Archiv für das Schlagwort ‘Programm 167

Menschen aus der Armut helfen – Bình Liêu – chung tay giúp người dân thoát nghèo   Leave a comment

Bình Liêu chung tay giúp người dân thoát nghèo

Đầu năm 2017, số hộ nghèo ở Bình Liêu là 2.450 hộ, tương đương với 34,95%. Qua đợt bình xét cuối năm, Bình Liêu đã giảm được 776 hộ nghèo, đạt 221,71% kế hoạch tỉnh giao, đạt 110,54% kế hoạch của huyện.
24/12/2017 http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201712/binh-lieu-chung-tay-giup-nguoi-dan-thoat-ngheo-2368615/
Từ nhiều năm nay, Bình Liêu coi việc nâng cao trình độ, kiến thức cho các hộ nghèo là rất cần thiết. Kể từ năm 2014 đến nay, Phòng GD&ĐT huyện đã mở được 63 lớp học xóa mù cho 1.379 học viên độ tuổi từ 15 – 60 tuổi. Riêng năm 2017 đã có 10 lớp được mở tại các xã Đồng Văn, Đồng Tâm, Lục Hồn, Vô Ngại, Húc Động, cho 140 học viên. Hộ nghèo được xóa mù chữ, thì việc đưa các mô hình kinh tế vào giúp họ hiệu quả và thuận lợi hơn.
xã Húc Động, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh 21°28′49.7″N 107°27′35.5″E
xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh 21°33′54.4″N 107°34′20.7″E
Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2, đã giúp hàng trăm hộ nghèo ở Bình Liêu có nhà ở. Toàn huyện có 327 hộ tham gia Chương trình 167 giai đoạn 2 và đã có 159 hộ hoàn thành nhà. Năm nay, Bình Liêu đã tập trung gần 10 tỷ đồng hỗ trợ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt có thế mạnh của địa phương, như: Nuôi trâu, bò, dê, lợn, trồng dong riềng, sở… Từ đó, xây dựng các thương hiệu OCOP, giúp cho hàng hóa khi người dân tiêu thụ tốt hơn, hộ nghèo mạnh dạn đầu tư vào sản xuất vì có đầu ra ổn định.


Chúng tôi đến xã Húc Động để tìm hiểu về cách thoát nghèo của người dân nơi đây. Được biết, năm nay, Húc Động đã giảm được 71 hộ nghèo và 30 hộ cận nghèo, đạt 100% kế hoạch của huyện. Hiện xã vẫn trong diện đặc biệt khó khăn. Năm 2017, từ nguồn 135, Húc Động đã hoàn thành 27 tuyến đường trục thôn, liên thôn, đường ra khu sản xuất tập trung, xây dựng, nâng cấp 20 công trình đập thủy lợi, kênh mương dẫn nước tưới tiêu và hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ về nhà ở, mô hình kinh tế… Ông Hoàng Xuân Đại, Chủ tịch UBND xã Húc Động, cho biết: “Chúng tôi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về chương trình giảm nghèo, đề cao sự vươn lên thoát nghèo của các gia đình. Mặt khác, chính quyền xã cũng tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ với công tác giảm nghèo, thực hiện nắm bắt tình hình, nguyên nhân nghèo của từng hộ để có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững”. Năm qua, sản lượng dong riềng của Húc Động đạt 3.600 tấn củ. Từ việc xây dựng thương hiệu sản phẩm “Miến dong Bình Liêu” đã giúp cho miến dong Húc Động được tiêu thụ tốt, từ đó giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã thay đổi cuộc sống từ nghề trồng dong riềng.

Đồng Văn là xã giáp biên giới nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Xã đã khuyến khích người dân nuôi trâu, bò, dê trên rừng đồi tự nhiên. Năm nay, từ nguồn 135, xây dựng nông thôn mới, toàn xã đã có 118 hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ dê, bò, trâu, lợn với số lượng từ 1 đến 30 con/hộ; 25 hộ được hỗ trợ mua máy xới; 8 hộ được hỗ trợ mua máy cắt cỏ. Đồng Văn có 26 hộ xây nhà theo chương trình 167 giai đoạn 2, thì hầu hết các hộ đã vào nhà mới. Đặc biệt có anh Chíu A Tài, thôn Cẩm Hắc, xã Đồng Văn, hoàn cảnh rất khó khăn, bị khuyết tật không có khả năng lao động. Anh Tài đã được Huyện Đoàn phối hợp với Đoàn Thanh niên xã kêu gọi xã hội hóa được 90 triệu đồng, giúp 300 ngày công để xây nhà mới. Từ những cách làm này, Đồng Văn đã giảm được 109 hộ nghèo, đạt 148% kế hoạch năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 39,56% (đầu năm là 54,56%), giúp người nghèo ổn định cuộc sống.

Veröffentlicht 24. Dezember 2017 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

thôn Làng Mới – keine Straßen, Elektrizität – fast 100% der Familien sind arme Haushalte ohne einen Plan der Armut zu entkommen   Leave a comment

 

Làng Mới đổi thay 21°12′05.8″N 107°20′08.7″E

Trước đây, thôn Làng Mới, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, giống như ốc đảo biệt lập, không đường, không điện, không công trình thủy lợi, gần 100% gia đình là hộ nghèo, mà không có phương án thoát nghèo. Người dân trong thôn muốn ra trung tâm xã hay huyện đều phải đi thuyền. Thế nhưng, từ khi Dự án Nâng cấp đường 329 (Mông Dương- Ba Chẽ) có tổng chiều dài 30,64km đi qua thôn hoàn thành, Làng Mới đã đổi thay rất nhiều.
Chương trình 167
29/11/2017 http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201711/lang-moi-doi-thay-2365958/


Làng Mới có 90 hộ dân, trong đó 88 hộ là người Dao, 2 hộ là người KinhSán Chỉ.
Ông Đặng Văn Đức, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn, chia sẻ:
Bà con trong thôn đang hoàn thiện các ngôi nhà theo Chương trình 167. Ai cũng háo hức có nhà mới để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Năm nay, thôn có 15 hộ xây nhà theo Chương trình 167 thì chỉ còn vài hộ đang làm dở, còn hầu hết đã xong. Để có tiền làm nhà, bà con đều phải đi vay mượn thêm, bán trâu, lợn, chứ không ỷ lại hoàn toàn Nhà nước như trước kia”. Nếu như từ 2013 trở về trước, rất ít ngôi nhà được xây dựng kiên cố, thì nay nhưng ngôi nhà tạm bợ chỉ còn rất ít ở Làng Mới. Một số ngôi nhà được xây gần đây chủ nhà đều thiết kế rộng, đẹp vì nơi đây đã được quy hoạch là tuyến điểm du lịch của huyện Ba Chẽ, xây nhà đẹp khi cần có thể làm Homestay phục vụ du lịch.

Theo lãnh đạo xã Nam Sơn thì hiện nay Công ty TNHH Tiến Đạt đang hoàn thành thủ tục cấp phép để xây dựng Nhà máy Sản xuất gạch cao cấp Làng Mới. Khi cơ sở này đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho hầu hết số lao động ở Làng Mới và các thôn lân cận của xã Nam Sơn.

Tuy khó khăn nhưng ở Làng Mới đã hình thành một cơ sở đóng tàu thuyền. Nghề này có cách đây 27 năm do 9 hộ dân trong thôn cùng chung vốn mở xưởng, có thời điểm tạo việc làm cho 40 lao động trong thôn. Ban đầu cơ sở nghề chỉ đóng thuyền cho người dân trong thôn, nhưng sau do chất lượng thuyền tốt nên được người dân tín nhiệm, mặt khác việc đi lại trên sông Ba Chẽ rất phù hợp với loại thuyền này, vì tàu, thuyền lớn không qua lại được. Thế là nghề đóng tàu, thuyền thôn Làng Mới phục vụ hầu hết các thôn của xã và một số địa bàn khác trong huyện. Ngày nay, nghề này đã kém đi nhiều, vì hầu hết các thôn, xã đều có đường bộ, còn rất ít người đi đường sông. Thế nhưng, nghề này được coi là tạo ra phương tiện thúc đẩy môn chèo thuyền bằng chân rất độc đáo ở Ba Chẽ. Hàng năm môn đua thuyền bằng chân được diễn ra ở Lễ hội Miếu Ông – Miếu Bà ở xã Nam Sơn vào đầu năm sau Tết Nguyên đán.

Năm 2015, Làng Mới đã được đầu tư nâng cấp đập nước Tràng Than và lắp đặt hệ thống đường ống dài 3,7km tạo nguồn nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân, với tổng đầu tư gần 2 tỷ đồng từ nguồn vốn nông thôn mới và Chương trình 135. Trước đó, năm 2013, đường trục xã có chiều dài 2,2km cũng đã được bê tông hóa từ nguồn vốn nông thôn mới. Người dân không chỉ trông chờ vào cây lúa, mà nhiều cách làm ăn khác được mở ra. Hiện thôn có 3 hộ nuôi dê theo hướng sản xuất hàng hóa, đàn bò cũng được phát triển mạnh. Làng Mới vẫn còn 21 hộ nghèo (chiếm 26,25%), thôn phấn đấu mỗi năm đưa 3 – 4 hộ thoát nghèo, góp phần đưa xã Nam Sơn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn vào năm 2019.

 

 

Veröffentlicht 29. November 2017 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , ,

Programm 167 – Hilfe für arme Haushalte – Chương trình 167 – Giúp hộ nghèo „an cư lạc nghiệp“   Leave a comment

 

Chương trình 167Giúp hộ nghèo „an cư lạc nghiệp

Được thực hiện từ năm 2008, Chương trình 167 giai đoạn 1 về hỗ trợ nhà đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần giúp các hộ nghèo có nhà ở ổn định, vươn lên trong cuộc sống. Chương trình đã thực sự đi vào cuộc sống, có sức lan toả mạnh mẽ, phát huy tốt phương châm “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, dân tự làm”. Thực hiện chương trình, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ 3.616 nhà ở cho hộ nghèo với tổng kinh phí gần 90,5 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương là 24,6 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 54,2 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 25,1 tỷ đồng và một số nguồn vốn xã hội hoá khác.
26/11/2016 http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201611/chuong-trinh-167-giup-ho-ngheo-an-cu-lac-nghiep-2324099/
Chương trình 167 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng_tr%C3%ACnh_167
Theo đó, ngoài mức hỗ trợ của Trung ương là 25 triệu đồng/hộ. Tỉnh hỗ trợ cho vay bổ sung 25 triệu đồng/hộ từ nguồn ngân sách tỉnh với lãi suất 3%/năm, thời hạn vay kéo dài 15 năm, thời gian trả nợ tối đa là 10 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 10% tổng số vốn đã vay. Đón nhận tin vui này, nhiều hộ nghèo cho rằng: Với mức vay cao, cùng với đó là thời gian cho vay kéo dài, đây thực sự là một tin vui với những người nghèo đang cần sửa chữa, làm mới nhà ở. Hộ anh Triệu Kim Và, trú tại thôn Tân Ốc 1, xã Đồng Sơn (Hoành Bồ) đã thoát nghèo, nhưng nhà bị sập hoàn toàn bởi đợt mưa lụt cuối tháng 7, đầu tháng 8-2015. Nhờ sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và một số đơn vị khác, số còn lại là của gia đình anh, ngôi nhà mới trị giá khoảng 180 triệu đồng đã được hoàn thiện. Xúc động trước sự quan tâm của Nhà nước, anh Và chia sẻ: “Nếu không có tấm lòng hảo tâm, hỗ trợ giúp đỡ của cộng đồng thì không biết gia đình sống thế nào nữa”.

Đến thăm gia đình anh Ngô Văn Chiến, trú tại tổ 25, khu 2B, phường Cao Xanh (TP Hạ Long), một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cả hai vợ chồng đều không có việc làm, lại phải nuôi 2 con đang tuổi ăn học. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ đang được hoàn thiện, anh Chiến ngậm ngùi kể về cuộc sống vất vả của mình: “Trước đây cả nhà tôi ở trong ngôi nhà cấp 4 xập xệ, tường nhà nứt, cứ mỗi lần mưa tôi lo lắm chỉ sợ sập bất cứ lúc nào. Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình, UBND phường, khu phố và các doanh nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ xây cho gia đình một căn nhà rộng 54m2. Sau khi hoàn thiện được sống trong ngôi nhà mới, chúng tôi thấy yên tâm hơn nhiều”.

Có thể khẳng định, nhờ sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, cùng sự hưởng ứng tích cực từ mỗi gia đình, cộng đồng nên Chương trình 167 đã giúp các hộ nghèo có nhà ở ổn định cuộc sống. Xác định đây là cơ hội giúp người nghèo trên địa bàn có nhà ở ổn định nên ngay sau khi Chương trình có hiệu lực, Quảng Ninh đã nhanh chóng triển khai, thực hiện với quyết tâm cao. Bước vào triển khai, Ban Chỉ đạo của tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho người dân hiểu rõ ý nghĩa, mục đích, từ đó đồng thuận tham gia, đồng thời hướng dẫn các địa phương rà soát, bình xét, lập danh sách hộ nghèo cần hỗ trợ xây nhà ở theo đúng tiêu chí, mục tiêu chương trình đề ra. Việc bình xét các hộ nghèo được nhận vốn hỗ trợ xây nhà cũng được tiến hành công khai, dân chủ và công bằng. Điều này đã tạo nên sự đồng thuận, không khí phấn khởi trong nhân dân khi thực hiện Chương trình và có tác dụng tích cực trong việc huy động nguồn hỗ trợ bằng vốn, nhân công trực tiếp từ đoàn thể nơi người dân cư trú cũng như dòng họ, gia đình để giúp các hộ nghèo xoá nhà tạm được nhanh chóng.

Những ngôi nhà 167 đã và đang tiếp tục được xây dựng ở các địa phương trên địa bàn tỉnh. Đây là điều kiện tốt nhất để hàng nghìn hộ nghèo có điều kiện “an cư lạc nghiệp”. Tuy nhiên, trên thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, vẫn còn rất nhiều hộ nghèo cần sự chung tay, giúp sức của cộng đồng và xã hội để từng bước vươn lên thoát nghèo ổn định cuộc sống.


Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2: Cách làm của Quảng Ninh
13/02/2017 http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201702/chuong-trinh-ho-tro-ho-ngheo-ve-nha-o-theo-quyet-dinh-1672008qd-ttg-giai-doan-2-cach-lam-cua-quang-ninh-2331731/
Việc hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ thời gian qua đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt và triển khai Đề án hỗ trợ về nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2).
Ngôi nhà của gia đình ông Đặng Văn Coóng (thôn Cái Gian, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ)

Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (giai đoạn 2) có tổng số 1.599 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ (154 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 1.445 hộ thuộc các đối tượng khác), tổng kinh phí trên 154 tỷ đồng (ngân sách trung ương 48,369 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 66,297 tỷ đồng, các nguồn vốn khác khoảng 40 tỷ đồng). Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu thực hiện Đề án trong 3 năm (về đích trước 2 năm so với tiến độ của Trung ương). Cụ thể: Năm 2016 thực hiện hỗ trợ khoảng 22% đối tượng (353 hộ), trong đó ưu tiên hỗ trợ trước cho 154 hộ thuộc gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; năm 2017 thực hiện hỗ trợ khoảng 39% đối tượng (623 hộ); năm 2018 thực hiện hỗ trợ khoảng 39% đối tượng (623 hộ).

Nhằm giúp các hộ nghèo có thêm điều kiện xây nhà ở, trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ giai đoạn 2, Quảng Ninh có cách làm riêng. Cụ thể, ngoài mức vốn vay hỗ trợ của Trung ương (25 triệu đồng/hộ), căn cứ điều kiện thực tế của địa phương và điều kiện kinh tế của các hộ gia đình, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ trực tiếp (không hoàn lại) 25 triệu đồng/hộ cho 154 hộ mà chủ hộ là người già cô đơn, người khuyết tật không còn khả năng lao động, những người cùng sinh sống với chủ hộ thuộc hai đối tượng trên không ở trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ cho vay không lãi suất 25 triệu đồng/hộ đối với 1.445 hộ gia đình còn lại. Đến thời điểm này các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai hỗ trợ xây nhà ở cho 349 hộ (đạt 119% kế hoạch năm 2016 và đạt 25% tổng số hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn tỉnh), tổng số vốn ngân sách đã giải ngân là 4,275 tỷ đồng.

Gia đình ông Đặng Văn Coóng (thôn Cái Gian, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ) là một trong số những hộ được bổ sung vào danh sách được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167. Ông Coóng chia sẻ: “Trước đây cả gia đình ở trong ngôi nhà bằng liếp, mỗi lần mưa gió bị dột lắm, cuối năm 2016 được sự hỗ trợ từ nguồn vốn Trung ương và ngân sách tỉnh cùng với sự hỗ trợ từ họ hàng, gia đình tôi đã vay mượn thêm để xây nhà. Đến nay ngôi nhà đang dần hoàn thiện, tôi rất mừng”.

Không chỉ gia đình ông Coóng mà hầu hết các hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở đều phấn khởi, quyết tâm xây nhà. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Xây dựng (cơ quan thường trực thực hiện Đề án), còn nhiều hộ khó khăn, khả năng huy động kinh phí tự xây dựng hạn chế, chờ kinh phí hỗ trợ mới triển khai thực hiện. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, hải đảo… gặp nhiều khó khăn trong công tác hỗ trợ nhà ở (giá nhân công, vật tư, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu cao), do đó UBND các địa phương cần bố trí ngân sách địa phương hoặc từ các nguồn huy động hợp pháp khác để hỗ trợ thêm (ngoài mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước) cho các hộ. Ngoài ra, một số hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trong diện đang cư trú tại các khu phố (tương tương cấp thôn) thuộc phường, thị trấn trên địa bàn thị xã, huyện (toàn tỉnh có khoảng 30 trường hợp). Tuy nhiên, đối tượng được hỗ trợ vay vốn xây nhà ở theo quy định tại Điều 3, Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg (ngày 10-8-2015) “Về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2)” chỉ áp dụng đối với các hộ thuộc diện đối tượng đang cư trú tại khu vực nông thôn hoặc đang cư trú tại các thôn, khu thuộc phường, thị trấn hoặc xã trực thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nhưng sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp.

Thực tế cho thấy, người nghèo trên địa bàn tỉnh phần lớn là những người cao tuổi, hoàn cảnh kinh tế khó khăn và đang phải ở trong những ngôi nhà tạm, nhà bị hư hỏng, cần được sửa chữa và xây mới. Thiết nghĩ, bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh, các địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, khơi dậy tinh thần “lá lành đùm lá rách” huy động các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, dòng họ, quỹ phúc lợi xã hội… để người nghèo yên tâm “an cư, lạc nghiệp”.

 

Veröffentlicht 29. November 2017 von anhyeuem66 in Allgemein

Getaggt mit , , , , , ,