Archiv für das Schlagwort ‘hausarzt

Moskauer Ärzte haben große Erfahrung in der erfolgreichen Behandlung von Patienten zu Hause gesammelt, daher erweitern wir ab Oktober das Programm zur kostenlosen Arzneimittelversorgung für COVID-19-Patienten erheblich – мы значительно расширяем программу бесплатного лекарственного обеспечения больных COVID-19   Leave a comment

Коронавирус. Лекарства для тех, кто проходит лечение на дому

Уже не первый месяц Москва ведет борьбу с коронавирусом. Пациенты с тяжелыми формами заболевания госпитализируются в стационар, но большинство заболевших москвичей все-таки имеют возможность лечиться дома под постоянным наблюдением врачей поликлиник и телемедицинского центра. Лекарства для лечения COVID-19 они получают бесплатно.
Московские врачи накопили огромный опыт успешного лечения пациентов на дому. Недавно в России были зарегистрированы новые эффективные препараты.
Поэтому начиная с октября мы значительно расширяем программу бесплатного лекарственного обеспечения больных COVID-19.
Сегодня в 09:00 https://www.sobyanin.ru/koronavirus-lekarstva-dlya-teh-kto-prohodit-lechenie-na-domu
3 ОКТ, 08:05Обновлено 09:02 https://tass.ru/obschestvo/9618823

1. В соответствии с рекомендациями Минздрава России амбулаторные пациенты будут получать новые противовирусные препараты «Арепливир» и «Коронавир».
2. Для профилактики возможных осложнений пациентам со среднетяжелым течением болезни будут выписываться антикоагулянты, препятствующие свертыванию крови и образованию тромбов (Дабигатрана этексилат, Ривароксабан, Апиксабан).
3. Амбулаторные пациенты, у которых была диагностирована пневмония, будут по решению врача бесплатно получать пульсоксиметры. Эти приборы позволяют мгновенно оценивать уровень насыщения крови кислородом – ключевой показатель для оценки состояния при COVID-19.
4. Пациентам, проходящим диагностику на ковид, и пациентам из групп риска будет одновременно проводиться экспресс-тестирование на грипп.
Также расширяем перечень обязательных анализов, которые позволяют еще более качественно и комплексно вести терапию пациентов с COVID-19.

Необходимые лекарства и медицинские приборы закуплены в достаточном количестве. Решение об их назначении и выдаче принимают лечащие врачи.
По мнению специалистов, применение новых схем лекарственной терапии, дополнительные анализы и возможность постоянного контроля своего состояния значительно улучшат качество лечения на дому. Пациенты будут легче переносить заболевание и быстрее возвращаться к нормальной жизни.
Будьте здоровы! Берегите себя!

Veröffentlicht 3. Oktober 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Die Person, die den Rücken des US-Präsidenten „repariert“ -Anthony Fauci “vị bác sĩ của nhân dân”- Người “sửa lưng” Tổng thống Mỹ   Leave a comment

Ngườisửa lưngTổng thống Mỹ

Nước Mỹ đang chịu ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19, với số người mắc nhiều nhất thế giới.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại đây có thể sẽ còn tồi tệ hơn nữa, nếu không có sự quyết liệt đến cực đoan của chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm Anthony Fauci – người được trìu mến gọi làvị bác sĩ của nhân dân”.
02/05/2020, 14:12 https://www.nhandan.com.vn/quoc-te/nhan-vat/item/44313402-nguoi-“sua-lung”-tong-thong-my.html
Sứ giả của sự thật
Anthony Fauci và cộng sự trong Ðội phản ứng Covid-19 bước vào phòng Bầu dục tại Nhà trắng, vào thời điểm chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn chần chừ chưa thực hiện các biện pháp mạnh tay hơn nhằm khống chế dịch bệnh, vì lo ngại những tác động xấu đến nền kinh tế.
Bằng lập luận đanh thép và đồ thị trực quan, Anthony Fauci đã thuyết phục thành công Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng, nếu không có biện pháp cách ly xã hội, hơn 2,2 triệu người Mỹ có thể bỏ mạng vì dịch bệnh. Ông Trump lắng nghe chăm chú từng lời nói, tự nhận mình là “học trò” của ông Fauci trong sự ngỡ ngàng của các quan chức Nhà trắng vì “chưa từng có ai thu hút sự chú ý của Tổng thống như thế”.
Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Trump lại dành cho ông Fauci sự tôn trọng lớn như vậy. Ở tuổi 79, ông Fauci đã có hơn 30 năm làm Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Hoa Kỳ, và là cố vấn y tế hàng đầu của sáu đời Tổng thống Mỹ. Trong suốt sự nghiệp, ông Fauci được xem là khắc tinh của những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như HIV/AIDS, Zika hay Ebola, với tư cách chuyên gia đầu ngành.
Sứ giả của sự thật” là biệt danh nhiều đồng nghiệp đặt cho ông vì sự chính trực, không ngại va chạm với bất kỳ ai, kể cả đó là nguyên thủ quốc gia. Khi được hỏi về ý tưởng thuốc trị sốt rét có thể là “cứu tinh” của nhân loại trong cuộc chiến với virus SARS-CoV-2, bác sĩ Fauci thẳng thừng khẳng định: Ðiều đó không có cơ sở khoa học!
Tuy thế, Fauci cũng không mong muốn Tổng thống Mỹ trở thành đối tượng bị chỉ trích. Trước truyền thông, ông nhiều lần khẳng định “không có xích mích với Tổng thống” và ông Trump “là người biết lắng nghe”. Thái độ quyết liệt bảo vệ sự thật nhưng cũng không kém phần mềm mại, đầy nhạy cảm chính trị của ông Fauci đối với Tổng thống được xem như yếu tố quan trọng, giúp Chính phủ Mỹ đưa ra nhiều quyết sách có lợi cho chiến dịch phòng, chống Covid-19.

Ðại dịch chắc chắn sẽ xuất hiện
Ðại dịch mà thế giới đang đối mặt không nằm ngoài dự đoán của bác sĩ Anthony Fauci. Vào năm 2017, chỉ 10 ngày trước khi Tổng thống Trump nhậm chức, ông Fauci đã có bài phát biểu quan trọng với tựa đề “Chuẩn bị Ðại dịch cho chính quyền tiếp theo”. Ông khiến cử tọa chết lặng khi để ngỏ về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà con người hoàn toàn không có hiểu biết gì về nó, và ông kết luận rằng, một đại dịch mới gần như là không thể tránh khỏi – đúng ba năm trước khi Covid-19 được ghi nhận xuất hiện ở Vũ Hán.
Hơn 30 năm trước, Fauci – khi đó là lãnh đạo trẻ tuổi bậc nhất Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ – đã trải qua những năm tháng kinh hoàng khi đại dịch HIV/AIDS giết hàng triệu người trên thế giới. Chính cái chết không thể tránh khỏi của bệnh nhân đã ám ảnh vị bác sĩ này, thúc đẩy ông “đối đầu” với ngành dược ở Mỹ để đẩy nhanh quá trình cấp thuốc cho bệnh nhân AIDS.
Kể từ thời điểm đó, Fauci trở thành chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu về AIDS, “kiến trúc sư trưởng” của Chương trình hỗ trợ chống AIDS ở các nước thế giới thứ ba, và hiện vẫn nuôi tham vọng đẩy lùi dứt điểm căn bệnh thế kỷ.
Quá khứ chống dịch ấy giúp Fauci nhận ra rằng, một chuyên gia như ông nên xuất hiện nhiều hơn trên truyền hình, trở thành nhân vật được công chúng tin tưởng thì mới có thể dễ dàng nâng cao nhận thức cộng đồng về dịch bệnh. Còn nhớ vào năm 2014, nước Mỹ lo sợ trước thông tin căn bệnh chết người Ebola đã lây từ một vị khách châu Phi sang một nữ y tá người Mỹ gốc Việt. Sau khi cô được tuyên bố khỏi bệnh, ông Fauci đã đến ôm cô thật chặt trước ống kính truyền hình, trấn an dư luận.

Như một định mệnh
Ở tuổi 79, Anthony Fauci nằm trong nhóm có nguy cơ tử vong cao nhất vì Covid-19 nhưng điều đó vẫn không ngăn ông làm việc đến 20 giờ mỗi ngày để góp phần kiềm chế đại dịch. Ông di chuyển liên tục khắp Thủ đô Washington D.C, gặp gỡ các nhà lập pháp và doanh nhân nhằm chứng minh mức độ nguy hiểm của đại dịch.
Giọng nói của ông trở nên khàn đặc sau hàng giờ đồng hồ trả lời thắc mắc về dịch bệnh trên sóng truyền hình và nền tảng video internet. Một nghị sĩ Mỹ, trong phiên điều trần mới đây, còn bông đùa rằng ông Anthony Fauci chắc hẳn phải có anh em sinh đôi vì thấy ông xuất hiện ở khắp mọi nơi.
Vị chuyên gia đầu ngành về bệnh truyền nhiễm ấy còn vô cùng nhạy bén trong việc truyền tải thông tin dịch bệnh đến giới trẻ Mỹ. Thay vì nội dung khoa học khô khan, Anthony Fauci kết hợp với ngôi sao bóng rổ có hàng triệu người trẻ theo dõi trên mạng xã hội để nhấn mạnh tầm quan trọng của cách ly xã hội, và rằng người trẻ vẫn có khả năng tử vong vì đại dịch – cách tiếp cận hiếm thấy với các nhà khoa học, đặc biệt là ở độ tuổi như ông.
Tinh thần tận hiến, làm việc không ngừng nghỉ của ông được người vợ Christine Grady – là một điều dưỡng viên, nhà đạo đức học y khoa – hết lòng ủng hộ. Cũng như chồng, bà Grady vẫn làm việc với cường độ cao ở tuổi 67, bất chấp nguy cơ nhiễm bệnh.
Cựu Tổng thống Mỹ George H. Bush luôn xem Anthony Fauci là người hùng của nước Mỹ trong cuộc chiến thời bình chống lại những căn bệnh nguy hiểm bậc nhất lịch sử hiện đại. Người dân Mỹ gọi ông là “người đáng tin nhất”, còn trong mắt hậu bối ngành Truyền nhiễm, ông như ngọn hải đăng dẫn đường. Nhưng với Fauci, món quà quý giá nhất chính là tiếp tục được cống hiến cho khoa học, và được nhìn thấy ngày thế giới chiến thắng Covid-19.

Ít ai biết rằng, ông Fauci từng là công nhân xây dựng bán thời gian sau khi tốt nghiệp ngành Cổ điển học.
Duyên phận thế nào, ông lại tham gia tu sửa Thư viện của Trường đại học Y Cornell và tình cờ đi lạc vào giảng đường trường này. Trong giây phút ngắn ngủi ấy, Fauci đã ao ước trở thành sinh viên Y khoa và hoàn thành ước nguyện một năm sau đó. Như một định mệnh…

Veröffentlicht 3. Mai 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Sturmfeste Häuser passend für das Mekong Delta – 12 cách chằng chống nhà cửa chống bão phù hợp với khu vực ĐBSCL và Nam Bộ   Leave a comment

12 cách chằng chống nhà cửa chống bão phù hợp với khu vực ĐBSCL và Nam Bộ

Theo dự báo, cơn bão số 16 Tembin dự kiến đổ bộ vào Cà Mau và các tỉnh ĐBSCL, 1 phần các tỉnh Nam Bộ vào tối mai (25.12) và rạng sáng 26.12. Báo Lao Động xin trích đăng một số cách chằng chống nhà cửa ứng phó với bão.
24/12/2017 16:11 https://laodong.vn/xa-hoi/12-cach-chang-chong-nha-cua-chong-bao-phu-hop-voi-khu-vuc-dbscl-va-nam-bo-582978.ldo
Từ thông tin tham khảo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Lao Động xin giới thiệu 12 cách chằng chống nhà cửa ứng phó với bão phù hợp với khu vực ĐBSCL và vùng Nam Bộ:

 

Veröffentlicht 24. Dezember 2017 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Hausarzt-Modell (BSGD) – mô hình Bác sĩ gia đình (BSGĐ)   Leave a comment

MÔ HÌNH BÁC SĨ GIA ĐÌNH: THIẾT THỰC VÀ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN

Trong giai đoạn 2013 – 2020 Bộ Y tế triển khai đề án Bác sĩ gia đình ( BSGĐ) với mục tiêu là xây dựng và phát triển mô hình phòng khám BSG trong hệ thống y tế Việt Nam, nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục, thuận lợi cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện.
http://www.skcd.vn/mo-hinh-bac-si-gia-dinh-thiet-thuc-va-hieu-qua-doi-voi-nguoi-dan/tin-30.html

Đi vào hoạt động hơn một năm qua, Trung tâm BSGĐ Hà Nội (75 Hồ Mễ Trì) là mô hình tư nhân đầu tư, thuộc Sở Y tế Hà Nội quản lý, có lượng khách hàng tăng đều đặn. Mỗi ngày có khoảng 5-10 khách hàng yêu cầu khám tại nhà và hàng tháng đều có thêm các hợp đồng yêu cầu dịch vụ bác sĩ riêng.

Trung tâm phục vụ gần như bao phủ các quận, huyện của Hà Nội, có những khách hàng ở cách trung tâm hơn 20 km. BS Nguyễn Tá Dũng, Giám đốc trung tâm cho biết, dịch vụ đăng ký khám tại nhà được lựa chọn nhiều với các trường hợp có bệnh mãn tính: đái tháo đường, xương khớp, người có cơn tăng huyết áp… Riêng đăng ký khám cho bệnh nhi chiếm 50% các khách hàng đăng ký khám tại nhà. “Nhiều trường hợp chúng tôi phải khám trong tình huống bệnh nhân yêu cầu rất gấp gáp như: bệnh nhi sốt cao co giật, ngộ độc thực phẩm, người có cơn tăng huyết áp, hoặc yêu cầu vào lúc đêm hôm, mưa gió, nhưng BS vẫn xác định đáp ứng nhu cầu sớm nhất có thể, trung bình có mặt trong vòng 30 phút sau khi nhận được yêu cầu…”, BS Dũng chia sẻ.

Theo tính toán của một khách hàng có con 3 tuổi, nhà ở quận Hai Bà Trưng, với chi phí 350.000 đồng/lần khám tại nhà là khá phù hợp, vì đến phòng khám tư uy tín cũng mất từ 150.000 – 300.000 đồng/lần, khám chỉ vỏn vẹn trong 5 phút mà chờ đợi có thể cả giờ đồng hồ, chưa kể công đi lại rất vất vả. Tuy nhiên, theo chị Minh Trang (khu đô thị Nhân Chính): “Dịch vụ cần cân nhắc, nên thu phí thấp hơn cho các khách hàng ở gần. Ngoài ra, để phục vụ tốt, cần có đội ngũ bác sĩ có năng lực đồng đều”.

Mô hình bác sĩ gia đình: Chưa phát huy hiệu quả

Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu triển khai mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Đến nay, trên địa bàn đã có gần 200 phòng khám BSGĐ tại 20 trong số 23 bệnh viện quận, huyện và trạm y tế. Thế nhưng, không phải phòng khám BSGĐ nào cũng hoạt động hiệu quả.
20/08/2015 23:15:39 http://kcb.vn/mo-hinh-bac-si-gia-dinh-chua-phat-huy-hieu-qua.html

Những bất cập
Bà Xuân, ở quận Cầu Giấy cho biết: Mô hình BSGĐ là ý tưởng hay vì sẽ giúp người bệnh mất ít thời gian chờ đợi, giảm bớt thủ tục hành chính nhưng cũng bộc lộ những bất cập. Ví như tại các phòng khám BSGĐ không chi trả cho BHYT trái tuyến nên bệnh nhân đành chấp nhận tới cơ sở đăng ký ban đầu để khám bệnh. Còn anh Ngô Anh Đông, ở Sóc Sơn, cho biết, chưa nghe nói có mô hình phòng khám gia đình bao giờ. Người nhà mình vẫn có thói quen ốm nhẹ, đi mua thuốc uống còn nặng thì vào bệnh viện cho yên tâm.

Theo BSCKI Nguyễn Thị Thanh Hòa, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Cầu Giấy, khó khăn hiện nay trong hoạt động của phòng khám BSGĐ là người dân chưa hiểu hết về lợi ích của mô hình, nên tham gia đăng ký quản lý sức khỏe còn hạn chế. Bệnh nhân khám, chữa bệnh không được thanh toán BHYT trái tuyến gây khó khăn trong hoạt động khám, chữa bệnh cho nhân dân. Bên cạnh đó, khi bệnh nhân phải chuyển tuyến hầu như phòng khám không nhận được phản hồi của tuyến trên để tăng thêm hiệu quả quản lý và điều trị bệnh nhân…

Cùng phản ánh những khó khăn, bác sĩ Phạm Quang Hải, Giám đốc TTYT huyện, cho biết, thực tế khó khăn của mô hình BSGĐ là thiếu kinh phí để in hồ sơ bệnh án, biểu mẫu, sổ sách, tờ rơi tuyên truyền về BSGĐ; thiếu kinh phí đào tạo chuyên khoa BSGĐ, chưa có chế độ đãi ngộ cho các bác sỹ gia đình, đặc biệt là cơ chế tài chính, cơ chế chuyển tuyến thống nhất từ trên xuống dưới, tạo phần mềm quản lý về y học gia đình….

Ngoài ra, khi triển khai mô hình này trong hệ thống y tế tư nhân, việc cấp chứng chỉ hành nghề đòi hỏi bác sĩ phải có văn bằng chuyên ngành y học gia đình nên nhiều bác sĩ đã được đào tạo chuyên khoa khác không muốn đào tạo lại. Bên cạnh đó, các phòng khám BSGĐ chưa xây dựng được quy chế phối hợp, chuyển tuyến và trao đổi thông tin trong quá trình quản lý bệnh nhân. Đó là chưa kể cơ chế quản lý phòng khám BSGĐ hiện còn chồng chéo, chưa rõ ràng, quyền hạn BSGĐ bị hạn chế dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi người bệnh…

Tại hội nghị “Sơ kết đề án thí điểm BSGĐ và xây dựng đề án nhân rộng mô hình BSGĐ giai đoạn 2016 – 2020”, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, các phòng khám BSGĐ hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực. Toàn quốc mới đào tạo được hơn 700 BSGĐ nên đội ngũ này còn quá mỏng. Mặt khác, mạng lưới BSGĐ hiện cũng chưa triển khai được ở phòng khám tư nhân, do nơi đây thu từ 100.000 – 200.000 đồng/lần khám bệnh, nhưng BHYT chỉ chi trả có 20.000 đồng nên họ khôngmặn mà.

Cần tuyên truyền và nhân rộng
Để mô hình BSGĐ mang lại hiệu quả cao, cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về những lợi ích cũng như hiệu quả của mô hình BSGĐ mang đến cho người dân, từ đó người dân sẽ hiểu, tin tưởng.

Ông Trần Quý Tường, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, phân tích: BSGĐ hoàn toàn khác với bác sĩ đến khám tại nhà. Khám tại nhà chỉ là đến khám và đi về, mang tính nhất thời, còn BSGĐ là mô hình chăm sóc sức khỏe lâu dài, liên tục và có tính cộng đồng cao, bởi họ còn có nhiệm vụ tham gia hướng dẫn phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh cũng như kiểm soát bệnh mạn tính. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề về y học gia đình. Từ việc thiếu thông tin về mô hình BSGĐ nên nhiều người dân cho rằng, mô hình này chỉ dành cho những gia đình khá giả.

Ngoài ra, việc phát triển mô hình phòng khám BSGĐ tại các trạm y tế phường, xã nơi từ trước tới nay người dân không mấy tin tưởng về chất lượng khám, về cơ sở vật chất và tay nghề của bác sĩ nên khó thu hút bệnh nhân. Bên cạnh đó, danh mục thuốc BHYT nghèo nàn, thiết bị cận lâm sàng sơ sài. Nhân lực phòng khám BSGĐ tại các trạm y tế không đủ do phải tập trung thực hiện công việc chung của trạm như tiêm chủng, phòng, chống dịch bệnh, các chương trình chăm sóc sức khỏe… dẫn đến tình trạng người dân đến khám “lèo tèo”.

Có thể nói, việc mở rộng mô hình phòng khám BSGĐ là một chủ trương đúng nhưng chưa thực sự “trúng”. Trong thời gian tới, ngành y tế thành phố cần hoàn chỉnh mô hình, xác định phạm vi, quy mô, chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám BSGĐ và các điều kiện bảo đảm hoạt động như giá dịch vụ phòng khám, cơ chế chuyển tuyến, cơ chế thanh toán BHYT…

Ngành y tế thành phố đã có chủ trương phối hợp các cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức y khoa liên tục cho đội ngũ cán bộ quản lý, bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tham gia phòng khám BSGĐ. Về quản lý, các phòng nghiệp vụ của Sở Y tế sẽ xây dựng các biểu mẫu khám, xét nghiệm và chuyển bệnh; Xây dựng mạng quản lý thông tin và bệnh án (điện tử, giấy) và xây dựng hệ thống chuyển bệnh cũng như các thủ tục thanh toán BHYT cho người bệnh có thẻ BHYT… Đây chính là cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để các phòng khám BSGĐ phát huy tốt tác dụng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, BSGĐ là mô hình cần được nhân rộng bởi những mặt tích cực của nó mang lại. Những bác sĩ phục vụ tại đây, đều là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh, là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất. BSGĐ là bác sĩ hướng về gia đình, biết rõ từng người bệnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng. Phát triển mô hình bác sĩ gia đình sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm tải ở các bệnh viện tuyến trên…
Theo Trang Thu – LĐTĐ

http://hoibacsigiadinhtphcm.org.vn/Default.aspx?macd=1&id=28
http://giadinh.net.vn/bac-si-gia-dinh.tag
Nhiều khó khăn trong thực hiện mô hình bác sỹ gia đình
Veröffentlicht am 19.08.2015
(Truyền hình VTC14) – Nhiều khó khăn trong thực hiện mô hình bác sỹ gia đình
Mô hình bác sỹ gia đình được Bộ Y tế triển khai từ năm 2013 với mục tiêu xây dựng và phát triển mô hình phòng khám này trong hệ thống y tế nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục và thuận lợi cho cá nhân, gia đình, cộng đồng góp phần giảm quá tải bệnh viện. Và trong hơn 2 năm qua thì Bộ Y tế cũng đã thí điểm thành lập một số phòng khám BSGĐ theo các mô hình như Phòng khám BSGĐ tại khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa; phòng khám BSGĐ lồng ghép với trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám BSGĐ tư nhân theo cụm dân cư.
– Mặc dù đã triển khai thí điểm tại 8 tỉnh từ hơn hai năm qua, nhưng đến nay mô hình bác sĩ gia đình chỉ mới thực hiện ở 6 tỉnh, thành phố cùng với số phòng khám BSGĐ khá ít ỏi mặc dù kế hoạch là từ năm 2016-2020 sẽ nhân rộng mô hình ra toàn quốc…
– Điều đáng nói, kết quả qua đánh giá sơ kết cho thấy hiệu quả chưa cao vì quy trình phòng khám BSGĐ chưa vận hành đúng tiêu chuẩn, nhân sự chưa kiện toàn, thủ tục còn rối rắm nên người dân chưa lựa chọn. Tuy vậy, tại một hội nghị mới đây, thì Bộ Y tế vẫn cho rằng mô hình này cần được nhân rộng, mặc cho điều kiện thực tế vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế.

Mô hình bác sĩ gia đình sẽ được triển khai ở 8 tỉnh thành phố Việt Nam
Veröffentlicht am 01.09.2014

 

 

 

Veröffentlicht 16. Januar 2016 von anhyeuem66 in Allgemein, Apotheke, Krankenversicherung

Getaggt mit , , , , ,