Archiv für das Schlagwort ‘Religion

Hau Dong – kulturelle Schönheit im spirituellen Leben der Vietnamesen – Hầu đồng – nét đẹp văn hoá trong đời sống tâm linh của người Việt   Leave a comment

Hầu đồngnét đẹp văn hoá trong đời sống tâm linh của người Việt

Hầu đồng, hay còn gọi là hầu bóng, đồng bóng, là một nghi lễ trong hoạt động tín ngưỡng dân gian và tôn giáo thờ nữ thần mẹ Đạo Mẫu dòng Shaman giáo của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
28/04/2024 12:08 (GMT+7) https://baonghean.vn/hau-dong-net-dep-van-hoa-trong-doi-song-tam-linh-cua-nguoi-viet-post288528.html
Về bản chất, hầu đồng là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các vị đồng nam, nữ. Khi các vị thánh thần nhập vào người hầu đồng, họ sẽ thực hiện các nghi thức như múa hát, chầu văn, phán truyền,…
Có thể thấy, hiện không có định nghĩa cụ thể về hầu đồng là gì, mà đây chỉ là khái niệm để chỉ chung trạng thái tâm linh khi thần thánh “nhập” vào người ông/bà đồng và thông qua thân xác của ông/bà đồng nhằm thể hiện lời nói, hành động, ý muốn truyền đạt.
Hiện hầu đồng đã trở thành một tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống nhân dân, nhất là ở những thời điểm sau dịp Tết Nguyên đán kéo dài cho đến hết tháng 3 – 4 Âm lịch. Hầu đồng thường được thực hiện tại các nhà đền nơi thờ các vị thánh thần, mà người ta gọi là đền thiêng. Hầu đồng phổ biến đến nỗi nếu đến các ngôi đền thiêng từ miền Trung đến miền Bắc dịp Giêng Hai đều phủ kín các khoá hầu đồng.
Cũng bởi tính phổ biến ăn sâu bén rễ vào đời sống tâm linh của nhân dân và tính độc đáo của những nghi thức trong hầu đồng nên ngày 01/12/2016 tại Ethiopia, tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) chính thức công nhận “Những thực hành liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo nhiều tài liệu, tín ngưỡng thờ Mẫu hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh sống dựa nhiều vào thiên nhiên của con người nên qua hàng trăm năm thờ Mẫu đã trở thành nét đẹp văn hoá của dân tộc. “Tháng Tám giỗ cha Tháng Ba giỗ mẹ” đã cho thấy được tín ngưỡng thờ Mẫu có vị trí quan trọng như thế nào trong đời sống tâm linh của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng trong đó nhiều giá trị đạo đức nhân văn sâu sắc. Đó là sự phản ánh hiện thực khách quan về đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”. Trong đó, hình ảnh người mẹ được tôn vinh ở vị trí trung tâm. Ngoài ra tín ngưỡng thờ Mẫu còn là sự kết hợp của nhiều nét đẹp văn hoá dân gian như: Âm nhạc, ngôn ngữ kiến thức trang phục… tiêu biểu là nghi lễ hát Chầu văn và Hầu đồng – một hình thức biểu diễn sân khấu huyền ảo, mang đầy tính linh thiêng.
Chứng kiến một khoá hầu đồng tại Đền Dinh đô Quan Hoàng Mười, mới thấy sự thú vị của những nghi thức được thực hiện ở đây. Thanh đồng Cao Huy (tự là Chí Minh Đạo) cho biết: Để chuẩn bị được một khoá hầu như thế này chúng tôi phải có nhiều ngày làm việc vất vả. Bởi để khoá hầu có được sự uy nghiêm, linh thiêng cần thiết thì những người thực hiện phải có được tâm thế và sự chỉn chu.
Thanh đồng Cao Huy cho biết: Chúng tôi luôn đề cao việc giữ nét văn hoá truyền thống khi thực hiện Nghi thức hầu đồng. Khi làm lễ thanh đồng phải chuẩn bị từ trang phục, diện mạo khí chất phải chỉnh chu, mỗi hành động phải luôn hướng về chữ “Tâm”. Thanh đồng khi vào các giá đồng, phải làm thế nào để hay nhất, mang hình ảnh đẹp nhất để vừa chân thực vừa mang tính tâm linh. Phải để cho người xem hầu đồng thấy được đây là một tín ngưỡng, một nét đẹp văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, chứ không phải là một nghi thức mê tín dị đoan.
“Mọi người sinh ra đều có nguồn cội, tổ tông, tín ngưỡng được trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tuy nhiên xã hội mỗi người đều có quyền tự do tín ngưỡng nhưng bản thân phải giữ được đúng chuẩn mực, quy chuẩn của truyền thống, không được hiểu sai, biến tướng, làm xấu đi theo hướng mê tín dị đoan về nét đẹp văn hoá tâm linh của tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi thức hầu đồng. Tất cả những nét đẹp đó chính là những giá trị mà nghi thức hầu đồng và những người thực hành nghi thức đó như chúng tôi luôn hướng tới” – Thanh đồng Cao Huy cho hay.
Để hầu đồng thực sự là nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt cần nhất vẫn là cách thức triển khai thực hành và nhận thức đúng đắn của các nhân dân. “Để không bị sa đà vào mê tín dị đoan khi thực hành tín ngưỡng thờ mẫu, con nhang đệ tử cần trang bị cho mình kiến thức về lịch sử và sự hình thành của tín ngưỡng và các nhân vật lịch sử để hiểu đúng hơn về bản chất, nét đẹp tín ngưỡng” – Thanh đồng Cao Huy nêu quan điểm.

HẦU ĐỒNG https://baonghean.vn/hau-dong-tag41637.html

Veröffentlicht 4. Mai 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Das Geheimnis des magischen Steins in La Pan Tan (Yên Bái) – Kỳ bí tảng đá thần ở La Pán Tẩn (Yên Bái)   Leave a comment

Kỳ bí tảng đá thần ở La Pán Tẩn

Thôn Trống Páo Sang có một tảng đá, người dân gọi là tảng đá thần. Hàng năm có cả trăm người khắp huyện Mù Cang Chải đến đây cầu cúng
24/03/2021 , 08:22 https://nongnghiep.vn/ky-bi-tang-da-than-o-la-pan-tan-d286831.html
Tôi được nhiều người kể cho nghe về sự linh thiêng của tảng đá thần nằm ở xã La Pán Tẩn, nơi có những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn, năm 2020 được Thủ tướng chính phủ xếp hạng là danh thắng quốc gia đặc biệt, nhất là quả đồi Mâm Xôi khiến cho bao người mê mẩn bởi sự sáng tạo kỳ diệu của người dân nơi đây. 21°47′49.9″N 104°09′17.5″E
Tôi đã nhiều ngày lang thang khắp nơi trên đất Mù Cang Chải (Yên Bái), được nghe nhiều chuyện về tảng đá thần nhưng không biết tảng đá đó nằm ở đâu, mãi đến hôm nay mới được Bí thư Đoàn xã La Pán Tẩn là anh Lù A Tu dẫn lên xem và kể cho nghe những chuyện mà chính gia đình anh từng đến cầu xin với nhiều điều kỳ bí không thể nào giải thích nổi.
Hóa ra tảng đá thần nằm cạnh con đường từ trụ sở Ủy ban nhân dân xã La Pán Tẩn lên quả đồi Mâm Xôi. Từ con đường bê tông tới chỗ tảng đá thần ngự chỉ khoảng 50m, đi qua vài thửa ruộng bậc thang và một dòng suối nhỏ.

Điều kỳ diệu, xung quang tảng đá là những thửa ruộng bậc thang, tuyệt nhiên không có một tảng đá nào khác, tựa hồ như tảng đá này do bàn tay thần kỳ nào đó nhấc từ nơi khác đến đặt ngay ngắn tại đây. Tảng đá thẳng đứng, cao gần bằng ngôi nhà hai tầng dựa lưng vào dải đất như thân con rồng, mà tảng đá là đầu rồng trườn từ đỉnh núi Tà Xá xuống dòng suối uống nước.

Chuyện xưa kể rằng, mùa mưa năm ấy, mưa rất to kéo dài cả tháng trời, mưa liên miên và dai dẳng, khiến đất nhão ra, sấm chớp nhì nhằng đến nỗi không ai dám bước chân ra khỏi nhà. Vào một đêm có tiếng sét rất lớn làm rung chuyển cả núi rừng, lũ trẻ đang ngủ khóc thét lên, người già thì co rúm lại như thể núi sập, trời tối đen như tro bếp bỗng sáng rực, nhìn lên đỉnh núi Tà Xá thấy một vầng sáng lóa cùng với tiếng sấm, tiếng sét kéo dài rền vang đến nửa canh gà không ngớt.
Sớm hôm sau người ta nhìn lên đỉnh núi thấy toang hoác một khoảng trống rất lớn, thì ra đêm qua sét đánh xuống đỉnh núi đã tách đôi tảng đá, một nửa trôi xuống phía Pú Nhùa đó là hòn vợ, một nửa trôi xuống Háng Sung gặp quả núi thì dừng lại bên dòng suối, đó là hòn chồng. Người Mông gọi là Nả Chí Khúa Pao Dê. Tức là tảng đá bố mẹ hay là tảng đá thần.
Lù A Tu ngồi xuống một hòn đá bên bờ suối kể cho tôi nghe, con gái anh tên là Lù Thị Tuyết Nga sinh năm 2016, khi cháu được hơn một tuổi, người còi cọc không ăn không ngủ cứ khóc nhành nhạch suốt ngày, đi lại không vững bước chân lẩy bẩy…
Chẳng biết bệnh gì, thuốc thang thế nào cũng không khỏi, rồi mời cả thầy cúng về cúng cũng chả ăn thua gì. Hai vợ chồng mới bàn nhau đưa cháu bé lên tảng đá thần xin một cái tên, giống như xin làm con nuôi thần linh. Vốn là cán bộ đoàn, nên Tu không hẳn tin những chuyện như thế, nhưng bố mẹ giục mãi nên anh mới cùng vợ bế con đi mang theo một sợi chỉ để làm vía.
Ba hôm trước khi đưa con gái lên xin sức khỏe của đá thần, hai vợ chồng ăn uống, ngủ nghỉ thật thanh tịnh, tắm rửa cho con bằng lá thơm, họ chọn giờ đẹp đưa con gái lên nơi tảng đá thần ngự, đặt sợi chỉ lên tảng đá, hai vợ chồng và đứa trẻ cùng quỳ xuống khấn rằng: Tôi tên là Lù A Tu ở thôn Tả Chí Lừ, hôm nay cùng vợ đưa con gái là Lù Thị Tuyết Nga lên xin Nả Chí Khúa Pao Dê nhận con gái tôi làm con nuôi. Thần đá hãy cho con tôi có sức khỏe, hay ăn chóng lớn, bước đi vững vàng như đá…
Lời khấn của hai vợ chồng Tu dài lắm với tấm lòng thành thật và sự cầu mong thần đá che chở cho con gái mình. Sau khi cúng xong họ buộc sợi chỉ vào cổ tay cô con gái và gọi là Dê. Dê, tiếng Mông nghĩa là đá. Kể từ hôm đó cô bé Lù Thị Tuyết Nga là con nuôi của thần đá Nả Chí Khúa Pao Dê.
Thật không ngờ, sau hôm cúng đó cô bé ăn khỏe, ngủ ngon, bước chân đi vững chắc không còn run rẩy ngã siêu ngã vẹo như trước nữa. Để trả ơn tảng đá thần, từ mùng 2 đến mùng 5 tết âm lịch vợ chồng Lù A Tu chọn một ngày mang một con gà, hay miếng thịt lợn tới chân tảng đá thần cúng tạ ơn.

Vàng A Sào, cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải người xã Púng Luông, cho biết: Gia đình nào đến xin tảng đã thần sức khỏe, may mắn, thóc gạo và trâu bò… thì ba năm phải trả lễ. Lễ thần đá thật đơn giản, chỉ là một con gà, hay một miếng thịt. Miếng thịt ấy phải là thịt con lợn mổ tết của gia đình được giữ lại, chứ không phải thịt mua ở chợ. Gia đình nào làm ăn được thì mang một con lợn khoảng 15 – 20kg đến tạ ơn…

Theo Lù A Tu, từ ngày mùng 2 đến ngày mùng 5 tết có hàng trăm người khắp huyện Mù Cang Chải đến đây làm lễ, có ngày 200 người. Họ bắc bếp dọc bờ suối quanh tảng đá dài vài chục mét, họ mổ gà, mổ lợn làm cỗ đặt quanh tảng đá cúng bái một cách thành kính. Sau khi làm lễ xong thì họ ăn uống ngay dưới chân tảng đá…
Quan sát dưới chân tảng đá tôi thấy có rất nhiều chén và bát ăn cơm bỏ lại cùng một vài nắm hương chưa thắp, Lù A Tu chỉ chiếc bàn thờ nhỏ gắn vào hốc đá bảo: Người cúng chỗ này, người cúng dưới đất, quanh tảng đá thần này cúng chỗ nào cũng được…
Nhìn lên sườn tảng đá có những thanh gỗ tựa như bàn thờ hay cầu thang được bỏ trên đó mưa nắng lâu ngày đã ải. Tôi hỏi vì sao lại có những vật dụng đặt trên đó, Tu giải thích rằng: Đấy là bàn thờ hay đồ cúng tế của những ông thầy cúng, sau khi các ông thầy cúng đó mất thì gia đình mang những thứ đó đặt lên lưng tảng đá, như thể trả lại cho tảng đá thần hay nhờ đá thần mang đến cho người đã chết ở thế giới bên kia, hoặc những thứ của đá thần thì trả lại đá thần thế thôi…
Tôi nhìn xuống dòng suối thấy nhiều chiếc váy, áo còn mới tựa hồ như ai đó đã mang lên vứt lại ở đây. Tu giải thích rằng, nhiều người ốm yếu muốn có sức khỏe, họ mang áo hoặc váy mỗi thứ hai cái, một cái mới và một cái cũ đặt dưới chân tảng đá thần làm lễ cầu khấn. Sau khi cầu khấn xong thì họ mặc chiếc váy hoặc áo mới về, còn chiếc váy, áo cũ thì để lại. Chiếc váy, áo đã mặc mang sức mạnh của tảng đá thần, người đó sẽ mạnh khỏe ít ốm đau. Gió núi thổi những chiếc váy, áo đó xuống dòng suối mà tôi đã nhìn thấy. Tu cúi xuống nhấc một chiếc váy từ dưới suối lên cho tôi xem, chiếc váy gửi lại tảng đá thần với niềm tin sẽ cho họ sức khỏe.
Trên đường trở về, Lù A Tu kể tiếp: Bố tôi được các cụ kể lại rằng, năm ấy có đôi vợ chồng đưa cậu con trai khoảng 6 – 7 tuổi ốm quặt quẹo, học hành chẳng ra đâu vào đâu, nên đến xin tảng đá thần sức khỏe và trí tuệ. Họ làm lễ dưới chân tảng đá, khi họ rập đầu quỳ lạy tảng đá thì cậu bé nhìn thấy một ông già râu tóc bạc phơ từ tảng đá hiện ra đỡ hai người đó dậy. Thoáng cái không thấy ông già đó đâu, khi trở về nhà cậu mới kể lại cho bố mẹ nghe. Sau hôm đó cậu khỏe mạnh và học rất giỏi, được bổ làm quan…

Một điều kỳ diệu nữa là dòng suối dưới chân tảng đá thần không khi nào cạn, tháng ba đang là giữa mùa khô, khắp núi rừng Mù Cang Chải khô xác, nhiều dòng suối cạn trơ đáy, riêng dòng suối dưới chân tảng đá tuy không lớn nhưng nước quanh năm dào dạt.

Veröffentlicht 7. April 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Nutzung der Glaubensfreiheit für abergläubische Aktivitäten und Profit verhindern – Núp bóng tâm linh để lừa đảo   Leave a comment

Núp bóng tâm linh để lừa đảo

Núp bóng hoạt động thiện nguyện và các khẩu hiệu “cho đi là còn mãi”, “lan tỏa trí tuệ tới cộng đồng”, “làm phúc giúp đời”…, Câu lạc bộ Tình Người đã tổ chức lôi kéo rất nhiều người tham gia hoạt động mê tín dị đoan theo mô hình “đa cấp tâm linh”, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân, gây mất an ninh trật tự trong lĩnh vực tôn giáo. Để ngăn chặn hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan và trục lợi, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng gieo rắc mê tín dị đoan, gây bất ổn xã hội.
04-04-2021, 03:18 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/-nup-bong-tam-linh-de-lua-dao–640827/
Chùm tranh của: TRẦN QUYẾT THẮNG, DUY LIÊN, CẬN

Veröffentlicht 4. April 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Die Diözese Vinh leitet religiöse Aktivitäten nach sozialer Isolation – Giáo phận Vinh hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo sau cách ly xã hội   Leave a comment

Giáo phận Vinh hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo sau cách ly xã hội

Để đảm bảo an toàn trong quá trình tổ chức các lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng sau thời gian cách ly xã hội, ngày 24/4, Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã ban hành thông báo số 1120/TB-TGM về việc hướng dẫn cử hành thánh lễ và các sinh hoạt mục vụ phòng, chống lây nhiễm Covid-19.
25/04/2020 https://baonghean.vn/giao-phan-vinh-huong-dan-sinh-hoat-ton-giao-sau-cach-ly-xa-hoi-266350.html
Thông báo được ban hành để thống nhất thực hiện trong toàn Giáo phận Vinh sau khi UBND tỉnh Nghệ An có công văn số 2518/UBND-VX ngày 24/4/2020 về việc cho phép tổ chức các lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng sau thời gian cách ly xã hội và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Tại Thông báo, Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã cho phép các Linh mục trong Giáo phận được tái cử hành thánh lễ cho giáo dân kể từ ngày 24/4/2020 sau gần 1 tháng tạm dừng các thánh lễ cộng đồng. Đồng thời nhấn mạnh các Giáo xứ, giáo họ và các cơ sở tôn giáo trực thuộc phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Cụ thể, các thánh lễ phải cử hành ngắn gọn với số ít giáo dân tham dự; giảm bớt đọc kinh trước thánh lễ. Người tham dự thánh lễ phải rửa tay sát khuẩn, mang khẩu trang y tế ngồi cách nhau tối thiểu 2m. Đồng thời, nhằm giảm bớt số người tham dự, mỗi Linh mục chỉ được dâng 2 thánh lễ trong ngày thường và 4 thánh lễ ngày Chúa nhật; sắp xếp dâng lễ tại các giáo họ, tránh tập trung đông người về giáo xứ; có thể xếp ghế ở khuôn viên nhà thờ cho giáo dân ngồi tham dự thánh lễ, miễn là đảm bảo sự tôn nghiêm khi tham dự.

Những người đi xa về, người già, trẻ em chưa xưng tội rước lễ lần đầu; người đi làm hàng ngày ngoài địa bàn giáo xứ và người có biểu hiện bệnh lý về hô hấp như ho, sốt, khó thở hoặc hiện đang bị các bệnh nặng khác không tham dự thánh lễ; chỉ ở nhà đọc kinh, lần hạt hiệp thông hoặc làm các việc lành thay thế.
Đối với các sinh hoạt mục vụ khác như lễ chầu lượt chỉ tổ chức trong phạm vi nội bộ giáo xứ, với sự tham dự của các Linh mục trong giáo hạt; các Linh mục ngoài giáo hạt và giáo dân ngoài giáo xứ không được tham dự. Việc thực hiện các bí tích như hòa giải và xức dầu bệnh nhân phải có màn che, Linh mục và các thành phần tham dự phải đeo khẩu trang. Tiếp tục hoãn các cuộc lễ lớn và các dịp quy tụ đông người, như: Lễ khởi công, làm phép nhà thờ, nhà xứ, trường giáo lý, lễ tạ ơn, các cuộc hành hương, tĩnh tâm dài ngày, sinh hoạt hội đoàn có người ngoài địa bàn giáo xứ tham dự…
Ngoài ra, thông báo còn yêu cầu các giáo xứ, giáo họ cần phun thuốc tẩy trùng định kỳ khu vực trong và ngoài nhà thờ cũng như ý thức áp dụng các biện pháp khác về phòng tránh dịch bệnh.
Cuối bản thông báo, Tòa Giám mục Giáo phận Vinh kêu gọi: “Với trách nhiệm cộng đồng, xin mọi người tuân theo những hướng dẫn về phòng tránh dịch bệnh, ý thức bảo vệ sức khỏe cho mình và cho mọi người. Xin quý cha và anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho cơn đại dịch sớm chấm dứt, và đừng quên nghĩa vụ bác ái Kitô giáo bằng việc sẵn sàng chia sẻ vật chất, nâng đỡ tinh thần cho những anh chị em nghèo khổ, bị ảnh hưởng bởi đại dịch này”.

 

Veröffentlicht 26. April 2020 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Bei der „Anbetungszeremonie“, auch als Familienopfer bekannt, glauben die Menschen, dass sie „in den Himmel kommen“ – Người Mông Nghệ An ‚lên trời‘ ăn tiệc trong lễ cúng ‚giàng‘   Leave a comment

Người Mông Nghệ Anlên trờiăn tiệc trong lễ cúnggiàng

Trong lễ cúng „giàng„, còn gọi là cúng họ của dòng họ Và, người ta tin rằng mình được „lên trời“ ăn tiệc và trở về qua 3 cánh cổng tâm linh.
23/08/2019 https://baonghean.vn/nguoi-mong-nghe-an-len-troi-an-tiec-trong-le-cung-giang-251890.html
Mỗi dòng họ người Mông ở miền núi Nghệ An lại có một tập tục riêng. Dòng họ Và ở bản Thăm Hín, xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn cũng vậy. Họ tổ chức lễ cúng „giàng“ vào cuối tháng 6 âm lịch. Các dòng họ khác cũng có tập tục này nhưng thường tổ chức vào thời gian khác nhau và cách cử hành cũng khác nhau. 19°13′50.4″N 104°14′45.8″E
Video lễ cúng „giàng“ của người Mông họ Và ở Nghệ An.

Trong buổi sáng trước khi làm lễ cúng, những người đàn ông trong họ tề tựu cùng nhau làm những chuỗi dao trừ tà bằng gỗ và sợi cỏ tranh.
Đây là thứ quan trọng nhất của ngày lễ. Nó sẽ ngăn ma quỷ không vào được nhà ta“ – ông Và Xếnh Lù giải thích với phóng viên.
Sau lễ, những chuỗi dao này sẽ được treo lên trước cửa nhà. „Nhà có bao nhiêu đàn ông, con trai thì làm bấy nhiêu chuỗi dao“ – một người trong họ giải thích
Đối với dòng họ Và, dê là con vật để cúng tế cho thần linh và nhất thiết phải là một con dê màu trắng, khỏe mạnh. Con dê này phải được tuyển lựa kỹ. Nếu trong bản không có con nào đạt yêu cầu thì phải đi mua nơi khác. Theo quan niệm đó là cách làm đẹp lòng thần linh.
Cúng là màn ly kỳ nhất trong buổi lễ. Thầy cúng trong lúc hành lễ có vẻ như đang lên đồng thực sự. Ông ta cúng, nhảy múa không ngừng nghỉ 4 giờ liền trong tiếng chiêng rộn rịp.
Bữa tiệc ngoài rừng là phần thú vị nhất của ngày lễ. Người ta tìm đến một bãi trống trong khu rừng gần bản và mở tiệc. Bất cứ ai trong họ cũng phải đến đây để ăn uống và gặp mặt nhau.
Ba chiếc cổng được dựng trên đường đi là điểm độc đáo nhất của lễ hội. Mọi người đến nơi dự tiệc và khi trở về bản đều phải qua những cánh cổng này. Người ta tin rằng, 3 cánh cổng là lối dẫn đến một thế giới khác. Nếu khi trở về mà không đi qua nó thì linh hồn sẽ lạc trên cõi trời.

Từ khóa: “người Mông ở Nghệ Anhttps://baonghean.vn/tags/ng%c6%b0%e1%bb%9di-M%c3%b4ng-%e1%bb%9f-Ngh%e1%bb%87-An.html
Từ khóa: “văn hoá người Mônghttps://baonghean.vn/tags/v%c4%83n-ho%c3%a1-ng%c6%b0%e1%bb%9di-M%c3%b4ng.html

Veröffentlicht 24. August 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Unterscheiden Sie Theravada und Mahayana Buddhismus – Phân biệt Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa   Leave a comment

Phân biệt Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa

Trong quá trình hình thành và phát triển, từ Ấn Độ Phật giáo đã được truyền sang các nước lân cận, ra khu vực Á đông và phát triển trên toàn thế giới. Sự phát triển này, được chia theo 2 hướng: về phương Bắc, gọi là Phật giáo Bắc Tông, mang tư tưởng Đại thừa. Về phương Nam, gọi là Phật giáo Nam Tông, mang tư tưởng Tiểu thừa.
27/06/2019 https://baonghean.vn/phan-biet-phat-giao-tieu-thua-va-dai-thua-247089.html
Sự phân chia này không phải do mâu thuẫn về tổ chức hay quyền lợi, địa vị mà do khác biệt trong quan điểm về giáo lý, giới luật.

Phật giáo Tiểu thừa
Phái Tiểu thừa (Hyayana) nghĩa là “con đường cứu vớt nhỏ” hoặc “cỗ xe nhỏ”, chủ trương chỉ những người xuất gia tu hành mới được cứu vớt. Phái này cho rằng những người theo Tiểu thừa phải tự giác ngộ, tự giải thoát cho bản thân mình, không thể giải thoát cho người khác.
Chỉ có Thích Ca là Phật duy nhất, những người bình thường không thể thành Phật. Vì vậy, việc cứu độ chúng sinh chỉ có Phật mới làm được. Với quan điểm đó, về sự thờ phụng, ở các chùa thuộc phái Tiểu thừa chỉ thờ tượng Phật Thích Ca ở chính điện, ngoài ra không có pho tượng nào khác.
Phái Tiểu thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và niết bàn là hai phạm trù khác biệt nhau, chỉ khi nào con người thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi thì mới lên được Niết Bàn. Niết Bàn là cõi hư vô, là nơi đã giác ngộ, ở đó không còn khổ não. Muốn đạt tới Niết Bàn, con người phải từ bỏ cuộc sống thế tục và sống một cuộc sống tôn giáo. Phật tổ là người đầu tiên đạt tới Niết Bàn.
Phật giáo Tiểu thừa bảo vệ sự tuân thủ nghiêm ngặt của giáo quy, bám sát các giáo điều của đạo Phật nguyên thủy. Theo các môn đồ Tiểu thừa thì phái này đại diện cho học thuyết thuần khiết và khởi thủy như những gì mà Phật đã thuyết giảng. Những quan niệm của nó chủ yếu dựa vào các kinh ghi lại lời dạy của Phật tổ, quy tắc kỷ luật tu hành dựa vào Luật tạng.
Phái Tiểu thừa được truyền bá ra nhiều nơi, từ Xri Lanka đến Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam… Quá trình phát triển của phái Tiểu thừa cũng chia thành nhiều chi phái, tiêu biểu như Thành thực tông, Luật tông, Câu xá tông…

Phật giáo Đại thừa
Phái Đại thừa (Mahayana) nghĩa là “con đường cứu vớt lớn”, “cỗ xe lớn” được gọi là tôn giáo cải cách. Giáo lý Đại thừa có nhiều cái mới so với đạo Phật nguyên thủy. Phái này cho rằng không chỉ những người xuất gia tu hành mà cả những phật tử cũng được cứu vớt.
Vì vậy, chủ trương người theo đạo Phật Đại thừa không chỉ giải thoát, giác ngộ cho bản thân mà còn có thể giúp nhiều người cùng giải thoát, giác ngộ. Đại thừa chủ trương mỗi người có thể đến Niết Bàn chỉ bằng sự cố gắng của mình, đồng thời chủ trương giải thoát đông đảo cho nhiều người.
Phái Đại thừa không chỉ thừa nhận Thích Ca là Phật mà còn thừa nhận nhiều Phật khác như Phật Adiđà, Phật Di Lặc, Phật Đại Dược Sư… Ai cũng có thể trở thành Phật và thực tế đã có nhiều người thành Phật như Văn Thù Bồ Tát, Quan Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát…
Với quan niệm đó, những chùa theo Phái Đại thừa thờ nhiều tượng Phật. Bồ Tát cũng là đối tượng được thờ cúng. Bồ Tát là những người đã đạt được sự hoàn thiện bằng tu luyện, đáng được lên Niết bàn song tự nguyện ở lại trần gian để cứu độ chúng sinh. Trong các vị đó, Quan Âm Bồ Tát được kính trọng nhất.
Phật giáo Đại thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và Niết Bàn không phải là hai phạm trù khác biệt, ngay trong quá trình tồn tại (quá trình sinh tử) cũng có thể đạt được Niết Bàn. Theo phái Đại thừa, Niết bàn là nơi cực lạc, là thế giới của các vị Phật, giống như Thiên đường của các tôn giáo khác. Ngoài Niết bàn, Đại thừa còn tạo ra địa ngục để trừng trị những kẻ tội lỗi, những ai không tuân thủ giáo quy.

Với quan điểm cách tân của mình, Phật giáo Đại thừa được truyền bá đến nhiều nơi trên thế giới, trước hết là các nước châu Á. Từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng rồi vào Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam… Trong quá trình đó, phái Đại thừa cũng chia thành nhiều chi phái, tiêu biểu có Pháp tương tông, Tam luận tông, Hoa nghiêm tông, Mật tông, Tịnh độ tông, Thiền tông.
Ở Việt Nam – một trong những trung tâm phát triển sớm của Phật giáo thế giới, chứng kiến sự phát triển của cả hai trường phái Tiểu thừa và Đại thừa. Với tư tưởng nhân văn, “từ bi hỉ xả”, bình đẳng giữa các chúng sinh, khuyên con người làm việc thiện, tránh điều ác… Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa đều đã nhanh chóng đi vào lòng người, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình, hưởng ứng và gắn liền với mỗi giai đoạn phát triển của quốc gia, dân tộc.
PGS.TS. Nguyễn Công Khanh

Veröffentlicht 29. Juni 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Schöne Kathedralen in Nghe An – Những giáo đường tuyệt đẹp ở Nghệ An   Leave a comment

Những giáo đường tuyệt đẹp ở Nghệ An (Phần 1)

Noel đang đến rất gần, có thể dễ dàng cảm nhận được không khí của ngày lễ này khi những cây thông Noel và các công trình trang trí đã được dựng lên ở nhiều nơi. Cùng Báo Nghệ An điểm qua một số nhà thờ Thiên chúa giáo đẹp ở Nghệ An.


22/12/2016 https://baonghean.vn/nhung-giao-duong-tuyet-dep-o-nghe-an-phan-1-217232.html
1. Nhà thờ Thuận Nghĩa (Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu) 19°08′23″N 105°37′13.8″E
Nhà thờ của giáo xứ được xây dựng vào khoảng năm 1902 và được nâng cấp, trùng tu năm 2016. Thánh đường có chiều dài 63m, rộng 22m, tháp đôi cao 42m, đôm cao 37m.
2. Nhà thờ Đồng Lèn (Nghĩa Hội, Nghĩa Đàn) 19°19′45.2″N 105°30′14.4″E
Nhà thờ được xây dựng năm 2007. Phía trước ngôi thánh đường mới xây là tượng đài Chúa Giêsu cao 4,5m, ngự giữa hồ nước hình chữ nhật. Bên trái nhà thờ là tượng đài Đức Mẹ Mân Côi cao 4m.
3. Nhà thờ Lộc Thủy (Quỳnh Bảng, Quỳnh Lưu) 19°10′54.1″N 105°42′45.3″E
Là giáo xứ mới thành lập, thánh đường của giáo xứ Lộc Thủy được khánh thành năm 2000. Kiến trúc của bên trong thánh đường với mái vòm cao, không gian rộng.
4. Nhà thờ Mành Sơn (Tiến Thuỷ, Quỳnh Lưu) 19°06′19.9″N 105°43′15″E
Nhà thờ Mành Sơn mang lối kiến trúc khá độc đáo với màu vàng chủ đạo. Giáo xứ Mành Sơn là một trong những giáo xứ khá lâu đời, được thành lập từ năm 1914.
– Tỉnh Nghệ An hiện có trên 45 ngàn hộ đồng bào Công giáo, với trên 24 vạn giáo dân, gồm 9 giáo hạt, 82 giáo xứ, 329 giáo họ sinh sống ở cả 3 vùng đồng bằng, miền núi, trung du thuộc 14/20 huyện, thành, thị. Những năm qua, đồng bào Công giáo Nghệ An đã không ngừng phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc xây dựng nên những xứ, họ đầm ấm, yên vui.


Những giáo đường tuyệt đẹp ở Nghệ An (Phần 2)
Noel đang đến rất gần, có thể dễ dàng cảm nhận được không khí của ngày lễ này khi những cây thông Noel và các công trình trang trí đã được dựng lên ở nhiều nơi. Cùng Báo Nghệ An điểm qua một số nhà thờ Thiên chúa giáo đẹp ở Nghệ An.
23/12/2016 https://baonghean.vn/nhung-giao-duong-tuyet-dep-o-nghe-an-phan-2-217231.html
5. Nhà thờ đá Bảo Nham (Bảo Thành, Yên Thành) 18°55′47.7″N 105°28′32.7″E
Bảo Nham là giáo xứ sở hạt Bảo Nham (xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) cách tổng giám mục khoảng 40km theo hướng tây bắc. Được thành lập vào năm 1887, Bảo Nham là một trong những giáo xứ được thành lập sớm nhất trong giáo phận. Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng đá, với lối kiến trúc đậm phong cách Pháp. Ngoài ra khuôn viên nhà thờ còn có một công trình độc đáo khác là Lèn đá Đức Mẹ Lộ Đức. Tháp chuông độc đáo với tượng một chú gà bằng thép trên đỉnh tháp. Mái vòm trong nhà thờ Đá rất cổ kính, dường như các bức tường vẫn mang đậm dấu ấn của thời gian. Cửa sổ hình ô van lát thủy tinh lấy ánh sáng với màu sắc cầu kì trong nhà thờ Đá.
6. Nhà thờ Cồn Cả (Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn) 19°14′09.8″N 105°28′48.7″E
Nhà thờ giáo xứ Cồn Cả (giáo xứ sở hạt Phủ Qùy), nằm trên địa bàn xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Với kích thước dài 57m, rộng 17m; nhà thờ Cồn Cả được đánh giá là một trong những nhà thờ lớn tại giáo hạt Thuận Nghĩa. Nhà thờ mới được xây dựng năm 2010, mang phong cách hiện đại với mái vòm cao lấy ánh sáng họa tiết cầu kỳ. Chính điện được trang trí sặc sỡ, với ảnh của chúa và các vị thánh được bài trí theo phong cách châu Âu. Giáo xứ Cồn Cả hiện có gần 5.000 giáo dân, với 6 giáo họ là Văn Cả (trị sở), Đập Đanh, Đồng Lào, Sông Lim, Hồng Lộc và Tân Xuân.
7. Nhà thờ Cầu Rầm (TP Vinh, Nghệ An) 18°39′52.7″N 105°40′07.6″E
Nhà thờ Cầu Rầm được xây dựng khoảng năm 1888. Giáo đường nhà thờ là nơi làm lễ, tụng kinh cho gần 6.000 giáo dân, chia thành 10 giáo họ Cầu Rầm, Vĩnh Mỹ, Mỹ Hậu, Xuân Am, Yên Pháp, Vĩnh Giang, Trung Mỹ, Yên Duệ, Tân Yên và Yên Xá. Nhà thờ cầu Rầm được thiết kế có rất nhiều cửa sổ đối xứng nhau, trên mỗi cửa sổ đều có các bức tranh rất đẹp. Kính màu trên mỗi ô của chính không chỉ có tác dụng lấy sáng mà những họa tiết này còn là điểm nhấn đẹp mắt trong tổng thể kiến trúc nhà thờ.
8. Nhà thờ Xã Đoài (Xã Ðoài, Nghi Diên, Nghi Lộc) 18°47′08″N 105°36′53.9″E
Nhà thờ Xã Đoài là một trong những nhà thờ lớn và cổ xưa của giáo phận Vinh. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1846, cung hiến lần đầu năm 1979 và cung hiến trọng thể vào năm 2014. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách Gothic châu Âu, chịu ảnh hưởng của công trình Nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp). Vòm mái trong nội thất sử dụng hình thức vòm cuốn nhọn của kiến trúc Gothic.

 

Veröffentlicht 30. März 2019 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Gyalwang Drukpa kehrte nach Vietnam zurück – Đức Gyalwang Drukpa trở lại Việt Nam   Leave a comment

Đức Gyalwang Drukpa trở lại Việt Nam

Tối 14/3, Đức Gyalwang Drukpa và hơn 100 Đại đức, Tăng ni Truyền thừa Drukpa đã tới Hà Nội tham dự Pháp hội Đại Bi Quan Âm.
14/3/2018 | 21:57 https://vnexpress.net/photo/thoi-su/duc-gyalwang-drukpa-tro-lai-viet-nam-3722988.html
09/3/2018 | 14:00 https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/duc-gyalwang-drukpa-cau-an-tai-bao-thap-tay-thien-3720595.html
Gyalwang Drukpa https://vnexpress.net/gyalwang-drukpa/tag-460032-1.html
19h20 ngày 14/3, Đức Gyalwang Drukpa và tăng đoàn đến sân bay Nội Bài (Hà Nội). Từ ngày 16 đến 18/3, Ngài và Tăng đoàn Truyền thừa Phật giáo Ấn Độ Drukpa sẽ chủ trì nghi lễ quán đỉnh, cầu an, cầu siêu trong Pháp hội Đại Bi Quan Âm tại Bảo Tháp Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc).
Trong thời gian ở Việt Nam đến 2/4, Đức Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa sẽ cúng dàng cầu an, cầu siêu tại nhiều chùa ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, TP HCM và nói chuyện với các tăng ni, phật tử, giới doanh nhân.
Gyalwang Drukpa https://en.wikipedia.org/wiki/Gyalwang_Drukpa . https://en.wikipedia.org/wiki/12th_Gyalwang_Drukpa . https://en.wikipedia.org/wiki/Tibetan_Buddhism . https://en.wikipedia.org/wiki/Portal:Tibetan_Buddhism


Đức Gyalwang Drukpa trò chuyện trực tuyến với độc giả VnExpress
Sáng 15/3, người đứng đầu Phật giáo Kim Cương thừa Drukpa sẽ chia sẻ về mối nhân duyên với Việt Nam, sự phát triển của Truyền thừa Drukpa thế giới và quan điểm sống hạnh phúc…
– Đức Gyalwang Drukpa cầu an tại Bảo tháp Tây Thiên / Mandala đá quý lớn nhất Việt Nam được chế tác tại Tây Thiên
14/3/2018 | 17:22 https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/duc-gyalwang-drukpa-tro-chuyen-truc-tuyen-voi-doc-gia-vnexpress-3722195.html
Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa đến Hà Nội tối 14/3 theo thỉnh cầu của Drukpa Việt Nam. 9h ngày 15/3, Đức Pháp vương sẽ trò chuyện với độc giả về mối duyên hạnh ngộ Việt Nam, lịch sử 25 năm kết nối của Phật giáo Kim cương thừa Drukpa Việt Nam với thế giới… Nhân ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), Đức Pháp vương cũng chia sẻ quan điểm về hạnh phúc, làm thế nào để sống hạnh phúc.
Trong chuyến thăm Việt Nam từ 14/3 đến 2/4 lần này, Pháp vương sẽ tham dự đại lễ cầu an tại Đại Bảo tháp Tây Thiên (Vĩnh Phúc), lễ khai mở bức tranh Phật kỷ lục Việt Nam và lễ gia trì công trình mandala đá quý lần đầu tiên được kiến lập ở Tây Thiên.

Là lãnh tụ của Truyền thừa Drukpa hơn 30 năm qua, Đức Gyalwang được cộng đồng quốc tế tôn vinh vì những hành động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường, đấu tranh cho quyền bình đẳng giới, cứu trợ giáo dục, y tế, bảo tồn di sản… Phong trào Sống để yêu thương (Live to love) do ông sáng lập năm 1997 nhằm thúc đẩy hoạt động từ thiện, nay đã lan đến 16 quốc gia.
Như một tấm gương để mọi người soi vào và làm theo, ông tổ chức những cuộc bộ hành, vượt hàng trăm cây số qua nhiều ngọn núi, ngôi làng và trường học để nhặt từng mẩu rác, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường. Chương trình chữa bệnh miễn phí cho người nghèo được ông duy trì thường xuyên.
Trường Bạch Liên Hoa và Tự viện Druk Gawa Khilwa (vùng Himalaya) do ông thành lập là nơi dạy học miễn phí cho trẻ em, nơi tăng chúng và ni chúng được truyền dạy Phật pháp một cách bình đẳng, không phân biệt giới tính. Những cuốn sách chia sẻ tri thức và kinh nghiệm trên đường tu tập của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó cuốn Giác ngộ mỗi ngày – Bước chân an lạc thời hiện đại lọt top sách bán chạy nhất ngay lần đầu ra mắt năm 2012.
Nỗ lực nhân đạo và bảo tồn môi trường của Đức Pháp vương đã được Liên Hợp Quốc tôn vinh với các giải thưởng: “Vì mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”, “Bậc bảo hộ vùng Himalaya”, “South – South Awards”…
Đức Gyalwang Drukpa đã nhiều lần sang Việt Nam. Ngoài chủ trì nghi lễ quán đỉnh, cầu an, cầu siêu trong Pháp hội Đại Bi Quan Âm tại Bảo Tháp Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc), Ngài còn tham gia nhiều buổi nói chuyện với doanh nhân, trí thức, sinh viên… về các chủ đề như sống hạnh phúc, sự thành công hay tình yêu thương.

Ngay từ bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi đến Pháp vương tại đây.


Đức Gyalwang Drukpa: ‚Muốn hạnh phúc phải biết tri ân
Cuộc sống cần sự tri ân, nếu không sẽ không còn ý nghĩa và chúng ta không thể hạnh phúc„, Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa chia sẻ.
15/3/2018 | 09:00 https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/duc-gyalwang-drukpa-muon-hanh-phuc-phai-biet-tri-an-3722877.html
Sáng 15/3, trong hai tiếng trò chuyện với độc giả VnExpress, Đức Pháp vương Phật giáo Kim Cương thừa Gyalwang Drukpa trả lời gần 40 trong hơn 250 câu hỏi về mối nhân duyên của Ngài với Việt Nam, cách sống thế nào để hạnh phúc…

‚Tôi đặc biệt thiện cảm với con người và đất nước Việt Nam‘
– Kính chào Đức Gyalwang Drukpa, rất vui khi thấy Ngài quay trở lại. Đến Việt Nam đúng dịp đầu xuân, Ngài cảm nhận thế nào? (Võ Hạnh, 46 tuổi, Hà Nội)
– Tôi vô cùng hạnh phúc và phấn khởi khi trở lại Việt Nam để tham gia đại lễ Tây Thiên lần này. Tôi rất mong chờ và hy vọng rằng chuyến đi này của tôi và toàn đoàn sẽ thành công. Tôi đặc biệt có thiện cảm với đất nước và con người Việt Nam. Vì vậy, tôi cũng hy vọng mọi người mong chờ sự trở lại của tôi để cầu nguyện cho đất nước và con người Việt Nam.

– Thường xuyên viếng thăm Việt Nam, điều gì khiến Ngài quan tâm đến đất nước và những chúng sinh nơi đây? (Hạnh Nguyên, 30 tuổi, Đà Nẵng)
– Thành thật mà nói mọi người luôn mong muốn tôi trở lại Việt Nam và tôi cũng vậy. Tôi nghĩ đây là mối liên hệ hiểu biết lẫn nhau. Người dân Việt Nam luôn quan tâm và gửi lời mời đến tôi. Và người đứng đầu, lãnh tụ tâm linh của Phật giáo Kim Cương thừa Drukpa luôn muốn truyền dạy sự vị tha, diệt trừ những đau khổ trong cuộc sống. Đây là mối quan hệ hiểu biết qua lại giữa hai bên.

– Mong Ngài chia sẻ một kỷ niệm hay ấn tượng về đất nước chúng tôi? (Nguyễn Minh Trí, 54 tuổi, Lâm Đồng)
– Như tôi đã nói ở trên, Việt Nam luôn tạo cho tôi nhiều cảm hứng. Tôi thấy vẻ đẹp con người nơi đây, tình yêu thương với con người, sự tôn trọng với giáo pháp, phật pháp. Mọi người tôn trọng Phật giáo để làm gì? Vì giáo pháp giúp họ có sự chân thành, hạnh phúc. Đó là lý do vì sao mọi người rất quan tâm và tôi cũng vậy. Tình yêu thương của mọi người truyền rất nhiều cảm hứng cho tôi.
Truyền thống văn hóa Việt Nam cũng để lại cho tôi nhiều điều tốt đẹp, tất nhiên cũng có nhiều cấp độ khác nhau, nhưng nhìn chung bản tính của người Việt rất tốt và đất nước các bạn cũng vậy.

– Việt Nam có nhiều truyền thống Phật giáo cùng phát triển, cùng song hành. Ngài nghĩ sao về điều này? (Gia Khánh, 52 tuổi, TP HCM)
– Chúng ta nên hiểu Phật giáo không phải là tôn giáo. Chúng ta không thờ một đấng thần linh nào đó, tất nhiên có thánh thần, nhưng Phật giáo không đơn giản như vậy. Phật giáo là hành trình để chúng ta tốt đẹp hơn, làm thế giới ngày một tốt đẹp hơn, chứ không phải tin tưởng hoặc phụ thuộc vào một đấng tối cao nào đó. Đó là lộ trình để con người hoàn thiện bản thân và sống tốt đẹp hơn.
Điều thứ hai tôi muốn nói Phật giáo có nhiều truyền thống khác nhau cùng phát triển. Chúng ta cần học cách sống trong sự hòa hợp, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau.

– Gia đình con là phật tử ở Nghệ An (cách Hà Nội 300 km) rất mong hạnh ngộ và tham dự Pháp hội của Ngài? Có khi nào Ngài và Tăng đoàn Truyền thừa đến chia sẻ Phật pháp tại xứ Nghệ? (Nguyễn Phúc Hưng, 39 tuổi, Nghệ An)
– Tôi rất hy vọng có dịp được quay trở lại Nghệ An. Tôi vẫn còn nhớ mỗi chuyến đi của tôi, mọi người luôn bày tỏ tình cảm và rạng ngời chào đón. Tôi rất mong muốn và nếu điều kiện nhân duyên cho phép thì sẽ trở lại Nghệ An.

– Chúng con là phật tử Hà Nội rất phúc duyên được tham dự Đại Pháp hội Sáu Sức Trang Hoàng Naropa tại Ladakh năm 2016. Với nhiều tình cảm dành cho Việt Nam, Ngài có dự định tổ chức Đại lễ này tại Việt Nam để nhiều phật tử được tham dự? (Đức Minh, 55 tuổi, Hà Nội)
– Tôi nghĩ điều này phụ thuộc vào người Việt Nam, tâm trí thành của người Việt, có thật sự quan tâm hay không. Nếu mọi người thật sự muốn dự Đại Pháp hội Sáu Sức Trang Hoàng Naropa thì tại sao lại không?
Khi nói đến Phật giáo là nói đến sự giải pháp, giáo hội. Naropa là bậc đại thành giả đạt thành tựu giác ngộ trong đời, thánh nhân vĩ đại của Ấn Độ. Ngài để lại cho phật tử cơ hội chiêm ngưỡng, đón nhận năng lực gia trì và tất nhiên điều quan trọng phật tử phải hiểu biết, có niềm tin, đặc biệt là với Kim Cương thừa. Khi tất cả đầy đủ điều kiện thì có thể đón nhận được sự gia trì.

Hạnh phúc là sự tri ân
– Sắp đến ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, con muốn hỏi Ngài định nghĩa thế nào là hạnh phúc? (Đình Duy, 25 tuổi, Buôn Ma Thuột)
– Tôi nghĩ rằng hạnh phúc sẽ đến khi chúng ta biết tri ân. Nếu đôi mắt sáng, đôi tay làm việc, đôi chân lành lặn đi tất cả nơi nào muốn đi… thì đó là điều kiện đủ để chúng ta có thể trải nghiệm được hạnh phúc.
Bạn có thể hỏi rằng những đau khổ không đáng có là gì? Trong đạo Phật có khái niệm về nghiệp, đã tích tụ trong quá khứ như bạn bị đau đầu, bệnh tim hay gan phổi có vấn đề… Khi có đầy đủ tất cả mọi thứ căn bản để có cuộc sống bình thường nhưng không thỏa mãn, vẫn phiền não thì tức là chúng ta đã không biết tri ân cuộc sống.
Đó là định nghĩa của tôi về hạnh phúc. Hạnh phúc giống như công tắc, biết bật lên thì cuộc sống tràn đầy hạnh phúc. Bạn có thể tạo ra những thú vui ngoài cuộc sống, nó ngắn ngủi và tạm bợ và không phải thứ hạnh phúc lâu bền. Không phải đi đâu cả, ngay đây chúng ta đã đủ hạnh phúc và an lạc rồi.

– Làm thế nào để sống hạnh phúc trong khi mọi người xung quanh mình phải sống trong sự đau khổ? (Nguyễn Sơn Bình, 18 tuổi, TP HCM)
– Chúng ta vẫn có thể hạnh phúc khi người khác đau khổ, phiền não. Bởi vì khi bạn đang đau khổ, nếu tôi cũng thế thì giống như hai người đau khổ ngồi trên chiếc thuyền thì thuyền sẽ chìm. Tôi phải là người hạnh phúc, từ đó truyền hạnh phúc cho bạn để bạn thoát khỏi sự đau khổ và phiền não. Cũng như đi máy bay, khi có sự cố chúng ta phải đeo dưỡng khí cho mình trước khi giúp người khác.
Chúng ta cần nhìn lại tại sao anh ta lại phiền não? Có thể anh ta bị khuyết tật, không có bạn bè. Nhìn lại mình, chúng ta có đôi chân lành lặn, có mắt sáng, có đôi tay, có gia đình, không cô đơn như anh ta. Điều đó giúp chúng ta cảm thấy mình may mắn. Bởi vậy chúng ta có nghĩa vụ giúp anh ta hạnh phúc. Đây là phản ứng hết sức tự nhiên. Bạn có thể nói đó là trọng trách bề trên giao cho nhưng thực ra đó là điều tự nhiên. Khi gặp hoàn cảnh khó khăn chúng ta phải khởi phát tâm bồ đề để giúp đỡ mọi người.

– Có quan niệm rằng để yêu thương được mọi người trước hết phải biết yêu thương bản thân. Phải hiểu thế nào về sự yêu thương mình, thưa Ngài? (Phạm Hương, 39 tuổi, Hà Nội)
– Như những điều tôi đã nói, chúng ta cần biết tri ân. Yêu thương cũng giống như lòng tri ân. Tất nhiên, trước tiên chúng ta phải yêu thương, tri ân cuộc sống của mình. Nếu chúng ta không yêu mình thì làm sao yêu thương được người khác. Vì vậy tôi mới nói rằng yêu thương, tri ân bản thân sẽ làm lan tỏa tình yêu thương với gia đình, người thân, những người xung quanh, đất nước, các dân tộc khác rồi đến yêu thương cả thế giới. Hãy tri ân cuộc sống của chính mình vì đó là cách duy nhất để lan tỏa yêu thương.

– Ngài nghĩ sao về câu nói „hạnh phúc là buông bỏ hay phải nỗ lực hết sức để được cái mình mong muốn“, vì theo nhà Phật nếu ta buông bỏ và biết bằng lòng với bản thân thì sẽ không đau khổ, nhưng như vậy lại không có nhiều thứ. (Võ Tiến Dũng, 38 tuổi, Đà Nẵng)
– Phật giáo có nhiều cấp độ giáo pháp khác nhau với nhiều cách hiểu khác nhau nên khi đưa một câu giáo pháp chung chung của Phật Thích ca thì rất khó, vì giáo pháp đó được áp dụng cho nhiều đối tượng. Chúng ta hay nói buông bỏ mọi thứ để được hạnh phúc. Đó cũng là một cách.

– Các bậc thầy thường dạy phải biết tìm nhận chân hạnh phúc? Xin Ngài chia sẻ chân hạnh phúc khác gì hạnh phúc thông thường? (Phật tử ở Hà Tĩnh, 59 tuổi, Hà Tĩnh)
– Những hạnh phúc thông thường đến từ việc thỏa mãn các giác quan bên ngoài. Ví dụ uống rượu hay vui chơi, thậm chí là lòng tham khiến người ta ăn trộm và thấy vui thích vào thời điểm đó. Đó là thỏa mãn cảm xúc thông thường. Có nhiều người được ngủ thôi cũng rất thích, cảm thấy hạnh phúc rồi.
Còn chân hạnh phúc phải đến đầu tiên từ niềm tri ân.

– Liệu có hạnh phúc thật sự khi sống một mình mà không lập gia đình? (Phạm Thái, 31 tuổi, TP Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa)
– Cái này cũng có nhiều cách nhìn nhận khác nhau tùy vào chúng ta đang ở cấp độ tu tập nào. Giả sử bạn không phải phật tử thì chuyện có gia đình hay không không quan trọng, điều quan trọng là bạn biết cách tự tạo hạnh phúc cho mình.
Nếu bạn mong muốn lập gia đình thì hãy làm điều đó, nhưng tôi nhắc lại quan trọng là bạn phải biết tự tạo hạnh phúc cho mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Lập gia đình là sự cộng thêm chứ không có nghĩa là có gia đình mới hạnh phúc.
Còn nếu bạn là phật tử thì câu chuyện lại khác.

– Vừa rồi Ngài đã có một chuyến đi xe đạp hành hương khắp Ấn Độ và Nepal để kêu gọi phong trào bình đẳng giới. Điều gì đã thôi thúc Ngài thực hiện chuyến đi này? (Phật tử TP HCM, 51 tuổi, TP HCM)
– Động cơ thôi thúc tôi làm điều này là đưa giáo lý Đức Phật vào trong thực hành. Giáo lý của Đức Phật không chỉ nói lý thuyết mà phải nói đến sự thực hành. Chuyến đi này chính là thực hành phật pháp.
Khi chúng tôi đi bất cứ nơi nào cũng kêu gọi mọi người tôn trọng sự bình đẳng giới. Đức Phật luôn nhấn mạnh về bình đẳng giới, nhưng thực tế đệ tử không phải ai cũng thực hành đúng lời Ngài dạy. Bởi vậy tôi nghĩ rằng nhiệm vụ của mình là nhắc nhở mọi người một lần nữa về tầm quan trọng của nữ giới cũng như kêu gọi phong trào bình đẳng giới.

Phật giáo đang phát triển tốt
– Là lãnh tụ của Truyền thừa Drukpa hơn 30 năm qua, Ngài có thể cho chúng tôi biết về sự phát triển của Phật giáo hiện nay trên thế giới, tại phương Đông và cả phương Tây? (Mai Hoa, 38 tuổi, Hà Nội)
– Tôi nghĩ rằng sự phát triển của Phật giáo đang rất tích cực, mọi người bắt đầu quan tâm đến Phật giáo nhiều hơn. Tất nhiên ở đâu cũng có khó khăn. Một trong những giải pháp là chúng ta cần có tinh thần, trách nhiệm để trao cho mọi người cơ hội có sự bình an, hiểu biết hơn cũng như yêu thương, tử tế hơn.
Tất cả tôn giáo đều nhắc điều này nhưng cách thực hành khác nhau vì nó phụ thuộc nhiều yếu tố. Tôi nghĩ rằng Phật giáo có thể cải thiện đời sống của con người rất tích cực nên Phật giáo thế giới mới đang phát triển tốt như vậy.

– Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ và cả tri thức, doanh nhân rất quan tâm đến Phật giáo, đến Thiền, đặc biệt là Phật giáo Kim Cương thừa? Ngài có thể cho biết điều gì thu hút mọi người? (Phật tử 47 tuổi ở Bắc Ninh)
– Nhìn chung, có nhiều người quan tâm đến Kim Cương thừa bởi kết quả đến nhanh. Họ không có nhiều thời gian để chờ đợi. Con đường của Kim Cương thừa là con đường đạt được giác ngộ rất nhanh. Bởi vậy mà người ta nhìn Kim Cương thừa như một điều đặc biệt.
Tôi cho rằng họ biết điều đó, chỉ là có nói ra hay không thôi vì tâm ý ai cũng muốn mọi thứ được nhanh chóng, đặc biệt trong thời đại số này. Làm giàu cũng muốn nhanh mà. Tôi không chỉ trích cách tiếp cận này, nhưng cho rằng đó là động cơ không đúng lắm khi bước vào tu tập con đường Kim Cương thừa.

– Vậy thưa Ngài, tinh túy của Phật giáo Kim Cương thừa là gì? (Phạm Vũ, 60 tuổi, Hải Phòng)
– Tôi nghĩ rằng có thể nói Kim Cương thừa là sự kết hợp những gì tinh túy của nguyên thủy Phật giáo và đại thừa Phật giáo. Còn bản thân tinh túy của Kim Cương thừa, đó là việc trường dưỡng tình yêu thương và trí tuệ rất mạnh mẽ.
Ví dụ khi nói về lòng từ bi, trong Kim Cương thừa, lòng từ bi phải vô cùng mạnh mẽ để biến thành hành động. Chúng ta phải có sự quyết tâm mãnh liệt để đạt được Phật quả, sự giác ngộ ngay bây giờ chứ không phải hàng a tăng tì kiếp, từ đó làm lợi cho cuộc sống.
Là hành giả của Kim Cương thừa, bạn phải cảm nhận được sự cấp bách của việc này. Chúng ta phải cố gắng rất nhiều để có khả năng làm được điều đó, đạt được giác ngộ. Tuy nhiên, cần có sự hướng đạo của bậc thầy, bậc giáo thọ chân chính, nếu thiếu thì rất khó làm được.

– Hiện rất nhiều phật tử trì chú Đại Bi, Thập Chú, Bát Nhã Tâm Kinh, Chú Thủ Lăng Nghiêm… Những bài thần chú này có trong Phật giáo Kim Cương thừa Drukpa không và có tác dụng gì? (Nguyễn Trọng Hùng, 45 tuổi, Hà Nội)
– Đó là một trong những pháp thực hành của Phật giáo Kim Cương thừa Drukpa. Việc trì chú giúp chúng ta có sự định tâm vì tâm chúng ta lang thang bất định, nay đây mai đó. Trì chú cũng giúp hội tụ năng lượng của tâm, trí, tình yêu thương…, tất cả kết tinh ở trong đó. Nếu nói tác dụng của chân ngôn thì không thể nói hết được, vì nó có hàng trăm, hàng nghìn.

– Xin chào Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa. Qua báo chí tôi được biết Ngài có năng lực tâm linh siêu việt. Xin ngài có thể nói một chút về sự tồn tại của thế giới tâm linh và tác động của thế giới đó với thế giới chúng ta đang sống? (Quangslv, 50 tuổi, Lào Cai)
– (Cười…) Tôi không có câu trả lời cho câu hỏi này.

– Hiện trên thế giới có rất nhiều tôn giáo, cả những tà giáo. Vậy làm thế nào để phân biệt được đâu là tôn giáo chân chính, đâu là tà giáo? (Minh Hằng, 23 tuổi, TP HCM)
– Tôi không biết phân biệt ra sao nhưng theo quan điểm của tôi bất kể tôn giáo nào, bất kỳ điều gì dù là một phong trào hay một tín ngưỡng mà hướng thiện đến con người, đến mọi loài, mọi chúng sinh trong cuộc sống thì đều là tôn giáo chân chính. Điều quan trọng là nó làm lợi cho mọi người, cho mọi loài.
Một tôn giáo không chân chính là tôn giáo làm hại đến mọi người, mọi loài một cách trực tiếp hay gián tiếp. Chúng ta cần sử dụng trí tuệ, hiểu biết của mình để phân biệt điều đó.

– Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin, con người dường như thiếu sự kết nối. Vậy Đạo Phật có thể giúp gì để chúng ta kết nối với nhau nhiều hơn? (Nguyễn Văn Mạnh, 32 tuổi, Hà Nội)
– Tôi nghĩ chúng ta cần chuyển hóa cuộc sống thời đại số thành đời sống tâm linh. Cuộc sống vật chất cần luôn song hành và hướng đến tâm linh, chứ không nên khước từ hay chối bỏ cuộc sống của thời đại số hay công nghệ thông tin. Nếu bạn từ chối tất cả như thế tôi nghĩ chẳng có điều gì tốt đẹp cả. Chúng ta phải chấp nhận, nếu nhìn vào khía cạnh tiêu cực thì cuộc sống sẽ rất bất hạnh. Đó cũng là giáo lý của Đức Phật. Là một phật tử chân chính chúng ta học cách đón nhận cuộc sống hiện đại này với tinh thần hướng đến tâm linh.

– Mẹ con ngày nào cũng tụng kinh niệm Phật, bà dạy các con phải đi chùa thường xuyên, cúng dường thật nhiều, đó cũng như bỏ tiền vào ngân hàng, mai mốt chết đi mới được vô lượng công đức. Ngài nghĩ sao về quan điểm này ạ? (Đào Thảo, 29 tuổi, Bình Định)
– Đó cũng là một trong những điều Đức Phật dạy về cảnh giới khác nhau để chúng ta không phải đọa lạc ở cảnh giới thấp như súc sinh. Nhưng việc cúng dường phải thực sự chân chính, bằng cái tâm thanh tịnh. Đây cũng là giáo pháp mà Đức Phật Thích Ca đã dạy.

– Thưa Ngài, khi chết đi hiến xác cho y học có gặp khó khăn gì về mật tâm linh sau này? (Vu Nguyen, 43 tuổi, Đà Nẵng)
– Điều đó phụ thuộc bạn đang đi theo con đường tâm linh nào. Nếu bạn đang là một hành giả thực hành cao cấp thì điều đó có thể không được khuyến khích. Thông thường, nếu điều đó xuất phát từ vô ngã vị tha bồ đề tâm thì chúng ta hoàn toàn có thể. Chúng ta có thể hiến một phần cơ thể cho y học để đem lại lợi ích cho mọi người, cho xã hội thì đó là điều tốt và tôi cũng luôn nghĩ như vậy.

– Những tiêu chí nào để đánh giá một người có tiến bộ trên con đường tu học về tâm linh? (Trần Thị Đan Thoa, 49 tuổi, 262/26/11 Lũy Bán Bích, TP HCM)
– Đó là sự cởi mở, mở rộng lòng mình thay vì bảo thủ, cứng nhắc. Định kiến cứng nhắc sẽ làm chúng ta bị cô lập và sẽ là nguồn gốc của tiêu cực trong cuộc sống. Tất nhiên có trường hợp đặc biệt nhưng nhìn chung là như vậy. Thay vì cứng nhắc, chúng ta phải đưa giáo lý của Phật vào cuộc sống hàng ngày, để vừa đem lại lợi ích cho mình cũng như người khác.
Cuộc sống tâm linh là trí tuệ, tình yêu thương, lòng từ bi, sự quan tâm đến người khác. Chúng ta không chỉ ngồi thiền định mà còn phải có hành động thiết thực giúp đỡ mọi người, đưa nó vào việc thường nhật của mình. Khi chúng ta gặp gỡ ai đó, nói chuyện, làm bất cứ việc gì như ăn sáng đều có thể làm với tinh thần của đạo Phật hướng đến mọi người. Tôi nghĩ nếu thực hành được như vậy thì rất tuyệt vời.
Việc thực hành tâm linh nên được đưa vào cuộc sống hàng ngày chứ không phải đưa vào một góc cho riêng mình, đó không phải trường dưỡng tâm linh.

Tây Thiên – vùng đất giàu năng lượng
– Năm nay tròn 25 năm kết nối Phật giáo Kim cương thừa Drukpa Việt Nam với thế giới. Ngài đánh giá thế nào mối gắn kết này? (Trọng Thủy, 50 tuổi, Phú Thọ)
– Chúng ta muốn đi đâu cũng cần có cầu nối. Nhờ có sự kết nối của thầy Viên Minh, đệ tử của Hòa Thượng Thích Viên Thành ở chùa Hương, cũng như các bậc thầy đã tạo ra mối gắn kết đầu tiên của Phật giáo Kim Cương thừa Drukpa Việt Nam với thế giới. Nhờ có tâm trí thành của các thầy, các chư ni mà giáo pháp của Đức Phật được lan tỏa rộng rãi, truyền thừa Drukpa được nhiều người biết đến.
Dưới sự giúp đỡ, nỗ lực của các đệ tử của cố Hòa thượng Thích Viên Thành mà Phật giáo Tây Thiên có thể phát triển và lan tỏa khắp đất nước Việt Nam. Công lao lớn này dành cho cố Hòa thượng Thích Viên Thành. Ngài đã xây cầu nối để truyền thừa Drukpa có thể đến Việt Nam, Kim Cương thừa đi vào đời sống.
Tất nhiên Kim Cương thừa luôn được thực hiện trên nền tảng của Đại thừa. Nhiều người cho rằng Kim Cương thừa có thể phát triển riêng rẽ nhưng như vậy không đúng. Phật giáo Kim Cương thừa thực hành trên nền tảng vững chắc của Nguyên thủy Phật giáo và Đại thừa Phật giáo chứ không thể tách rời.

– Ngài từng nhận định Tây Thiên là vùng đất thiêng Dakini Không hành mẫu, xin Ngài chia sẻ kỹ hơn về nhận định này? (Lam Sơn, 35 tuổi, Thanh Hóa)
– Bản thân nguồn năng lượng, không khí ở Tây Thiên rất tuyệt vời. Tôi có cảm nhận sâu sắc về nguồn năng lượng mẫu tính tràn đầy đó và điều này rất quan trọng. Tôi thấy ở đó có vô số cơ hội để người Việt Nam có được sự bình an, hạnh phúc khi được chiêm bái, viếng thăm nơi này. Không cần phải là phật tử, người thực hành tâm linh mà người bình thường cũng có thể cảm nhận được và tôi cũng cảm nhận được 100% điều này.
Tôi rất tự hào về công trình Bảo tháp Tây Thiên, vùng đất của Mẫu. Về Tây Thiên như về với Mẫu. Các bậc thầy, chân sư trong quá khứ cũng cảm nhận được nguồn sinh khí ở nơi đây. Đó cũng là lý do tôi nhận định Tây Thiên là vùng đất thiêng Dakini Không hành mẫu. Và tôi cũng tự tin nói rằng Đại Bảo tháp Tây Thiên luôn luôn là điểm đến của các phật tử và du khách. Tây Thiên không chỉ đem lại lợi lạc trên đường tâm linh và cả những tâm nguyện thế gian cũng được viên mãn.

– Chúng ta nên cầu nguyện thế nào trước Bảo tháp Tây Thiên để được lợi lạc? (Đức Minh, 56 tuổi, Lào Cai)
– Điều này phụ thuộc vào việc bạn đang thực hành như thế nào. Nếu thực hành nguyên thủy Phật giáo thì phải chú trọng về việc giữ giới về thân như không nói dối, không sát sinh.
Đầu tiên, chiêm ngưỡng Bảo tháp, chúng ta phải giữ giới thật thanh tịnh. Nếu bạn là người theo Kim Cương thừa thì phải giữ giới nguyện Kim Cương thừa. Điều quan trọng là chúng ta phải để tâm cởi mở để đón nhận những điều tích cực. Chúng ta cứ vui vẻ hạnh phúc là được. Điều quan trọng nhất là động cơ phải thanh tịnh, đừng làm hại đến ai.

– Bức tranh cuộn Thongdrol Đức Phật Quan Âm Ngài trao tặng Tây Thiên có kích cỡ rất lớn và hiếm thấy trên thế giới. Xin Ngài cho biết ý nghĩa của việc tạo nên một bức tranh Phật? (Đức Hùng, 27 tuổi, Hà Tĩnh)
– Khi nói đến giáo pháp của Phật giáo không chỉ bằng lời mà còn bằng hình ảnh, thậm chí từ thiên nhiên cũng có bài pháp. Bài pháp chân thật nhất chính là đến từ thiên nhiên, quan sát. Ví dụ bức tranh cuộn Thongdrol Đức Phật Quan Âm cũng là đón nhận sự giải thoát từ cái thấy.
Tương tự như vậy, bản thân Mandala, với tâm thanh tịnh sẽ đón nhận được sự gia trì. Đón nhận được nguồn năng lượng của vũ trụ khi chiêm ngưỡng Mandala, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự do hơn.
Nên chúng ta phải hiểu giáo pháp một cách rộng mà không chỉ là lời tôi nói anh nghe mà bằng nhiều cách thức khác nhau. Theo quan kiến của Phật giáo Đại thừa, giáo pháp vô cùng phong phú và được thực hiện theo nhiều cách.

– Bức tranh có ý nghĩa như vậy, tại sao chỉ đưa ra trước công chúng một lần trong năm, thưa Ngài? (Đức Hùng, 27 tuổi, Hà Tĩnh)
– Bức tranh này rất lớn nên việc tổ chức cho mọi người chiêm bái không đơn giản. Hơn nữa, đây là bảo báu cần lưu giữ, nếu treo hàng ngày thì khó mà bảo quản được.

– Ngài có kế hoạch kiến tạo nên một công trình tương tự như vậy ở Tây Thiên không? (Bách Hội, 50 tuổi, Lào Cai)
– Theo tôi có nhiều việc cần phải làm, ở Tây Thiên có nhiều công trình đang được thực hiện và nếu điều kiện cho phép chúng ta có công trình ở nhiều tỉnh thành để mọi người nơi khác có thể đón nhận được sự gia trì này. Điều này phụ thuộc vào mối quan tâm của mọi người, các yếu tố điều kiện nhân duyên khác nhau nữa. Tât cả những gì chúng ta làm đều phục vụ mục đích cho con người.

– Bức Mandala khổng lồ ở Tây Thiên đang được kiến lập, vậy mất bao lâu được kiến tạo và có ý nghĩa như thế nào? (Như Hoài, 43 tuổi, Khánh Hòa)
– Bức Mandala có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Mandala chính là vũ trụ, nếu biết cách thực hành Mandala đúng pháp và chân thực thì đây là pháp thực hành tuyệt vời và mang lại năng lực vô cùng mạnh mẽ. Chúng ta có thể đón nhận toàn bộ năng lực kết tinh trong Mandala và uy lực của nó vô cùng mạnh mẽ vì Mandala là biểu tượng của vũ trụ, là sự hợp nhất của trí tuệ và tình yêu thương.

Lời khuyên cho phật tử
– Tôi muốn được đến Tây Thiên, muốn gặp Ngài và đón nhận sự gia trì. Ngài có thể giúp tôi thực hiện tâm nguyện này? (Phạm Minh, 50 tuổi, Cao Bằng)
– Nếu có thể làm được bất kỳ điều gì giúp ích cho cuộc sống của mọi người an lạc hạnh phúc hơn, tôi rất sẵn lòng. Tôi hy vọng mình có thể giống như một người truyền tải thông điệp của tình yêu thương và hạnh phúc đến mọi người. Cuộc sống cần được tri ân, nếu không có sự tri ân thì không còn ý nghĩa nữa và khi đó chúng ta không thể hạnh phúc được.
Để tri ân cuộc sống thì cần có nguồn năng lực tích cực gia trì và tất nhiên những giáo pháp trực tiếp của Phật giáo rất quan trọng, là những nền tảng không thể thiếu. Đức Phật đã dạy chúng ta thông qua việc giảng dạy trực tiếp, tương tác giữa bậc thầy và đệ tử cũng rất quan trọng. Bởi vậy tôi luôn đi khắp nơi để truyền giáo pháp.

– Thưa Đại đức, con buồn vì hàng ngày thấy kẻ mê tín dị đoan thì nhiều, người giác ngộ giáo lý nhà Phật và thực hành theo thì ít. Đi chùa thì cầu danh lợi tiền bạc, thăng quan tiến chức, mua thần bán thánh…, trái ngược giáo lý. Xin Đại đức vì chúng con mà giảng giải vấn đề này. (Nguyễn Bảo Thiên, 22 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai)
– Điều quan trọng nhất với phật tử là giữ giới, sống đạo đức, đó là điều đầu tiên như nguyên thủy Phật giáo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giới. Làm những điều gì trái với giới luật mà Đức Phật đã đưa ra đều không phải đạo Phật chân chính.

– Đời con tạo quá nhiều nghiệp bất thiện, nay con xin thành tâm sám hối trước Ngài. Vậy cho con hỏi làm cách nào để thực hiện điều đó? (Minh Tú, 51 tuổi, TP HCM)
– Đầu tiên bạn phải thực sự cảm thấy ăn năn về những việc xấu mình đã làm, thứ hai là quyết tâm không tái phạm. Đó là hai điểm đầu tiên, sau đó chúng ta nương tựa vào sự gia trì của một bậc thầy thì sẽ thực hiện được.

– Tôi từng phạm sai lầm, phải đi tù. Tiếp xúc với Phật giáo Kim Cương thừa liệu có giúp tôi gột rửa được tội lỗi và thành tâm hướng thiện? (Phật tử ở Đồng Nai, 53 tuổi, Đồng Nai)
– Mọi người có thể tịnh hóa bằng việc trì chú pháp ngôn của Kim Cương thừa. Nhưng điều quan trọng nhất là quyết tâm không tái phạm. Nói chung mắc bất kỳ tội lỗi nào cũng có thể gột rửa bằng việc tịnh tâm, quyết tâm không tái phạm. Trong cuộc sống hàng ngày cũng thế thôi, tội phạm ăn năn hối cải cũng được giảm nhẹ tội.

– Kính thưa Ngài, cho con hỏi con người làm thế nào để biết nghiệp mình đã gây ra trong nhiều kiếp, và làm sao để giải được nghiệp? (Nguyễn Thị Thảo, 29 tuổi, 8/16 đường 16, phường Bình Hưng Hòa, Bình Tân, TP HCM)
– Tất cả những gì xảy đến, chúng ta cần hiểu rằng nó đều có sự chi phối của nghiệp. Việc đầu tiên chúng ta có thể làm là pháp sám hối để tịnh hóa bớt nghiệp chướng, nhưng phải xuất phát từ sự thành tâm và không bao giờ tái phạm sai lầm. Việc thực hành phải có động cơ vô ngã, vị tha hướng tới mọi người mọi loài, khi đó sẽ tịnh hóa được nghiệp chướng của mình và chỉ bậc anh hùng mới có thể làm được điều này.
Một người mà không tin nhân quả, không tin vào nghiệp thì đó không phải phật tử chân chính.

– Cha tôi bị ung thư đã vào giai đoạn cuối. Tôi phải làm gì để cha không sợ hãi và bình tâm đối mặt với ngày ra đi? (Huỳnh Chí Hiếu, 39 tuổi, TP HCM)
– Dưới góc nhìn của Phật giáo, tôi nghĩ chúng ta nên cầu nguyện, có thể là cầu nguyện đức Phật A di đà, nhưng quan trọng phải có sự kết nối tâm linh thực sự. Nếu cha bạn vẫn còn khả năng hiểu và nghe bạn nói thì bạn cũng có thể trấn an ông rằng: cái chết không phải chấm dứt hoàn toàn mà còn tiếp tục nhiều đời nhiều kiếp trong tương lai nữa.

– Thưa Ngài, với việc thờ Phật tại gia thì pháp môn nào phù hợp cho phật tử doanh nhân? (Thiện Trung, 40 tuổi, TP HCM)
– Hãy phát khởi tâm vị tha, bồ đề tâm cứu giúp người khác, hướng tâm mình đến môi trường, thiên nhiên và những người xung quanh.
Đầu tiên chúng ta phải xác định động cơ. Điều đó tốt hơn gấp hàng nghìn lần so với việc chỉ nghĩ chuyện thực hành cho mình, đặc biệt đối với những doanh nhân có điều kiện kinh tế. Nếu có đầy đủ phương tiện, bạn nên khởi pháp tâm, giúp đỡ nhiều người. Đó là động cơ đầu tiên bạn nên nhắc nhở mình. Nếu bạn biết một câu chú hay tụng kinh thì càng tốt. Nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh động cơ thực hành là phải vì lợi ích của người khác chứ không chỉ vì lợi ích của bản thân.

– Cảm ơn Ngài đã dành thời gian chia sẻ. Trước khi kết thúc trò chuyện, Ngài có điều gì nhắn nhủ tới độc giả VnExpress?(Nguyễn Minh Trí, 47 tuổi, Hưng Yên)
– Tôi muốn gửi đến các bạn lời chia sẻ, sự trải nghiệm của riêng tôi. Tôi thường cảm thấy thoải mái, thư giãn khi thực hành định tâm. Khi chúng ta thực hành một pháp môn nào đó, một việc nào đó bất kể đó là tín ngưỡng tôn giáo hay phong trào nào thì quan trọng là chúng ta nhất tâm và hoan hỉ đi theo con đường mình đã chọn.
Có thể chúng ta làm rất tốt hoặc chưa tốt lắm cũng không sao. Chúng ta có thể nhất tâm thực hành, truyền lại năng lượng, cảm hứng cho người xung quanh mới là quan trọng nhất. Thường thì chúng ta để lãng phí thời gian nhiều trong khi cuộc sống lại rất ngắn ngủi. Vì vậy, phải chọn được con đường của mình để đi theo, dù đó là con đường của tôn giáo nào. Quan trọng là bạn nhất tâm, quan tâm đến gia đình, bạn bè, mọi người xung quanh, làm lợi cho mọi người, mọi nhà.

Đức Gyalwang Drukpa: ‚Muốn hạnh phúc phải biết tri ân‘ Thời sự VnExpress 15.03.2018 veröffentlicht
„Cuộc sống cần sự tri ân, nếu không sẽ không còn ý nghĩa và chúng ta không thể hạnh phúc“, Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa chia sẻ.

Trailer Pháp Hội Đại Bi Quan Âm Thần Lực Mandala Đại Bi Gia Trì 04.03.2018 veröffentlicht 04.03.2018 veröffentlicht
http://www.drukpavietnam.org . http://www.daibaothapmandalataythien.org

Toàn Cảnh Lễ Hội Tây Thiên Tam Đảo 2017 Qua Góc Nhìn Fly Cam 13.03.2017 veröffentlicht

[Webcast VOD] 16-03-2017 Pháp hội tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên 10.04.2017 veröffentlicht

 

Veröffentlicht 19. März 2018 von anhyeuem66 in Allgemein, Tempel Chua

Getaggt mit , , , , , ,

Edelstein-Mandala – Tranh đá quý Mandala nhận kỷ lục Guinness Việt Nam – Đại Bảo tháp Tây Thiên (Vĩnh Phúc)   Leave a comment

Tranh đá quý Mandala nhận kỷ lục Guinness Việt Nam

Sau 9 ngày kiến tạo từ bàn tay của 20 cao tăng, sáng 16/3 bức tranh Mandala bằng bột đá quý có đường kính 9m đã được Đức Gyalwang Drukpa khai mở, ghi nhận lớn nhất Việt Nam trước hàng nghìn phật tử.
17/3/2018 https://video.vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/tranh-da-quy-mandala-nhan-ky-luc-guinness-viet-nam-3724015.html

 


Khai mở tranh đá quý Mandala kỷ lục Việt Nam 21°27′50.4″N 105°35′05″E xã Đại Đình, huyện Tam Đảo
Sáng 16/3, Đức Gyalwang Drukpa đã khai mở bức tranh đá quý Mandala lớn nhất Việt Nam tại Đại Bảo tháp Tây Thiên (Vĩnh Phúc).
16/3/2018 https://vnexpress.net/photo/thoi-su/khai-mo-tranh-da-quy-mandala-ky-luc-viet-nam-3723762.html
09/3/2018 https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/duc-gyalwang-drukpa-cau-an-tai-bao-thap-tay-thien-3720595.html
Trong màn trống hội Thiên Thủ Thiên Nhãn chào mừng của các tăng ni, lễ khai mở bức tranh Thongdrol Phật Quan Âm diễn ra. Đây là kiệt tác nghệ thuật Phật giáo do Đức Gyalwang Drukpa tặng phật tử Việt Nam năm 2017. Tranh thêu trên gấm với kích thước 11,8x16m, được trưng bày ở Đại Bảo tháp Tây Thiên và mỗi năm chỉ được khai mở một lần.

 


Tranh Mandala đá quý được công nhận kỷ lục Việt Nam
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam sẽ công bố kỷ lục bức tranh Mandala bằng đá quý tại lễ hội Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên.
15/3/2018 https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tranh-mandala-da-quy-duoc-cong-nhan-ky-luc-viet-nam-3723463.html
Nhân dịp “Pháp hội Đại Bi Quan Âm“ tại Đại Bảo Tháp Tây Thiên từ 16 đến 18/3, Đức Gyalwang Drukpa sẽ cử hành đại lễ gia trì và khai mở bức Mandala ngọc đá quý Phật Quan Âm Đại Bi Thiên Thủ Thiên Nhãn.

Bức Mandala này có đường kính 9 m, dựng trên nền sàn gỗ rộng 81 m2 và được sáng tạo trong 9 ngày tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên, dưới bàn tay của các bậc Cao Tăng Truyền thừa Drukpa.
Tác phẩm nghệ thuật chế tác từ 35 loại ngọc, đá quý và bán quý nghiền nhỏ như ngọc bích, hồng ngọc, thạch anh… Các vật liệu được lựa chọn kỹ lưỡng nhằm đảm bảo hoàn toàn tự nhiên, không qua xử lý hóa chất để có thể hấp thụ đầy đủ năng lượng gia trì.

Ông Lê Trần Trường An, Tổng giám đốc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cho biết, ông đã đến Đại Bảo Tháp Tây Thiên để thẩm định tác phẩm Mandala bằng bột đá quý. Đây là một tác phẩm công phu và có giá trị mỹ thuật rất cao. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam sẽ xác lập và công bố kỷ lục nhân dịp bức tranh được khai mở ngày 16/3.
Trong quá trình kiến lập Mandala và trong suốt thời gian 3 ngày của Pháp hội Đại Bảo Tháp Tây Thiên, Đức Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa sẽ liên tục cử hành khóa lễ cầu nguyện triệu thỉnh Đức Phật Quan Âm giáng lâm vào trung tâm Mandala để ban gia trì.
Mandala Đại Bi Quan Âm là một hình thức nghệ thuật bắt nguồn từ Phật giáo Kim Cương thừa thời Ấn Độ cổ xưa. Đây là Pháp bảo tràn đầy thần lực gia trì giúp người chiêm bái với tâm chí thành thuần khiết có thể chấm dứt khổ đau, tịnh trừ khó khăn, chướng ngại trong cuộc sống.

 


Mandala đá quý lớn nhất Việt Nam được chế tác tại Tây Thiên
Đại lễ khai mở và chiêm bái Đại Mandala Phật Quan Âm sẽ diễn ra vào ngày 16/3 tại Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên, Vĩnh Phúc.
14/3/2018 https://vnexpress.net/photo/thoi-su/mandala-da-quy-lon-nhat-viet-nam-duoc-che-tac-tai-tay-thien-3722514.html
Đại mandala Phật Quan Âm được chế tác từ 35 loại ngọc, đá quý và bán quý tự nhiên như ngọc bích, hồng ngọc, thạch anh, lapis lazuli, aven… Tác phẩm nghệ thuật Phật giáo này có đường kính 9 mét, dựng trên nền móng rộng 370 m2, khung nhà cao 8,6 m.

Đại Bảo Tháp Tây Thiên
Khu Di tích Danh thắng Tây Thiên với hệ thống đền thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu đã có từ hàng nghìn năm nay. Bên cạnh đó, Tây Thiên còn được xem như là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Mật độ các di tích thờ Mẫu và thờ Phật xuất hiện dày đặc, hòa quyện vào nhau cho nơi đây bầu không khí thanh tịnh, linh thiêng ít nơi nào có được.
14/06/2016 http://vinhphuctv.vn/tin-bai/dich-vu/dai-bao-thap-tay-thien/59-822-216844
http://vinhphuc.tourism.vn/index.php?cat=0115&itemid=1902
Một công trình thờ Phật lớn đang mọc lên là Đại Bảo tháp theo trường phái Kim Cương Thừa to đẹp và mang nhiều ý nghĩa. Những người hành hương tới đây luôn tin những nguyện ước của mình sẽ được chứng tâm và thành hiện thực. Việc phát triển nơi đây thành một trung tâm phật giáo lớn là điều mà rất nhiều phật tử mong đợi.

Đại bảo tháp Mandala
Kim Cương Thừa là tên gọi một trường phái Phật giáo xuất hiện trong khoảng thế kỉ thứ V, VI tại Bắc Ấn Độ, bắt nguồn từ Đại thừa và được truyền tới Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ và Nga. Xuất phát từ Phật giáo Đại thừa, nhưng trường phái này lấy thêm những phương pháp tu học huyền bí, có tính chất mật truyền. Thường các phái này được hướng dẫn bởi một vị Đạo sư; kinh sách của họ trình bày nhiều phép tu luyện được gọi là Đát-đặc-la. Kim Cương Thừa hay sử dụng chân ngôn và có ảnh hưởng mạnh nhất tại Tây Tạng. Trong đạo Phật, đặc biệt trong quan kiến Kim Cương Thừa, Đại Bảo tháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì là nơi chứa đựng tâm giác ngộ của chư Phật, thể hiện ngũ đại thanh tịnh (đất, nước, gió, lửa, không khí). Ba phần của tháp tượng trưng cho „Thân Khẩu Ý“ giác ngộ của Đức Phật. Bởi thế, đỉnh lễ, cúng dường và vi nhiễu bảo tháp là lễ cho mười phương ba đời chư Phật. Bảo tháp được xây dựng và yểm đúng pháp sẽ trở thành viên ngọc như ý, có quyền năng viên mãn mọi lời cầu nguyện. Chúng sinh bất cứ ai với tấm lòng trong sạch, phục lạy trước Bảo tháp, nhiễu quanh tháp, chiêm bái tháp sẽ cảm thấy tâm hồn thư thái, như được gột sạch mọi muộn phiền.

Trong lòng Đại Bảo tháp
Đại Bảo tháp Tây Thiên tọa lạc tại Khu Di tích Danh thắng Tây Thiên xã Đại Đình huyện Tam Đảo, là ngôi Đại Bảo tháp kiến trúc theo truyền thống Kim Cương Thừa được xây dựng lần đầu tiên tại Việt Nam. Do đích thân Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã trực tiếp hướng dẫn thiết kế và yểm tâm theo đúng lời Phật dạy trong kinh điển về cách kiến lập Vũ trụ đại Mandala. Đại Bảo tháp khởi công từ ngày 16/3/2011, cao 29m; tổng diện tích mặt sàn hơn 1500m2, cùng với một tầng âm thoáng rộng, thiết kế theo kiến trúc Phật giáo Kim Cương Thừa. Đường kính chân đế 60m, 3 tầng có hình dáng khác nhau, biểu trưng cho 6 yếu tố hình thành nên vũ trụ và sự sống, gọi là Lục đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không và Thức. 3 phần của Tháp tượng trưng cho Thân – Khẩu – Ý giác ngộ của Đức Phật. Tầng thứ hai là nơi dành cho du khách thập phương chiêm bái cầu nguyện, tầng này bài trí một cây truyền thừa với hơn một trăm chư Phật, Bồ Tát được an vị trên các cành nhánh của cây. Dưới gốc cây thờ 5 pho tượng Ngũ Trí Phật cao 2m, hướng ra 5 phương theo phong cách của Kim Cương Thừa uyển chuyển mềm mại và vô cùng tinh xảo; đây là những pho tượng Phật theo trường phái Kim Cương Thừa đầu tiên được nghệ nhân Việt Nam thiết kế và đúc bằng đồng vàng nguyên chất. Lan can của tầng 2 được gắn rất nhiều Kim luân chuyển chú cho các phật tử đi nhiễu và chuyển luân để viên mãn mọi tâm nguyện. Trên tầng thượng của Bảo tháp có bốn tháp nhỏ cao 7m, nằm ở bốn phương, được thiết kế xây dựng theo mẫu của tháp Bồ Đề Đạo tràng Ấn Độ. Vòng quanh bầu tròn của Bảo tháp là tám am nhỏ được thờ Tứ Trí Phật (Phật Bảo Sinh, A Súc Bệ, A Di Đà, Bất Không Thành Tựu) và Tứ Đức Bồ Tát (Quán Thế Âm, Văn Thù, Phổ Hiền, Di Lặc). Tiếp theo là mười ba tầng thu nhỏ của đỉnh Tháp tượng trưng cho mười ba quả vị viên mãn của con đường thành tựu chính đẳng, chính giác.
Đây là một công trình tâm linh vô cùng đặc biệt và linh thiêng lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam không hẳn vì kiến trúc độc đáo truyền thống Kim Cương Thừa, mà còn do phần yểm tâm vô cùng công phu. Việc yểm tâm ngôi Đại Bảo tháp được tiến hành đúng theo kinh điển cổ mật đã hướng dẫn chi tiết do hai vị Thượng tọa Lama trực tiếp chỉ đạo. Ý nghĩa yểm bốn phương Bảo tháp như sau: Phương Đông yểm các loại ngũ cốc, thực phẩm để cầu nguyện đất nước mưa thuận gió hòa, mùa màng phì nhiêu, muôn dân no đủ. Phương Nam yểm đồng tiền xu để cầu nguyện cho đất nước phong phú, nhân dân luôn giàu có. Phương Tây yểm các loại đá quý để cầu nguyện cho tài nguyên của đất nước ngày càng phát triển. Phương Bắc yểm các dụng cụ lao động và các vũ khí cùng các dụng cụ tiêu cực để cầu nguyện chiến tranh chấm dứt, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đồng thời phát triển các ngành công, nông, thương nghiệp, đem lại hạnh phúc ấm no, đầy đủ vật chất cho toàn dân và đất nước. Toàn bộ phần nền đáy của Bảo tháp đã được yểm thành công với tâm trí thành tha thiết hướng về lợi ích của hết thảy chúng sinh nói chung và người dân Việt Nam nói riêng.
Ngôi Bảo tháp được thiết kế xây dựng theo cách kiến lập vũ trụ Mandala nên Bảo tháp như là một tiểu vũ trụ có khả năng tích tụ thu hút năng lượng linh thiêng màu nhiệm. Là biểu tượng giác ngộ cho đại trí tuệ của Chư phật, nên ngôi Bảo tháp sẽ ban trải suối nguồn ân phúc từ Tây Thiên tỏa rộng tới cả nước. Ngôi Đại Bảo tháp giúp cho chúng ta định hướng được cuộc sống một cách đúng đắn, chuyển hóa vô minh khiến cho đời sống tràn đầy ý nghĩa sâu sắc của kiếp nhân sinh, trọn vẹn ý nghĩa quý giá và tràn đầy giá trị chân thiện mỹ.

Ngày nay đến với Tây Thiên du khách không chỉ được hòa mình trong một trumg tâm Phật giáo lớn của cả nước mà còn được chiêm ngưỡng một Đại Bảo tháp to đẹp, mang nhiều ý nghĩa. Nơi mà người dân của cả nước đều mong muốn ít nhất một lần được đến nơi đây để thành tâm cầu nguyện trước công trình Phật giáo độc đáo nhất tại Việt Nam này.
.
Tổng quan về Khu di tích danh thắng Tây Thiên
25/09/2013 http://tamdao.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/dukhach/Lists/DiTichDanhThang/View_Detail.aspx?ItemID=107
http://captreotaythien.vn/intro/detail/khu-di-tich-danh-thang-tay-thien.441.aspx
Tam Đảo từ lâu đã là một địa danh được nhiều người biết đến là một điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước với Khu nghỉ mát Tam Đảo nằm ở độ cao 879m so với mặt nước biển, có phong cảnh núi non hùng vĩ bao quát cả một vùng đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn được người Pháp tìm ra và xây dựng từ 1902-1906.

Tam Đảo còn tự hào có một sự đa dạng về bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn như người Kinh, Sán Dìu, Tày, Nùng, Cao Lan..vv. Bên cạnh đó Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Tam Đảo cũng tự hào gìn giữ một di sản văn hóa gắn liền với đời sống tinh thần của các thế hệ cha ông để lại đó là Khu danh lam thắng cảnh Tây Thiên, nơi truyền thuyết kể rằng có đền thờ nữ chúa Tam Đảo Lăng Thị Tiêu. Bà là con của ông Lăng Vĩ và bà Đào Liễu. Người đã có công giúp nhà nước Văn Lang trong buổi đầu dựng nước và giữ nước, sau đó bà kết duyên với vua Hùng thứ sáu sau này ( Hùng Huy Vương 1712 – 1632 TCN). Vì vậy các triều đại phong kiến sau này phong bà là Tây Thiên Quốc Mẫu “ Thượng đẳng phúc thần” hiệu là “ Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu”. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 54 ngôi đền, đình thờ bà, riêng xã Đại Đình có tới 08 ngôi đền lớn thờ Quốc Mẫu gắn với câu chuyện lịch sử về sự sinh ra và hóa thân của Bà.

Trung Tâm văn hóa Lễ hội Tây Thiên:
Trung tâm Văn hóa – Lễ hội Tây Thiên có qui mô 163ha với tổng vốn đầu tư trên 540 tỷ đồng được xây dựng theo chủ đề “Đến với Phật, về với Mẫu”. Khu này bao gồm trục hành lễ, sân lễ hội, khán đài, các công trình phục vụ công cộng và khu tái định cư. Đây sẽ là một trong những trung tâm lễ hội quan trọng nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Đến tháng 7 năm 2013 Dự án công trình xây dựng một số hạng mục thuộc Trung tâm Văn hóa Lễ hội Tây Thiên đã được bàn giao đưa vào sử dụng. Dự án có tổng diện tích 31,8ha bao gồm các hạng mục chính: san nền, bãi đỗ xe, đường trục chính, sân lễ hội, cổng Tam Quan, đường nhánh từ cổng Tam Quan đến Bảo Tháp. Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thương mại, thể thao trong những ngày diễn ra Lễ hội.

Cận cảnh tranh Mandala Phật Quan Âm bằng ngọc đá quý lớn nhất Việt Nam
http://kyluc.vn/tin-tuc/ky-luc-viet-nam
16-03-2018 http://kyluc.vn/tin-tuc/anh-va-video/can-canh-tranh-mandala-phat-quan-am-bang-ngoc-da-quy-lon-nhat-viet-nam
Tranh Mandala ngọc đá quý Đại Bi Quan Âm xác lập Kỷ lục Việt Nam
16-03-2018 http://kyluc.vn/tin-tuc/ky-luc-viet-nam/tranh-mandala-ngoc-da-quy-dai-bi-quan-am-xac-lap-ky-luc-viet-nam
(Kỷ lục – VietKings) Nhân dịp “Pháp hội Đại Bi Quan Âm“ diễn ra từ ngày 16/3-18/3/2018 tại Đại Bảo Tháp Tây Thiên – Vĩnh Phúc, sáng nay, ngày 16/3 Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa đã cử hành đại lễ gia trì và khai mở bức Mandala ngọc đá quý Phật Quan Âm Đại Bi Thiên Thủ Thiên Nhãn đạt Kỷ lục Việt Nam.

Bức tranh cuộn Phật giáo lớn nhất Việt Nam
19-03-2017 http://kyluc.vn/tin-tuc/ky-luc-viet-nam/buc-tranh-cuon-phat-giao-lon-nhat-viet-nam
(Kỷ lục) Lần đầu tiên, bức tranh cuộn Phật Quan Âm theo hình thức Thongdrol với kích cỡ lớn kỷ lục đã được khai mở cho người dân chiêm bái tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên, Vĩnh Phúc vào ngày 16/3/2017.


Gyalwang Drukpa https://vnexpress.net/gyalwang-drukpa/tag-460032-1.html

Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên
https://anhyeuem66.wordpress.com/2014/11/05/v-297-nh-phuc-thi-7873-n-vi-7879-n-truc-lam-tay-thien-19670779/

 

Veröffentlicht 17. März 2018 von anhyeuem66 in Allgemein, Tempel Chua

Getaggt mit , , , , , ,

Das richtige Verstehen der Religionsfreiheit in Vietnam (VOV5-deutsch)   Leave a comment

Das richtige Verstehen der Religionsfreiheit in Vietnam

Die Sitten und die Religionen in Vietnam erhalten oft die Aufmerksamkeit der westlichen Gemeinschaft auf internationalen Foren über den Menschenrechtsschutz.
Angesichts des Mangels an Informationen und einer veralteten Denkweise kann man die religiöse Lage in Vietnam nicht richtig verstehen.
Vietnam verfügt über eine Religionspolitik, um den Bedarf der Bevölkerung an der Ausübung von Glauben und Religionen zu erfüllen.
Freitag, 31. März 2017 http://vovworld.vn/de-DE/Politische-Aktualität/Das-richtige-Verstehen-der-Religionsfreiheit-in-Vietnam/525726.vov
– Gesetzentwurf zu Glauben und Religion: Religionsfreiheit bei der Eingliederung gewährleisten
– Neue Schritte bei der Gewährleistung der Glaubens- und Religionsfreiheit


Um die Religionsfreiheit der Bürger zu schützen wurde das Gesetzsystem in Vietnam in den vergangenen 50 Jahren ständig geändert und vervollständigt,
um den Anforderungen des Lebens zu entsprechen und die Anpassung an die internationalen Gegebenheiten zu garantieren.
Dies hilft dabei, das religiöse Leben in Vietnam zu gewährleisten.

Die Politik für die Religionsfreiheit
In den vergangenen 50 Jahren wurden mehr als 100 gesetzliche Vorschriften erlassen, in denen die geänderten Inhalte über den Glauben und Religionen bestimmt wurden. Es gibt außerdem zahlreiche gesetzliche Vorschriften wie das Zivilgesetzbuch, das Strafgesetzbuch und das Bodengesetz, in denen einige Paragrafen über den Glauben und die Religionen geändert wurden.
Vor allem im Jahr 2013 hat das vietnamesische Parlament die Verfassung 2013 mit zahlreichen Inhalten über die Religionsfreiheit verabschiedet.
Zum ersten Mal wurde in der Verfassung bestimmt, dass nicht nur die Bürger ein Recht auf Religionsfreiheit haben, sondern die Religionsfreiheit zu den Grundrechten aller Menschen gehört und diese vom Staat geschützt wird.
Im Artikel 24 heißt es: “Alle Menschen haben das Recht auf Religionsfreiheit. Sie können eine Religion oder keine Religion ausüben. Alle Religionen sind gleichberechtigt vor dem Gesetz. Der Staat respektiert und schützt das Recht auf Religionsfreiheit. Niemand darf die Religionsfreiheit verletzen oder die Religionsfreiheit ausnutzen, um gegen das Gesetz zu verstoßen.
Im November 2016 wurde zum ersten Mal ein Religionsgesetz vom vietnamesischen Parlament verabschiedet.
Dies war ein wichtiger Meilenstein, der die offene Politik Vietnams in Bezug auf die Nachfrage nach einem spirituellen und religiösen Leben der Bevölkerung verdeutlicht hat. Dadurch werden alle Bürger ermutigt, die nationale Solidarität für den Aufbau des Landes zu entfalten.

Die Vorteile der Religionsfreiheit
Im Religionsgesetz aus dem Jahr 2016 wurde festgeschrieben, dass das Recht auf Religionsfreiheit ein Menschenrecht im Geist der Verfassung 2013 ist.
Paragraf 6 des Gesetzes bestimmt: “Alle Menschen haben das Recht auf Religionsfreiheit, können eine oder keine Religion ausüben. Die gesetzmäßig Festgenommenen, die Personen in der vorläufigen Untersuchungshaft, Gefängnisinsassen sowie Menschen in Erziehungslagern und Entzugseinrichtungen dürfen die Bibel nutzen und ihre Religion ausüben.“
Ein Kapitel über das Recht auf Religionsfreiheit wurde ergänzt, um die staatliche Politik zum Respekt und Schutz des Rechtes auf Religionsfreiheit aller Menschen grundlegend darzustellen. Im Gesetz wurde außerdem bestimmt, dass die Anmeldung religiöser Aktivitäten eine Handlung ist, um den Bedarf an Religion der Gläubigen zu befriedigen.
Dies sei jedoch keine Bedingung, um eine religiöse Organisation zu gründen.
Im Gesetz wurden ferner die Inhalte zur Bezeichnung und Ernennung von Ausländern festgelegt, die für eine religiöse Organisation in Vietnam tätig sind.
Ausländer, die legal in Vietnam leben, haben das Recht, eine Religion auszuüben, an religiösen Veranstaltungen teilzunehmen und legal einen Ort für eine religiöse Versammlung zu nutzen. Sie dürfen Würdenträger und Gläubige einladen, um religiöse Rituale durchzuführen, Religion zu unterrichten, in einer religiösen Institution zu arbeiten oder zu lernen und an einem Kurs zur Fortbildung in einer religiösen Organisation in Vietnam teilzunehmen.
Sie dürfen religiöse Druckerzeugnisse und Gegenstände einführen, welche ihrer religiösen Ausübung entsprechend dem vietnamesischen Gesetz dienen.

Das Religionsgesetz aus dem Jahr 2016 verdeutlicht den Standpunkt und die konkreten Maßnahmen des vietnamesischen Staates im Religionsbereich.
Das Gesetz kann die Wünsche der Würdenträger erfüllen und den Bürger ermöglichen, ihre Bedürfnisse nach einem spirituellen Leben zu erfüllen.
Es fördert die Entfaltung der religiösen Werte im sozialen Leben. Das Gesetz ist außerdem ein Beweis dafür, dass Vietnam die Verfassung und Gesetze über den Glauben und die Religion bei der Entwicklung und Integration immer besser umsetzt.
Der Aufbau des Gesetzsystems zur Erfüllung der Wünsche der Bürger in Bezug auf Religion ist eine Vorgehensweise des vietnamesischen Staates, um das Recht auf Religionsfreiheit in Vietnam zu gewährleisten.

 

Veröffentlicht 26. April 2017 von anhyeuem66 in Allgemein, made in VietNam 100%

Getaggt mit , , , , ,

Vietnamesische Gesetze erfüllen internationale Normen über Religion und Glauben – Pháp luật Việt Nam hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực quốc tế về tôn giáo, tín ngưỡng   Leave a comment

Pháp luật Việt Nam hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực quốc tế về tôn giáo, tín ngưỡng

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vừa được Quốc hội Việt Nam khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ hai (18/11/2016).
Đông đảo tín đồ, chức sắc các tôn giáo cho rằng việc xây dựng và ban hành Luật này đã góp phần đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người.
02 Tháng Mười Hai 2016 – 17:17:29 http://vovworld.vn/vi-VN/Binh-luan/Phap-luat-Viet-Nam-hoan-toan-phu-hop-voi-chuan-muc-quoc-te-ve-ton-giao-tin-nguong/492640.vov
Những quy định trong luật thể hiện rõ tính nhân văn về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên trên một số phương tiện truyền thông ở nước ngoài vừa qua đăng những luận điệu phủ nhận nội dung tích cực của luật này. Điều này cho thấy họ không hiểu hoặc giả cố tình không hiểu để xuyên tạc về tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Tự do tôn giáo là một trong những vấn đề được thảo luận nhiều nhất trong lịch sử phát triển các quyền và tự do cơ bản của con người. Đây cũng là quyền được ghi nhận từ rất sớm trong các văn kiện luật nhân quyền quốc gia và quốc tế.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật quốc tế
Trên một số phương tiện truyền thông nước ngoài, một số kẻ mập mờ đưa thông tin: ở các nước văn minh không bao giờ ban hành Luật tín ngưỡng tôn giáo và rằng dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo mà Quốc hội Việt Nam thông qua không nhằm phục vụ nhân quyền. Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng tự do tôn giáo đã được ghi nhận ngay trong văn kiện quốc tế đầu tiên về nhân quyền là Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền năm 1948 (UDHR). Tuyên ngôn này tập trung chủ yếu vào việc cấm phân biệt đối xử về tôn giáo. Sau đó, nội dung trong UDHR được khẳng định và cụ thể hóa trong các Điều 18 và 20 Công ước quốc tế về Các quyền dân sự, chính trị được Liên hợp quốc thông qua năm 1966 (Việt Nam tham gia công ước này năm 1982). Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị có ghi : “ Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo. Quyền tự do này bao gồm tự do có theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do bày tỏ tín ngưỡng tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và giảng đạo”. Tiếp đó, ngày 05/3/1993, Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc ra Nghị quyết số 25, trong đó Điều 3 có ghi: “Khẩn thiết yêu cầu các nước đảm bảo quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm, tự do tôn giáo và tự do xác tín một cách thích hợp bằng những quy định trong Hiến pháp và luật pháp, kể cả bằng dự kiến những biện pháp dự phòng hữu hiệu nhằm tránh xảy ra bất khoan dung, kỳ thị vì lý do tôn giáo hoặc xác tín”.

Ở cấp độ quốc gia, Pháp, một trong những quốc gia ở châu Âu có hệ thống pháp quy đầy đủ và chi tiết nhất về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, cũng nghi trong điều 1 Đạo luật ngày 09/12/1905:
Nền Cộng hòa bảo đảm quyền tự do lương tâm, bảo đảm quyền tự do thực hành các việc thờ phụng với những hạn chế duy nhất được ban bố… vì lợi ích trật tự công cộng.
Điều 25: “Các cuộc hội họp để cử hành một việc thờ phụng được điều hành trong những trụ sở thuộc một hiệp hội tôn giáo được đặt dưới sự giám sát của nhà chức trách vì lợi ích của trật tự công cộng”.
Còn Hiến pháp Đức cũng quy định: “Hoạt động của một tổ chức tôn giáo có thể bị giới hạn hoặc bị cấm nếu mục đích, hoạt động của tổ chức đó vi phạm các quy định của luật hình sự hay chống lại chế độ xã hội đã được xác định trong hiến pháp…”.
Như vậy các nước đều quan niệm không có tự do tín ngưỡng tôn giáo tuyệt đối và hoàn toàn không có chuyện ở các nước, người ta không bao giờ ra Luật tín ngưỡng tôn giáo như giọng điệu đang được rêu rao trên một số trang mạng nước ngoài vừa qua.

Pháp luật Việt Nam hoàn toàn phù hợp với những chuẩn mực quốc tế về tôn giáo

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được ghi nhận ngay trong Hiến pháp đầu tiên (1946) và tiếp tục được tái khẳng định trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013, với những quy định ngày càng chi tiết hơn. Hiến pháp đầu tiên năm 1946 nêu rõ: “Mọi công dân có quyền tự do tín ngưỡng”. Bản Hiến pháp gần đây nhất, Hiến pháp 2013, quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật„.

Không chỉ thể hiện trong Hiến pháp, ở từng giai đoạn cụ thể, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân. Đặc biệt, Dự thảo Luật tín ngưỡng tôn giáo được Quốc hội thông qua ngày 18/11/2016 đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm hơn nữa quyền tự do tín ngưỡng; thể hiện trách nhiệm của quốc gia đối với việc thực hiện pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là thành viên. Chức sắc các tôn giáo khi phát biểu trước Quốc hội đều khẳng định việc Quốc hội Việt Nam thông qua dự thảo Luật tín ngưỡng tôn giáo là bước ngoặt lớn trong chính sách đối với tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, góp phần động viên tín đồ, chức sắc tôn giáo phát huy những giá trị tốt đẹp, mặt tích cực điểm tương đồng của tôn giáo, chủ nghĩa xã hội, phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào các tôn giáo, làm cho họ tự giác đấu tranh chống lại âm mưu xuyên tạc, lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa.

Có thể khẳng định rằng pháp luật Việt Nam hiện nay hoàn toàn phù hợp với những chuẩn mực quốc tế có liên quan đến lĩnh vực này. Việt Nam đặt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong Hiến pháp và luật pháp đạt chuẩn quốc tế ngay từ khi có Hiến pháp đầu tiên và ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. Vì vậy những ý kiến cho rằng luật tín ngưỡng, tôn giáo vừa được thông qua không nhằm phục vụ nhân quyền rõ ràng là luận điệu sai trái và sẽ bị thực tế phủ nhận.
.
Vietnamesische Gesetze erfüllen internationale Normen über Religion und Glauben
Freitag, 2. Dezember 2016 – 16:58:27 http://vovworld.vn/de-DE/Politische-Aktualit%C3%A4t/Vietnamesische-Gesetze-erf%C3%BCllen-internationale-Normen-%C3%BCber-Religion-und-Glauben/492597.vov
– Vietnam hat zum ersten Mal ein Religionsgesetz
– Religionskommission der Regierung trifft Würdenträger, die Parlamentarier der 14. Legislaturperiode
– Gläubige der verschiedenen Religionen stärken Entwicklung des Landes

Das vietnamesische Parlament hat jüngst auf seiner Herbstsitzung das Gesetz über Religion und Glauben verabschiedet. Viele Gläubige und Würdenträger der verschiedenen Religionen in Vietnam sprachen sich dafür aus, dass die Verabschiedung des Gesetzes für Religion und Glauben dazu dient, unter anderem die Rechte der Bürger auf Religions- und Glaubensfreiheit zu gewährleisten.
Aber es gibt auch Meinungen, meist in den ausländischen Medien, die die Fortschritte dieses Gesetzes bestreiten.
Die Religionsfreiheit ist eines der Themen, die bei der Entwicklung der Menschenrechte viel diskutiert wurde.
Die Religionsfreiheit wurde neben den anderen Menschenrechten sowohl national als auch international schon sehr früh anerkannt.

Religionsfreiheit nach internationalen Maßstäben
In einigen ausländischen Medien wird die Meinung verbreitet, dass es in den entwickelten Ländern kein Gesetz über Religion und Glauben gebe.
Das vietnamesische Gesetz über Religion und Glauben diene nicht der Gewährleistung der Menschenrechte.

Die Religionsfreiheit wurde bereits in den ersten gesetzlichen Dokumenten über Menschenrechte, der Allgemeinen Erklärung der Menschenrechte (UDHR) erwähnt. Die UDHR sprach sich vor allem gegen die Diskriminierung der Religionen aus.
Dies wurde dann in den Artikeln 18 und 20 des internationalen Paktes über zivile und politische Rechte verdeutlicht und konkretisiert, der 1966 von den Vereinten Nationen ratifiziert wurde. Vietnam trat diesem Pakt 1982 bei.
Im Artikel 18 steht, dass alle Menschen das Recht haben, eine Religion oder Weltanschauung eigener Wahl zu haben oder anzunehmen. Sie haben ebenfalls die Freiheit diese Religion oder Weltanschauung allein oder in Gemeinschaft mit anderen Menschen, öffentlich oder privat in Form von Gottesdiensten, religiösen Bräuchen und Unterricht auszuüben.
Der UN-Ausschuss für Menschenrechte verabschiedete 1993 eine Resolution Nummer 25.
Diese fordert dazu auf, dass die Länder die Rechte auf Gedanken-, Gewissens- und Religionsfreiheit angemessen gewähren, indem sie sie in der Verfassung und den Gesetzen sowie in den vorbehaltenen Maßnahmen verankern lassen, um Intoleranz und Diskriminierung aufgrund der Religion und des Glaubens zu vermeiden.

Frankreich ist eines der Länder, deren Gesetze sich umfangreich und detailliert mit Religion und Glauben befassen. Im Artikel 1 eines Gesetzes, das am 09. Dezember 1905 verabschiedet wurde, heißt es, die Republik gewähre den Menschen das Recht auf Gewissens- und Religionsfreiheit und die Ausübung dieses Rechts. Dies gilt unter der Voraussetzung, dass sie im Interesse der öffentlichen Ordnung handeln.
In Artikel 25 steht, dass Gottesdienste oder die Ausübung religiöser Bräuche in religiösen Einrichtungen unter Aufsicht der Behörden und im Interesse der öffentlichen Ordnung stehen.
Im deutschen Grundgesetz steht, dass Aktivitäten einer Religion beschränkt oder verboten werden können, wenn sie im Widerspruch zu den Strafgesetzen stehen oder sich gegen staatliche Ordnung, die im Grundgesetz verankert wurde, richten.
Es wird also deutlich, dass die Länder anerkennen, dass es keine absolute Religions- und Glaubensfreiheit gibt und die Informationen, dass die Länder kein Gesetz für Religion und Glauben haben, sind falsch.

Vietnamesische Gesetze erfüllen internationale Normen über Religion und Glauben
Das Recht auf Religions- und Glaubensfreiheit der Bürger wurde schon in der ersten Verfassung in Vietnam verankert.
Dieses wurde dann in den folgenden Verfassungen erneut bekräftigt.
Auch in den vielen gesetzlichen Dokumenten wurde das Recht auf Religions- und Glaubensfreiheit bestimmt.
Das jüngst verabschiedete Gesetz über Religions- und Glaubensfreiheit hat den Zweck, das Recht der Bürger auf Religions- und Glaubensfreiheit zu gewährleisten.

Viele Würdenträger der verschiedenen Religionen sprachen sich dafür aus, dass Vietnam mit dem Gesetz über Religion und Glauben einen Meilenstein in seiner Politik über Religion und Glauben geschaffen habe.
Es ermutige die Gläubigen, gegen die antivietnamesischen Kräfte zu kämpfen, die die Religion und den Glauben als Vorwand gegen den vietnamesischen Staat nutzen wollen.
Das Recht der Bürger auf Religion und Glauben wurde in der Verfassung und in den Gesetzen Vietnams verankert und verbessert.

Die Behauptung, dass es dem Menschenrecht nicht diene, ist vollkommen falsch und hinfällig.

 

 

Veröffentlicht 3. Dezember 2016 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Vorsitzender der Vaterländischen Front gratuliert – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chúc mừng Đại hội lần thứ XIII Hội đồng Giám mục Việt Nam   Leave a comment

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chúc mừng Đại hội lần thứ XIII Hội đồng Giám mục Việt Nam

Từ ngày 3-7/10/2016, Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ XIII tại thành phố Hồ Chí Minh, Trang Thông tin điện tử Ban Tôn giáo Chính phủ giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân thăm và chúc mừng Đại hội lần thứ XIII.
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/251/0/10166/Chu_tich_Uy_ban_Mat_tran_To_quoc_Viet_Nam_chuc_mung_Dai_hoi_lan_thu_XIII_Hoi_dong_Giam_muc_Viet_Nam

 

Veröffentlicht 26. Oktober 2016 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Neue Schritte bei der Gewährleistung der Glaubens- und Religionsfreiheit   Leave a comment

Neue Schritte bei der Gewährleistung der Glaubens- und Religionsfreiheit

Der Glaubens- und Religionsgesetzesentwurf wird gerade vom Ständigen Parlamentsausschuss auf der 3. Sitzung in Hanoi diskutiert.
Dieser Gesetzesentwurf wird vom Parlament auf der bevorstehenden Sitzung voraussichtlich verabschiedet.
Der Entwurf zielt darauf ab, einen breiten gesetzlichen Rahmen für religiöse Tätigkeiten in Vietnam zu schaffen.
16. September 2016 http://vovworld.vn/de-DE/Politische-Aktualit%C3%A4t/Neue-Schritte-bei-der-Gew%C3%A4hrleistung-der-Glaubens-und-Religionsfreiheit/470564.vov
– Vietnam beachtet und gewährt die Religionsfreiheit der Bürger
– Starker Buddhismus ist Beweis für Religionsfreiheit in Vietnam
Vietnam ist ein multireligiöses Land. 95 Prozent der vietnamesischen Bevölkerung führen ein gläubiges und religiöses Leben.
In Vietnam gibt es 20 Millionen Gläubige und 40 religiöse Organisationen aus 14 Religionen, 83.000 Würdenträger und fast 28.000 religiöse Einrichtungen.

die-feier-zum-vesak-fest-2013-in-der-pagode-pho-quang-in-ho-chi-minh-stadtDie Feier zum Vesak-Fest 2013 in der Pagode Pho Quang in Ho Chi Minh Stadt. (Foto: VNA)

Vielfältiges Bild der Religionen
Gläubige nehmen an religiösen Zeremonien zu Hause und in religiösen Einrichtungen teil.
Lokale Religionsgemeinschaften oder neu gegründete und eingeführte Religionen sind gemäß den Gesetzen tätig.
Die verschiedenen Religionen stehen miteinander im Einklang. So können Würdenträger einer Religion an Feiern anderer Religionen teilnehmen.
Sie sind bereit, Gläubigen anderer Religionen und Atheisten zu helfen. Dies zeigt die Solidarität und die Verbindung zwischen den Religionen.
Wie immer, zu Festen beglückwünschen Zentral- und Provinzbehörden Würdenträger und Gläubige.
Außerdem führen die Behörden stetig Dialoge mit den religiösen Organisationen in den Provinzen.

Seit der Erneuerung des Landes sind zahlreiche Religionsrichtungen Vietnams anerkannt worden.
Fast alle religiösen Einrichtungen sind renoviert, neu gebaut oder ausgebaut worden.
Es gibt derzeit in Vietnam vier Akademien und acht Fachhochschulen für Religion, 32 buddhistische Fachschulen, sieben Seminare und zwei Biblisch-Theologische Akademien. Ein Religionsverlag wurde ebenfalls gegründet.
4000 religiöse Bücher mit einer Auflage von mehreren Millionen Exemplaren wurden herausgegeben.
Vietnamesische Religionen interessieren sich dafür, an religiösen Konferenzen und Foren in der Region und in der Welt teilzunehmen.
Zahlreiche internationale religiöse Ereignisse wurden feierlich und erfolgreich in Vietnam veranstaltet.

Erneuerte Argumente für Glauben und Religion
Dem Beschluss des Zentralkomitees der KPV der 9. Legislaturperiode zufolge sind Glauben und Religion der geistige Bedarf eines Teils der Bevölkerung. Angehörige der Religionen sind ein Teil des nationalen Solidaritätsblocks.
Partei und Staat setzen die konsequente Politik um, um das Recht der Bürger auf Glaubens- und Religionsfreiheit zu gewährleisten.
Der Staat garantiert das Recht auf religiöses Leben gemäß den Gesetzen.
Handlungen, die das Recht auf Glaubens- und Religionsfreiheit der Menschen verletzten, sind verboten.
Seit 1986 wurden mehr als 100 geänderte gesetzliche Dokumente über Glauben und Religionen erlassen.
Dies zeigt die Erneuerung der vietnamesischen Politik über Glauben und Religion und entspricht den internationalen Gesetzen, zu denen sich Vietnam bekennt.
Das Recht auf Glaubens- und Religionsfreiheit ist am stärksten in Artikel 24 der Verfassung von 2013 verankert.
Demnach haben alle Menschen das Recht auf die Ausübung von Glauben und Religion.
Sie können einer Religion, aber auch keiner Religion angehören. In den Gesetzen sind alle Religionen gleich.
Der Staat respektiert und schützt das Recht auf Glaubens- und Religionsfreiheit.
Niemand darf die Glaubens- und Religionsfreiheit verletzen oder Glauben und Religion missbrauchen, um gegen Gesetze zu verstoßen.

Neue Schritte für Glaubens- und Religionsfreiheit
Vietnam beschäftigt sich derzeit mit der Erarbeitung des Glaubens- und Religionsgesetzesentwurfs.
Dieser wird im Oktober 2016 dem Parlament vorgelegt und vorgesehen von dem Parlament verabschiedet.
Der Entwurf bestimmt, dass “alle Menschen” statt “Bürgern” Individuen sind, die das Recht auf Religion und Glauben haben.
Das Recht auf Glaubens- und Religionsfreiheit werde unabhängig von einer religiösen Organisation umgesetzt.
Statt dem Premierminister werden staatliche Verwaltungsorgane für Glauben und Religion für die Anerkennung der Gründung, Trennung oder Zusammenschluss religiöser Organisationen verantwortlich sein. Dies wird günstige Bedingungen für religiöse Tätigkeiten schaffen.
Der Entwurf wird ebenfalls Ausländern, die sich legal in Vietnam aufhalten, ermöglichen, in Vietnam ihren Glauben auszuüben, an religiösen Tätigkeiten teilzunehmen und als Würdenträger ernannt zu werden.
Die Erneuerung der Politik und Gesetze über Glauben und Religion hat dem gläubigen und religiösen Leben der Bevölkerung grundsätzliche Änderungen gebracht. Gläubige und Würdenträger haben wichtige Beiträge zum Aufbau und zur Entwicklung des Landes geleistet.
Wenn der Glaubens- und Religionsgesetzesentwurf auf der bevorstehenden Parlamentssitzung verabschiedet wird, wird er sicher einen breiten gesetzlichen Rahmen für gläubige und religiöse Tätigkeiten in Vietnam schaffen. 

 

Veröffentlicht 25. Oktober 2016 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

100. Jahrestag der Anwesenheit des Protestantismus in Hanoi – Kỷ niệm 100 năm thành lập HTTL Hà Nội   Leave a comment

Chính quyền cấp Thành phố Hà Nội tới chúc mừng Lễ Cảm Tạ – Kỷ niệm 100 năm thành lập HTTL Hà Nội

HTTL Hà Nội – Trong những ngày này , bên cạnh những hoạt động sôi nổi chuẩn bị cho Lễ Cảm tạ – Kỷ niệm 100 năm Thành Lập Hội Thánh Hà Nội, còn có những cuộc viếng thăm đầy tình cảm của các cấp chính quyền Thành phố Hà Nội. Vào chiều ngày 11/10/2016, Ông Hoàng Trung Hải Bí thư Thành uỷ Hà Nội dẫn đầu đoàn đại diện lãnh đạo Thành phố đến chung vui với HTTL Hà Nội.
12/10/2016 http://www.hoithanhhanoi.com/tin-tuc/hoi-thanh/chinh-quyen-cap-thanh-pho-ha-noi-toi-chuc-mung-le-cam-ta-ky-niem-100-nam-thanh-lap-httl-ha-noi

Với những người Tin lành, sự chia sẻ tình yêu của Chúa ra cho mọi người đã là một hạnh phúc lớn trong đời sống mình, nay lại có được phản hồi bằng những sự chia vui của bạn bè, của lãnh đạo chính quyền, thì niềm vui ấy được thêm lên và được khích lệ.

Hãy tìm cầu sự hưng thịnh cho thành mà các con đang sống. Hãy cầu nguyện với Chúa cho thành, vì sự thịnh vượng của nó là sự thịnh vượng của các con” (Giê-rê-mi 29:7)

Những người Tin Lành vâng lời Chúa dạy, những năm qua đã và đang đóng góp thiết thực cho sự phồn vinh và văn minh của Thủ đô Hà Nội bằng chính Tình yêu thương mà Chúa đã ban cho. Ai có thể hiểu được niềm sung sướng tột cùng của bậc cha mẹ, người thân những người được thoát khỏi tử thần của nghiện ngập, Chúa đã tái sinh họ, có hơn 600 người được trờ về hoà nhập với cộng đồng trong 5 năm qua. Những đợt khám chữa bệnh, phát thuốc và tư vấn sức khoẻ miễn phí cho người nghèo các phường Yên Sở, Hoàng Mai; phường Hàng bông, Hoàn Kiếm..v..v..các tín hữu Tin Lành còn tham gia nhiều chương trình bảo vệ môi trường thành phố phát động. Cũng như vậy, tình cảm bạn bè được nảy nở trong những hoạt động thể thao, văn nghệ của tuổi trẻ Tin Lành với tuổi trẻ Xã Hội.

Chiều 11/10 /2016 trong buổi tiếp lãnh đạo Thành phố Hà Nội, Mục sư Quản nhiệm Bùi Quốc Phong đã bày tỏ sự xúc động của Hội Thánh trước sự chia sẻ niềm vui với Lễ Cảm tạ – Kỷ niệm 100 năm Thành Lập Hội Thánh Hà Nội của Lãnh đạo thành phố. Bí thư Thành uỷ, ông Hoàng Trung Hải cũng phấn khởi vui mừng về những đóng góp tích cực vào hoạt động chung của bà con tín hữu Tin Lành.

Buổi tiếp đã diễn ra trong sự vui mừng, bình an từ Thiên Chúa.


Sekretär der Parteileitung der Stadt Hanoi beglückwünscht die Evangelische Kirche
12. Oktober 2016 -14:00:37 http://vovworld.vn/de-DE/Nachrichten/Sekret%C3%A4r-der-Parteileitung-der-Stadt-Hanoi-begl%C3%BCckw%C3%BCnscht-die-Evangelische-Kirche/477896.vov
12 Tháng Mười 2016 – 7:22:16 http://vovworld.vn/vi-VN/Tin-tuc/Bi-thu-thanh-uy-Ha-Noi-Hoang-Trung-Hai-chuc-mung-Hoi-thanh-Tin-lanh-Ha-Noi/477677.vov

bi-thu-thanh-uy-ha-noi-hoang-trung-hai-tang-qua-toi-muc-su-nhiem-chuc-bui-quoc-phongBí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải tặng quà tới Mục sư Nhiệm chức Bùi Quốc Phong. Hanoimoi.com
Der Sekretär der Parteileitung der Hauptstadt Hanoi Hoang Trung Hai und Vertreter des Volkskomitees, Volksrats und der Vaterländischen Front der Stadt Hanoi haben am Dienstag die Evangelische Kirche Hanoi beglückwünscht.
Anlass ist der 100. Jahrestag der Anwesenheit des Protestantismus in Hanoi.
Dabei brachte Hoang Trung Hai die Hoffnung zum Ausdruck, dass die Evangelische Kirche Hanoi eng mit den örtlichen Behörden zusammenarbeitet, um die Gläubigen dazu aufzurufen, zusammenzuhalten und gemeinsam die Hauptstadt und das Land in Wohlstand aufzubauen.
Seinerseits bedankte sich Pastor Bui Quoc Phong bei den Leitern der Stadt für ihre Aufmerksamkeit anlässlich des Jahrestags.
Die evangelische Gemeinschaft werde sich solidarisieren, Gott und dem Vaterland dienen, fügte Pastor Bui Quoc Phong hinzu.

 

Veröffentlicht 25. Oktober 2016 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,