Archiv für das Schlagwort ‘Textilindustrie

Welche Herausforderungen warten auf Textil- und Bekleidungsunternehmen? – Thách thức nào đang đợi các doanh nghiệp dệt may?   Leave a comment

Thách thức nào đang đợi các doanh nghiệp dệt may?

Yêu cầu của thị trường nước sở tại về sản xuất xanh, thân thiện với môi trường… ngày càng cao. Trong khi các chi phí về logistics, vận chuyển không ngừng tăng, tác động mạnh vào chi phí sản xuất… đang là những thách thức lớn mà doanh nghiệp xuất khẩu dệt may phải đối diện.
20/06/2024 – 16:17 https://nhandan.vn/thach-thuc-nao-dang-doi-cac-doanh-nghiep-det-may-post815333.html
Chi phí không ngừng gia tăng
Thị trường tương đối khả quan, đơn hàng nhiều, kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty May 10 tương đối khả quan trong quý đầu năm nay. Cụ thể, doanh thu quý I/2024 của May 10 đạt xấp xỉ 1.100 tỷ đồng, tăng 25%; lợi nhuận trước thuế đạt 36 tỷ đồng, tăng 29% so với quý 1/2023.
Tuy nhiên, hiện nay, áp lực về chi phí vận chuyển càng lớn hơn do căng thẳng ở biển Đỏ. Ông Thân Đức Việt – Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 lo ngại, tình hình tại biển Đỏ khiến chi phí vận chuyển tăng, làm lợi nhuận của doanh nghiệp thu hẹp.
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 5/2024, xuất khẩu dệt may đã đạt 13,18 tỷ USD, tăng 3,8%, tương ứng tăng 481 triệu USD so với cùng kỳ năm 2023. Các thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Dệt may cũng là 1 trong 4 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm.
Thông tin từ các doanh nghiệp, thời điểm hiện tại, về cơ bản đơn hàng xuất khẩu dệt may đã có đủ tới hết quý III/2024, nhưng đơn hàng quý IV/2024 vẫn chưa chắc chắn, vì các khách hàng còn thận trọng theo dõi các diễn biến của thị trường. Tình hình chung hiện nay tại các doanh nghiệp dệt may là đơn giá chưa được cải thiện nhiều, nhất là với các đơn hàng gia công.
Theo các chuyên gia, đơn hàng của doanh nghiệp dệt may gia tăng có lý do là thị trường đang dần ấm trở lại sau quá trình cắt giảm hàng tồn kho tại các thương hiệu thời trang Mỹ đã diễn ra xuyên suốt năm 2023 và tạo đáy kể từ quý IV/2023. Chu kỳ bổ sung hàng tồn kho đang trở lại là động lực chính giúp gia tăng đơn hàng cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong năm 2024. Dự báo tín hiệu phục hồi sẽ rõ ràng hơn từ quý II/2024 và ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ từ quý III/2024.
Tuy vậy, đơn giá vẫn là thách thức lớn đối với ngành dệt may Việt Nam khi chi phí lao động cao hơn so với các nước đối thủ như Bangladesh, Ấn Độ cùng với áp lực tỷ giá VND/USD tăng liên tục thời gian qua.
Ngoài ra, căng thẳng tại khu vực Biển Đỏ khiến chi phí vận chuyển sang Mỹ và EU tăng, là rủi ro cho các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ và EU cao. Bởi dù hầu hết các doanh nghiệp dệt may đang xuất khẩu theo điều kiện FOB (người mua hàng chịu chi phí vận chuyển), nhưng căng thẳng tại Biển Đỏ sẽ tác động lên thời gian giao hàng và chi phí bảo hiểm, làm giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Đơn hàng dự kiến gia tăng, nhưng vẫn sẽ có rủi ro diễn ra cuộc chiến giá cả của các nhà cung cấp trong ngành khiến biên lợi nhuận năm 2024 chưa thể cải thiện nhiều.
Chưa kể, các thị trường đang ngày càng gia tăng các tiêu chuẩn về sản phẩm dệt may nhập khẩu. Theo thông tin từ Bộ Công thương, chất thải dệt may của EU ngày càng nhiều. Hằng năm, người dân EU thải bỏ 5,8 triệu tấn hàng dệt may, trung bình khoảng 11,3kg/người. Số lượng hàng dệt may này phần lớn sẽ được đốt, chôn lấp hoặc xuất khẩu dưới dạng quần áo cũ. Vì vậy, EU đã phát động chiến dịch thiết lập lại xu hướng, giải quyết tất cả tác nhân trong ngành may mặc: Nhà thiết kế, thương hiệu, nhà bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng và nhà sản xuất hàng may mặc trong và ngoài châu Âu.
Mục tiêu của chiến dịch là đến năm 2030, các sản phẩm dệt may được đưa vào thị trường EU có tuổi thọ cao và có thể tái chế, được làm chủ yếu từ sợi tái chế, không chứa các chất độc hại và được sản xuất đáp ứng các quyền về xã hội và môi trường. Các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trong chuỗi giá trị, kể cả khi chúng trở thành chất thải. Hệ sinh thái hàng dệt may tuần hoàn đang phát triển mạnh, được thúc đẩy bởi năng lực tái chế sợi thành sợi sáng tạo, trong khi việc đốt và chôn lấp hàng dệt may được giảm đến mức tối thiểu. Đây là lý do các doanh nghiệp đòi hỏi các sản phẩm dệt may phải được sản xuất theo tiêu chuẩn xanh, bền vững, có thể tuần hoàn…

Doanh nghiệp dệt may đối phó với thách thức
Những thách thức từ thị trường là điều không thể tránh khỏi, do đó các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm cách khắc phục. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nhìn nhận, để vượt qua các khó khăn, đạt mục tiêu xuất khẩu đã đề ra, ông Giang cho rằng các doanh nghiệp trong ngành cần đa dạng hóa thị trường, mặt hàng và khách hàng. Bên cạnh đó, cần đầu tư phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực. Đặc biệt, các doanh nghiệp trong ngành đang nỗ lực chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng hàng hoá. Bởi khi sản xuất thay đổi, đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu, dệt may vẫn là nhóm hàng có lợi thế của Việt Nam để đạt các mục tiêu tăng trưởng đề ra.
Ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh chia sẻ thêm, tín hiệu của thị trường là hàng Việt Nam đang đạt chất lượng tốt, được khách hàng đánh giá cao. Doanh nghiệp đang nỗ lực nắm bắt cơ hội, tranh thủ đơn hàng bằng cách thích ứng về sản xuất nhỏ và sản xuất nhanh. Ví dụ trước đây, doanh nghiệp sản xuất giao hàng từ 70-90 ngày nhưng giờ xuống còn 45, 30 ngày.
Về phía doanh nghiệp, ông Thân Đức Việt cho biết, năm 2024, doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý chất lượng, tập trung nghiên cứu và chuyển đổi sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, chất liệu mới, đẩy nhanh tốc độ may mẫu, dập mẫu, chất lượng mẫu… để làm các đơn hàng khó, đầu tư chiều sâu để đáp ứng tiêu chuẩn hóa của các nước nhập khẩu đặt ra. Đồng thời, mở rộng thị phần về thị trường trong nước để đa dạng hoá, tăng nguồn thu cho doanh nghiệp.
Hiện nay, Bộ Công thương đã trình Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Trong đó, chiến lược đã đề ra định hướng chung thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt may, Da giày; chú trọng đến sản xuất vải, vải nhân tạo, da thuộc, khuyến khích sản xuất vải từ sợi sản xuất trong nước nhằm giảm nhập khẩu, tác động tích cực đến mối liên kết, hình thành chuỗi giá trị và cung ứng hoàn chỉnh trong ngành… Điều này được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động nguyên phụ liệu, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

Veröffentlicht 25. Juni 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Lösungen zur Beseitigung der Situation der Arbeitszeitverkürzung und der Kündigung von Arbeitsverträgen – Giải pháp tháo gỡ tình trạng giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động – Das Paradoxon von Arbeitskräfteangebot und -nachfrage in Nghe An – Nghịch lý cung cầu lao động ở Nghệ An   Leave a comment

Giải pháp tháo gỡ tình trạng giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động

Cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã tác động nặng nề, mọi mặt lên kinh tế chính trị toàn cầu.
Các đơn hàng bị cắt, việc làm của người lao động bị giảm, nhiều hợp đồng lao động tạm hoãn. Đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn.

30/11/2022 – 13:21 https://baonghean.vn/giai-phap-thao-go-tinh-trang-giam-gio-lam-cham-dut-hop-dong-lao-dong-post262163.html
Hơn 2.000 người lao động bị giảm giờ làm
Qua khảo sát tại các địa phương, hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An cơ bản hoạt động ổn định, tuy nhiên tình trạng giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số bộ phận người lao động đã diễn ra với chiều hướng gia tăng. Đến ngày 27/11/2022, số doanh nghiệp bị ảnh hưởng, cắt giảm đơn hàng: 25 đơn vị. Chủ yếu là ngành may mặc, giày da, những đơn vị xuất khẩu thị trường Mỹ và châu Âu. Số lao động bị giảm giờ làm 19.942 người, 1.797 lao động chấm dứt hợp đồng, 452 người tạm hoãn hợp đồng lao động.
Cá biệt đến nay đã có 02 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là Công ty cổ phần Tập đoàn Quốc tế ABC – Chi nhánh Nghệ An và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Matrix Vinh.
Ông Nguyễn Hoàng Vinh – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Thanh Chương cho biết: “Công ty cổ phần Tập đoàn Quốc tế ABC – Chi nhánh Nghệ An tạm dừng hoạt động từ ngày 1/10/2022 đến 28/2/2023, do không có đơn hàng. Theo đó, hợp đồng lao động giữa 540 cán bộ, nhân viên, người lao động với công ty sẽ tạm hoãn trong thời gian trên.
Tương tự, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Matrix Vinh sẽ tạm ngừng sản xuất và dự kiến chấm dứt hợp đồng lao động với 435 người, chỉ giữ lại 31 lao động.
Còn trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Trang – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện, một số doanh nghiệp may mặc trên địa bàn đã bắt đầu cắt giảm nhân sự tương đối lớn do không có đơn hàng, như Công ty may Phú Linh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất thương mại Đức Phát, số lao động nghỉ do không có việc làm là 150 người, chiếm khoảng 20%.
Trên các địa bàn Đô Lương, Nghi Lộc, Diễn Châu, thành phố Vinh, Khu Kinh tế Đông Nam… nhiều doanh nghiệp cũng buộc phải thu hẹp sản xuất, hoặc sản xuất cầm chừng do thiếu đơn hàng, thiếu nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng quá cao. Dự báo tình hình từ nay đến cuối năm 2022, quý I/2023 các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do tình hình thế giới có nhiều biến động như chiến sự giữa NgaUkraine, giá xăng dầu tăng, đồng Đô la Mỹ tăng giá mạnh, lạm phát toàn cầu, Mỹ và các nước châu Âu lệnh cấm áp dụng đối với sợi bông thô, quần áo và hàng dệt làm từ bông trồng ở Tân Cương, kể cả các sản phẩm được làm ra ở nước thứ ba, nên các doanh nghiệp sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Một số giải pháp cần làm ngay
Nắm bắt tình hình một số doanh nghiệp đứng trước nguy cơ tạm dừng hoạt động, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật, Liên đoàn Lao động tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp công đoàn khẩn trương nắm bắt tình hình đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể, thiết thực góp phần ổn định tình hình.
Liên đoàn Lao động tỉnh đã kịp thời chỉ đạo Liên đoàn Lao động huyện Thanh Chương tư vấn pháp luật cho 540 công nhân lao động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn ABC về chế độ hoãn hợp đồng lao động và chế độ trợ cấp thất nghiệp khi doanh nghiệp buộc phải tạm dừng hoạt động một nửa công suất vì không có đơn hàng. Kết quả, công ty sẽ không hoãn hợp đồng lao động mà vẫn bố trí các công việc khác cho các trường hợp mang thai dưới 3 tháng tại nhà máy, đóng bảo hiểm liên tục để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con; có 400/540 lao động thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động để hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Có hơn 150 lao động thực hiện thủ tục hoãn hợp đồng, trước khi tạm hoãn hợp đồng lao động, công ty đã chi trả đầy đủ các chế độ cho công nhân.
Tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Matrix Vinh, Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam đang tập trung hướng dẫn trình tự việc chấm dứt hợp đồng lao động theo các thủ tục quy định pháp luật. Liên đoàn Lao động tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi tình hình, và kịp thời hỗ trợ đoàn viên, người lao động, doanh nghiệp nếu xảy ra các xung đột trong quan hệ lao động.
Về phía các doanh nghiệp, để duy trì công việc cho toàn bộ công nhân, các công ty đang triển khai một số biện pháp như: Không cắt giảm, chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân mà cắt giờ làm thêm để làm những đơn hàng cũ và một số đơn hàng mới nhỏ lẻ để duy trì lao động tạm thời; tích cực chủ động tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới, đơn hàng mới; phổ biến tình hình thực tế và động viên tinh thần cho công nhân lao động…
Mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng mới lao động, nhất là các doanh nghiệp điện tử thuộc khu kinh tế. Nhiều dự án đầu tư lớn tại Nghệ An, dự báo sẽ thu hút hàng ngàn lao động trong và ngoài tỉnh. Để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh sẽ tiếp tục đăng tải thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp trên trang fanpage của Công đoàn Nghệ An, trang Thông tin điện tử của Liên đoàn và hỗ trợ tư vấn pháp luật cho công nhân lao động về chế độ hoãn hợp đồng lao động và chế độ trợ cấp thất nghiệp khi doanh nghiệp buộc phải tạm dừng hoạt động.
Đồng thời, Công đoàn Nghệ An sẽ khẩn trương triển khai một số giải pháp cụ thể khác như: Chỉ đạo công đoàn cấp trên, công đoàn cơ sở nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh, đơn hàng và tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, tham gia đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động xây dựng phương án duy trì nhiều việc làm nhất có thể cho người lao động, hạn chế tối đa việc chấm dứt hợp đồng lao động, tạm hoãn hợp đồng lao động.
Với những doanh nghiệp buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động thì công đoàn cơ sở với sự hỗ trợ của công đoàn cấp trên sẽ tham gia ý kiến vào phương án sử dụng lao động của doanh nghiệp, đảm bảo chi trả các chế độ mất việc làm hoặc thôi việc theo đúng quy định của pháp luật và của doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể đã ký kết. Ngoài ra, báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhằm ổn định tình hình sản xuất, kinh doanh, chấp hành các chế độ đối với người lao động đang làm việc, giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động; Kết nối các công đoàn cơ sở doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng lao động để giới thiệu việc làm cho người lao động; Có các chế độ hỗ trợ đối với những người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Nghịch lý cung cầu lao động ở Nghệ An
Trong khi lao động ở lĩnh vực dệt may đang gặp khó vì đơn hàng bị cắt giảm thì các ngành khác như điện tử, vật liệu xây dựng, linh kiện… lại rất khó tuyển dụng.
23/11/2022 – 09:53 https://baonghean.vn/nghich-ly-cung-cau-lao-dong-o-nghe-an-post261823.html
Ngành dệt may gặp khó
Năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đứng trước những biến động khó lường. Dịp đầu năm, ngành này tăng trưởng mạnh, đến cuối năm, dệt may gặp khó bởi ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine và việc thắt chặt chi tiêu do lạm phát ở Mỹ và châu Âu. Bên cạnh đó, thị trường xuất – nhập khẩu truyền thống là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn đang áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm.
Nghệ An hiện có khoảng 65 cơ sở, nhà máy may đang hoạt động rải khắp các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh. 9 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may tại Nghệ An đạt 331,8 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, thời điểm này, cũng như các trung tâm dệt may khác của cả nước, doanh nghiệp dệt may ở Nghệ An gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Đình Sinh – Tổng Giám đốc Công ty may Minh Anh cho biết, từ vài tháng nay đơn hàng bị giảm nên đơn vị phải cắt ngày làm việc thứ 7. Ban giám đốc công ty cũng đang cố gắng sắp xếp để công nhân có việc làm, hưởng lương cơ bản, không sa thải hay cắt giảm vì sợ sau này phục hồi, phát triển trở lại sợ khó tuyển được lao động.
Tại xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, ông Phạm Văn Lương, đại diện Công ty may Nam Thuận cho biết: Các đơn hàng của công ty 10 phần đã bị cắt giảm mất 8 phần. Công ty đang cố gắng duy trì sản xuất nhưng luôn đối mặt với nguy cơ đóng cửa. Trước đó doanh nghiệp định đầu tư thêm dây chuyền sản xuất thu hút 3.000 lao động nhưng tình trạng đơn hàng bị cắt khiến doanh nghiệp có thể không đầu tư nữa.
Cuối tháng 10 vừa qua, một công ty may mặc ở Khu Công nghiệp Bắc Vinh cũng ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với hàng trăm công nhân, chỉ giữ lại 31 người. Nguyên nhân là do công ty không có đơn hàng.

Nhiều doanh nghiệpkhátlao động
Theo số liệu báo cáo của Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam, từ nay đến năm 2025, tổng số lao động trong khu công nghiệp ở Nghệ An lên đến 60.000 người, trong đó cần tuyển dụng khoảng 45.000 lao động. Năm 2022 cần 1.500 lao động, năm 2023 cần khoảng 10.000 lao động; năm 2024 cần khoảng 14.000 lao động, năm 2025 cần khoảng 20.000 lao động.
Một số khu công nghiệp cần tuyển dụng lao động nhiều gồm: KCN Industrial Zone Nghệ An 1 cần khoảng 30.000 người (đến năm 2025); Công ty Luxshare- ICT Nghệ An tại KCN VSIP hiện có hơn 7.000 lao động và dự kiến sẽ tuyển dụng 7.000 lao động trong năm tới.
Tại Khu Công nghiệp WHA Industrial Zone Nghệ An 1, nhà máy may Nhật Bản Nakano Việt Nam ở Khu Công nghiệp WHA Industrial Zone Nghệ An 1 vừa khánh thành vào giữa tháng 11 hiện cũng đang có nhu cầu tuyển dụng 300 công nhân lành nghề nhưng mới tuyển chỉ tuyển được 80 công nhân. Chị Trần Mai trưởng phòng hành chính Công ty cho biết việc thi tuyển lao động vào nhà máy khá kỹ lưỡng, mức lương thấp nhất ở Công ty là 5,8 triệu đồng/người. Trong thời gian tới, công ty vẫn tiếp tục tuyển lao động lành nghề.
Một số công ty khác có quy mô lớn, nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều như: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Merry&Luxshare (Việt Nam); Công ty TNHH SangWoo Việt Nam; Công ty TNHH Innovative Manufaturing Solutions Viet Nam (IMS); Công ty TNHH May An Nam Matsuoka; Công ty TNHH Woosin Vina, các công ty ở khu công nghiệp Hoàng Thịnh Đạt (thị xã Hoàng Mai)…
Các doanh nghiệp trong những khu công nghiệp trên cơ bản tuyển dụng nguồn lao động phổ thông với tỷ lệ chiếm khoảng 80%, trong đó lao động nữ chiếm hơn 70%. Các ngành nghề chính là điện tử, linh kiện xe, thực phẩm, vật liệu xây dựng….
Đại diện Khu Công nghiệp VSIP cho biết: Các doanh nghiệp tuyển dụng lao động có bằng cấp và tay nghề nhưng yêu cầu ngoại ngữ, nhất là tiếng Trung thì lao động Nghệ An đa phần chưa đáp ứng được. Các doanh nghiệp thuộc ngành nghề điện tử có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động phổ thông nhưng chủ yếu tuyển dụng lao động nữ nên vẫn rất khó để tuyển dụng.
Bên cạnh sự lệch pha trong cung – cầu lao động, sự thiếu hụt lao động chất lượng cao, lao động biết ngoại ngữ thì việc tuyển dụng lao động ở Nghệ An cũng gặp nhiều khó khăn bởi nhiều nguyên nhân khác như: Các thiết chế phục vụ công nhân chưa đảm bảo; tiền lương, thu nhập, điều kiện sinh hoạt ăn, ở, đi lại tại Nghệ An chưa bằng các vùng kinh tế khác mà chi phí thuê trọ lại khá cao…
Hiện Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam, các ngành chức năng đang cập nhật tình hình mới nhất về nhu cầu lao động ở các doanh nghiệp để có phương án giải quyết tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động ở Nghệ An.

Veröffentlicht 3. Dezember 2022 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , , , ,

Neujahrsbonus 2022: nur symbolisch, der höchste liegt bei 990 Millionen Dong – Thưởng Tết 2022: Nơi 990 triệu, nơi chỉ là… quà tinh thần   Leave a comment

Thưởng Tết 2022: Nơi 990 triệu, nơi chỉ là… quà tinh thần

Tại TPHCM, một DN may chia sẻ, thưởng Tết 2022 chỉ tượng trưng, tinh thần là chính. Trong khi một DN tài chính đã công bố thưởng Tết dương lịch, cao nhất tới 990 triệu đồng.
19/11/2021 – 09:21 https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/thuong-tet-2022-noi-990-trieu-noi-chi-la-qua-tinh-than-20211119085639561.htm
Kế hoạch bù đắp cho người lao động „mất“ thưởng Tết
Sau gần 2 tháng trở lại sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp ở TPHCM đã dần hồi phục sản xuất nhưng không ít doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản. Đúng ra, thời điểm này, các doanh nghiệp đang tính toán phương án thưởng Tết cho người lao động nhưng năm nay, thưởng Tết đang là bài toán nan giải.
„Đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa nên chi phí nguyên liệu tăng 10 – 20%. Chi phí vận chuyển cũng tăng gần 10 lần, ngày trước thuê một container đi châu Âu chỉ 2.800 USD nay tăng lên 15.800. Ngoài ra, các chi phí đảm bảo phòng chống dịch cũng rất tốn kém. Doanh nghiệp năm nay thua lỗ „sặc máu“ luôn, sao có thưởng Tết như mọi năm được“, ông Nguyễn Viết Anh, đại diện một doanh nghiệp may ở TPHCM chia sẻ.
Theo ông Viết Anh, mọi năm, tùy theo thâm niên và chức vụ, công ty sẽ có mức thưởng từ 5 – 50 triệu đồng/một nhân viên. Năm nay, có thể mức thưởng Tết chỉ tượng trưng: gồm một tháng lương cơ bản hoặc phần quà.
„Tôi khảo sát thì nhiều doanh nghiệp cũng gặp tình trạng rất khó khăn, họ đang thua lỗ nặng và đứng trước nguy cơ phá sản. Do đó, thưởng Tết năm nay có thể sẽ khiến người lao động rất buồn, chúng tôi cũng rất buồn nhưng ảnh hưởng của dịch quá khủng khiếp, phải làm sao“, ông Viết Anh thở dài.
Cũng theo ông Viết Anh, trong 4 tháng phải ngưng việc, công ty vẫn đảm bảo chế độ cơ bản cho người lao động. Công ty vẫn luôn đồng hành và phát triển cùng người lao động nhưng do dịch kéo dài nên kinh tế của công ty chưa thể hồi phục.
„Nếu có nguồn thu chúng tôi sẵn sàng thưởng Tết cho công nhân như mọi năm, nhưng tình hình này chắc khó. Hiện nay trong công ty vẫn có F0, công nhân vẫn phải nghỉ làm, đơn hàng thì có nhưng giá vật liệu cao khiến doanh thu giảm. Tôi có khảo sát thì năm nay người lao động họ cũng đồng cảm. Họ thấy được mình đã hỗ trợ qua 4 tháng dịch và họ cũng nhận ra giờ có việc làm là điều may mắn rồi“, ông Việt Anh nói thêm.

Ông Nguyễn Anh Dũng – Giám đốc doanh nghiệp gỗ tại quận Tân Phú cũng cho rằng: „Năm nay chưa dám nghĩ đến việc thưởng Tết cho người lao động. Hiện, chúng tôi đang lo tìm kiếm các đơn hàng mới để duy trì công việc, mức lương căn bản cho người lao động. Năm nay, thưởng Tết có thể không có hoặc phải đợi đến khi công ty có lợi nhuận mới có thể chi đến tay công nhân“.
Hơn 2 năm qua, doanh nghiệp của ông Dũng liên tục mất các đơn hàng, doanh thu giảm hơn 70%, công nhân đã nghỉ hơn 50%, công ty cũng đang nợ lương nhiều công nhân.
„Ảnh hưởng của dịch Covid-19 quá khủng khiếp. Hơn 20 năm làm doanh nghiệp chưa khi nào tôi thấy lao đao như bây giờ, có khi cả tuần không thể ngủ ngon. Do thiếu việc dài hạn nên tôi phải cho công nhân nghỉ việc, đau xót lắm, họ cũng buồn. Nhiều công nhân nói với tôi họ xin ở lại cùng chịu khó khăn với công ty nhưng mình không làm vậy được“, ông Dũng nói.
Ông Dũng cũng mong người lao động có thể đồng cảm, chia sẻ thêm với doanh nghiệp trong dịp thưởng Tết năm 2022. Khi doanh nghiệp hồi phục sản xuất, các doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều chế độ tăng lương, thưởng để bù đắp cho người lao động vì „mất“ thưởng Tết.

Thưởng Tết cao nhất 990 triệu đồng
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Theo đó, Liên đoàn sẽ chi 2.400 tỷ đồng chăm lo Tết cho 8 triệu người lao động (mức 300.000 đồng/người).
Các hoạt động tổ chức chăm lo tết, gồm tổ chức thăm, tặng quà, động viên, chúc tết đoàn viên lao động, nhất là người trong khu cách ly, phong tỏa, mắc Covid-19 đang điều trị tại nhà hoặc các cơ sở y tế…
Theo kế hoạch, người lao động còn được công đoàn các cấp hỗ trợ tổ chức phương tiện đưa đón hoặc toàn bộ, một phần vé tàu, xe, máy bay, phương tiện để về quê ăn tết và quay trở lại nơi làm việc đảm bảo quy định phòng, chống dịch Covid-19. Với công nhân lao động không về quê, chương trình trực tuyến „Tết không xa nhà“ hoặc tương tự sẽ được tổ chức.

Trước đó, dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, cả nước có 63.000 doanh nghiệp báo cáo về lương, thưởng Tết. Với Tết Dương lịch, mức thưởng bình quân 2,3 triệu đồng/người, thưởng cao nhất 990 triệu đồng tại một doanh nghiệp tài chính ở TPHCM; tết Nguyên đán mức thưởng bình quân 6,3 triệu đồng/người (tương đương 1 tháng lương, giảm 5% so với năm 2020).

Veröffentlicht 19. November 2021 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,