi. Mặc cho việc không có đường bộ vượt biển, người dân xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) vẫn đang hằng ngày nỗ lực xây cầu nối cuộc sống mới – khấm khá hơn về vật chất, giàu có thêm về tinh thần.
10-04-2022, 06:18 https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/xa-dao-trong-long-pho-692621/
Thạnh An gồm hai đảo nằm giữa khu vực hai con sông Thị Vải và Lòng Tàu hợp thành đổ ra biển, nhưng phải đến tháng 4/2021 mới được công nhận là xã đảo. Từ đó, cư dân vùng biển hy vọng những chính sách hỗ trợ mới sẽ giúp xã đảo vươn lên phát triển bền vững kinh tế biển, du lịch sinh thái…

Xứ biển nghĩa tình
Tìm đến Thạnh An trong một ngày oi nắng, trên chuyến tàu thường nhật ngày ngày đưa người dân xã đảo ra vào đất liền, chúng tôi mất 45 phút từ cảng Tắc Xuất mới cập bến trung tâm xã đảo. Chủ tàu là anh Tèo “đò” (tên thật là Tùng), kể: “Mỗi ngày, cứ hai tiếng có một chuyến tàu đi, mỗi khách chỉ mất 15 nghìn đồng. Dạo này giá dầu tăng mạnh nhưng tiền vé không đổi vì đẩy lên thì sợ dân không đi. Họ quen rồi!”.
Chuyến tàu lúc 12 giờ trưa nhưng vẫn có gần 30 khách, là một niềm vui với những chủ tàu như anh Tèo “đò” vì chỉ mấy tháng trước, tàu chở khách nhưng chủ yếu toàn vận tải miễn phí hàng hóa, rau củ quả từ đất liền ra đảo do dịch Covid-19. Dù buồn vui lẫn lộn nhưng anh Tèo “đò” vẫn trò chuyện một cách hóm hỉnh: “Vợ chồng mình toàn tâm tình nguyện hỗ trợ bà con ấp xóm, nhưng tất nhiên là chỉ chở hàng chứ không chở Covid đâu nha”…
Những ngày này, xóm đảo dường như đã trở lại cuộc sống bình thường mới, dịch bệnh không thể làm mất đi sự bình yên vốn có của cư dân nơi đây. Ai nấy đều đeo khẩu trang khi tiếp xúc, nhưng chuyện trò cười nói, làm việc rôm rả. Hầu hết người dân trên đảo đã tiêm đủ ba mũi vắc-xin phòng Covid-19, trừ trẻ nhỏ. Có lẽ bởi vậy mà Thạnh An là địa phương đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 1, 2, 6, 9 và 12 đi học trực tiếp từ ngày 20/10/2021 và vẫn đạt hiệu quả trong phòng, chống dịch.
Lúc này cũng là thời điểm nhà Trần Thị Dương (tổ 34, ấp Thạnh Bình) bắt đầu mở lại quầy ăn sáng để phục vụ cho người lớn đi làm, trẻ em đi học trong ngôi nhà khang trang mới được sửa lại mấy năm nay. “Gia đình tôi thuộc hộ nghèo, nhà thì lụp xụp. Nhờ kinh phí xây dựng nông thôn mới đã có tiền sửa sang, thuận lợi buôn bán hơn”, bà Dương chia sẻ. Con gái bà Dương cũng được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc tại Tổ thu gom rác dân lập do là người địa phương, từ đó có lương ổn định hằng tháng. Gia đình đã bớt khó khăn.
Đi dọc khắp ngõ hẻm trung tâm xã nay thấy toàn những ngôi nhà chia lô vuông vức, kiên cố dù đã có đôi chút nhuốm màu thời gian. Đường đổ bê-tông xuyên xóm khang trang, sạch sẽ. Nhưng ngạc nhiên nhất là hệ thống camera an ninh hiện đại được lắp đặt tại các địa điểm đông người, một ý tưởng do các đảng viên đề xuất và trực tiếp thực hiện. Ông Mai Thanh Hoàng, Bí thư Chi bộ ấp Thạnh Bình kể: Mới đầu, các đảng viên trong chi bộ tự vận động nhau đóng góp lắp hệ thống camera nhằm tạo công cụ để người dân ý thức hơn trong việc dọn vệ sinh chung, thu gom rác. Chỉ trong một tháng vận động, với 10 triệu đồng thì hệ thống 12 camera an ninh đã được lắp dọc các tuyến đường.
Tuy nhiên, sau đó phát sinh tiền điện, tiền wifi để duy trì hệ thống thì rất đáng mừng là các hộ dân đã tình nguyện chi trả. Trong đó có gia đình hộ nghèo của bà Trần Thị Dương đi đầu ủng hộ: “Khi các ổng đến ngỏ ý lắp camera trước cửa nhà và muốn nhờ đường điện gia đình thì tôi đồng ý ngay chứ không nghĩ nhiều. Mình cũng được Nhà nước giúp bao năm qua rồi”, bà Dương nói.
Sống chân thật và hết mình vì cộng đồng là một điểm sáng của người dân xã đảo Thạnh An chứ không riêng bà Dương, anh Tèo “đò”. Theo chân anh Cao Văn Hậu, cán bộ Văn phòng UBND xã Thạnh An đến ấp Thiềng Liềng, tự nhiên thấy anh dừng vội dưới chân cột điện, trước mặt là hai người đàn ông mặt đen xạm, đang hí hoáy treo, lắp chiếc đèn điện mặt trời. Hóa ra ấp vừa được tài trợ bảy chiếc đèn dạng này, hy vọng cứu cánh cho 4 km đường đê bao quanh thường tối đen như mực vào ban đêm.
Dường như bỏ quên tôi, ba người loay hoay lắp, tháo, lắp đến khi trời đã nhá nhem tối mới xong. Trên đường về, cán bộ xã này dường như vẫn chưa yên lòng. Đến nhà, anh liền rút vội điện thoại, vừa gửi ảnh đèn được lắp đặt xong, vừa gọi đến nhà tài trợ: “Anh ơi, em vừa gửi ảnh đèn đã lắp, hiệu quả lắm. Nhưng anh xem còn đơn vị nào có thể hỗ trợ thêm 10 chiếc dạng này cho ấp được không? Vẫn còn tối quá”… Hậu lấy vợ, sinh con ở ấp đảo Thiềng Liềng đã nhiều năm, đường Thiềng Liềng có sáng đèn thì nhà anh cùng mấy chục hộ dân khác mới sáng lòng, nhìn đến tương lai vượt khó thoát nghèo.

Vượt khó thoát nghèoSchwierigkeiten überwinden und der Armut entkommen
Thực tế là “khúc ruột” của thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn rất nhiều khó khăn. Xã đảo Thạnh An có địa hình biệt lập, nằm cách trung tâm huyện Cần Giờ 7 km đường thủy. Xã có ba ấp, với 42 tổ nhân dân, 1.131 hộ và 4.512 nhân khẩu. Phần lớn cư dân sống ở trung tâm xã (thuộc ấp Thạnh Bình và ấp Thạnh Hòa); số còn lại sống phân bố rải rác tại ấp Thiềng Liềng, một đảo độc lập nằm cách đảo trung tâm xã 6 km đường thủy; đồng nghĩa với thời gian đi lại của người dân giữa hai đảo của Thạnh An gần bằng hành trình từ xã đảo này đến đất liền. Anh Yến, cư dân sống ở ấp Thiềng Liềng kể: “Hằng ngày, người dân hay cán bộ xã ra đảo trung tâm làm việc đều phải đi xuồng máy, vòng qua rừng Sác cũng phải mất 40 phút nếu thời tiết bình thường. Học sinh đi học phải xuất phát từ 5 giờ 30 phút”.
Địa hình khó khăn, thiên nhiên ở xã đảo này cũng rất khắc nghiệt. Từ xa xưa, hai hòn đảo của Thạnh An đều không có nước ngọt, khoan đến đâu cạn đến đó, buộc phải tận dụng nước mưa và mua nước ngọt từ ngoài về. Khó chồng khó có lúc đặt lên vai những cư dân của xóm đảo một bài toán thoát nghèo không hề dễ giải, nhưng thời gian cuối cùng cũng đã cho câu trả lời.
Năm 1973, ông Nguyễn Văn Đổi (tổ 39, ấp Thiềng Liềng) cùng cha lần đầu vượt biển đặt chân lên mảnh đất Thạnh An, sang tận Thiềng Liềng để dựng nhà. Trải qua những ngày đầu gian khó chỉ mò cua bắt ốc, đốn củi khô sống qua ngày, nhưng gia đình ông trong quá trình khai hoang đất đã sớm phát hiện tiềm năng của nghề làm muối, cho nên quyết định dù khó, dù khổ vẫn ở lại định cư: “Mỗi năm, người ấp Thiềng Liềng dùng 6 tháng mùa khô để làm muối, đem lại nguồn sống cho đời này qua đời khác”, ông Đổi nói.
Thu nhập trung bình khoảng 160 triệu đồng/vụ muối, ông vẫn thấy thật sự lãng phí đất đai khi không làm gì canh tác trong 6 tháng mùa mưa còn lại. Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân xã, ông tham gia đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm nuôi tôm ở các địa phương khác, đem về áp dụng tại đất nhà: “Từ chỉ mấy nghìn, giờ gia đình tôi đã có 15 nghìn mét vuông nuôi tôm, sản lượng đạt 15 tấn/vụ, thu được 3-400 triệu đồng”. Hiện tường nhà ông Đổi treo chật bằng khen của các cấp, ngành về thành tích làm nông. Sáu đứa con của ông thì ba người phụ giúp cha, ba người tốt nghiệp đại học, làm việc ổn định ở nội đô thành phố Hồ Chí Minh.
Ở Thạnh An, giờ không ít nông dân có thu nhập như ông Nguyễn Văn Đổi bởi họ tích cực học hỏi, tìm tòi kiến thức để khai thác tối đa lợi thế tài nguyên biển. Năm 2021, toàn xã Thạnh An có 399 hộ nuôi hàu với tổng diện tích 25 ha, ước sản lượng đạt 1.400 tấn, giá bán từ 14-20 nghìn đồng/kg tùy kích cỡ. Không chỉ nuôi hàu, người dân xóm biển nhờ tiếp thu khoa học-công nghệ đã nuôi hiệu quả cá lồng bè, cua…, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh An, Đặng Hoàng Sơn cho biết: “Sau khi nới lỏng giãn cách do dịch bệnh, trở lại cuộc sống bình thường mới, chính quyền và nhân dân trong xã đã nhanh chóng bắt tay từng bước phục hồi kinh tế, sẵn sàng đi đầu trong mở cửa làm ăn trở lại”. Bên cạnh các ngành vươn biển, Thạnh An cũng đẩy mạnh lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp với doanh thu quý I/2022 ước đạt 16,5 tỷ đồng (đạt 33,8% so với kế hoạch, tăng 46% so cùng kỳ); ngành thương mại-dịch vụ ước đạt 7,3 tỷ đồng (đạt 44,7% so với kế hoạch, tăng 40% so cùng kỳ).
Ngoài làm kinh tế truyền thống, xã đảo Thạnh An giờ đây còn rất hứa hẹn bởi tiềm năng phát triển du lịch, nhất là du lịch ẩm thực, du lịch khám phá, du lịch homestay. Ngoài chợ trung tâm, người dân vẫn miệt mài vừa sản xuất, vừa bày bán những sản phẩm sơ chế thủy sản nổi tiếng của vùng như khô cá đù, mắm cá cơm, mắm tôm chua, cá khô, tôm khô, muối tôm… Chị Khánh Hà, du khách từ quận 3 (thành phố Hồ Chí Minh), cho biết: “Lần nào tôi ra đây chơi cũng phải mua khô cá đù về để chiên lên ăn với cơm. Không đâu ngon bằng ở Thạnh An làm”.
Hiện du khách đến với xã đảo vẫn chủ yếu bằng hình thức nhỏ lẻ, ít có đoàn khách số lượng lớn, tuy nhiên chính quyền và người dân đang tích cực chuyên nghiệp hóa hoạt động lưu trú, tạo ra các tour, tuyến, địa điểm du lịch đặc trưng nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng năng lực đáp ứng để tương lai gần có thể phát triển du lịch bền vững.
Có thể nói, người dân ấp đảo giờ đây đã biết tiếp thu và làm chủ những cái mới, nhưng vẫn giữ nguyên đức tính chăm chỉ, làm đủ mọi nghề lương thiện để sinh sống, miễn sao phù hợp từng lứa tuổi, khả năng. Mỗi sớm mai thức giấc, người 4 giờ sáng đã lên thuyền ra khơi đánh bắt hải sản, người thì đen sạm vì suốt ngày bám ruộng cào muối quần quật suốt mấy tháng trời… Nhưng tối đến, giữa gió trời mát lành từ biển cả, họ: Từ anh cán bộ xã đến người nông dân, ngư dân… rủ nhau, không ai bảo ai,… đi đờn ca tài tử.
Câu lạc bộ Đờn ca tài tử ấp Thiềng Liềng từ đó ra đời, từng đại diện cho xã, huyện đi thi ở nhiều cuộc thi lớn như một sự ghi nhận cho đời sống tinh thần luôn được nâng cao hằng ngày ở xóm đảo, cũng như trở thành tương lai của ngành du lịch văn hóa địa phương.
Trên đảo vắng trong đêm, tiếng còi tàu hàng từ xa chốc lại hú lên từng hồi nhưng không át được tiếng đờn bài Đêm rừng Sác cứ vang vọng: Tôi đứng đây giữa mênh mông rừng Sác/ Rừng mênh mông biển nước mênh mông/… Rừng chở che ta, ta chung thủy với rừng. Vậy đó, lòng thủy chung và son sắt của người Thạnh An sẽ vẫn giúp họ đến với biển, làm giàu từ biển và không ngừng vươn lên giữa cuộc sống bình yên nơi phố thị đô hội lớn nhất đất nước.

(tổ 34, ấp Thạnh Bình) 10°28′00.7″N 106°58′28.7″E (tổ 39, ấp Thiềng Liềng) 10°31′07.9″N 106°57′12.7″E
xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh)

Veröffentlicht 10. April 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Vietnam widersetzt sich entschieden und fordert Taiwan auf die erwähnte illegale Übung auf der Insel Ba Binh abzubrechen und in Zukunft nicht zu wiederholen – Việt Nam yêu cầu Đài Loan hủy diễn tập bắn đạn thật tại đảo Ba Bình   Leave a comment

Việt Nam yêu cầu Đài Loan hủy diễn tập bắn đạn thật tại đảo Ba Bình

Thông tin về việc Đài Loan diễn tập bắn đạn thật ở đảo Ba Bình, Quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, hành động này xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
11/06/2021 – 17:41 https://dantri.com.vn/xa-hoi/viet-nam-yeu-cau-dai-loan-huy-dien-tap-ban-dan-that-tai-dao-ba-binh-20210611164218232.htm
11/06/2021 – 14:24 https://tuoitre.vn/dai-loan-tap-tran-o-truong-sa-la-xam-pham-nghiem-trong-chu-quyen-viet-nam-202106111200027.htm
11/06/2021 | 12:15 https://tienphong.vn/viet-nam-kien-quyet-phan-doi-dai-loan-dien-tap-o-truong-sa-post1345060.tpo

Ngày 11/6/2021, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trao đổi với báo giới về việc Đài Loan diễn tập bắn đạn thật ở đảo Ba Bình, Quần đảo Trường Sa.
Bà Hằng nhấn mạnh, như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải; gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

Người phát ngôn nêu rõ: „Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan hủy bỏ hoạt động diễn tập trái phép nêu trên và không tái diễn trong tương lai„.

Đảo Ba Bình 10°22′35.5″N 114°21′54.4″E https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3o_Ba_B%C3%ACnh
Taiping Island https://en.wikipedia.org/wiki/Taiping_Islandhttps://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%A4%AA%E5%B9%B3%E5%B3%B6

Veröffentlicht 11. Juni 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Frauen die 6, 7mal verheiratet sind in Hin Dam – Những phụ nữ 6, 7 lần lấy chồng ở Hin Đăm   Leave a comment

Những phụ nữ 6, 7 lần lấy chồng ở Hin Đăm

Cái bản Dao chỉ 55 gia đình nhưng có những phụ nữ nhiều lần lấy chồng mà bắt đầu chỉ 14, 15 tuổi và chồng là theo phong tục chứ không hẳn theo pháp luật…
15/05/2021 , 09:48 https://nongnghiep.vn/nhung-phu-nu-6-7-lan-lay-chong-o-hin-dam-d290853.html
Hồn nhiên như cây cỏ 21°32′46.3″N 107°09′11.2″E
Theo con đường rộng chỉ vừa đặt đủ bàn chân người chạy xuyên qua rừng thông rậm rạp, tôi tìm đến nhà của Hoàng Ủng Múibản Hin Đăm (xã Kiên Mộc, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn) – một cô gái sinh năm 1994 nhưng đã 6 lần lấy chồng. Đi vừa ướt lưng áo thì người dẫn dường chỉ cho tôi một mảnh bùa đan bằng tre, hình tựa cái cửa thu nhỏ, một cánh đã rời ra, cánh còn lại đen xì rêu mốc: “Chắc là để đề phòng con ma covid 19 vào bắt người hay con ma dịch tả Châu Phi vào bắt lợn!”.
Khuất sau khóm tre um tùm là một ngôi nhà trình tường bằng đấp, tường nứt toác, thấp lè tè, bên trong tối như hang con don, con dúi, từ đó vẳng ra tiếng ho khúng khoắng. Khi mắt đã quen với bóng tối tôi nhận ra đó là ông Hoàng Đức Long-bố của Múi, năm nay hơn 80 tuổi, bệnh tật nên suốt ngày ngồi ở góc nhà. Một lúc sau, Múi mới từ ngoài vườn vào tay vẫn cầm con dao phát nương.
Trong nhà, không xe máy hay ti vi, đồ đạc chẳng có gì ngoài hai chiếc giường ọp ẹp, cái hòm gỗ cũ kỹ và một bao tải đựng chừng 20 kg gạo. Mẹ của Múi bỏ đi đã lâu, bốn anh em thì một anh lang thang từ nhỏ chẳng biết sống hay chết, một anh lấy vợ ở xã khác, một chị lấy chồng ở tỉnh Yên Bái. Mỗi lần bỏ chồng hay bị chồng bỏ Múi đều trở về ở với người bố ốm yếu.
Nhà có mấy mảnh ruộng đều cho người khác cấy, có cỡ 300 cây thông cạo nhựa mỗi tháng được 1-2 triệu đồng, chỉ đủ đong gạo nên từ Tết tới giờ hai họ mới được ăn thịt hai lần. Lần đầu do Múi bị ốm, lần thứ hai do nhà hết mỡ nên lấy mỡ về rán để ăn dần.

Múi không biết chữ nhưng tiếng Kinh rất sõi vì đi ra ngoài nhiều: “Năm 14 tuổi, khi mình đi đến xã Đồng Thắng (cùng huyện) đốt than, có người thích, bảo: “Nhà anh nghèo, chẳng có gì đâu nhưng mấy hôm nữa bố mẹ sẽ lên hỏi em làm vợ, mua ít thịt để mời anh em đến ăn một bữa!”.
Thế là nó dẫn mình về. Bố mẹ nó hỏi: “Cháu về đây với thằng T.S để đi kiếm tiền hay vào chơi?”. Mình trả lời: “Cháu về đốt than, lấy tiền mua mỡ, mua gạo ăn thôi!”. Hôm sau, mẹ nó bảo mình đi bắt con gà thịt ăn, không biết vì sao, nhưng lúc thịt xong thấy có người lạ đến cúng. Chắc là báo ông cụ, bà cụ nó để mình về làm vợ.
Nhà có hai cái giường, bố mẹ nó ngủ một giường, mình với thằng T.S ngủ một giường. Ở được khoảng hai tháng, đến khi bố mẹ nó xem tuổi bảo không cưới được vì mình tuổi con chó, nó tuổi con gà, không hợp nhau, thế là bỏ.

Chồng thứ hai là thằng Q ở Còn Tằm còn xã nào mình không nhớ nhưng cùng huyện. Mình quen khi đến nhà cậu chơi, nó rủ sang, lúc định về thì trời mưa to quá không qua được suối nên mới ở lại để đi cấy, cạo nhựa thông giúp. Nó thịt một con lợn bảo anh em đến ăn, cúng rồi ở với nhau nửa năm. Khi có con ở trong bụng thì một hôm bố nó đi lấy củi lại đòi ngủ cùng, mình không chịu, thế là bỏ về.
Chồng thứ ba là thằng L ở xã Bắc Lãng (cùng huyện), chị Lan (cựu trưởng thôn) dẫn lên đây hỏi, lúc đó mình đang bụng to. Không biết thế nào, có khi nó thả bùa, mình thấy nó đẹp trai quá nên thích lấy. Sáng lên chơi, chiều nó về, bảo mẹ đến hỏi, bố mình bảo 17 triệu nhưng giảm cho 1 triệu để lấy chăn, lấy quần áo còn rượu không lấy, thịt không lấy (do trước đó Múi đã có con với người khác nên giảm giá, riêng chồng này có đăng ký kết hôn – PV).
Ngày cùng nhau đi làm cỏ nhưng tối nó cứ uống rượu, không cho mình nói mà toàn chửi, đánh và đuổi về. Hai con nó không cho mình một đứa nào mà để nuôi tất.
Chồng thứ tư tên Tr ở tỉnh Yên Bái, mình quen lúc lên nhà chị gái chơi rồi nó rủ về nhà, ngủ với nhau được một lần. Nó cứ đòi lấy mình nhưng do Covid không về đây để làm đám cưới được. Có lần nó gọi điện, mình kể là đang đi hát (vì không biết chữ nên Múi hát theo kiểu thuộc lời) cùng bạn dưới thị trấn nên nó ghen, bỏ đi lấy vợ rồi.
Chồng thứ năm tên là Th ở thôn Bình Chương mình không biết ở xã nào, đi phát nương thuê, rủ về ở trên lán nương 1 tháng rồi nó đòi lấy. Bố mình cũng đồng ý nhưng chồng thứ ba không cho ly hôn mà đòi phải góp 100 triệu lúc làm nhà, sắm đồ thì mới đồng ý. Nhà không được ở, đất rừng không được chia, con không được một đứa thì sao mình phải trả, mà mình lấy đâu ra tiền? Giờ thằng Th cũng không muốn lấy mình nữa.
Chồng thứ sáu gọi thế cũng được mà không cũng được. Nó tên là V ở xã Đồng Thắng, lúc mình đang ở nhà Th (chồng thứ năm), nó làm quen, rủ về nhà ở chung mấy ngày, ăn cùng nhau nhưng không ngủ cùng nhau. Lúc đầu nó bảo lấy nhưng sau lại không lấy mình nữa…”.
Chúng tôi đang ngồi nói chuyện thì có một cuộc gọi đến, Múi cười ngượng nghịu bảo: “Giờ mình đang có người yêu ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Quen nhau qua zalo được 20 ngày, gọi điện thoại vài lần, mấy hôm nữa thì nó lên đây để gặp mặt và cưới”. Rồi chị bắt máy, hỏi người yêu rằng: “Anh ơi, có nhà báo dưới Hà Nội đang hỏi chuyện em, thế anh họ gì, tên gì ấy nhỉ?”. Sau khi có tiếng trả lời, tôi lại nghe chàng trai kia hỏi vọng: “Thế còn em, họ gì, tên gì nhỉ?”.
Hôm nay sóng 4G khỏe chứ những khi kém, Múi phải chạy lên tận đỉnh đồi hay bắc thang lên cả mái nhà để “hứng”.
Nhà mình không có gì ăn, người ta bảo là có nhiều đồi, nhiều ruộng, cứ xuống nhà anh không thiếu gạo ăn, không thiếu tiền tiêu nhưng chỉ lừa mình thôi”, lời của Múi.

Tôi không đi theo sau lưng nó mà biết rõ số chồng
Theo phong tục của người Dao, một phụ nữ được gọi là có chồng khi được cúng ma ở nhà chàng trai dù có thể chưa cưới. Đám cưới ngày xưa tốn rất nhiều thịt, lợn 5, 6, 7 con, gà 10 con, rượu 60-80 lít, gạo 60 – 80kg, đời bố mẹ tổ chức có khi đời con chưa trả hết nợ. Đó chỉ là chồng đầu, những chồng sau thì không cần rượu thịt gì cả mà chỉ cúng ma cho tổ tiên biết. Khi người phụ nữ đó chết không được những chồng trước cúng mà chỉ có chồng đang ở cùng cúng…
Chị Lý Thị Lan – trưởng bản Him Đăm giai đoạn năm 2017 – 2020 bảo Hoàng Ủng Múi là em họ bên nhà chồng, có cho mình một đứa con làm cháu nuôi đặt tên là Vòng Kim Hình (6 tuổi) vì lúc đó con dâu chưa đẻ được trai: “Tôi hay trêuBà nhặt mày ở đồi thông về” nên gặp ai nó cũng bảo: “Bà nhặt tao ở đồi thông về”. Mẹ nó đã 6 lần lấy chồng, ngoài ra còn có thể có một số người nữa tôi không đi theo sau mà biết rõ dược…
Triệu Thị Nải 7 lần lấy chồng là nhiều nhất bản nhưng giờ nó đã già rồi, không lấy thêm ai được còn Múi đang trẻ, không biết sẽ còn lấy thêm bao nhiêu lần chồng nữa”.
Nải năm nay khoảng 60 tuổi, gốc người ở xã Ái Quốc huyện Lộc Bình cùng tỉnh Lạng Sơn, do lấy anh họ của chồng nên chị Lan gọi là chị dâu: “Trước kia nó lấy bao nhiêu chồng tôi không rõ nhưng khi biết đến nay đã 7 lần. Anh họ của chồng tôi là Hoàng Sinh Thành đi làm thuê ở xã Ái Quốc gặp nó và lấy thì đã là chồng thứ tư. Anh ở rể luôn tại đó, có được hai người con, trong một lần đi uống rượu, say quá, lấy xe máy của một người nhưng không biết đi nên lao xuống ao chết”.

Lo hai đứa con còn nhỏ của anh họ chồng sẽ bị bán nên chị Lan mới đón cả ba mẹ con về nuôi. Ở khoảng hơn 1 năm Nải còn muốn lấy luôn chồng chị Lan: “Nửa đêm đang ngủ, nó bảo anh Hếnh (chồng chị Lan) có con chuột kéo cái bẫy vào gầm giường của tao, mày bắt hộ đi. Nhưng thực ra không có con chuột nào cả mà nó chỉ giả vờ để cho anh đến ngủ cùng.
Về sau mẹ chồng tôi biết mới bảo: “Tao có con dâu rồi, không cho mày lấy con trai tao đâu”. Sợ nó lấy mất chồng nên tôi mới đuổi đi. Nó lên nhà bố chồng ở cùng mấy tháng, mẹ chồng cũng sợ con dâu lấy luôn chồng mình nên lại đuổi đi…”.
Hiện tại, nương không có, rừng không có, tóc đã bạc rồi mà chị Nải vẫn phải đi làm thuê xa nhà. Một đứa con chị đang đi làm thuê ở tận miền Trung còn thằng Hoàng Nho Phúc năm nay 19 tuổi thì làm thuê ngay tại nhà chị Lan, cơm nước chủ nuôi, làm buổi nào trả công theo buổi đó.

Dân tộc Dao nếu đẻ con gái thường đặt tên đứa đầu là Múi, đứa hai là Nảy, đứa ba là Pham, đứa tư là Phẩy; nếu đẻ con trai thì thằng đầu là A Tài, thằng hai là A Nhì, thằng ba là A Sam, thằng tư là A Xi. . . Bởi thế vào bản mà hỏi tên thì rất nhiều người trùng nên phải hỏi cả tuổi

Veröffentlicht 22. Mai 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Seit Generationen leben fast 100 Haushalte von Dao-Ethnien im Weiler Tan Kim – Ước vọng của đồng bào Dao ở Thần Sa   Leave a comment

Ước vọng của đồng bào Dao ở Thần Sa

Seit Generationen leben fast 100 Haushalte von Dao-Ethnien im Weiler Tan Kim, Gemeinde Than Sa, Bezirk Vo Nhai (Thai Nguyen) in Häusern die sich an den Berg lehnen und den Bach überblicken. Klimawandel, das Wetter wird immer extremer, nicht nur ihre Lebensgrundlage wird eingeschränkt, auch ihr Lebensumfeld ist nicht mehr so ​​sicher wie zuvor.
Die Menschen möchten unterstützt werden um ihren Kindern in Zukunft eine gute Zukunft zu ermöglichen.

Bao đời nay, gần 100 hộ đồng bào dân tộc Dao xóm Tân Kim, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) sống trong những căn nhà tựa lưng vào núi, nhìn ra dòng suối. Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, không những sinh kế của họ ngày càng bị thu hẹp mà môi trường sống cũng không an toàn như trước. Người dân mong ước được hỗ trợ để có tương lai tốt đẹp cho con em họ mai sau. 21°52′38″N 105°54′21.2″E
06-04-2021, 09:04 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/uoc-vong-cua-dong-bao-dao-o-than-sa-641063/
Nguy cơ lũ ống, lũ quét
Từ xa nhìn xóm Tân Kim nằm lọt thỏm giữa hai dãy núi cao, ở giữa là một khe suối nhỏ và dài, cũng có tên Tân Kim. Trước đây, xóm chỉ có vài chục hộ dân đồng bào dân tộc Dao. Càng về sau, số hộ càng tăng do con em trưởng thành xây dựng gia đình, tách hộ.
Đến nay, Tân Kim có 82 hộ, 100% là dân tộc Dao sinh sống trong những căn nhà gỗ, trong đó nhiều căn là nhà tạm trải dài khoảng 2 km dọc bờ suối. Đất chật, người đông, không gian sinh sống của đồng bào ngày càng trở nên ngột ngạt.
Trưởng xóm Tân Kim Đặng Nho Phúc ví von: “Từ bao đời nay người dân chúng tôi chủ yếu đi lại bằng “đường thủy” nên rất khó khăn, nguy hiểm”. Xóm không có quỹ đất để làm đường đường giao thông, “đường thủy” mà ông Phúc nói đến chính là suối Tân Kim chảy dọc xóm khoảng hai cây số, mọi hoạt động đi lại, vận chuyển, di chuyển giao lưu trong xóm đều diễn ra dưới dòng suối đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
Đất chật người đông, hầu hết các hộ dân đều làm nhà sinh sống, dựng chuồng trại chăn nuôi ngay bên cạnh bờ suối, nước thải từ các chuồng trâu, chuồng lợn, sinh hoạt đều xả thẳng ra suối làm cho dòng nước bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, đi lại dưới dòng suối thường phải đeo ủng. Khổ nhất là con em trong xóm đang học tại Điểm trường tiểu học Tân Kim với năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5, ngày nào các em cũng chân trần bì bõm bốn lượt đi về dưới suối.
Thầy giáo Nguyễn Hồ Nam xót xa: “Các cháu chân trần thường xuyên đi lại dưới suối ô nhiễm, các kẽ chân bị lở loét, thương lắm. Các hộ đều nhận thức chăn nuôi gia súc, gia cầm ngay cạnh suối, chất thải gây ô nhiễm dòng nước, nhưng không thể không chăn nuôi để phát triển kinh bảo đảm cuộc sống gia đình”.
Do không có quỹ đất, nhiều gia đình phải làm nhà sát dòng suối, chỉ cách lòng suối 5-7m, hoặc mấy bước chân. Nguy hiểm nhất là vào mùa mưa lũ, nước từ thượng nguồn đổ về, nước từ hai dãy núi chảy xuống, dòng suối dâng cao, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét uy hiếp tính mạng, cuốn trôi nhà cửa các hộ dân.
Nhà ông Triệu Đức Vạn ngay bên bờ suối, nhiều trận lũ nước tràn cả vào nhà. Ông Vạn lo lắng: “Những hôm mưa to, ban đêm không dám ngủ, đồ đạc, thóc ngô cho sẵn vào bao tải để sẵn sàng vác lên núi khi nước dâng cao. Sợ nhất lũ ống, lũ quét bấp ngờ ập đến không kịp chạy”.

Sạt lở đe dọa
Cũng như nhiều gia đình khác, gia đình ông Triệu Chung Chương phải đào núi để có mặt bằng dựng nhà, ngay phía sau là sườn núi cao. Ông Chương lo lắng: “Thời gian qua, sườn núi phía sau nhà xuất hiện vết nứt rộng và dài, đến nay đã 30m, rộng 60-70cm, sâu nên nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào. Vào những hôm mưa lớn tôi phải cắt cử người nhà thường xuyên lần lên sườn núi sau nhà xem xét để có phản ứng kịp thời”.
Chủ tịch UBND xã Thần Sa Lê Văn Thanh chia sẻ: Tân Sơn ở vùng sâu vùng xa, cách trung tâm xã hơn 10 km, địa hình đồi núi cao, liên lạc khó khăn, vào mùa mưa lũ, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở bà con nâng cao cảnh giác trước nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét đe dọa tính mạng, nhà cửa.
Đời sống của các hộ trong xóm chủ yếu dựa vào trồng rừng và canh tác lúa, nhưng do ruộng ít, lại ở xa, manh mún, nhiều hộ thường xuyên thiếu lương thực. Trồng rừng trên núi cao, lại ở vùng sâu vùng xa nên chi phí khai thác, vận chuyển lớn, giá trị thu về thấp hơn nhiều so với các xóm gần trung tâm xã. Do đó, Tân Kim có 82 hộ thì có đến 60 hộ trong diện nghèo và cận nghèo.
Ông Lê Văn Thanh tâm sự: “Trăn trở nhất của cấp ủy, chính quyền địa phương là bà con xóm Tân Kim sống chung với môi trường bị ô nhiễm, lũ ống, lũ quét và sạt lở thường xuyên đe dọa. Cả xóm không có sinh kế bền vững, lâu dài cho nên tới đây áp dụng tiêu chí mới, có lẽ 100% sẽ thuộc diện hộ nghèo và không biết đến bao giờ mới thoát nghèo”.
Ước vọng lớn nhất của các hộ ở đây là có chỗ ở mới để tránh ô nhiễm, sạt lở, lũ ống, lũ quét và có sinh kế lâu dài, nhưng kinh tế khó khăn nên lực bất tòng tâm.
Trưởng xóm Tân Sơn Đặng Nho Phúc chia sẻ: “Thời gian qua, tại cuộc họp thôn nào, bà con cũng mong muốn được chuyển đến nơi ở mới. Ở phía trên có quả đồi thấp, có thể san ủi tạo mặt bằng làm khu dân cư tập trung, nhưng bà con không có nguồn lực để tự san ủi. Nhiều chủ hộ cho biết, cuộc họp thôn tháng 4 này sẽ nộp đơn để gửi lên các cấp, các ngành chức năng xin được quan tâm san ủi quả đồi ấy, xây dựng hạ tầng thiết yếu để chuyển lên sinh sống ổn định lâu dài”.
Với nguyện vọng chính đáng của người dân xóm Tân Kim, các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm nghiên cứu, sớm có biện pháp “giải cứu” người dân Tân Sơn trước tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy cơ lũ quét, lũ ống, sạt lở đất uy hiếp tính mạng và tài sản.

Veröffentlicht 6. April 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Vietnam testete den Covid-19-Impfstoff an Affen – Việt Nam thử nghiệm vaccine Covid-19 trên khỉ   Leave a comment

Việt Nam thử nghiệm vaccine Covid-19 trên khỉ

Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 thử nghiệm Covid-19 trên 12 con khỉ.
Sáng 30/10, ông Đỗ Tuấn Đạt, Giám đốc Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), cho hay vaccine được thử nghiệm trên giống khỉ vàng Macaca mulatta ở Đảo Rều (Quảng Ninh). 20°56′27.9″N 107°01′32.2″E
30/10/2020 10:13 https://zingnews.vn/viet-nam-thu-nghiem-vaccine-covid-19-tren-khi-post1147679.html
30-10-2020 10:26 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/viet-nam-thu-nghiem-vaccine-covid-19-tren-khi-622556/
30/10/2020 10:46 https://vtc.vn/viet-nam-thu-nghiem-vaccine-covid-19-tren-khi-ar577993.htmlvideo
vaccine_Covid_19_o_Viet_NamThử nghiệm song song
Theo ông Đạt, 12 con khỉ khỏe mạnh được lựa chọn từ đàn tự nhiên ngoài đảo, 3-5 tuổi, cân nặng trên 3 kg và đảm bảo không mắc bệnh. Việc kiểm tra sức khỏe cho số khỉ này được tiến hành cẩn thận. Trước đó, chúng được nhốt trong lồng một thời gian để qua giai đoạn cửa sổ, từ đó đảm bảo việc kiểm tra chính xác.
Ông Vũ Công Long, Trại trưởng Trại chăn nuôi động vật thí nghiệm, thuộc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế), cho biết thêm việc tiêm vaccine trên đàn khỉ được thực hiện hôm 27/10. “Dự kiến, sau khi tiêm, khỉ sẽ được theo dõi khoảng 3 tháng và tiếp tục lấy mẫu máu gửi về Hà Nội để làm các xét nghiệm”, ông Long thông tin.
Theo kế hoạch, 12 con khỉ sẽ được tiêm vaccine thử nghiệm theo 2 đợt. Một đợt chia làm 2 nhóm: Được tiêm và không. Sau khi tiêm, nhóm khỉ sẽ được nuôi trên đảo riêng biệt và theo dõi sức khỏe hàng ngày.
Việc tiêm khỉ sẽ gần giống mô hình mà chúng tôi dự định khi triển khai cho người. Đó là 2 mũi tiêm, cách nhau 21-28 ngày. Sau một tháng kể từ mũi cuối, chúng tôi sẽ xem xét đáp ứng miễn dịch trên khỉ được tiêm để biết hiệu quả miễn dịch giữa nhóm được tiêm và không tiêm”, lãnh đạo VABIOTECH nói.
Trước đó, đơn vị này đã thử nghiệm vaccine Covid-19 trên chuột. Ông Đạt cho hay việc thử nghiệm trên 2 loại động vật này được tiến hành song song để đủ dữ liệu. Thử nghiệm trên khỉ chỉ là một phần và các nhà khoa học sẽ phải tiếp tục thử nghiệm trên động vật khác, đồng thời phân tích trong phòng thí nghiệm trước khi thử nghiệm lâm sàng.
Chúng tôi cần rất nhiều số liệu và hồ sơ mới đủ minh chứng về tính an toàn, hiệu quả bảo vệ, sinh miễn dịch của vaccine. Khi đó, chúng ta mới có thể thử nghiệm trên người”, ông Đạt cho hay.

Tiến độ sản xuất vaccine Covid-19 của Việt Nam
Trả lời Zing, GS.TS Nguyễn Thu Vân, Chủ nhiệm Ban Chủ nhiệm Chương trình sản phẩm quốc gia vaccine sử dụng cho người, nguyên Giám đốc VABIOTECH, nhận định thử nghiệm trên khỉ chỉ là bước đầu trong quy trình nghiên cứu vaccine. Các đơn vị nghiên cứu có thể lựa chọn thử nghiệm trên động vật khác nhau như chuột, khỉ, thỏ…
Thử nghiệm để đánh giá về tính an toàn, đáp ứng miễn dịch, còn lựa chọn động vật nào, bao nhiêu loại thì tùy từng đơn vị”, GS Vân nói.
Đánh giá về việc VABIOTECH đang thử nghiệm trên khỉ, bà Vân cho rằng đây là một bước tiến của đơn vị này song vẫn ở giai đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng trong phòng thí nghiệm.
Chúng ta chậm so với thế giới trong sản xuất vaccine Covid-19. Đến nay, các đơn vị vẫn trong giai đoạn nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm và xây dựng quy trình sản xuất, kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng cũng chưa có đầy đủ và hoàn thiện”, PGS Vân cho hay.
Vaccine Covid-19 sau khi được cấp phép sẽ tiêm cho một lượng người rất lớn, nên việc thử nghiệm lâm sàng đòi hỏi rất thận trọng. Thế giới đã bước sang giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và cũng có những vấn đề xảy ra ở một số quốc gia.
Theo GS Vân, cho đến nay, Việt Nam tiếp cận tương đối kịp thời và triển khai nghiên cứu với các công nghệ khác nhau.
Hai đơn vị tiến nhanh được là Viện vaccine và sinh phẩm y tế (IVAC) và Công ty TNHH công nghệ sinh học dược Nanogen. IVAC dự kiến cuối năm có lô đi thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, trước đó, họ phải đánh giá hiệu lực bảo vệ của vaccine trên động vật thí nghiệm.
Về VABIOTECH, Chủ nhiệm Ban Chủ nhiệm Chương trình sản phẩm quốc gia vaccine sử dụng cho người cho rằng nếu thúc đẩy tiến độ nhanh nhất, phải đầu năm 2021, đơn vị này mới có lô vaccine để thử nghiệm lâm sàng.
Nếu kịp tiến độ, may ra cuối năm mới hoàn thiện xong thử nghiệm lâm sàng cả 3 giai đoạn. Sau đó, lô vaccine còn phải đưa ra hội đồng đánh giá, nghiệm thu và chuyển sang Cục Quản lý Dược cho Hội đồng cấp phép sử dụng. Đây là quá trình mất rất nhiều thời gian”, GS Vân phân tích.
GS Vân nhận định nếu được sự ủng hộ của cơ quan quản lý, cấp phép, các kết quả trong phòng thí nghiệm tốt và đạt yêu cầu, đến giữa năm 2022, chúng ta mới có vaccine Covid-19.

Khi nào Việt Nam có vaccine Covid-19?
6/10/2020 17:55 https://zingnews.vn/khi-nao-viet-nam-co-vaccine-covid-19-post1138903.html

Veröffentlicht 30. Oktober 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Das letzte Dorf in der Provinz Thai Nguyen ist an das nationale Stromnetz angeschlossen – Xóm cuối cùng ở tỉnh Thái Nguyên có điện lưới quốc gia   Leave a comment

Xóm cuối cùng ở tỉnh Thái Nguyên có điện lưới quốc gia

Ngày 11- 9, tỉnh Thái Nguyên và Bộ Công thương làm lễ đóng điện, đưa điện lưới quốc gia về xóm Cao Biền ở xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, xóm cuối cùng của tỉnh Thái Nguyên được sử dụng điện lưới quốc gia. 21°47′11.3″N 106°05′38.2″E
12-09-2020, 14:57 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/xom-cuoi-cung-o-tinh-thai-nguyen-co-dien-luoi-quoc-gia-616517/
Sau bao ngày tháng mong chờ, từ ngày 11-9, gần 50 hộ đồng bào Dao xóm Cao Biền được sử dụng điện lưới quốc gia, cuộc sống có bước cải thiện mới từ đây. Cô giáo Nịnh Thị Hòa, giáo viên điểm trường Cao Biền thuộc Trường Tiểu học Phú Thượng phấn khởi chia sẻ, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và tỉnh Thái Nguyên, từ nay trở đi các con không phải chịu cảnh ngồi học nóng bức trong lớp nữa, tối đến có điện lưới học bài nên chất lượng giáo dục chắc chắn sẽ được nâng lên.
Dự án cấp điện nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 được UBND tỉnh phê duyệt ngày 30-10-2015 với mục tiêu tạo động lực cho các chương trình mục tiêu về xóa đói giảm nghèo tại khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn cho 76 xóm, bản trên địa bàn 19 xã thuộc 5 huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ và Định Hóa. Cao Biền là xóm cuối cùng được cấp điện từ dự án này.
Công trình cấp điện xóm Cao Biền có chiều dài 5.688m đường dây trung thế, 9.879m đường dây 0,4KV, một trạm biến áp 100KVA cấp điện cho 48 hộ dân, điểm trường và nhà văn hóa xóm Cao Biền, tổng mức đầu tư 11,5 tỷ đồng. Công trình được khởi công xây dựng từ ngày 12-5-2020.
Việc hoàn thành cấp điện cho xóm Cao Biền, xóm cuối cùng của tỉnh Thái Nguyên có điện lưới quốc gia, hoàn thành mục tiêu cấp điện cho tất cả các xóm, bản trong tỉnh.

Giám đốc Công ty Điện lực Thái Nguyên Đinh Hoàng Dương cho biết, trong suốt nhiều năm qua, chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào để đưa điện lưới quốc gia lên Cao Biền, vì đường lên quá khó, ô-tô không thể chở vật liệu, thiết bị thi công đến. Nhưng với quyết tâm rất cao, nỗ lực rất lớn nên đến nay công trình hoàn thành, lắp đặt đường dây, thiết bị điện đến từng gia đình để cấp điện sinh hoạt, sản xuất cho bà con.
Phó Giám đốc Công ty CP Đông Đô – Bắc Ninh Nguyễn Duy Cấp chia sẻ: Tại khu dân cư Lân Luông có sáu hộ dân sinh sống, chúng tôi không có cách nào để đưa thiết bị thi công, vật liệu vào nên ban đầu chúng tôi định không thi công đường điện. Nhưng khi hiểu rằng đây là tâm huyết, tình cảm, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên dành cho người dân ở xóm duy nhất chưa có điện; Đó còn là sự mong đợi, khát khao có điện của người dân nên chúng tôi mở đường, quyết tâm rất lớn để đưa điện lưới đến sáu hộ này.
Hỗ trợ bà con cải thiện cuộc sống vật chất và tinh thần, dịp này tỉnh Thái Nguyên, Bộ Công thương trao tặng bà con một số ti-vi, kinh phí xây dựng và thiết bị cho khu vui chơi trẻ em, tặng quà, bò giống cho hộ nghèo. Công ty CP Nhiệt điện An Khánh, Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG, Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển nông thôn miền núi tặng 300 triệu đồng ủng hộ nhân dân xóm Cao Biền xây dựng nhà văn hóa mới; Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG tặng 100 bộ quần áo cho trẻ em.

Veröffentlicht 12. September 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Cao Bang: Der Bräutigam ist 11 Jahre alt – Chuyện lạ Cao Bằng: Chú rể 11 tuổi   Leave a comment

Chuyện lạ Cao Bằng: Chú rể 11 tuổi

Lúc thầy cúng khấn vái trong một thủ tục kéo dài cả ngày để báo với tổ tiên hôm nay có dâu mới thì chú rể mải gắp thịt gà rồi nằm lăn ra ngủ…
23/06/2020 , 09:01 https://nongnghiep.vn/chuyen-la-cao-bang-chu-re-11-tuoi-d266788.html
VIDEOCô Triệu Thị Kiêm – giáo viên chủ nhiệm – đang hướng dẫn Nhậy ôn tập kiến thức cũ.
Khi thầy cúng còn lầm rầm đọc những câu khấn cổ của người Dao trong một thủ tục kéo dài cả ngày để báo với tổ tiên nhà ông Đặng Quầy Hin rằng hôm nay có con dâu mới thì chú rể mải lựa gắp thịt gà. Khi đã ăn đẫy hai bát cơm, ngồi một lát bên cô dâu rồi Chuổng lẩn vào giường nằm vì buồn ngủ díp cả mắt.
Lúc tôi đến, lớp 5 của Nhậy có đúng 2 em. Cô Triệu Thị Kiêm – giáo viên chủ nhiệm cho biết bình thường có 4 học sinh nhưng 1 xin nghỉ kiêng bố mất 15 ngày, 1 xin nghỉ để làm ruộng tận xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, không biết bao giờ đi học lại. Rất còi cọc nhưng nhiều em đã trở thành lao động phụ trong nhà, thường xuyên giúp bố mẹ vun ngô, lấy cỏ bò, rau lợn hay lấy củi nên phải nghỉ học.

Lấy vợ cả năm rồi, mày sang ngủ với nó đi
Chú rể Đặng Ton Chuổng khi ấy giờ đã làm bố và vẫn đang học lớp 8 ở xã Yên Sơn (Hà Quảng, Cao Bằng). Chuổng là con út trong một gia đình có ba chị em, một lấy chồng sát nhà, một lấy chồng cũng ngay tại bản.
Một hôm bố gọi cậu lại, nói như ra lệnh rằng: “Tao đang bị bệnh tim không làm được việc nên mày phải lấy vợ để có người làm”. Vậy là cậu đến lớp thông báo: “Cô ơi, em sắp lấy vợ”.
Nhà neo người, cậu không phải đi ở rể nên thủ tục khá tốn kém. Để lấy vợ cho Chuổng, bố mẹ cậu phải nộp 10 triệu tiền mặt, 6 con lợn tạ và 50 lít rượu. Lúc cưới năm 2017, Chuổng mới 11 tuổi (sinh năm 2006) còn vợ Đặng Mùi Kiều 16 tuổi (sinh năm 2001), người cùng bản Cốc Lùng, đã học hết lớp 5 rồi bỏ.

Lúc lấy vợ cháu đã biết thích chưa? Tôi hỏi. Chuổng hồn nhiên đáp: “Bình thường thôi, cháu chưa thích”. Tôi tin rằng cậu nói thật bởi lúc đó mới chỉ nặng hơn 31 – 32kg.
Còn Kiều thì cười rúc rích: “Xưa chúng cháu học cùng trường, cháu lớp 5 còn chồng lớp 3, gặp vẫn gọi nhau là chị em nhưng không thân nên chưa bao giờ cho cái kẹo, que kem nào…
Mẹ cháu bị bệnh, nhà có bốn chị em, đều là gái cả nên khi gia đình bảo lấy chồng thì cháu chấp nhận. Khi đã lấy nhau rồi, có một lần chồng đi chợ dưới thị trấn mua cho cháu 1 cái khăn 30.000 đồng”.
1 năm đầu cô dâu chú rể không hề ngủ chung mà vợ ngủ riêng một giường, chồng ngủ riêng một giường. Về sau, bố mẹ nhiều lần bảo rằng: “Mày có vợ rồi sang ngủ với vợ đi” nên Chuổng đành phải sang ngủ chung, dù lúc đó chưa hề dậy thì.
Ngủ chung nửa năm thì Chuổng bảo “ngủ” thực sự. Mấy tháng sau, vào tháng 11/2019, Kiều đẻ ra một đứa con gái, đặt tên là Đặng Mùi Khe.
Tuy học lực trung bình nhưng Chuổng vẫn đi học, thỉnh thoảng đi lấy ít cỏ bò còn vợ 5 giờ sáng đã phải dậy nấu cơm cho người, nấu cám cho lợn, lấy cỏ cho bò rồi lại lên nương trồng ngô với đứa con vẫn còn địu trên vai.
Mọi việc từ nấu cháo, cho con ăn đến rửa ráy, tắm táp cho nó hầu hết cũng phải đến tay vợ còn Chuổng thì bận rộn vào mạng với cái điện thoại thông minh mới mua giá 1,5 triệu đồng từ tiền dư của các khoản hỗ trợ khi đi học.
Những lúc rảnh rỗi, cậu bế con ra đường, gặp người lạ, vẫn được khen là hai anh em nom đến kháu. Phải đợi ít nhất 6 năm nữa Chuổng mới có thể ra xã để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Màn ra mắt nhà vợ tương lai của anh chàng 13 tuổi
Dạo này giáo viên cả điểm trường Ngàm Vạng đều dồn sức để vận động Đặng Tòn Nhậy – học sinh lớp 5 (sinh năm 2007) đang xao lãng chuyện học hành vì chuẩn bị phải đi ở rể.
Từ trung tâm xã vào đến điểm trường này mất khoảng hơn 30 phút chạy xe, nửa chặng đầu đường tương đối tốt và rộng, nửa sau thì toàn đèo dốc quanh co, mặt đường thu nhỏ lại chỉ vừa một cái xe máy.
Tuy chỉ nặng 34kg nhưng vẻ ngoài của Nhậy khá nổi bật với mái tóc vàng hoe tự nhuộm bằng loại thuốc mua ở chợ giá 10.000 đồng. Gặp khách lạ là tôi, cậu tỏ ra khá ngượng ngùng.
Cô giáo phải động viên mãi cậu mới nhận là có chuyện bố mẹ đang định cho mình đi ở rể nhưng nhất định không chịu nhận mình đã về “ra mắt” nhà gái.
Vợ tương lai của Nhậy tên là Phấy, người cùng bản, vẫn còn đang học lớp 8. Nếu lấy rể về ở cùng, nhà gái phải trả cho nhà trai 20 – 30 triệu coi như “mua đứt”. Nhà gái lúc đó chẳng khác nào sắm được một con nghé mới, bắt đầu vực, bắt làm quần quật, bắt không được ngủ cùng vợ trong 1 – 2 năm đầu.
Từ điểm trường, Nhậy dẫn tôi ngược dốc về nhà, chừng 15 phút, mồ hôi ra đẫm lưng áo là vừa tới. Bản có 19 hộ, toàn dân tộc Dao, 100% thuộc diện hộ nghèo, người trình độ cao nhất mới học xong lớp 9.
Nhà Nhậy mới bị một cơn lốc thổi bay mất mái, cả gia đình phải chui rúc ở dưới bếp trong lúc đợi Nhà nước hỗ trợ đủ để lợp một mái nhà mới bằng fibro xi măng.
Khi chỉ có hai người, tôi gặng hỏi thì Nhậy mới thú nhận đầu vụ, bố có chở cậu sang nhà vợ tương lai để ra mắt bằng màn đi trồng ngô hộ. Buổi đổi công hôm đó có hơn 20 người đến giúp, Phấy và Nhậy tuy làm cách nhau chỉ 4 – 5m nhưng cũng không nói với nhau một câu nào.
Bữa trưa, dù có thịt gà nhưng Nhậy chỉ dám ăn có 1 bát rồi lại tiếp tục làm cho đến hết chiều… Tôi ngó quanh nhà Nhậy, râu trên bắp ngô đã ngả sang màu nâu, sắp cho thu hoạch, tức màn ra mắt kia của cậu phải cỡ 3 tháng trước.

Thủ tục đổi sang họ nhà vợ, nhà chồng
Yên Sơn có diện tích 30km2 nhưng dân số chỉ hơn 1.200 người với 71% gia đình thuộc hộ nghèo, tỷ lệ cao nhất nhì của huyện.
Nhiều bản vùng sâu ở đây đi lại rất khó khăn, lắm bà con ngay cả trung tâm xã còn ít xuống chứ không nói đến thị trấn huyện cũ (Thông Nông) và nay là huyện mới Hà Quảng xa lắc, xa lơ, muốn xin một con dấu có khi đi mất hơn 1 ngày trời.
Chị Hiếu – Phó Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Yên Sơn bảo bởi thế mà mỗi lần xuống Ủy ban xã làm giấy chứng nhận hộ nghèo nhiều người đã lạc cả vào trường học.
Bù lại, học sinh ở đây được Nhà nước cấp cho mỗi tháng 15kg gạo, thường chỉ ăn hết 10kg còn 5kg, nhà nào không có xe máy, thầy, cô giáo phải chở về hộ.
Tiền hỗ trợ bán trú, hộ nghèo được khoảng 600.000 đồng/học sinh/tháng trong khi mỗi bữa ăn chỉ 15.000 đồng nên nhiều em tiết kiệm mỗi học kỳ đưa về cho bố mẹ 1 triệu. Thế mà vẫn có một số vẫn bỏ học bởi xa nhà, bởi bố mẹ bắt làm nương hay ép lấy vợ, lấy chồng.

Anh Triệu Văn Diển – Chủ tịch UBND xã Yên Sơn cho biết ngoài nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở địa phương mình còn có tục khi ở rể hay về làm dâu sẽ phải đổi sang họ của nhà vợ hoặc nhà chồng.
Tục này phổ biến ở người Dao, Mông với ý nghĩa anh hoặc chị về ăn hoa lợi từ ruộng đất nhà tôi, thờ tổ tiên của nhà tôi nên phải mang họ của nhà tôi.
Trước đây cán bộ xã do chưa hiểu biết nên khi dân ra xin làm thủ tục đổi họ cũng đồng ý nhưng giờ mới thấy nó phát sinh ra nhiều vấn đề như kết nạp Đảng, làm giấy khai sinh cho con, làm thủ tục hộ nghèo…
Bởi thế, khi tôi về làm Chủ tịch xã mấy tháng trước, lúc kiểm tra cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thấy có vài chục người con khác họ với bố đẻ nên mới đề nghị phải chỉnh sửa, trả về họ gốc. Còn chuyện đổi họ trong giấy tờ để cúng theo phong tục thì đành kệ họ thôi”, Chủ tịch Diển nói.

 

Veröffentlicht 24. Juni 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Die Schule, in der jede Lehrerin und jeder Lehrer ein adoptiertes Kind hat – đó là thực trạng của điểm trường Khe Mạ, thuộc Trường tiểu học và trung học cơ sở Tô Mậu, huyện Lục Yên (Yên Bái)   Leave a comment

Con chữ nơi bản nghèo

Trong bản chỉ cần có một đám cỗ là tất cả lũ trẻ lại bỏ học. Những ngày mưa hay vào mùa giáp hạt lớp học chỉ có vài em, đó là thực trạng của điểm trường Khe Mạ, thuộc Trường tiểu học và trung học cơ sở Tô Mậu, huyện Lục Yên (Yên Bái). 22°07′24.6″N 104°40′56.3″E
20/5/2010 http://www.baoyenbai.com.vn/215/63386/C111n_chunoi_ban_ngheo.aspx
Đói phải hỏi cơm…
Theo cô giáo Đoàn Thị Thảo – Phó hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở Tô Mậu, chúng tôi vượt dốc Thắm theo tuyến đường Lục Yên – Khánh Hòa đến điểm trường Khe Mạ. Điểm trường là một dãy nhà cấp IV với 5 phòng học nằm cheo leo giữa lưng chừng đồi, cô Thảo cho biết: „Đây là điểm trường khó khăn nhất trong 3 điểm trường ở Tô Mậu. Điểm trường Khe Mạ thu hút học sinh ở 3 thôn, bản, toàn bộ là người dân tộc Dao. Cuộc sống của người dân khó khăn nên việc vận động các em đến lớp duy trì sỹ số cũng không hề đơn giản„.
-Lớp hôm nay vắng mấy em hả cô? Cô Thảo cất lời.
-Lớp hôm nay vắng 5 em, chị ạ. Mấy hôm trước trời mưa nên lớp vắng nhiều lắm! Cô Vũ Thị Kim Linh – Chủ nhiệm lớp 1C buồn bã đáp lời.
Vẫn cùng một câu hỏi đó, lần lượt đi các lớp và vẫn là những con số vắng mặt khiến tôi phải ngạc nhiên (vắng 6, 7…). Cô giáo Lương Thị Ngụy tâm sự: „Buồn lắm anh ạ. Hơn 20 năm qua tôi gắn bó ở đây chưa một buổi nào lớp đủ sỹ số. Cũng tại cuộc sống của người dân nơi đây quá khó khăn.
Hiện nay điểm trường Khe Mạ có 5 lớp học (từ lớp 1 đến lớp 5) với 114 học sinh. Đây là vùng khó khăn nhất trong huyện. Ngày thường cũng có tới 30 em nghỉ học, còn ngày mưa, vào mùa giáp hạt số học sinh ở Khe Mạ nghỉ học cũng tới khoảng 50 em. Khi cái ăn không đủ, không chỉ việc học của trẻ mà nhiều vấn đề xã hội khác cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Chắc rằng người dân cũng đã phần nào nhận ra sự cần thiết của „cái“ chữ, nhưng cuộc sống của họ còn bị ghìm quá chặt bởi việc lo cho từng bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, học sinh nghỉ học không chỉ vì nguyên nhân nghèo đói mà tình trạng này còn là do những tập tục lạc hậu của cộng đồng. Vì quá khó khăn, mà nhiều năm qua chất lượng giáo dục ở đây rất thấp. Năm học 2009 vừa qua, học sinh học lực khá chỉ chiếm gần 10%, còn lại là học sinh trung bình và yếu kém, không có học sinh giỏi, quả là một con số đáng buồn.

Nghĩa tình Khe Mạ
Khó khăn là thế nhưng tất cả giáo viên, những ai đã đến và gắn bó với Khe Mạ đều mang trong mình những kỷ niệm không thể quên. Tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm năm 1998, cô giáo Đoàn Thị Thảo đã tình nguyện về Lục Yên và gắn bó với Khe Mạ. Ký ức ngày đầu đến điểm trường của cô là những giọt nước mắt xót xa: „Buổi đầu lên lớp, trời rét căm căm nhìn thấy các em mặc phong phanh một áo, mặt mày tím tái. Đến trưa nhiều em gục xuống bàn vì đói, lúc đó đứng trên bục giảng mà nước mắt mình cứ rơi. Thương các em, nhưng tất cả đều chung một cảnh ngộ biết giúp ai mặc ai„. Cô nghẹn lời khi nhớ lại. Không chỉ có vậy, nhiều cô giáo trẻ khi mới tới Khe Mạ đã không khỏi ngỡ ngàng khi tất cả các em học sinh lên lớp mà không hề có sách, vở, bút, mực…: „Vào lớp kiểm tra sách, vở của các em, cả lớp không hề có một quyển. Lúc đó mình thật sự bối rối. Đến trưa vì đói nên các em cứ lẳng lặng ra về. Nhìn các em tự ra khỏi lớp, mình chỉ biết khóc“ – cô giáo Lê Thị Thanh Tuyền tâm sự. Kỷ niệm với các cô còn là những lần cắt tóc, rửa mặt chân tay… cho học sinh với tình thương yêu đùm bọc những con người có cuộc sống khó khăn, vì tình yêu nghề nghiệp. Chính những tình cảm đó đã giúp các cô vượt qua tất cả, giành chọn tâm huyết và nghị lực cho con chữ nơi bản nghèo.
Theo cô Thảo, những năm gần đây, nhờ sự cố gắng không mệt mỏi của giáo viên mà ở Khe Mạ không còn tình trạng học sinh bỏ học, tỉ lệ chuyên cần ngày càng nâng lên. Để có được sách, vở, bút, mực và quần áo cho các em, các cô lại lặn lội tới điểm trường chính quyên góp từng quyển vở, manh áo để mang về Khe Mạ: „Nhìn thấy các em tíu tít bên những bộ quần áo hay những quyển vở mà mình quyên góp được lòng chúng tôi vui lắm. Gắn bó ở đây chúng tôi luôn coi các em như con mình vậy!“ – cô Thảo tâm sự.
Chia tay Khe Mạ, chúng tôi mong rằng các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện xây dựng nhà công vụ cho giáo viên tại Khe Mạ để các cô giáo có điều kiện được gần gũi với bà con, để có nhiều thời gian vào bản vận động các em ra lớp.

Ngôi trường „ai cũng có con nuôi“
Một ngôi trường có 33 cán bộ, giáo viên thì cả 33 người đều có „con nuôi”. Những người con nuôi dều có hoàn cảnh đặc biệt….
23/9/2019 http://www.baoyenbai.com.vn/215/182388/Ngoi_truong_ai_cung_co_c111n_nuoi.aspx
Đến Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tô Mậu (Lục Yên) trong những ngày đầu tháng 8 khi tập thể nhà trường đang sắp xếp, chỉnh trang khuôn viên trường, lớp đón năm học mới 2019 – 2020, chúng tôi được các thầy cô giáo nhà trường kể về tấm gương của cô giáo Đoàn Thị Thảo.
Đây cũng là tấm gương để các thầy giáo, cô giáo trong Trường học tập làm theo, từ đó nhân rộng những điển hình thực hiện Cuộc vận động „Mỗi thầy, cô giáo giúp đỡ 1 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” được nhà trường thực hiện những năm qua.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất vùng cao Lục Yên, từ khi ngồi trên ghế nhà trường, Đoàn Thị Thảo đã có ước mơ cháy bỏng trở thành giáo viên để về dạy chữ cho các em nhỏ nơi miền sơn cước và rồi với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng, ước mơ đó của cô đã thành hiện thực. 20 năm „trồng người” trên chính mảnh đất sinh ra mình, cũng chính là 20 năm Thảo chứng kiến nhiều mảnh đời bất hạnh, nhọc nhằn mưu sinh của bọn trẻ nơi quê nghèo.

Từ cậu trò nghèo, thiếu mẹ lúc lên 2…
Buổi học đầu tiên của năm học ấy, cách đây đã 3 năm nhưng với cô giáo Thảo chỉ như vừa hôm qua. Hình ảnh cậu học trò người Dao – Chu Văn Minh gầy gò, ốm yếu đến muộn nhất lớp, mặc bộ quần áo cũ, vượt chặng đường đất gần 2 km với đôi chân trần, không cặp sách cũng chẳng bút vở khiến cô Thảo vô cùng thương cảm.
Kết thúc buổi học, cô Thảo đưa Minh về, để rồi càng xót xa hơn khi tận mắt chứng kiến gia cảnh của học trò. Đó là một căn nhà nhỏ, vách nứa, lợp cọ, nằm heo hút trên một đồi đất trống. Trong nhà chỉ có một chiếc giường tre, mấy cái nồi, vài chiếc bát lỏng chỏng trong chiếc rổ. Mẹ Minh bỏ hai bố con đi biệt tích từ lúc em mới lên 2. Bố em vì thế mà buồn chán hay uống rượu, rồi cuộc sống khó khăn nên thường xuyên đi làm thuê ở xa nhà.
7 tuổi nhưng Minh đã sống tự lập một mình. Bữa cơm hàng ngày của em là cơm trắng trộn với mỡ lợn, hôm nào may mắn đi suối bắt được con cá, con tép về nấu canh đã là tươm rồi. Cuộc sống của Minh cứ thế trôi đi, lủi thủi như con chim rừng lạc bầy. Việc học tập của em cũng chả có ai quan tâm, chỉ bảo, em thường xuyên nghỉ học, đi học muộn và trở thành cậu học trò cá biệt.

…. Đến người con ngoan, trò giỏi
Cảm thương trước hoàn cảnh của cậu học trò đặc biệt, cô Thảo đã nhận đỡ đầu chăm sóc em như con đẻ của mình. Cô Thảo dành cho Minh tình yêu thương của một người mẹ, hàng ngày chăm lo cho em từ bữa ăn, giấc ngủ, sắm cho em từ quyển sách, quyển vở, cái bút cho đến đôi giày, đôi dép và chiếc xe đạp làm hành trang để em đến trường. Mỗi khi bố Minh đi làm xa cô lại vượt qua những con dốc trơn trượt đón em về nhà mình ở.
Cô Thảo còn mua sắm cho Minh bàn, ghế học ở nhà và những đồ dùng sinh hoạt cần thiết. Người bố suốt ngày say xỉn, không tỉnh táo vì túng thiếu, quẫn trí đã có lần suýt bán con lấy 5 triệu đồng, may mà cô Thảo đã kịp thời khuyên can để em tiếp tục được đến trường.
Ông Vy Minh Tân – phụ huynh của em Minh tâm sự: „Nghĩ đến chuyện trước đây bản thân tôi vẫn còn thấy áy náy. Thật sự may mắn khi con tôi gặp được cô giáo Thảo, nếu không có cô chắc chắn nó không thể tới trường học tập như bây giờ”.
Chuỗi ngày Minh bị ốm phải nằm viện, cô Thảo là người duy nhất chăm sóc em đến khi khỏi bệnh. Không những thế, cô còn kêu gọi sự chung tay giúp đỡ của các nhóm thiện nguyện hỗ trợ em tiền viện phí cũng như trang trải cho cuộc sống, học tập.
Thực hiện Cuộc vận động „Mỗi thầy, cô giáo giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” trong nhà trường, cô Đoàn Thị Thảo đã đăng ký nhận giúp đỡ em Minh, hơn nữa cô đã coi Minh như đứa con đẻ của mình. Bằng tình yêu thương ấy, cô đã giúp Minh từ một học sinh cá biệt trở thành một học sinh chăm ngoan. Năm học 2018 -2019, Minh đã đạt danh hiệu Học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ trong học tập, đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ.
Cháu thấy thật sự may mắn khi gặp được mẹ Thảo, mẹ đã chăm lo cho cháu từ cái ăn, cái mặc, cái xe đạp đến trường. Mẹ còn thường xuyên đến nhà để kèm cháu học. Thực sự đó là người đã sinh ra cháu một lần nữa”- Chu Văn Minh nghẹn ngào khi nói về người mẹ thứ hai của mình.
Cô giáo Đoàn Thị Thảo tâm sự: „Khi chứng kiến cậu bé chỉ mới học lớp 2 mà thường xuyên ở nhà một mình, sống trong thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, bản thân tôi nghĩ mình không chỉ là một giáo viên, mình phải như một người mẹ, coi Minh là đứa con cần phải được quan tâm, chăm sóc. Chính vì thế tôi đã nhận Minh là con nuôi”.
Sự tiến bộ của Chu Văn Minh trong học tập chính là „trái ngọt” cho tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sẻ chia giữa con người với con người. Với cô giáo Đoàn Thị Thảo, cậu học trò Chu Văn Minh giờ đã như đứa con mình dứt ruột sinh ra. Mặc dù hoàn cảnh của em còn rất nhiều khó khăn, cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng nhưng câu chuyện trên về tình thầy trò nơi vùng cao này thật đáng trân trọng!

Và… ngôi trường „ai cũng có con nuôi”
Câu chuyện xúc động, đầy tình người của cô giáo Đoàn Thị Thảo với cậu học trò nghèo Chu Văn Minh chỉ là một trong số nhiều câu chuyện mà trong thời gian qua các thầy giáo, cô giáo Trường TH&THCS Tô Mậu, huyện Lục Yên đã làm, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong cuộc sống cũng như học tập.
Ông Cù Ngọc Tiến – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: „Cuộc vận độngMỗi thầy, cô giáo giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khănđược chúng tôi triển khai từ năm 2016. Vốn là địa phương có nhiều học sinh thuộc hộ nghèo cùng với sự thấu hiểu nỗi khó khăn, vất vả của học trò nên đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường đồng lòng hưởng ứng ngay từ những ngày đầu triển khai. Đến nay, Cuộc vận động đã trở thành một phong trào sôi nổi”.
Điều đặc biệt là việc giúp đỡ ấy không chỉ dừng lại ở kêu gọi, vận động sự đóng góp về tiền bạc, hiện vật của các tổ chức, cá nhân mà mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường còn nhận học trò làm „con nuôi”, động viên các em về tinh thần để các em bớt tự ti, mặc cảm mà vươn lên. Các thầy, các cô thực sự là những người cha, người mẹ của các em chăm lo cho các em từ cái ăn, cái mặc và kèm cặp các em trong học tập.
Được biết, Trường TH&THCS Tô Mậu hiện có 33 cán bộ, giáo viên thì 100% các thầy cô đều có „con nuôi” là những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như học sinh khuyết tật, bị bệnh hiểm nghèo, mô côi…
Ngoài ra, các thầy, cô giáo ở đây còn thường xuyên giúp đỡ những học sinh nghèo, các hộ gia đình bị thiên tai, hoạn nạn. Từ năm 2016 đến nay, đã có 34 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được thầy cô của trường giúp đỡ vươn lên.
Năm học mới lại bắt đầu, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ những điều kiện tốt nhất cho học sinh thì nhiệm vụ mà cán bộ, giáo viên Trường TH&THCS Tô Mậu quan tâm là động viên, mua sắm quần áo, sách vở cho những đứa „con nuôi” của mình, chuẩn bị mọi thứ để chúng sẵn sàng, tự tin bước vào năm học mới. Họ – những giáo viên vùng cao Yên Bái đã và đang tiếp tục khắc phục mọi khó khăn để cống hiến hết mình cho sự nghiệp „trồng người” trên vùng đất khó vì lợi ích trăm năm của nước nhà như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng căn dặn.

Về ngôi trường “ai cũng có con nuôi“
Thương Minh, cô giáo Đoàn Thị Thảo đã nhận đỡ đầu em, dành cho em tình yêu thương đúng nghĩa của một người mẹ
02/11/2019 https://vov.vn/xa-hoi/ve-ngoi-truong-ai-cung-co-con-nuoi-973831.vov
Nhằm giúp các em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tới lớp, từ năm 2016 đến nay, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã thực hiện cuộc vận động „Mỗi thầy, cô giáo giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” tới tất cả các đơn vị trường học trên địa bàn. Từ cuộc vận động này, nhiều em học sinh nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt đã tiếp tục có cơ hội để đến lớp và học lên cao hơn.
Ở Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tô Mậu, 100% cán bộ, giáo viên đều có con nuôi.

Cô giáo là mẹ hiền
Cậu học trò Chu Văn Minh, dân tộc Dao có hoàn cảnh rất đặc biệt. Từ khi mới sinh ra em đã phải sống trong căn nhà vách nứa ọp ẹp, nằm heo hút ven dòng sông Chảy. Trong nhà chỉ có một chiếc giường tre, mấy cái nồi, vài chiếc bát theo thời gian đã sứt mẻ.
Đáng thương hơn, khi em mới 2 tuổi, mẹ đã mang Minh để lại ven đường gần nhà ngoại rồi bỏ đi biền biệt. Bố em vì thế mà buồn chán, thường xuyên lấy rượu làm bạn, khiến cho cuộc sống của hai bố con vốn khó khăn càng thêm khốn khó.
Với ước mong được học như các bạn, hằng ngày, trong bộ quần áo cũ rách, cậu bé Minh gầy gò vẫn đều đặn đi bộ tới lớp. Thiếu sự quan tâm chăm sóc, giám sát của người lớn nên thầy cô và các bạn thường thấy Minh đến trường trong tình trạng 4 không: “không giầy dép, không bút vở, không cặp sách và không đúng giờ giấc’’.
Thương Minh, cô giáo Đoàn Thị Thảo đã nhận đỡ đầu em, dành cho em tình yêu thương đúng nghĩa của một người mẹ. Cô chăm lo cho Minh từ bữa ăn, giấc ngủ, năm học mới nào cũng sắm đủ cho em từ sách vở, bút mực, giày dép, quần áo cho đến chăn màn… “Ban đầu em tỏ ra rất bướng bỉnh, đi học thì hôm muộn, hôm tự đi bởi vì bố em có thể đi hai, ba ngày mới về, hoặc đi làm ăn hay đi uống rượu. Chính vì vậy, tôi có đề nghị với nhà trường là trực tiếp nhận đỡ đầu, quản lý em. Sáng chưa thấy em đến lớp tôi trực tiếp đi đón em hoặc gọi điện nhờ phụ huynh ở gần đấy đưa em đến lớp. Hôm nào bố em đi vắng thì tôi đưa về nhà mình. Trong gia đình thì ai cũng rất ủng hộ việc làm của tôi nên tô cũng thuận lợi trong việc giúp đỡ em”, cô giáo Đoàn Thị Thảo bộc bạch.
Từ tình yên thương của các thầy cô giáo trong nhà trường và “mẹ Thảo” dành cho, Minh đã nhanh chóng thay đổi. Từ một cậu bé thân hình gầy gò, nhút nhát, lớp 1 không biết chữ, em đã “có da có thịt”, đọc thông viết thạo vào năm lớp 2.
Đang trong những ngày tháng tươi đẹp, bất ngờ dịp Tết năm 2018, một tai nạn ập đến với Minh. Em bị ngã vào tường rào làm đứt lìa gân tay phải, phải nằm viện điều trị. Cô Thảo lại cùng em vào viện và kêu gọi sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng để em có đủ chi phí chữa trị.
Trở lại lớp học, do bịt đứt gân, Minh chưa thể dùng tay phải viết được, cô Thảo đã cấp tốc luyện cho em tập viết bằng tay trái. Đặc biệt, những ngày cuối tuần, cô Thảo đến nhà em hoặc đưa em về nhà mình để kèm luyện thêm. Ngày qua ngày, đến khi tay phải hồi phục xong thì tay trái em cũng đã viết thành thạo, giờ em viết tốt cả hai tay.
Cũng từ tình yêu thương của cô Thảo, ngay cả bố Minh là anh Vi Minh Tân cũng thay đổi tích cực, bớt uống rượu và chịu khó làm ăn. Vừa rồi, được cô giáo Thảo hỗ trợ cây giống, anh đã phát đồi bỏ hoang để trồng rừng.
Năm học này, Chu Văn Minh đã lên lớp 4. Cậu bé được bạn bè rất yêu quý bởi luôn chăm chỉ học hành và ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô. “Quần áo, sách vở đều cô Thảo mua cho con, năm nay lên lớp 4 cô còn mua cho con cả xe đạp nữa. Con sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng cô„, Minh bẽn lẽn cho biết.

Thầy cô nào cũng có con nuôi
Đặng Văn Trường cũng là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt ở trưởng Tiểu học và THCS Tô Mậu. Do nhà sắp đổ nên bố em phải bỏ lại ba mẹ con ở quê đi làm thuê nơi xa lấy tiền làm lại nhà, nhưng đồng lương công nhân hàng tháng trừ chi phí ăn uống, thuê trọ cũng chả còn đáng là bao.
Ở nhà, Trường vừa phải trông em, vừa phải giúp mẹ làm công việc đồi nương để có cái ăn qua ngày. Còn việc học của em thì luôn thường trực ý định bỏ do không đủ đồ dùng, sách vở, quần áo… Được cô giáo Nguyễn Thùy Dung đỡ đầu nên việc học của Trường không bị bỏ dở, năm nay em đã lên lớp 7.
Đối với em Nguyễn Thị Thơm, học sinh lớp 6, do gia đình quá khổ nên trước năm học mới 2019 – 2020 này em đã bỏ học. Không có đủ sách vở, ngay cả đôi dép, cái khăn quàng đỏ em cũng không có nên không thể đến lớp. Được nhà trường động viên, chia sẻ và được cô giáo Nông Thị Thúy Hằng nhận đỡ đầu nên sau đó em đã quay trở lại lớp học. Tuy gương mặt vẫn đượm buồn, thiếu tự tin, ít chơi đùa với các bạn, nhưng Thơm đã không còn nghỉ một buổi học nào. “Nhìn Thơm thì nhìn rất là khắc khổ, rất là thương nên tôi đã quan tâm, giúp đỡ em ngay từ đầu. Cũng như con của mình thôi, thiếu thốn cái gì là giúp đỡ cái ấy”, cô giáo Nông Thị Thúy Hằng tâm sự.
Năm học 2019 – 2020, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tô Mậu có 33 cán bộ, giáo viên, với 487 học sinh. Trong đó, hơn 160 em có hoàn cảnh khó khăn và 39 em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, 33 cán bộ giáo viên của nhà trường mỗi người đã nhận đỡ đầu ít nhất một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, để giúp các em vươn lên trong cuộc sống, xóa bỏ tự ti, mặc cảm và có đủ các điều kiện đến lớp.
Vì đa số các em có hoàn cảnh hết sức đáng thương như: Bố mẹ đi làm ăn xa phải ở nhà một mình, kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn, ốm đau bệnh tật, mồ côi hay bố mẹ bỏ nhau ngay từ khi các em còn bé… nên sự giúp đỡ của các thầy cô giáo không chỉ dừng lại ở tiền bạc, vật chất, mà còn là tình thương, sự quan tâm, sẻ chia của những người cha, người mẹ thực sự dành cho đứa con của mình. “ Xuất phát từ một số em có hoàn cảnh rất éo le, từ năm học 2016- 2017 nhà trường đã phát động tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là mỗi người nhận giúp đỡ một đến 2 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Sau thực hiện nhà trường đã thu được một số kết quả đó là: Tỉ lệ học sinh nghỉ học giảm xuống, chất lượng học sinh theo từng năm học tăng lên. Đặc biệt, những em được thầy cô giáo giúp đỡ thì có tinh thần tự tin, không còn e dè, mặc cảm với bản thân nữa; kế quả học tập của các em cũng nâng lên. Mô hình này rất là tốt, nhà trường sẽ tiếp tục áp dụng cho các năm học tiếp theo và phấn đấu mỗi một thầy cô giáo là nâng số học sinh nhận đỡ đầu lên”. Thầy giáo Cù Ngọc Tiến, Hiệu trưởng Trường TH và THCS Tô Mậu cho biết.

Một cách làm cần nhân rộng
Lục Yên là một huyện miền núi ở tỉnh Yên Bái, với đa số là đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện tại ở các trường học, còn khá nhiều em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Để giúp các đỡ các em, Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện đã phát động Cuộc vận động „Mỗi thầy, cô giáo giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, đến tất cả các đơn vị trường học trên địa bàn. Bà Nguyễn Thị Hương, Phó phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Lục Yên cho biết: “Thực hiện cuộc vận động này, một số trường thì tập thể nhận đỡ đầu, một số trường thì giáo viên nhận nuôi ăn học, giúp đỡ về cơ sở vật chất và tinh thần để các em có điều kiện tốt nhất để tới trường. Cho đến thời điểm này phong trào đã được nhân rộng và các đơn vị trường đã làm tốt công tác này, với nhiều điển hình”.
Bằng tấm lòng thơm thảo, nhân ái của các thầy cô, những em học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Tô Mậu nói riêng, ở huyện Lục Yên nói chung đã vơi bớt đi khó khăn, có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, viết tiếp “giấc mơ” tới trường. Đây thực sự là mô hình, cách làm thiết thực, cần được nhân rộng trong thời gian tới.

Die Schule, in der jede Lehrerin und jeder Lehrer ein adoptiertes Kind hat
Die Kreisverwaltung von Luc Yen in der nordvietnamesischen Provinz Yen Bai hat vor drei Jahren Lehrerinnen und Lehrer im Kreis aufgerufen, eine Schülerin bzw. einen Schüler aus schwierigen Verhältnissen zu adoptieren. Schülerinnen und Schüler haben seit dem Aufruf die Chance, weiter zu lernen.
20.11.2019 https://vovworld.vn/de-DE/gesellschaftliches-leben/die-schule-in-der-jede-lehrerin-und-jeder-lehrer-ein-adoptiertes-kind-hat-803352.vov
Chu Van Minh ist ein Schüler der Volksgruppe der Dao. Seine Mutter hatte ihn in seinem zweiten Lebensjahr auf dem Gehweg zurückgelassen und ist spurlos verschwunden. Sein Vater fing deswegen an zu trinken. Minh ging ohne Schuhe, ohne Hefte und Füller sowie unpünktlich in die Schule.
Die Lehrerin Doan Thi Thao hat Minh adoptiert. Minh hat nun die Wärme seiner Mutter bei der Versorgung und beim Schlaf gespürt. Dazu Doan Thi Thao.
Am Anfang war Minh ein Dickkopf. Er ging oft zu spät zum Unterricht. An vielen Tagen ging Minh allein zur Schule, da sein Vater oft zwei oder drei Tage auf Reisen war und nicht nach Hause zurückkam. Ich habe mit der Schulleitung gesprochen und Minh adoptiert. Ich kam direkt zu ihm und brachte ihn zur Schule oder habe die Eltern der Schüler in der Nähe seines Wohnorts angerufen und bat, Minh zur Schule mitzubringen. Wenn sein Vater nicht zu Hause war, brach ich ihn zu mir nach Hause. Alle meine Familienmitglieder unterstützen mich dabei.
Die Liebe der Lehrerinnen und Lehrer, vor allem von Doan Thi Thao hatte Minh überzeugt. Minh machte Fortschritte bei Disziplinen und beim Lernen. Gesundheitlich ging es Minh auch besser.

In diesem Schuljahr wollte die Schülerin Nguyen Thi Thom wie Chu Van Minh die Realschule verlassen. Sie wurde aber von Lehrerinnen und Lehrern der Schule ermutig und überzeugt, dadurch ging Nguyen Thi Thom wieder zur Schule. Sie wurde von der Lehrerin Nong Thi Thuy Hang adoptiert.
Die Realschule To Mau hat in diesem Schuljahr 33 Beamte, Lehrerinnen sowie Lehrer und knappt 500 Schüler. 160 von ihnen sind aus Familien mit schwierigen Verhältnissen und 39 Schüler aus Familien, die besonders arm sind. Alle Funktionäre sowie Lehrerinnen und Lehrer haben jeweils ein Kind aus besonders armen Familien adoptiert.
Die Lehrerinnen und Lehrer unterstützen die Schüler nicht nur finanziell. Sie kümmern sich um die Schüler wie ihre eigenen Kinder. Der Schuldirektor der Schule To Mau, Cu Ngoc Tien sagt.
Die Schulleitung erkannte, dass dutzende Kinder aus sehr armen Familien kommen. Wenn es so weitergeht, müssen sie auf den Schulbesuch verzichten. Wir rufen die Lehrerinnen und Lehrer der Schule auf, ein oder zwei Schüler finanziell zu unterstützen. Seitdem ist die Anzahl der Kinder, die die Schule verlassen, gesunken. Schüler, die schwache Schulleistungen haben, sind weniger. Die Schüler sind selbstbewusster geworden. Wir werden auf jeden Fall den Aufruf fortsetzen.

Laut der stellvertretenden Leiterin der Abteilung für Erziehung und Ausbildung des Kreises Luc Yen, Nguyen Thi Huong sollte der Aufruf in der ganzen Region verbreitet werden.
Einige Schulen bilden Gruppen von Lehrerinnen und Lehrern, die die Kinder finanziell unterstützen. Lehrerinnen und Lehrer anderer Schulen helfen den Kindern direkt. Bisher haben wir gute Ergebnisse erzielt.
Barmherzige Lehrerinnen und Lehrer im Kreis Luc Yen haben es vorgemacht, die Kinder in den bergigen Gegenden finanziell zu unterstützen. Dies sollte landesweit ausgeweitet werden.

Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái http://www.yenbai.gov.vn/Pages/ban-do.aspx
Trường tiểu học Tô Mậu – Thôn Mường – Xã Tô Mậu – Huyện Lục Yên – Yên Bái https://www.thongtincongty.work/doanh-nghiep/843558/5200601737-truong-tieu-hoc-to-mau

  • Im Wörterbuch speichern
    • Keine Wortliste für Vietnamesisch -> Deutsch…
    • Eine neue Wortliste erstellen…
  • Kopieren

Veröffentlicht 5. Dezember 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Die Lehrerin Truong Thi Huyen hat hier ihre Bildungsmission erfolgreich abgeschlossen – Rừng xanh rộn rã i tờ   Leave a comment

Rừng xanh rộn rã i tờ

Bản Cà Đơ trước thuộc xã Tân Thịnh, từ năm 1995 chuyển về xã Lam Vỹ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Núi rừng hoang vu, hẻo lánh khiến cho con người cách trở, gieo neo.
20/11/2019 https://nongnghiep.vn/rung-xanh-ron-ra-i-to-post253309.html
Cà Đơ được nhắc đến khi ai đó ám thị một sự cảm thông khắc khoải, lắt lay. Vượt qua mọi cản ngăn, hơn 2 thập kỷ qua, cô giáo Trương Thị Huyên hoàn thành xuất sắc sứ mệnh giáo dục ở đây. 21°59′08.3″N 105°41′20.7″E

Cho em thơ được ra khỏi bản
Bản Cà Đơ có hơn hai chục hộ hộ dân đồng bào Dao sinh sống, đa số là hộ nghèo. Cái nghèo cố hữu với con người nơi đây kể từ khi cắm dùi, lập bản. Cô giáo Trương Thị Huyên dưng dưng nhớ lại.
Năm 1995, do biến động, cả bản Dao của cô thuộc xã Chí Minh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã sơ tán về đây. Mỗi hộ dân chọn một quả đồi, một khe nước dựng lán, làm sàn định cư.
Người bản địa trước đây có giai đoạn cát cứ tư liệu theo kiểu đất ông cha nên những người mới đến phải ẩn sâu vào dú (núi). Khi thấy con suối cuối cùng thì dừng chân, dân gốc nói là khuối cần hư (suối của ai?).
Đồng bào Tày Nùng nơi đây cũng chẳng ai đủ sức khỏe, bản lĩnh hay vì lý do gì mà vào đây khai phá. Vậy nên họ hay hỏi nhau khuối cần hư? Không ai nhận của mình nên là không của ai, người Dao đọc chệch từ Cần hư thành Cà Đơ cho dễ nói. Bản Cà Đơ ra đời.
Bản người Dao Cà Đơ chỉ nói tiếng Dao. Khi còn ở Tràng Định, trẻ em còn được đến trường. Nay muốn đi học, muốn nói tiếng phổ thông thì phải vượt hơn 10 km đường rừng với 36 khe suối, 8 ngọn đèo. Sự cách trở ấy cộng thêm cả nỗi mặc cảm của người dân mới đến, có nguy cơ biến bản Cà Đơ thành một bộ tộc cô đơn.
Đã từng có 9 năm đứng lớp, cô Huyên ý thức hơn cả và lo lắng khôn nguôi về sự biệt lập sẽ làm cho người dân trở thành dị biệt. Trong đó có cả 2 người con của chính cô, một cháu 5 tuổi và một cháu mới 3 tuổi. Vượt núi, cô trình bày ý nguyện và được đồng ý.
Về bản, cô đến từng nhà có trẻ em trong độ tuổi để vận động đến lớp. Lớp học được dựng tạm bằng tranh tre nứa lá bên dòng suối Cà Đơ. Cộng đồng bản Cà Đơ vốn là những người cùng trong một dòng tộc nên cô giáo Huyên có khi là Bác, là cô, dì, thím, mợ của học trò.
Để dạy học sinh, cô phải vừa dạy tiếng Kinh vừa phiên dịch ra tiếng Dao cho con cháu hiểu và dần dần tiếp cận được nội dung bài giảng. Khó khăn không kể siết, cô Huyên đau đáu niềm tin các trò sẽ biết tiếng Kinh, sẽ tiếp tục theo học để được tự tin hạ sơn, dời bản.

Nguyện ước đơn sơ
Năm 2016, cô Huyên vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch nước. Bài phát biểu của cô có đoạn: “Trong 21 năm giảng dạy lớp ghép tại bản Cà Đơ, có rất nhiều kỷ niệm mà bản thân tôi không thể nào quên.
Với một lớp học nho nhỏ bằng cây vầu, vách nứa, bàn ghế ọp ẹp dựng tạm bên bờ khe heo hút, điện không có. Nhiều hôm mưa to, gió lớn hắt nước vào lớp học. Cô trò ôm nhau nấp dưới gầm bàn, người run cầm cập. Lo sợ lũ rừng ập đến, gió núi vùi lớp học”…
Năm 2005, lớp học ghép cô Huyên được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam xây dựng cho một phòng lớp học kiên cố, rộng 20 mét vuông. Sự động viên to lớn giúp cô giáo càng thêm can trường nơi xa thẳm. Nhưng những gian truân thì vẫn còn nhiều lắm.
Dù hiện tại, phòng học chỉ có 7 học sinh nhưng được phân ra 3 lớp. Cô giáo treo ở 2 đầu lớp học 2 chiếc bảng, 2 em lớp 4 và 1 em lớp 3 học toán trên một chiếc bảng. Cô giáo cho đề bài xong thì đi về phía chiếc bảng đối diện để hướng dẫn 4 học sinh lớp 2 đang ngồi quay lưng với các anh chị học chính tả.
Để học sinh đến lớp, cô giáo phải đi vận động. Ngay cả khi các em theo học thì cũng chưa có gì chắc chắn là các em sẽ đến lớp đều đặn, thậm chí là bỏ học giữa chừng. Vậy nên một năm dạy học cũng là một năm vận động. Những trưa hè đổ nắng, đường xa, dốc thẳm, cha mẹ thương con cho nghỉ học, cô đến nhà che nắng đưa các em đến lớp.
Ngày gió bấc căm căm, cô trò lấy lá cọ che khuôn cửa thông thống gió lùa. Đốt một đống dấm ở cửa lớp cho hơi ấm tỏa lan. Mưa rào cắt đường, lũ tràn suối. Mưa phùn đường lầy như ruộng, vắt bám đầy lối đi. Vùng cao những ngày u ám, mây ấp núi, sương muối bọc rừng cây, 6 giờ sáng nhưng học trò cô Huyên phải đốt đuốc đến trường. Cô giáo chẳng những truyền đạt trên bục giảng mà thực sự trở thành người lái đò, người đồng hành trên những nẻo đường gian khó của học sinh.
Thấm thoát đã hơn 30 năm đứng lớp, trong đó có 23 năm Cà Đơ. Các học trò hôm nay nhiều em là con của chính những học trò năm xưa. Đặt ngay ngắn lọ hoa nhựa lên bàn giáo viên, cô kể, dịp lễ Tết, cô được cha mẹ học sinh tặng cho một củ măng rừng, một chục đũa cọ hay mấy con cá suối…nghĩ cũng lạ nhưng cảm động lắm. Cô bùi ngùi, cũng thèm được tặng dù chỉ một bông hoa thôi là hạnh phúc rồi.

Ông Thái Văn Cương (Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện Định Hóa) cho biết, nỗ lực của cô giáo Huyên với bề dày cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được các cấp và ngành giáo dục từ Trung ương đến địa phương đánh giá cao.
Tại địa phương, ngoài nhiệm vụ chuyên môn, phòng giáo dục cũng như nhà trường đặc biệt trân trọng tình cảm của cô Huyên đối với học sinh, nỗ lực khắc phục để duy trì lớp đều đặn trong điều kiện vô cùng khó khăn.

Veröffentlicht 26. November 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

48 Stunden durch die Wüste, durch den Wald, über Stromschnellen, die Mui Doi erobern – 48 giờ vượt sa mạc, xuyên rừng, nhảy ghềnh đá chinh phục Mũi Đôi   Leave a comment

48 giờ vượt sa mạc, xuyên rừng, nhảy ghềnh đá chinh phục Mũi Đôi

Mũi Đôi (Khánh Hòa) từ trước đến nay luôn là điểm đến mà nhiều bạn trẻ ước ao chinh phục. Tuy vậy, muốn chinh phục được điểm đến này không hề dễ dàng, bạn sẽ phải trải qua rất nhiều thử thách, kéo dài hai ngày từ vượt sa mạc, đồi cát, xuyên rừng, nhảy ghềnh đá…
20/08/2019 https://www.nhandan.com.vn/photo_news/item/41274002-48-gio-vuot-sa-mac-xuyen-rung-nhay-ghenh-da-chinh-phuc-mui-doi.html
Mũi Đôi nằm trên bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. 12°38′59.2″N 109°27′53.6″E

Điểm khởi hành của hành trình hai ngày bắt đầu tại làng Đầm Môn. Có hai cách để đến với Đầm Môn.
– Từ thành phố Nha Trang đi chừng 80km qua thị xã Ninh Hòa, qua tiếp thị trấn Vạn Giã đến chân đèo Cổ Mã thì rẽ phải 18km là đến nơi.
– Hoặc bạn có thể đi từ thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) qua hết địa phận đèo Cả, đèo Cổ Mã rồi rẽ trái.
Đường vào Đầm Môn được trải nhựa thẳng tắp dọc theo những làng chài ven biển. Ấn tượng nhất là những đồi cát khổng lồ như kéo dài đến tận chân trời.
Tổng quãng đường trekking (hình thức đi bộ đường dài trên nhiều bề mặt địa hình) dài khoảng 14km, bao gồm 4km thử thách vượt qua đồi cát nóng bỏng – là giai đoạn khởi động mất sức và nước nhất giữa cái nắng như nung của vùng giáp ranh Khánh Hòa, Phú Yên này.

Mất chừng hai tiếng để vượt qua những đồi cát sa mạc đến với cánh cung biển khổng lồ này, các đoàn thường nghỉ trưa tại trạm nhà chú Hai, một người địa phương sinh sống ở đây, chuyên phục vụ ăn trưa và nước uống cho các đoàn chinh phục.
Chiều đến, khi nắng đã bớt gay gắt, khi cơ thể người chinh phục bắt đầu được hồi lại sau khi nghỉ trưa, bạn sẽ đến với chặng hai của hành trình, kéo dài chừng 8km đi xuyên rừng, với ba quả đồi đi lên đi xuống. Địa hình ở đây chủ yếu là rừng lùn, cây bụi dạng bán hoang mạc.
Mũi Đôi https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C5%A9i_%C4%90%C3%B4i
Bãi Rạng là điểm dừng chân của ngày đầu chinh phục. Đây là phần thưởng xứng đáng cho 12km vượt sa mạc cát, rừng lùn vất vả, là điểm dừng chân lý tưởng với bãi biển trong xanh như ngọc, những rạn san hô khắp nơi, bãi cát trải dài theo cánh cung biển được che chắn gió phù hợp với việc cắm trại.
Cắm trại đêm, nấu nướng bên lửa trại ở bãi Rạng trước biển. Gần đây, để thuận tiện cho các đoàn chinh phục Mũi Đôi, những người dẫn đường bản địa (porter) đã liên kết với nhau xây dựng một chòi phục vụ tại đây, đầy đủ nước ngọt, nước tắm, bia, thậm chí cả đồ ăn nếu liên hệ đặt trước.
Mũi Đôi được đánh giá điểm đến hấp dẫn bởi sự đa dạng cảnh quan, đầy đủ sa mạc, hoang mạc, rừng lùn, bãi biển đến quãng đường chinh phục nhảy ghềnh đá, bạn sẽ phải nhảy qua những tảng đá khổng lồ vào sáng ngày hôm sau để đến với chóp inox đánh dấu tọa độ địa điểm này.
Chặng cuối cùng – cũng là chặng nguy hiểm nhất toàn hành trình – trèo lên tảng đá khổng lồ cao hơn 3m, nơi đặt chóp inox, mà chỉ có thể tự lực bằng chính đôi tay leo dây thừng cùng đôi chân bám víu gờ đá mới có thể hoàn thành được nó.

Veröffentlicht 21. August 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Eine Teeinsel zieht Touristen an – Đảo chè Nghệ An hút khách du Xuân   Leave a comment

Đảo chè Nghệ An hút khách du Xuân

Những ngày đầu năm mới Mậu Tuất, đảo chè Cầu Cau ở xã Thanh An, huyện Thanh Chương, Nghệ An là điểm đến hấp dẫn khách du Xuân.
21/02/2018 https://baonghean.vn/dao-che-nghe-an-hut-khach-du-xuan-182900.html
https://baonghean.vn/tags/%c4%91%e1%ba%a3o-ch%c3%a8-Thanh-Ch%c6%b0%c6%a1ng.html . https://baonghean.vn/tags/%c4%91%e1%ba%a3o-ch%c3%a8-Thanh-An.html
Khu du lịch Đảo chè Thanh An – Thanh Chương 18°44′09.6″N 105°16′52.4″E


Ấn tượng đảo chè Thanh Chương với góc nhìn flycam
Hàng ngàn người mỗi ngày đến nơi đây trong dịp nghỉ lễ là một minh chứng sinh động cho sự cuốn hút của đảo chè Thanh Chương. Non nước hữu tình, không khí trong lành, cảnh sắc thơ mộng, yên bình, những đồi chè không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang đến sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo cho xứ nhút.
Không chỉ đông đảo du khách đến với đảo chè, mà rất nhiều nhiếp ảnh gia cũng tìm đến nơi này để sáng tác ảnh. Chùm ảnh này được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Hải đến từ Hà Tĩnh.
Nhiếp ảnh gia này cho hay, sau khi đến với đảo chè ở Thanh Chương, Nghệ An, anh thực sự bị mê hoặc và trong thời gian ngắn anh đã 2 lần trở lại để tìm những khoảnh khắc đẹp.
30/04/2018 https://baonghean.vn/an-tuong-dao-che-thanh-chuong-voi-goc-nhin-flycam-195458.html
11/01/2017 https://vnexpress.net/du-lich/dao-che-xu-nghe-nhin-tu-tren-cao-3526139.html


Đảo Chè Thanh Chương 28.08.2018 veröffentlicht

 

Veröffentlicht 1. April 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Lösungen zur Mobilisierung von Investitionsressourcen für die Sonderzone Van Don – Giải pháp huy động nguồn lực đầu tư cho Đặc khu Vân Đồn   Leave a comment

Giải pháp huy động nguồn lực đầu tư cho Đặc khu Vân Đồn

Trong Đề án thành lập Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn (Đặc khu Vân Đồn), nguồn vốn dự kiến giai đoạn 2018-2030 cho Vân Đồn cần khoảng 270.000 tỷ đồng (50% huy động trong nước và 50% huy động nước ngoài) nhằm tạo cho Vân Đồn có bước phát triển nhanh, bền vững, trở thành động lực lan toả tới các địa phương khác và đạt các mục tiêu theo định hướng phát triển…
03/12/2017 http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201712/giai-phap-huy-dong-nguon-luc-dau-tu-cho-dac-khu-van-don-2366362/
Khu nghỉ dưỡng cao cấp Furama Vân Hải, trên đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, quy mô khách sạn đẳng cấp 5 sao, tổng vốn đầu tư gần 1.200 tỷ đồng.

Khu nghỉ dưỡng cao cấp Furama Vân Hải, trên đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, quy mô khách sạn đẳng cấp 5 sao, tổng vốn đầu tư gần 1.200 tỷ đồng.

Veröffentlicht 6. Dezember 2017 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,