Archiv für 29. Juni 2024

Amerikanische Drohnen haben über dem Schwarzen Meer keinen Platz – Американским дронам не место над Черным морем: Минобороны России сделало последнее предупреждение США – Wir werden nicht schießen, aber es wird genug Kerosin geben: Wie Russland die USA über dem Schwarzen Meer vom Himmel vertreiben kann   Leave a comment

Американским дронам не место над Черным морем:
Минобороны России сделало последнее предупреждение США

Белоусов поручил Генштабу внести предложения по реагированию на провокации США над Черным морем
28 июня 2024 9:15 https://www.kp.ru/daily/27601.5/4952050/
После недавней атаки ВСУ на Севастополь с использованием американских ракет ATACMS с кассетными боеголовками, Минобороны России заявило, что этот террористический удар „не останется без последствий“. Все замерли в ожидании – какие действия предпримет Россия. Удар самым бесчеловечным видом боезаряда, запрещенном в большинстве стран мира, по пляжу с отдыхающими людьми – это не укладывалось в голове. И не должно было остаться без ответа.
И вот – новое официальное заявление по тому же поводу, но уже с конкретным предупреждением – Министерство обороны РФ „больше не будет терпеть американские беспилотники над Черным морем“. Это ультимативное заявление Москвы радикально меняет „правила игры“ в регионе и может действительно иметь серьезнейшие последствия, если США не изменяет „поведение“ своих дронов. Ну а чтобы американцам (да и всему миру) была понятна причина нашей обеспокоенности вылазками иностранных дронов в воздушное пространство возле Крыма, наше военное ведомство объясняет:
В Минобороны России отмечают возросшую интенсивность полетов стратегических дронов США над Черным морем, которые осуществляют разведку и целеуказания высокоточному оружию, поставляемому Западом Украине, для нанесения ударов по объектам России.
Это свидетельствует о все большей вовлеченности США и НАТО в конфликт на Украине на стороне киевского режима.
Такие полеты кратно повышают вероятность инцидентов в воздухе с летательными аппаратами ВКС России, что увеличивает риск прямой конфронтации альянса с Россией. Ответственность за это будут нести страны НАТО.

Ну а теперь – самое главное:
министр обороны Андрей Белоусов поручил Генеральному штабу Вооруженных Сил РФ внести предложения по мерам оперативного реагирования на провокации.
Какие именно могут быть приняты меры, мы можем пока только догадываться.
Можно предположить разные варианты. Наш МИД, кстати, уже „проговорился“ о характере таких мер, — они могут быть „военными или военно-техническими“. Начнем с самых крайних: американские разведывательные беспилотники, „шныряющие“ у наших воздушных границ над Черным морем, будут без предупреждения уничтожаться дежурными истребителями ВКС РФ или же крымскими средствами ПВО. Даже если они будут находиться в нейтральном воздушном пространстве.
Нельзя исключать, что одновременно наши воздушные и наземные средства радиоэлектронной борьбы (РЭБ) с утроенной силой будут „вырубать электронные мозги“ американским дронам, патрулирующим Черное море. А заодно и глушить сигналы наводки ракет с самолетов дальнего радиолокационного обнаружения (ДРЛО). А еще, весьма возможно, что в этой связи будут глушиться и каналы связи американских беспилотников, самолетов ДРЛО с разведывательными спутниками США. Как оно будет на самом деле, — покажет время и „поведение“ США. Но если ультиматум Минобороны РФ не будет услышан, вероятность прямых столкновений американцев и россиян над Черным морем станет весьма вероятной. В США это должны прекрасно понимать.

Стрелять не будем, но керосина хватит:
Как Россия может выгнать США с неба над Черным морем
Wir werden nicht schießen, aber es wird genug Kerosin geben:
Wie Russland die USA über dem Schwarzen Meer vom Himmel vertreiben kann

Никто не хочет начинать Третью мировую войну. Но позволять американцам разведывать цели в Крыму для ударов ВСУ, тоже нельзя
Niemand will den Dritten Weltkrieg beginnen. Aber es ist auch inakzeptabel, den Amerikanern zu gestatten, Ziele auf der Krim für Angriffe der ukrainischen Streitkräfte auszukundschaften.
28 июня 2024 9:35 https://www.kp.ru/daily/27601.5/4952067/
Министром обороны Российской Федерации Андреем Белоусовым поручено Генеральному штабу Вооруженных Сил Российской Федерации внести предложения по мерам оперативного реагирования на провокации.
Такие полеты, как считают на Фрунзенской набережной, не только предоставляют разведданные Киеву, но и кратно повышают вероятность инцидентов в воздушном пространстве с летательными аппаратами Воздушно-космических сил России. А это в свою очередь увеличивает риск прямой конфронтации альянса с Российской Федерацией.
Что с ними будут делать? Точно не сбивать оружием. Применение систем вооружения по НАТОвским беспилотникам, как бы мне самому этого ни хотелось, это акт агрессии. Со всеми вытекающими. Вы готовы к всеобщей мобилизации, пустым полкам в магазине, рухнувшему интернету, многодневным очередям за бензином на заправке?
Скорее всего речь будет идти о невооруженном воздействии. О таких маневрах, как «Отошел!», о наглых и безответственных действиях беспилотников, которые опасно сближаются с нашими истребителями (как на видео – это в Сирии), о случайных встречах дронов с нашими МиГами на высоте в 16-18 километров, когда летчик, чудом уходя от столкновения, создает перед Глобал Хоком такую турбулентность, что он разворачивается на базу. В конце концов есть опробованный способ случайного сброса керосина по ходу движения.
Полностью разведывательную авиацию НАТО мы из Черного моря не выдавим. Они смогут летать, например, из воздушного пространства Румынии или Турции. Но это существенно снизит их возможности.

Veröffentlicht 29. Juni 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , , ,

In welchen Fällen werden elektronische Ausweise gesperrt? – Những trường hợp nào bị khoá căn cước điện tử ?   Leave a comment

Những trường hợp nào bị khoá căn cước điện tử ?

Anh Nguyễn Văn Hải trú tại huyện Yên Thành hỏi: Trường hợp nào sẽ bị khoá căn cước điện tử? Việc mở khoá được quy định như thế nào?
27/06/2024 07:39 https://baonghean.vn/nhung-truong-hop-nao-bi-khoa-can-cuoc-dien-tu-10274677.html
Trả lời
-Tại khoản 1 Điều 34 Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024 quy định Căn cước điện tử bị khóa trong 5 trường hợp sau đây:
a) Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa;
b) Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
c) Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước;
d) Khi người được cấp căn cước điện tử chết;
đ) Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.

-Tại khoản 2 Điều 34 Luật Căn cước 2023 quy định Căn cước điện tử được mở khóa trong các trường hợp:
a) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa;
b) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã khắc phục những vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
c) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được trả lại thẻ căn cước;
d) Khi cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa.

Lưu ý:
-Khi khóa căn cước điện tử đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý căn cước phải thông báo ngay cho người bị khóa căn cước điện tử.
-Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền khóa, mở khóa căn cước điện tử.

Veröffentlicht 29. Juni 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Vietnamesische Sozialversicherung: Bereit für den Einsatz elektronischer VNeID-Identifikationskonten – BHXH Việt Nam: Sẵn sàng triển khai sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7   Leave a comment

BHXH Việt Nam: Sẵn sàng triển khai sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7

Ab dem 1. Juli ist das elektronische Identitätskonto VNeID das einzige Konto für die Durchführung von Verwaltungsverfahren und die Erbringung öffentlicher Online-Dienste im elektronischen Umfeld.
Từ ngày 1/7 tới, tài khoản định danh điện tử VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường điện tử.
26/06/2024 08:57 https://baonghean.vn/bhxh-viet-nam-san-sang-trien-khai-su-dung-tai-khoan-dinh-danh-dien-tu-vneid-trong-thuc-hien-dich-vu-cong-truc-tuyen-tu-ngay-1-7-10274626.html
Với vai trò là cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã và đang tập trung các nguồn lực, phát huy lợi thế sẵn có của ngành để sẵn sàng cho việc triển khai sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

Ngày 29/5/2024, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn 3701/VPCP-KSTT về việc chuyển đổi, sử dụng tài khoản VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính. Trước đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Định danh điện tử và định danh điện tử tập trung, duy nhất đối với mỗi quốc gia là một xu hướng không thể thiếu trong thời đại số hiện nay. Đây là một hình thức xác thực và chứng thực danh tính của cá nhân hoặc tổ chức thông qua các phương tiện, công nghệ điện tử trên môi trường điện tử.
Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc sử dụng một loại tài khoản định danh duy nhất, thời gian qua, để chuẩn bị cho việc sử dụng thống nhất tài khoản định danh điện tử (tài khoản VNeID) do Bộ Công an cấp trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024 theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP về định danh và xác thực điện tử, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể như sau:
Một là, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị đầu tiên đã thực hiện việc kết nối với Bộ Công an để chia sẻ, xác thực thông tin giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin để kết nối và triển khai các hoạt động thuộc Đề án 06 của Chính phủ nói chung và định danh, xác thực nói riêng.
Hai là, đồng bộ xác thực thông tin định danh cá nhân của người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đến tháng 6/2024, hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xác thực trên 97,6 triệu thông tin nhân khẩu có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (trong đó có hơn 87,4 triệu người đang tham gia, thụ hưởng chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp). Đây là tiền đề quan trọng để triển khai đồng bộ thông tin tài khoản giao dịch điện tử VssID – Bảo hiểm xã hội số (tài khoản đăng nhập là mã số Bảo hiểm xã hội) do cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp với tài khoản định danh điện tử VneID (tài khoản đăng nhập là số định danh cá nhân, số căn cước công dân) do Bộ Công an cấp.
Ba là, để triển khai dịch vụ công trên môi trường điện tử, từ tháng 9/2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai cấp tài khoản định danh (tài khoản VssID) cho các cá nhân để đăng nhập vào ứng dụng VssID và thực hiện các dịch vụ công. Đến nay, toàn quốc đã có khoảng 35 triệu tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan Bảo hiểm xã hội được cấp với quy trình tương đương định danh mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP.
Được sự hỗ trợ của Bộ Công an, từ tháng 10/2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kết nối kỹ thuật, triển khai sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập và sử dụng ứng dụng VssID. Theo thống kê trên hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến nay đã có hơn 12,2 triệu lượt sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập ứng dụng VssID. Với việc triển khai này của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã giúp người dân có thêm lựa chọn sử dụng tài khoản khi có nhu cầu khai thác thông tin, sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến dành cho cá nhân trên ứng dụng VssID. Đồng thời, thể hiện Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẵn sàng cho việc triển khai sử dụng thống nhất tài khoản định danh điện tử VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7 tới. Hiện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an để triển khai sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập vào Cổng dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam – đây là nơi cung cấp toàn bộ các dịch vụ công trực tuyến của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bốn là, cùng với việc triển khai sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID để đăng nhập ứng dụng VssID, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đã triển khai tích hợp thông tin thẻ Bảo hiểm y tế (với khoảng 112 triệu lượt đề nghị tích hợp tính đến hết tháng 5/2024), thông tin sổ Bảo hiểm xã hội (với khoảng 19,4 triệu lượt đề nghị tích hợp tính đến hết tháng 5/2024)) lên ứng dụng VNeID nhằm phục vụ nhu cầu tra cứu, theo dõi thông tin đóng, hưởng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh của người dùng.
Để triển khai hiệu quả việc sử dụng thống nhất tài khoản định danh điện tử VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã và đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người dân trong quá trình tương tác, giao dịch với cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Veröffentlicht 29. Juni 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , , ,

Nach Angaben der Statistikbehörde von Nghe An stieg der Verbraucherpreisindex im Juni 2024 um 0,12 % gegenüber dem Vormonat, also um 5,81 % gegenüber dem gleichen Zeitraum des Vorjahres – Theo Cục Thống kê Nghệ An, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 năm 2024 tăng 0,12% so với tháng trước, tăng 5,81% so với cùng kỳ năm trước   Leave a comment

Dịch vụ ăn uống kéo chỉ số giá tiêu dùng của Nghệ An tăng 0,12%

Nhu cầu tiêu dùng hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn Nghệ An tháng 6 tăng 0,12% so với tháng trước.
27/06/2024 07:42 https://baonghean.vn/dich-vu-an-uong-keo-chi-so-gia-tieu-dung-cua-nghe-an-tang-0-12-10274679.html

Theo Cục Thống kê Nghệ An, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 năm 2024 tăng 0,12% so với tháng trước, tăng 5,81% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 7 nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng so với tháng trước, đó là: Nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng 20,77%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,56%; Hàng hoá và dịch vụ khác tăng 5,28%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,88%; Đồ uống và thuốc lá tăng 2,81%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,05%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,08%.
Có 2 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước là: Giao thông giảm 2,11%; May mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,3%.
Có 2 nhóm hàng chỉ số không biến động so với tháng trước là: Giáo dục và Bưu chính viễn thông.
Bình quân 6 tháng năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Có 11/11 nhóm hàng tăng gồm: Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 20,77%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,56%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 5,28%; Giao thông tăng 4,32%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,88%; Đồ uống và thuốc lá tăng 2,81%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,05%; Giáo dục tăng 1,31%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,08%; May mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,95% và Bưu chính viễn thông tăng 0,12%.
Chỉ số giá vàng tháng 6 năm 2024 giảm 1,72% so với tháng trước, tăng 38,24% so với cùng kỳ. Bình quân 6 tháng năm 2024 tăng 27% so với cùng kỳ. Giá vàng trong nước biến động cùng chiều theo giá vàng thế giới.
Chỉ số đô la Mỹ tăng 0,29% so với tháng trước, tăng 5,33% so với cùng kỳ. Bình quân 6 tháng năm 2024 tăng 2,11% so với cùng kỳ.

Veröffentlicht 29. Juni 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Lösen Sie das Problem des erhöhten Energiebedarfs durch die Energiewende – Giải bài toán nhu cầu năng lượng tăng cao thông qua chuyển dịch năng lượng – Der Anteil erneuerbarer Energien in der Stromwirtschaft ist noch begrenzt   Leave a comment

Giải bài toán nhu cầu năng lượng tăng cao thông qua chuyển dịch năng lượng

Với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao, đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế mạnh mẽ, việc chuyển dịch năng lượng không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng đối với Việt Nam mà còn là yếu tố then chốt để bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
27/06/2024 – 20:16 https://nhandan.vn/giai-bai-toan-nhu-cau-nang-luong-tang-cao-thong-qua-chuyen-dich-nang-luong-post816469.html
Chiều 27/6, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm quốc tế Công nghệ Năng lượng-Môi trường Hà Nội 2024 (ENTECH HANOI 2024), Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Bộ Khoa học và Công nghệ) chủ trì, phối hợp Sở Công thương thành phố Hà Nội, Chương trình Hỗ trợ năng lượng của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) và các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn Chuyển dịch năng lượng Việt Nam năm 2024.
Diễn đàn thu hút sự tham dự của hơn 300 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành Trung ương, các Sở Công thương, Khoa học và Công nghệ địa phương trên toàn quốc; đại diện các viện, trường, tổ chức quốc tế, tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng, khoa học công nghệ…
Diễn đàn được tổ chức nhằm phổ biến những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu; trao đổi về chính sách và chương trình hỗ trợ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Đồng thời cung cấp thông tin về xu hướng phát triển công nghệ mới trong ngành năng lượng trên thế giới, các khuyến nghị về nghiên cứu, chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ, đặc biệt là giải pháp công nghệ cho phát triển năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, góp phần đáp ứng tốt các cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26), theo đúng tinh thần Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 2/10/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong ngành điện vẫn còn hạn chế
Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học Công nghệ cho biết, Việt Nam hiện đang đối mặt với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao, đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế mạnh mẽ và hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Theo dự báo của Bộ Công thương, sản lượng điện tiêu thụ toàn quốc năm 2023 đã tăng 25%, trong khi nhu cầu điện năng được dự báo tăng trưởng khoảng 8-10%/năm trong những năm tới.
Bên cạnh vấn đề về nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt đang dần cạn kiệt, gây hại cho môi trường, điều này đặt ra thách thức lớn trong việc bảo đảm nguồn cung năng lượng ổn định và bền vững, đồng thời làm gia tăng áp lực phải tìm kiếm các giải pháp năng lượng thay thế.
Do đó, ông Dương nhấn mạnh, chuyển dịch năng lượng không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yếu tố then chốt đối với Việt Nam để bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
Nhằm đối phó với các thách thức này, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương và chính sách quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
Trong đó, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 là một bước ngoặt, định hướng tăng cường đầu tư và áp dụng các hình thức huy động nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Bên cạnh đó, nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị cũng nêu rõ quan điểm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội.
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đặt mục tiêu ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Theo đó, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn cung sẽ đạt khoảng 30-39% vào năm 2030 và thậm chí là 47% theo cam kết về chuyển đổi năng lượng công bằng với Việt Nam (JETP).
Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 đã đề ra phát triển công nghệ năng lượng là một trong 10 định hướng phát triển, ứng dụng công nghệ giai đoạn tới, trong đó “Nghiên cứu ứng dụng, làm chủ các công nghệ năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghệ tích trữ năng lượng tiên tiến, pin nhiên liệu…“ là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng…
Bên cạnh đó, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng và ban hành tổ chức, triển khai các chương trình, đề án cấp quốc gia tập trung ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm thiểu tác động môi trường.
Những nỗ lực của Việt Nam nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế-xã hội bền vững đang dần khẳng định vị thế trong cuộc cách mạng năng lượng xanh toàn cầu.
Tuy nhiên, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong ngành điện vẫn còn hạn chế do các rào cản như chính sách, tài chính, năng lực chuyên môn, khả năng nối lưới và tính ổn định của hệ thống truyền tải điện, chi phí đầu tư cao và công nghệ còn chậm được nâng cao.
Bảo đảm hệ thống điện vận hành một cách linh hoạt
Để giải quyết các vấn đề trên, tại diễn đàn, các diễn giả đã tập trung thảo luận chính sách và chương trình hỗ trợ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, hiện trạng và định hướng phát triển khoa học công nghệ cho năng lượng tái tạo và chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam, xu thế chuyển dịch năng lượng toàn cầu và kinh nghiệm từ các nước, hợp tác và chuyển giao công nghệ, cùng các đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ gắn với chuyển dịch năng lượng.
Ông Trần Viết Nguyên, Phó Trưởng Ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, để đạt được các yêu cầu về chuyển dịch năng lượng, trước mắt phải bảo đảm hệ thống điện vận hành một cách linh hoạt khi tỷ lệ năng lượng tái tạo hòa lưới điện tăng cao theo chỉ đạo của Chính phủ.
Do đó, ông Nguyên cho rằng, cần tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến để tăng chất lượng công tác, giúp đưa ra dự báo về nhu cầu và nguồn cung cấp phát một cách chính xác. Thí dụ như trong lĩnh vực điện mặt trời áp mái, có thể mua dữ liệu vệ tinh để từ đó phân tích và có dự báo sát thực tế, giúp hệ thống điện vận hành linh hoạt, chủ động hơn.
Trong thời gian tới, để huy động tối đa nguồn năng lượng tái tạo như chỉ đạo của ngành công thương và Chính phủ, yêu cầu về tính linh hoạt của hệ thống điện càng cao. Do đó, ông Nguyên bày tỏ mong muốn Chính phủ và các bộ, ngành nghiên cứu ban hành cơ chế để tháo gỡ các vấn đề phát sinh khi tỷ lệ năng lượng tái tạo thâm nhập hệ thống điện cao.
Ngoài ra, cần ban hành các quy định về cung cấp thông tin và kết nối hệ thống liên quan điều độ điện vùng và quốc gia để có các phương án với các nguồn điện phân tán, bên cạnh các hàng rào kỹ thuật để kiểm soát các nguồn năng lượng tái tạo hoặc các nguồn năng lượng mới khác như hydrogen xuất hiện.
Liên quan dịch vụ phụ trợ, hệ thống tích trữ năng lượng, ông Nguyên cho rằng, các đơn vị truyền tải của Việt Nam cũng cần có cơ chế để lắp đặt các hệ thống nhằm hỗ trợ cho phụ tải, giúp bảo đảm độ linh hoạt của hệ thống điện để ứng phó kịp thời với các sự cố.
“Đến năm 2050, các dạng năng lượng mới phải đưa vào hệ thống, tỷ lệ năng lượng tái tạo nhiều hơn theo chỉ đạo của Chính phủ. Do đó, phải cần các loại hình tích trữ năng lượng mới để ổn định và vận hành hệ thống điện linh hoạt”, ông Nguyên cho hay.
Khẳng định hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng, đại diện EVN cũng bày tỏ mong muốn các tổ chức quốc tế như GIZ tiếp tục tăng cường hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt trong công tác dự báo để xây dựng lộ trình, kế hoạch, kịch bản ứng phó từ sớm, từ xa khi có dạng nguồn năng lượng mới vào hệ thống.
Ông Fabian Hartjes, Bí thư thứ 2 phụ trách Kinh tế và Ngoại giao khí hậu, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam nhấn mạnh, phía Đức sẵn sàng hỗ trợ và sẽ là đối tác tin cậy của Việt Nam để đạt được mục tiêu năng chuyển dịch lượng.
Theo đó, kinh nghiệm của Đức cùng các bước tiến mới trong hợp tác thời gian qua sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa 2 bên, trong đó vai trò của các doanh nghiệp công nghệ năng lượng là quan trọng để góp phần giúp các đối tác Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chia sẻ về hợp tác giữa 2 bên thời gian qua, bà Vũ Chi Mai, Giám đốc Dự án CASE thuộc GIZ cho biết, kể từ khi phối hợp triển khai năm 2018, dự án đã góp phần giúp Việt Nam đạt nhiều dấu mốc quan trọng về năng lượng.
Thời gian tới, Dự án CASE sẽ đồng hành cùng Bộ Khoa học và Công nghệ, đi vào các trọng tâm chính để giúp xu hướng nắm bắt công nghệ ở Việt Nam tăng lên, qua đó giúp năng lực tiếp nhận thông tin, quản lý dự án và tham gia vào chuỗi dự án sản xuất linh kiện, phụ kiện điện gió, điện mặt trời.
Theo bà Mai, Việt Nam cần chủ động nguồn nhân lực để vận hành và phát triển sản xuất. Trong khuôn khổ dự án, phía GIZ sẽ cùng nhìn lại thế mạnh của Việt Nam trong chuỗi giá trị điện gió, điện mặt trời để tăng tỷ lệ nội địa hóa, cùng với rà soát năng lực để lên lộ trình công nghệ giúp Việt Nam đạt được giá trị nội địa hóa tốt nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu về điện gió, điện mặt trời.

Veröffentlicht 29. Juni 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , ,

Begleiten und unterstützen Sie aktiv chinesische Unternehmen dabei in Vietnam erfolgreich Geschäfte zu machen – Đồng hành, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn thành công tại Việt Nam   Leave a comment

Đồng hành, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn thành công tại Việt Nam

Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF Đại Liên 2024) và làm việc tại Trung Quốc, sáng 27/6 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Bắc Kinh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn trong lĩnh vực phát triển hạ tầng, năng lượng, môi trường hàng đầu Trung Quốc.
27/06/2024 – 12:20 https://nhandan.vn/dong-hanh-tich-cuc-ho-tro-cac-doanh-nghiep-trung-quoc-lam-an-thanh-cong-tai-viet-nam-post816367.html
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Trang Nghiêm và các lãnh đạo Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương.
Thông tin tới Thủ tướng về Tập đoàn Thái Bình Dương, ông Nghiêm Giới Hòa cho biết, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương là doanh nghiệp tư nhân hàng đầu thế giới trong ngành công trình và xây dựng. Năm 2023, Thái Bình Dương đạt doanh thu 79,478 tỷ USD, lợi nhuận 5,188 tỷ USD.
Tại Việt Nam, tập đoàn này nghiên cứu, tham gia các dự án xây dựng cầu Tứ Liên, tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội đoạn Văn Cao-Ngọc Khánh-Láng-Hòa Lạc… Tập đoàn Thái Bình Dương mong muốn, Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh việc tìm kiếm các mô hình hợp tác đổi mới sáng tạo, đẩy nhanh thu hút đầu tư nước ngoài và triển khai vào các dự án cụ thể; có chính sách ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp xây dựng.
Đánh giá cao hoạt động đầu tư kinh doanh, hiệu quả, bền vững của Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương trên toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đang tích cực trong việc hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thực sự thông thoáng, thuận lợi và các chính sách ưu đãi thỏa đáng, đặc biệt trong các lĩnh vực thu hút đầu tư.
Hoan nghênh sự chủ động của tập đoàn khi đưa ra các đề xuất hợp tác hỗ trợ Việt Nam xây dựng các chính sách, quy hoạch thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc nói riêng và nước ngoài nói chung đến với Việt Nam, Thủ tướng đề nghị tập đoàn tiếp tục trao đổi, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam tìm nghiên cứu, kiếm cơ hội đầu tư mới, mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Trước mắt phối hợp với thành phố Hà Nội và Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu hợp tác triển khai xây dựng tuyến đường sắt đô thị Văn Cao-Hòa Lạc, Hà Nội, trên nguyên tắc “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; đồng thời phối hợp với các địa phương của Việt Nam, nhất là các tỉnh biên giới phía bắc để hợp tác phát triển hạ tầng.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc nói chung và Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương nói riêng triển khai các dự án đầu tư kinh doanh bền vững, hiệu quả, thành công, bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật.
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Nghiêm Thánh Quân, Chủ tịch Hội đồng quản trị và các cán bộ cấp cao của Tập đoàn Thiên Doanh – tập đoàn đa quốc gia, hoạt động trong lĩnh vực năng lượng mới không carbon, dịch vụ môi trường thông minh và tái chế. Tại Việt Nam, tập đoàn đã đầu tư 4 dự án điện rác ở Hà Nội, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hải Dương, tổng mức đầu tư khoảng 800 triệu USD.
Ông Nghiêm Thánh Quân cho biết, Thiên Doanh sẽ tiếp tục đi sâu hơn nữa trong lĩnh vực môi trường để có thể thực hiện mục tiêu chuỗi khép kín; đồng thời, mở rộng sang các lĩnh vực có tiềm năng như: điện gió, điện mặt trời, điện tích năng, hydro xanh… Thiên Doanh mong muốn tham gia cùng Việt Nam trong phân loại, xử lý rác trên toàn vi toàn quốc; triển khai các dự án điện mặt trời, điện gió, hydro xanh tại Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao hoạt động đầu tư kinh doanh, hiệu quả, bền vững của Thiên Doanh trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng; hoan nghênh kế hoạch mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam của tập đoàn trong lĩnh vực môi trường và năng lượng xanh, sạch. Theo Thủ tướng, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, mặt trời; đồng thời, là thị trường có nhu cầu năng lượng lớn để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn tới.
Thông tin về Quy hoạch Điện VIII và các cơ chế, chính sách liên quan ngành điện, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tập đoàn tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong việc đề xuất các ý tưởng, dự án đầu tư mới; nghiên cứu hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam mà Tập đoàn có thế mạnh như xử lý rác thải, năng lượng điện tái tạo, điện hydrogen…
Cùng với đó, tập đoàn hợp tác đầu tư, hình thành các trung tâm công nghiệp năng lượng gắn với các khu công nghiệp tập trung, các trung tâm chế biến, chế tạo; phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng: thiết bị lưu trữ điện năng, công nghệ thu hồi, hấp thụ, lưu trữ…; hợp tác, phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực phát điện, truyền tải, phân phối, điều độ, lưới điện thông minh…
WEF https://nhandan.vn/wef-tag6436.html

Veröffentlicht 29. Juni 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Minister Bui Thanh Son antwortete der Presse auf die Geschäftsreise des Premierministers zur Teilnahme an der WEF-Konferenz in Dalian und zur Arbeit in China – Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc   Leave a comment

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời báo chí về chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24 đến 27/6/2024.
27/06/2024 – 20:15 https://nhandan.vn/bo-truong-bui-thanh-son-tra-loi-bao-chi-ve-chuyen-cong-tac-cua-thu-tuong-chinh-phu-tham-du-hoi-nghi-wef-dai-lien-va-lam-viec-tai-trung-quoc-post816467.html
PV: Hội nghị WEF Đại Liên năm nay đánh dấu lần thứ ba liên tiếp Thủ tướng Chính phủ tham dự một Hội nghị thường niên của WEF. Điều này thể hiện sự tín nhiệm cao cũng như vai trò, vị thế ngày càng lên của Việt Nam trên trường quốc tế. Xin Bộ trưởng chia sẻ những kết quả chính của Hội nghị WEF Đại Liên và dấu ấn nổi bật của Việt Nam trong lần tham gia Hội nghị này?
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwabs, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong của Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra với chủ đề “Những chân trời tăng trưởng mới” tại thành phố Đại Liên, Trung Quốc từ ngày 25-27/6/2024.
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ đã thành công tốt đẹp, là bước triển khai thiết thực đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về Nâng tầm đối ngoại đa phương và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc trên tinh thần quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược”.
Hội nghị thu hút sự tham gia của 1.700 đại biểu, là nơi hội tụ, kiến tạo những ý tưởng mới, các lĩnh vực mới, mô hình tiên phong, sáng tạo sẽ định hình các ngành kinh tế trong tương lai.
Hội nghị năm nay đánh giá kinh tế thế giới có những dấu hiệu phục hồi tích cực, trong đó nhiều nước đang phát triển đã vươn lên và có tiềm năng bắt kịp các nước khác trong một số lĩnh vực trọng yếu. Hội nghị thảo luận đậm nét về vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, các ngành công nghiệp mới để tạo đột phá, mở ra không gian phát triển mới, thúc đẩy chu kỳ tăng trưởng mới trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức.
Hội nghị ghi nhận vai trò quan trọng của Trung Quốc trong tăng trưởng chung của kinh tế thế giới và vai trò dẫn dắt trong nhiều lĩnh vực mới, đóng góp giải quyết các thách thức toàn cầu. Các đại biểu chia sẻ và nhấn mạnh các Chính phủ cần thiết phải có cách tiếp cận tổng thể, dài hạn, chú trọng các vấn đề mang tính nền tảng, tăng cường hợp tác quốc tế khi giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Đoàn Việt Nam đã để lại những dấu ấn nổi bật tại Hội nghị, đó là:
Thứ nhất, nước chủ nhà Trung Quốc cũng như Ban tổ chức Hội nghị đã thể hiện sự trân trọng, đánh giá rất cao vai trò, vị thế của Việt Nam. Chính vì thế, WEF đã mời Thủ tướng Chính phủ liên tiếp dự các hội nghị WEF ở Thiên Tân (Trung Quốc) năm 2023, WEF ở Davos (Thụy Sĩ) đầu năm 2024 và lần này là WEF ở Đại Liên (Trung Quốc). Thủ tướng Phạm Minh Chính là một trong hai người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ được WEF và nước chủ nhà Trung Quốc mời tham dự Hội nghị. Tại Hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn cấp cao Việt Nam đã mang đến thành phố cảng Đại Liên nhiều thông điệp quan trọng, cả tại Hội nghị cũng như trong tiếp xúc với các đối tác.
Thứ hai, với điểm nhấn là bài phát biểu đặc biệt tại Phiên khai mạc toàn thể, trước khoảng 1.700 khách mời từ 80 quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng của Việt Nam về Đổi mới, hội nhập và phát triển. Thủ tướng Chính phủ cũng chuyển tải những thông điệp sâu sắc, rõ nét về những thành tựu nổi bật về kinh tế-xã hội, về chủ trương, tầm nhìn, định hướng chiến lược phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Qua đây, chúng ta cũng khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thứ ba, Thủ tướng Chính phủ đã trao đổi những nhận định sâu sắc về thế giới hiện nay và tương lai, đề xuất phải cùng nhau xây dựng, củng cố lòng tin, đề cao đối thoại, cần có cách tiếp cận, tư duy hợp tác toàn cầu mới mẻ. Thủ tướng nhấn mạnh, cần thúc đẩy khoa học và đổi mới sáng tạo để tạo ra những động lực tăng trưởng mới thông qua xây dựng thể chế, chính sách; tranh thủ nguồn lực và hợp tác quốc tế đồng thời tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai.
Trong khuôn khổ Hội nghị, Thủ tướng cũng đã có những trao đổi cởi mở, chân thành, sâu sắc với các đối tác và doanh nghiệp, thể hiện tinh thần đổi mới, quyết tâm cao của Việt Nam trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab ca ngợi Việt Nam là nền kinh tế năng động, ngọn hải đăng về phát triển kinh tế và đầu tầu tăng trưởng của khu vực.
Những chia sẻ của Thủ tướng được các đối tác cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao, thể hiện qua sự hứng khởi, quan tâm, mong muốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nhất là trong những ngành lĩnh vực mới. Không khí các cuộc trao đổi đều rất hào hứng, khí thế, hứa hẹn nhiều cơ hội để mở rộng, thiết lập các quan hệ đối tác, đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.

PV: Xin Bộ trưởng đánh giá kết quả các cuộc hội đàm, hội kiến, làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính?
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Chuyến công tác và làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển tốt đẹp. Đặc biệt, sau hai chuyến thăm mang ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc (2022) và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam (2023), hai bên nhất trí làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược”, không khí tin cậy và hữu nghị đã lan tỏa rộng khắp đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hai nước, hình thành cục diện giao lưu, hợp tác sôi động, thực chất và đạt nhiều kết quả cụ thể.
Trong chuyến công tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chương trình hoạt động song phương hết sức phong phú, bao gồm hội kiến, hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Cường, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Vương Hộ Ninh; cùng Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Quốc Thanh dự và phát biểu tại “Hội nghị hợp tác Việt Nam-Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông và vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc”; tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Trung Quốc; gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc. Trong chuyến công tác, các Bộ trưởng, thành viên đoàn cũng có các cuộc tiếp xúc, làm việc với người đồng cấp của Trung Quốc.
Các hoạt động của Đoàn đã thành công tốt đẹp, đạt được các yêu cầu, mục đích đề ra. Kết quả và ý nghĩa của các cuộc hội đàm, hội kiến với Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc thể hiện rõ nét trên 4 phương diện:
Một là, duy trì trao đổi chiến lược cấp cao thường xuyên giữa hai Đảng, hai nước, củng cố và tăng cường tin cậy chính trị giữa hai bên, phát huy vai trò định hướng quan trọng đối với sự phát triển của quan hệ song phương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã khẳng định sự coi trọng cao của Đảng, Nhà nước mỗi bên đối với quan hệ hai nước, cũng như vai trò, vị thế đặc biệt của quan hệ song phương trong tổng thể chính sách đối ngoại của mỗi nước. Theo đó, Thủ tướng khẳng định củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc nhấn mạnh coi trọng quan hệ với Việt Nam, xác định đây là phương hướng ưu tiên trong tổng thể chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc.
Hai bên nhất trí tiếp tục đẩy mạnh và cơ chế hóa hoạt động giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực, triển khai đồng bộ, toàn diện trên các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội/Nhân đại, Mặt trận Tổ quốc/Chính hiệp toàn quốc và trong các lĩnh vực quan trọng như ngoại giao – an ninh – quốc phòng. Hai bên bày tỏ quyết tâm cao, nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương ngày càng sâu sắc, toàn diện và thực chất, cùng hướng tới dấu mốc quan trọng năm 2025, dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc.
Hai là, trên cơ sở rà soát, đánh giá tổng thể tình hình hợp tác thời gian qua, hai bên đã đi sâu trao đổi và thống nhất về các phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực thời gian tới.
Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc đi sâu quán triệt, cụ thể hóa và triển khai hiệu quả các Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc đạt được trong các chuyến thăm của hai Tổng Bí thư hai Đảng, qua đó tiếp thêm những động lực mới mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới, không ngừng làm phong phú cho quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược giữa hai nước.
Hai bên nhất trí tăng cường kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”, nhất là về cơ sở hạ tầng giao thông; đẩy nhanh kết nối đường sắt khu vực biên giới, thúc đẩy hợp tác phát triển một số tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn tại khu vực phía bắc Việt Nam; đẩy mạnh hơn nữa hợp tác thương mại, nhất là thương mại nông sản; trao đổi các biện pháp nâng cao hiệu suất thông quan, nâng cấp hạ tầng cửa khẩu, nghiên cứu thúc đẩy xây dựng cửa khẩu thông minh, khu hợp tác kinh tế biên giới; phối hợp xử lý dứt điểm các vướng mắc tại một số dự án hợp tác, đẩy nhanh tiến độ triển khai các khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc dành cho Việt Nam; thúc đẩy đầu tư chất lượng cao của Trung Quốc vào Việt Nam nhất là trong các lĩnh vực như xây dựng hạ tầng giao thông, kinh tế xanh, kinh tế số, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; tăng cường hợp tác du lịch bền vững, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, tài chính – ngân hàng… Có thể nói, các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên hết sức toàn diện, nội dung phong phú, thực chất.
Hai là, trên cơ sở rà soát, đánh giá tổng thể tình hình hợp tác thời gian qua, hai bên đã đi sâu trao đổi và thống nhất về các phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực thời gian tới.
Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc đi sâu quán triệt, cụ thể hóa và triển khai hiệu quả các Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc đạt được trong các chuyến thăm của hai Tổng Bí thư hai Đảng, qua đó tiếp thêm những động lực mới mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới, không ngừng làm phong phú cho quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược giữa hai nước.
Hai bên nhất trí tăng cường kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”, nhất là về cơ sở hạ tầng giao thông; đẩy nhanh kết nối đường sắt khu vực biên giới, thúc đẩy hợp tác phát triển một số tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn tại khu vực phía bắc Việt Nam; đẩy mạnh hơn nữa hợp tác thương mại, nhất là thương mại nông sản; trao đổi các biện pháp nâng cao hiệu suất thông quan, nâng cấp hạ tầng cửa khẩu, nghiên cứu thúc đẩy xây dựng cửa khẩu thông minh, khu hợp tác kinh tế biên giới; phối hợp xử lý dứt điểm các vướng mắc tại một số dự án hợp tác, đẩy nhanh tiến độ triển khai các khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc dành cho Việt Nam; thúc đẩy đầu tư chất lượng cao của Trung Quốc vào Việt Nam nhất là trong các lĩnh vực như xây dựng hạ tầng giao thông, kinh tế xanh, kinh tế số, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; tăng cường hợp tác du lịch bền vững, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, tài chính – ngân hàng… Có thể nói, các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên hết sức toàn diện, nội dung phong phú, thực chất.

Veröffentlicht 29. Juni 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,

Chinas Politbüro hat Reform- und Modernisierungsziele bis 2035 festgelegt – Bộ Chính trị Trung Quốc xác định mục tiêu cải cách và hiện đại hóa đến năm 2035   Leave a comment

Bộ Chính trị Trung Quốc xác định mục tiêu cải cách và hiện đại hóa đến năm 2035

Ngày 27/6, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã họp bàn vấn đề đi sâu cải cách toàn diện, thúc đẩy hiện đại hóa kiểu Trung Quốc; quyết định hội nghị toàn thể lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 20 sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 18/7 tại thủ đô Bắc Kinh.
27/06/2024 – 16:53 https://nhandan.vn/bo-chinh-tri-trung-quoc-xac-dinh-muc-tieu-cai-cach-va-hien-dai-hoa-den-nam-2035-post816394.html
Theo Tân Hoa xã, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh, mục tiêu tổng quát của việc tiếp tục đi sâu cải cách toàn diện là tiếp tục hoàn thiện và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị quốc gia.
Phấn đấu đến năm 2035, xây dựng toàn diện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa trình độ cao, chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc được hoàn thiện hơn nữa, hệ thống quản trị và năng lực quản trị quốc gia về cơ bản được hiện đại hóa, cơ bản hoàn thành hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng toàn diện cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa vào giữa thế kỷ này.
Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nghe báo cáo về việc lấy ý kiến ​​về dự thảo „Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về tiếp tục đi sâu cải cách toàn diện và thúc đẩy hiện đại hóa kiểu Trung Quốc“, quyết định sửa đổi trên cơ sở các ý kiến ​​thảo luận tại kỳ họp này và trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét tại hội nghị toàn thể lần thứ 3.
Hội nghị lần này cũng đã nhấn mạnh các bài học kinh nghiệm cần vận dụng trong quá trình đi sâu cải cách toàn diện, nhất là kể từ bước vào thời đại mới, kiên trì các nguyên tắc như Đảng lãnh đạo toàn diện, giữ vững thẩm quyền và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Trung ương Đảng, phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong bao quát toàn cục, điều phối các bên; lấy người dân làm trung tâm, không ngừng đổi mới sáng tạo; kiên trì lấy xây dựng thể chế làm nhiệm vụ xuyên suốt; xây dựng đất nước bằng pháp luật…
Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh, sự lãnh đạo của Đảng có vai trò bảo đảm căn bản cho quá trình đi sâu cải cách toàn diện và thúc đẩy hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, cần lấy sự tự cải cách trong Đảng để dẫn dắt cải cách trong xã hội, tăng cường quản trị Đảng bằng tinh thần cải cách, chuyển hóa những quyết sách chiến lược về đi sâu cải cách toàn diện thành nguồn sức mạnh to lớn để thúc đẩy hiện đại hóa kiểu Trung Quốc.
Hiện đại hóa kiểu Trung Quốc là luận điểm được Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2021, là hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, với các yêu cầu cơ bản là kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, phát triển chất lượng cao, phát triển dân chủ nhân dân toàn quá trình, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân, đạt được thịnh vượng chung cho toàn thể người dân, thúc đẩy sự chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên, thúc đẩy việc xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai cho nhân loại, tạo nên hình thái mới của nền văn minh nhân loại.
Hiện đại hóa kiểu Trung Quốc được xác định là phương thức để Trung Quốc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển qua các dấu mốc quan trọng cũng như viễn cảnh phát triển đất nước đến giữa thế kỷ này.

Veröffentlicht 29. Juni 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , ,

Russland hat ein Abkommen zur Lieferung von Erdgas per Pipeline nach Iran unterzeichnet – Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên qua đường ống cho Iran   Leave a comment

Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên qua đường ống cho Iran

Theo MoU vừa ký kết, Tập đoàn Gazprom của Nga và Công ty Khí đốt Quốc gia Iran sẽ cùng tổ chức hoạt động cung ứng qua các đường ống nhằm dẫn khí đốt tự nhiên từ Nga tới Iran.
27/06/2024 – 07:37 https://nhandan.vn/nga-ky-thoa-thuan-cung-cap-khi-dot-tu-nhien-qua-duong-ong-cho-iran-post816317.html
Mỏ khí đốt Bovanenkovo của Nga trên bán đảo Yamal ở Bắc Cực.
Tập đoàn Khí đốt Gazprom của Nga đã ký Bản Ghi nhớ (MoU) chiến lược với Công ty Khí đốt Quốc gia Iran (NIGC) về việc cung cấp khí đốt tự nhiên qua đường ống cho Iran.
Thông báo mới của Gazprom nêu rõ, hai bên ký MoU để cùng tổ chức các hoạt động cung ứng qua các đường ống nhằm dẫn khí đốt tự nhiên từ Nga tới Iran, với mong muốn phát triển hợp tác cùng có lợi lâu dài trong tương lai.
MoU được ký kết trong chuyến thăm của phái đoàn Gazprom tới Iran.
Trong khuôn khổ chuyến thăm cũng đã diễn ra cuộc gặp giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Gazprom, ông Alexey Miller và Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Ouja.
Hai bên đã thảo luận các bước đầu tiên nhằm thực hiện bản ghi nhớ, cũng như các vấn đề hợp tác song phương khác trong lĩnh vực năng lượng.
Việc ký kết thỏa thuận này sẽ diễn ra dưới thời Chính phủ thứ 14 của Iran, sau khi nước này hoàn tất cuộc bầu cử Tổng thống. Cuộc bầu cử Tổng thống Iran dự kiến diễn ra vào ngày 28/6 với sáu ứng cử viên tham gia tranh cử.

Veröffentlicht 29. Juni 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,

Fälle in denen Personalausweise eingezogen oder einbehalten werden – Các trường hợp bị thu hồi, giữ thẻ căn cước   Leave a comment

Các trường hợp bị thu hồi, giữ thẻ căn cước

Bà Nguyễn Thị Vân trú tại huyện Nam Đàn hỏi:
Trường hợp nào sẽ bị thu hồi hoặc giữ thẻ căn cước? Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi, giữ thẻ căn cước?

23/06/2024 09:34 https://baonghean.vn/cac-truong-hop-bi-thu-hoi-giu-the-can-cuoc-10274498.html
Trả lời
Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật Căn cước được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.
Tại Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định về việc thu hồi, giữ thẻ căn cước như sau

1. Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp:
a) Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
b) Thẻ căn cước cấp sai quy định;
c) Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.
2. Thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau:
a) Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
3. Trong thời gian bị giữ thẻ căn cước, cơ quan giữ thẻ căn cước xem xét cho phép người bị giữ thẻ căn cước quy định tại khoản 2 Điều này sử dụng thẻ căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp.
4. Người bị giữ thẻ căn cước quy định tại khoản 2 Điều này được trả lại thẻ căn cước khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam hoặc có quyết định hủy bỏ việc tạm giữ, tạm giam; chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Thẩm quyền thu hồi, giữ thẻ căn cước được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý căn cước thực hiện thu hồi thẻ căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan tiếp nhận, trả kết quả khi thực hiện thủ tục tước quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì có trách nhiệm thu hồi để hủy thẻ căn cước của công dân và thông báo cho cơ quan quản lý căn cước;
c) Cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện giữ thẻ căn cước trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Veröffentlicht 29. Juni 2024 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , ,