Archiv für das Schlagwort ‘Arbeitserlaubnis

VNA nimmt die internationalen Flüge ab dem 18. September wieder auf (Einwegflüge) – VNA khôi phục các chuyến bay quốc tế từ ngày 18-9   Leave a comment

VNA khôi phục các chuyến bay quốc tế từ ngày 18-9

Ngày 11-9, hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) cho biết, từ ngày 18-9 tới, bằng việc thực hiện những chuyến bay một chiều từ Việt Nam đi Nhật Bản, VNA chính thức khai thác trở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ đầu tiên sau thời gian bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19.
11-09-2020, 14:50 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/vna-khoi-phuc-cac-chuyen-bay-quoc-te-tu-ngay-18-9-616395/
Các chuyến bay nhằm phục vụ nhu cầu của hành khách từ Việt Nam đến Nhật Bản lao động, học tập và sinh sống. Công tác phòng, chống dịch bệnh vẫn được VNA cùng các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện nghiêm ngặt.
Khách hàng có thể mua vé máy bay đi Nhật Bản từ ngày 11-9, mức giá đã bao gồm thuế, phí từ 10,194 triệu đồng/chiều (giá vé có thể thay đổi tại thời điểm mua tùy theo tình trạng chỗ trên chuyến bay và biến động tỷ giá).
Các chuyến bay được khai thác bằng tàu bay Boeing 787, một trong những dòng tàu bay thân rộng lớn nhất, hiện đại nhất của VNA hiện nay. Các chuyến bay chở khách chiều từ Nhật Bản về Việt Nam sẽ được thực hiện sau khi có quyết định chính thức của các nhà chức trách. Toàn bộ phi hành đoàn được kiểm tra sức khỏe và tổ chức cách ly theo quy định sau khi về Việt Nam. Máy bay được phun khử khuẩn toàn bộ khoang hành khách, buồng lái bằng hóa chất theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo đó, trong tháng 9, các chuyến bay từ Hà Nội đi sân bay Narita (Tokyo) khởi hành lúc 23 giờ 45 phút các ngày 18-9, 25-9, 30-9; từ TP Hồ Chí Minh đi Narita khởi hành lúc 0 giờ ngày 30-9.
Lịch bay Việt Nam – Nhật Bản trong những tháng tiếp theo sẽ được VNA cập nhật trong thời gian sớm nhất. VNA cũng có kế hoạch nối lại đường bay chiều từ Nhật Bản về Việt Nam, trên cơ sở diễn biến dịch bệnh thực tế và sự chấp thuận của các cơ quan chức năng liên quan.
Bên cạnh đó, VNA đang xây dựng phương án khôi phục các đường bay đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Lào, Campuchia trong thời gian tới.
Trước đó, từ tháng 6, VNA đã khai thác một số chuyến bay một chiều từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến Seoul (Hàn Quốc) và đến Frankfurt (Đức). Việc phục hồi các chuyến bay thường lệ đi quốc tế là tín hiệu khởi sắc cho VNA cũng như các hãng hàng không Việt Nam khi nhiều quốc gia, khu vực đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
Đồng thời, trong nỗ lực “tự mình vượt khó”, VNA đã đẩy mạnh khai thác các chuyến bay quốc tế chỉ chở hàng hóa, không chở khách. Nhiều máy bay được cải tạo khoang khách để chuyển sang vận chuyển hàng hóa, giúp mang lại nguồn doanh thu quan trọng để hãng vượt qua đại dịch.

Các hãng hàng không chuẩn bị mở lại đường bay quốc tế ra sao?Wie bereiten sich Fluggesellschaften auf die Wiedereröffnung internationaler Strecken vor?
Thời điểm này, các Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA), Vietjet Air (VJA) hay Bamboo Airways (BBA) đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho việc mở lại đường bay quốc tế, nhưng cũng mong muốn quy trình kiểm dịch và các thủ tục thuận tiện cho khách nhập cảnh.
11-09-2020, 14:00 https://nhandan.com.vn/tin-tuc-du-lich/cac-hang-hang-khong-chuan-bi-mo-lai-duong-bay-quoc-te-ra-sao–616386/
Trông ngóng “giờ G
Theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), hai mốc thời gian mở lại đường bay quốc tế được Bộ đưa ra là vào ngày 15-9 (bay kết nối Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và ngày 22-9, nối lại đường bay với Đài Loan (Trung Quốc), Lào, Campuchia.
Đối tượng vận chuyển là nhà ngoại giao công vụ, công dân Việt Nam ở các nước trên có nhu cầu về nước, người Việt đi lao động ở quốc gia này, người nước ngoài chuyên gia trình độ cao sang Việt Nam.
Về việc mở đường bay quốc tế thường lệ, đại diện VJA cho rằng, đã đến lúc Chính phủ cần cho phép mở lại đường bay thường lệ giữa Việt Nam với những nước đã kiểm soát tốt dịch. Mở cửa đi đôi với quản lý chặt chẽ các rủi ro liên quan bệnh dịch.
Giao thông là mạch máu của nền kinh tế. Việt Nam đã ở giai đoạn hội nhập quốc tế nên hàng không càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, là sự sống còn đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Do đó, mở lại đường bay quốc tế là mở cửa cho sự phát triển, mở cửa cho hoạt động đầu tư,” đại diện VJA bày tỏ quan điểm.
Nhấn mạnh công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong quá trình khai thác đường bay quốc tế phải bảo đảm tiêu chí hàng đầu là an toàn sức khỏe của hành khách, tổ bay và cộng đồng, VJA khẳng định sẽ tiếp tục tuân thủ chặt chẽ quy định phòng, chống dịch của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế như Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WTO).
Đặc biệt, phi hành đoàn và hành khách bay quốc tế sẽ được đo thân nhiệt trước khi lên máy bay và đeo khẩu trang trong suốt hành trình bay, riêng tổ bay sẽ được trang bị thêm bộ đồ bảo hộ y tế toàn thân. Máy bay sau khi hạ cánh tại Việt Nam cũng phun khử trùng tàu bay và cách ly tổ bay để tăng cường hiệu quả phòng, chống dịch.
Động thái mới nhất là sáng 11-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, nghe các bộ, ngành liên quan báo cáo giải pháp cho việc từng bước mở lại đường bay quốc tế sau khi dịch Covid-19 ở Việt Nam cơ bản được kiểm soát.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam đã chỉ đạo bài bản, nhịp nhàng, chủ động đẩy mạnh biện pháp để thực hiện mục tiêu kép. Đến nay, nhịp độ sản xuất kinh doanh bắt đầu sôi động hơn.
Đối với những chuyến bay từ nước ngoài, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu triển khai “từng bước, thận trọng nhưng không quá khắt khe”.

Khi trạng thái bình thường mới được thiết lập, Thủ tướng lưu ý tiếp tục đề cao cảnh giác, đặc biệt là ngành y tế, các bệnh viện. Đồng ý việc trong tháng 9 sẽ mở một số đường bay thương mại, Thủ tướng nhắc nhở việc quan tâm đặc biệt biện pháp như cách ly, xét nghiệm. Mục tiêu làm sao vừa thuận lợi, vừa chắc chắn, không để tình trạng người nước ngoài vào Việt Nam gây ra ổ dịch mới.
Ngành y tế luôn đề cao trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân trong quá trình này, đồng thời đề xuất biện pháp kịp thời hơn trong điều kiện thực hiện mục tiêu kép.
Ngành y tế luôn đề cao trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân trong quá trình này, đồng thời đề xuất biện pháp kịp thời hơn trong điều kiện thực hiện mục tiêu kép.
Theo đại diện VNA cho biết, kể từ khi tạm dừng khai thác thường lệ các đường bay quốc tế vào cuối tháng 3 đến nay, hãng luôn theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch bệnh và bám sát thị trường để có phương án khai thác trở lại mạng bay quốc tế một cách phù hợp, bảo đảm ưu tiên cao nhất phòng, chống dịch bệnh và đáp ứng nhu cầu di chuyển của hành khách.
Với mỗi thị trường, VNA đều có tổ nhân lực chuyên trách theo dõi và xây dựng kế hoạch khai thác để sẵn sàng lên lịch bay, mở bán vé và phục vụ hành khách ngay khi có sự đồng ý của các cơ quan chức năng.
Theo đánh giá của đại diện lãnh đạo VNA, việc chuẩn bị khai thác trở lại các đường bay quốc tế không quá khó khăn do hãng vẫn duy trì hoạt động thường xuyên trên mạng bay quốc tế qua các chuyến bay đưa công dân hồi hương, vận chuyển hàng hóa và chở hành khách một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài.

Đơn cử, từ tháng 4 đến 8 vừa qua, VNA đã thực hiện hơn 80 chuyến bay hồi hương, đưa hơn 24.600 công dân Việt Nam tại gần 30 quốc gia trở về nước. Gần 2.000 chuyến bay chở hàng hóa, thiết bị y tế, khẩu trang, đồ bảo hộ, kit xét nghiệm và nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất đã được thực hiện thành công đến nhiều quốc gia, góp phần bảo đảm giao thương và hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trên phạm vi toàn cầu.
Nhằm phục vụ nhu cầu của hành khách từ Việt Nam ra nước ngoài để tiếp tục lao động, học tập và sinh sống, được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, từ tháng 6 vừa qua, VNA đã khai thác trở lại các đường bay một chiều từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến Seoul (Hàn Quốc) với tần suất hai đến bốn chuyến/tuần và đến Frankfurt (Đức) với tần suất một chuyến/tuần. Dự kiến từ ngày 18-9, hãng sẽ khai thác trở lại đường bay một chiều từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến Tokyo (Nhật Bản).

Cần có bộ quy trình phối hợp tổng thể
Để hỗ trợ các hãng hàng không trong việc mở lại đường bay quốc tế, VNA mong muốn Chính phủ có một đơn vị đầu mối chủ trì với các bộ, ban, ngành liên quan nhằm thống nhất được bộ quy trình phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hàng không và hành khách bởi đây là vấn đề mang tính hệ trọng của đất nước khi vừa phải mở cửa nền kinh tế, vừa phải bảo đảm phòng, chống dịch.
Trong đó, hãng kiến nghị quy định của các bộ, ngành cần đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, bao phủ hết các lĩnh vực để các cơ quan chức năng, hãng hàng không và hành khách có thể hiểu và thực hiện nhất quán.
Đặc biệt, quy trình kiểm dịch phải bảo đảm khách nhập cảnh không mang mầm bệnh vào cộng đồng nhưng thủ tục cũng phải nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện để tránh trường hợp khách có nhu cầu nhưng ngại bay do thủ tục rườm rà, phức tạp, mất thời gian, tiền bạc”, đại diện VNA cho hay.
Ngoài trách nhiệm của hãng hàng không là bảo đảm an toàn trong mọi khâu dịch vụ từ mặt đất đến trên máy bay, VNA cũng kiến nghị các cảng vụ xây dựng và duy trì môi trường an toàn ở sân bay để hành khách yên tâm đi lại bằng các quy định như giữ khoảng cách tối thiểu, thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe để hạn chế nguy cơ lây nhiễm…
Liên quan đến việc bảo đảm an toàn khi mở lại sáu đường bay thương mại quốc tế, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, về nguyên tắc là mở đường bay tới các nước đã kiểm soát dịch khá tốt và tương đồng với Việt Nam, xuất phát từ yêu cầu của thị trường quốc tế, yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các nước, tinh thần là vẫn phải bảo đảm “mục tiêu kép” mà Thủ tướng đã đề ra. Do vậy, việc mở đường bay phải thận trọng, mở dần từng bước và đúc kết kinh nghiệm để triển khai.
Thông tin thêm, Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cho hay, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ thống nhất mở lại đường bay quốc tế từ 15-9 và đã bàn kỹ các phương án để bảo đảm an toàn cho người dân.
Các biện pháp cách ly đã được tính toán kỹ, chúng tôi tin tưởng sau khi mở đường bay, chúng ta vừa bảo đảm an toàn cho người dân về vấn đề cách ly, vừa phát triển, tránh đứt gãy nền kinh tế”, Thứ trưởng Trương Quốc Cường khẳng định.
Hiện nay, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 bàn kỹ phương án nhằm bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch khi Việt Nam mở lại một số đường bay quốc tế vào ngày 15-9, trong đó đặt ra yêu cầu xem xét tổng thể các loại hình xét nghiệm và thảo luận về phương án kiến nghị thực hiện xét nghiệm ngay tại sân bay như một số nước.

Verordnungen für ausländischen Arbeitnehmer in Vietnam, Arbeitserlaubnis – Một số điểm mới của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/2/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam & Praxis in 2018   1 comment

Quy định cấp giấy phép và trục xuất lao động nước ngoài tại Việt Nam

Tạp chí GTVT – Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu triển khai Nghị định số 11/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
02/03/2016 http://www.tapchigiaothong.vn/quy-dinh-cap-giay-phep-va-truc-xuat-lao-dong-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-d22272.html

Ngày 3/2, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trong đó bao gồm quy định về cấp giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và trục xuất lao động là công dân nước ngoài khi không có giấy phép lao động.
Theo đó, giấy phép lao động được cấp tùy theo từng trường hợp nhưng không quá 02 năm.

Những người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động làm việc tại vị trí chuyên gia, quản lý, giám đốc điều hoạch hoặc lao động kỹ thuật sẽ được làm việc tại Việt Nam dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 1 năm.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày xác định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan công an trục xuất người lao động nước ngoài đó.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2016.
.
Quy định mới về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
08-02-2016 http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=24293

 

 

Một số điểm mới của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/2/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2016
(Thay thế Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 5/9/2013 của Chính phủ)
16 Tháng 3 2016  http://ips.hoabinh.gov.vn/index.php/vi/tin-t-c-s-ki-n/330-ma-t-sa-ia-m-ma-i-ca-a-ngha-a-nh-sa-11-2016-n-cp-nga-y-03-2-2016-ca-a-cha-nh-pha-quy-a-nh-chi-tia-t-thi-ha-nh-ma-t-sa-ia-u-ca-a-ba-lua-t-lao-a-ng-va-lao-a-ng-n-a-c-ngoa-i-la-m-via-c-ta-i-via-t-nam-ca-hia-u-la-c-thi-ha-nh-ta-nga-y-1-4-2017

1) Bổ sung một số trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
– Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm (điểm e Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP);
– Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam (điểm h Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP);

2) Giải thích từ ngữ, điều kiện xác nhận là “nhà quản lý”, “giám đốc điều hành”, “chuyên gia”, “lao động kỹ thuật”: (Khoản 3, 4 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP)
– Nhà quản lý: là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.

Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định:
“18. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.”
– Giám đốc điều hành: là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
– Chuyên gia: là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài;
+ Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam
– Lao động kỹ thuật: là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo.

3) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động có những điểm mới như: (Điều 10, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP)
– Về Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.
– Về ảnh màu quy định việc không đeo kính màu và ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
– Bản sao hộ chiếu có chứng thực.

4) Cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt: (Khoản 8 Điều 10, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP)
– Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động;
– Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động nhưng không thay đổi người sử dụng lao động;
– Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Lao động mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động.

Đối với 3 trường hợp này, nếu theo Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 thì người lao động nước ngoài phải nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép lao động với đầy đủ hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên, theo Nghị định số 11/2016/NĐ-CP thì người lao động nước ngoài trong 3 trường hợp trên cũng nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép lao động nhưng tùy trường hợp sẽ được giảm bớt một số thành phần trong hồ sơ như: giấy chứng nhận sức khỏe, phiếu lý lịch tư pháp, văn bản chứng minh là nhà quản lý…

5) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động có những điểm mới: (Điều 14, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP)
– Trường hợp giấy phép lao động bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan Công an cấp xã của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật;
– Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.

Trường hợp người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 hoặc Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.

6) Điều khoản chuyển tiếp: (Khoản 3 Điều 19, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP)
– Đối với các loại giấy tờ gồm: văn bản chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài, văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động và giấy phép lao động đã được cấp theo quy định, tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn.

Trường hợp người sử dụng lao động đã nộp báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động hoặc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
B.T (QLDN)
.
http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=97142&Keyword=11/2016/N%C4%90-CP
http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-huong-dan-11-2016-ND-CP-huong-dan-Bo-luat-Lao-dong-ve-lao-dong-nuoc-ngoai-lam-viec-Viet-Nam-308541.aspx
http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-dinh-11-2016-ND-CP-quy-dinh-chi-tiet-Bo-luat-Lao-dong-lao-dong-nuoc-ngoai-lam-viec-tai-Viet-Nam-302198.aspx

11.2016.ND.CP

Die Arbeitserlaubnis IDas Führunsgzeugnis
21. September 2018 https://nameisnich.wordpress.com/2018/09/21/die-arbeitserlaubnis-i-das-fuehrunsgzeugnis/
Wie das so ist. Man arbeitet ein Jahr im Ausland. Um alles kümmert man sich, für alles ist Zeit. Arbeit, Alltag, Abenteuer. Bürokratie hat in diesem egoistischen Feuerwerk berufsqualifizierend-touristischen Hedonarzissmusses nichts zu suchen. Alle drei Monate wurde mein Visum verlängert. Man brachte den Pass einfach gute zwei Wochen vor Ablaufen des Visums ins International Office der Uni und hatte gute zwei Wochen später dieses so wichtige Büchlein, ohne das man nichts ist auf dieser Welt auch wieder in den Händen, mit einem neuen hübschen Stempelchen darin. Dann verlängert man um ein Jahr. Und wie das so ist. Auf einmal funktioniert dieses Spiel nicht mehr so. Denn nun hat man Arbeitserfahrung vorzuweisen, eine unabdingbare Voraussetzung für eine Arbeitserlaubnis. Da diese unabdingbare Voraussetzung nun erfüllt ist, kann sich das International Office wie von Zauberhand auch nicht mehr an den modus operandi vom letzten Jahr erinnern und mirnichtsdirnichts heißt es, ohne Arbeitserlaubnis könnte ich ein mittelschweres Problem bekommen, die Verlängerungen des Visums betreffend.

Dies wurde mir nie auf diese Weise kommuniziert. Gewiss wurde mal über eine Arbeitserlaubnis in meinem Dasein etwas philosophiert, es machte für mich aber immer den Eindruck, dass dies eine Notwendigkeit wäre, wenn ich länger als die insgesamt zwei Jahre in Saigon arbeiten würde. Nun, schlussendlich wurde es mir kommuniziert, zusammen mit den Informationen, welche Schritte getan und welche Dokumente einzuhändigen sind, um diese Arbeitserlaubnis, die mir dann neun Monate (vielleicht sechs, wenn sie endlich fertig ist) gute Dienste leisten und vor allem ein Visum sichern wird. Drei Tage nach meiner Ankunft aus den Sommerferien wurde es mir mitgeteilt, drei Tage nach meiner Ankunft aus Europa, aus Deutschland, in das sich in einer kleinen Stadt eine Wohnung befindet, in dem meine Eltern leben. Diese Wohnung hat ein Zimmer, das mal mein Kinderzimmer war und in diesem Zimmer liegt ein Ordner, ein Ordner, in dem zufällig alle meine wichtigen Dokumente, unter anderem mein Masterzeugnis, verstaut sind. Hätte man mir eine Woche vorher etwas gesagt, mein Masterzeugnis, es hätte kopiert und beglaubigt oder zumindest nach Vietnam* mitgenommen werden können. So haben wir nun zumindest auf einem Feld ein erhöhtes Schwierigkeitslevel.

Was fehlt noch? Ein Führungszeugnis. Konsulat? Nein, das geht nicht. Ich bin nicht in Deutschland gemeldet und das schon über ein Jahr nicht. Gut, dann ist es eben ein vietnamesisches Führungszeugnis. Na gut, kein Problem, was brauchen wir dafür? Original und Kopie vom Pass und Visum, Original und Kopie von der Bestätigung des vorläufigen Wohnsitzes – ausgestellt vom Vermieter und der Polizei meines Viertels, ein ausgefülltes Online-Formular und eine Nummer, die man nach Ausfüllen und Abschicken des Online-Formulars per E-Mail geschickt bekommt. Okay, los geht’s.

Gute zwei Wochen dauerte es, die Bestätigung über den vorläufigen Wohnsitz zu bekommen. Mehr als nur einmal schickte mein Vermieter mir per E-Mail eine neue Word-Datei, die ich ausfüllen, ausdrucken und unterschreiben musste und zusammen mit meinem Pass in der Wohnung lassen sollte, sodass er es abholen konnte, um damit zur Polizei zu gehen. Mehr als nur einmal schrieb er parallel dazu Nachrichten über den Facebook-Messenger, in denen er sich bei mir entschuldigte und sagte, dass es das erste Mal sei, dass er so etwas machen müsse. Nicht mehr langsam, nein, schon längst hatte ich das Gefühl, in einem Theaterstück, einer Novelle, einem Werk Kafkas zu stecken, in dem jedem klar ist, dass ich mich um ein Dokument bemühen müsste, in dem jeder auch versteht, wozu dieses Dokument gut ist, wo sogar jeder zu wissen scheint, wie ich an dieses Dokument gelange, wie die einzelnen Schritte eigentlich genau aussehen und was die einzelnen Voraussetzungen für die einzelnen Schritte sind, aber wo niemand mir sagen kann wie das Wie des Wie der einzelnen Schritte aussieht. Jeder scheint die Schritte zu kennen, ohne sie je einmal erlebt zu haben, so scheint es mir. Zu dem Gefühl der absurden Sinnlosigkeit, die ich ganz zu Beginn schon spürte, eine Arbeitserlaubnis zu beantragen für eine Arbeit, die man schon ein Jahr ausführt und maximal noch ein weiteres Jahr ausführen wird, kam nun das Gefühl der absurden Hilflosigkeit hinzu, da alle um mich herum zwar verständnisvoll und hilfsbereit waren, aber letztendlich auch nicht genau zu wissen schienen, wie diese Maschinerie überhaupt funktioniert.

Irgendwann hatte ich dann diese Bestätigung meines Wohnsitzes, konnte über diesen Wisch mit dem roten Stempel dann nur noch müde schmunzeln und fuhr am Freitag, meinem einzigen richtigen freien Tag in der Woche, in das Justizamt, wo ich eine Nummer zog und wartete. Während ich las, fiel mir mit halbem Auge, das immer zwischen Buch und aufgerufener Nummer hin und her wechselte, auf, dass die meisten Leute hier rote Jacken mit der Aufschrift GoViet trugen. GoViet ist der neue Motorradtaxi-App-Player in der Stadt, der hofft mit seinen Fahrern nun, die grünen Grab-Motorradtaxis auszustechen. Grab ist seinerseits Platzhirsch seit gut paar Jahren und hat sogar Uber auf dem Gewissen, jedenfalls auf dem vietnamesischen Markt. Auch diese roten Jacken brauchen also eine neue Arbeitserlaubnis, dachte ich. Auch sie brauchen dafür ein Führungszeugnis, dachte ich mir. Diese zwei Gedanken beruhigten mich auf eine fast schon beunruhigende Weise sehr. Ich bin also auf dem richtigen Weg. Nachdem ich aufgerufen worden war, 200.000 Đồng leichter wurde und vom Mann am Schalter, der mein Geld gerne entgegen nahm, „You come from Deutschland?“ gefragt wurde, in der Hoffnung, dass ich mir anmerken lasse, dass ich merkte, dass er weiß, wie dieses Land in meiner Muttersprache heißt, fand ich heraus, dass ich drei Wochen später wieder kommen darf. Das Blatt, das ich bekam war lediglich eine Art Terminbestätigung, es hatte aber einen schönen roten offiziellen Stempel

Die Arbeitserlaubnis II: Die medizinische Untersuchung
5. Oktober 2018 https://nameisnich.wordpress.com/2018/10/05/die-arbeitserlaubnis-ii-die-medizinische-untersuchung/
Das Führungszeugnis ist nur eins von vielen Schritten auf dem Weg zu einem Stück Papier, das mir nichts und allen um mich herum eigentlich auch wenig bedeutet, aber das auf wunderbare Weise doch urplötzlich sehr überlebenswichtig und all der Anstrengungen, des Geldes, der Arbeit wert zu sein scheint: die Arbeitserlaubnis. Ein weiterer Schritt ist, mich einer medizinischen Untersuchung zu unterziehen, um ein Gesundheitszeugnis zu bekommen. Man sagte mir, ich solle zur „Saigon Clinic“ gehen. Google Maps sagte mir, diese „Saigon Clinic“ sei im Bitexco Tower, dem bis vor Kurzem größten Gebäude der Stadt, mitten im Businessdistrikt unter seinesgleichen zwischen allen anderen Möchtegernwolkenkratzern aus Glas, Stahl und Beton. Ich fragte also nochmal meine Kollegen, ob dies denn wirklich diese Adresse dieser „Saigon Clinic“ sei. Sie bejahten. Einen Tag später fragten sie mich, ob ich krank sei. Warum solle ich denn sonst in so eine teure Klinik gehen? Also musste ich ihnen nochmal erklären, dass ich doch nur in die so genannte „Saigon Clinic“ gehen wollte, die sie mir bereits nannten, um doch nur für diese Arbeitserlaubnis eine Gesundheitsuntersuchung machen zu lassen. „Achso“ sagten sie und wie aus heiterem Himmel sagten sie: „Das ist die bệnh viện đa khoa“, sozusagen die Polyklinik Saigon. „Gut, dann fahre ich eben dahin“ dachte ich mir. Mittlerweile rege ich mich übrigens kaum noch auf. So ein Hin und Her hat auch sein Gutes.

Direkt vor dem Eingang des Krankenhauses steht ein Schild „Mopedparkplatz“. Direkt darunter zeigt mir ein Pfeilsymbol nach rechts, dass dieser Parkplatz 80 Meter entfernt sei. Ich befolge brav wie mir befohlen und parke. Diese Momente sind schon so in Fleisch und Blut übergegangen, dass man sie eigentlich gar nicht mehr wahrnimmt und kaum auf den Gedanken kommt, sie niederzuschreiben. Denkt man aber genauer drüber nach, ist es das mehr als wert. Die Parkplätze sind kleine Orte unter freiem Himmel, meist aber mit Planen und schattenspendenden Netzen überspannt. Kleine Kabinen mit Schranken und uniformiertem Sicherheitspersonal wollen diesen Parkplätzen den Eindruck von Sicherheit und Exklusivität verleihen, scheitern aber auf ganzer Linie. Man wird vor der Schranke gebeten, den Atemschutz abzunehmen, sodass man sein Gesicht preisgibt. Es wird ein Foto vom Nummernschild gemacht und einem eine Magnetkarte in die Hand gedrückt, auf der vermutlich, ich gehe davon aus, das Foto mit dem Nummernschild eingespeichert ist. Dann geht die Schranke hoch und man fährt hinein in das Areal, in dem sich auf kleinstem Raum Moped an Moped kuschelt. Der fehlende Fahrtwind und die zusätzliche Enge lassen einen sehr schnell ins Schwitzen geraten, weswegen man hofft, schnell eine Lücke zu finden, Portmonee und Handy aus dem Bauch des Mopeds zu holen, Helm, Schutzbrille und Atemschutz an ihrer statt hineinzulegen, für den Fall, dass es regnet und sich zu verpissen. Die Mission scheitert eigentlich immer. Schweißtreibend ist es jedes Mal. Die Ausnahme: Es regnet. Dann ist es selbstredend noch unangenehmer. Kaum betrete ich das Krankenhaus, kommt mir auch schon ein Westler-Pärchen entgegen, die Frau hinkt und hat ein schmerzverzerrtes Gesicht, der Mann trägt ihre Sachen. Sie sehen nicht sehr glücklich aus. Ich suche etwas wie eine Information. Stattdessen finde ich nur Sitze, einen Laden mit Snacks und Getränken und eine Liege, frisch mit weißem Laken bedeckt, direkt am Eingang. Ich könnte mich hier hinlegen, denke ich mir, müde bin ich ja, dann entscheide ich mich doch dafür, hier meiner Mission nachzugehen. Hier sind noch mehr Sitze, noch mehr Personen, die warten, hier ist eine Art Labor, wo Blut abgenommen wird, oh, und hier ist so etwas wie ein Schalter und hey, ein großer Warteraum. Hier bin ich wohl richtig.

Sofort gehe ich an einen der drei Schalter. Ich sage nicht nur, in meinem, zugegeben, nicht perfekten Vietnamesisch, nein, ich zeige sogar ein Briefchen meiner Kollegen dazu, dass etwa dasselbe sagt wie ich. Es sollte also rübergekommen sein, dass ich heute hier bin, um einen Gesundheitscheckup machen zu lassen, damit diese Arbeitserlaubnis irgendwann den Weg zu mir findet. Die Frau hinter dem Schalter nickt, ich fühle mich verstanden, und zeigt rüber zu einem anderen Schalter, ich fühle mich sogleich wieder enttäuscht. Ich drehe mich zu diesem Schalter herum, an dem „Patienten mit Versicherung“ steht. Wohlwissend, dass das mir nicht weiter hilft – schließlich habe ich zwar eine Versicherung, weiß aber auch, dass ich hier und heute aus eigener Tasche 1,5 Millionen Đồng hinlegen darf, was bedeutet, dass es eigentlich egal ist, ob oder ob nicht dieser Westler hier eine Versicherung hat – stelle ich mich brav an, sage wieder meinen Vers auf und zeige das Briefchen dazu, wiederhole quasi das Spiel von eben. Die Frau nickt, gibt mir das Stück Papier zurück und … macht nichts. Sie macht nicht nichts. Sie bedient den Patienten nach mir. Ich beginne zu lächeln und stehe im Weg. Zehn Minuten. Mittlerweile ist die achte Patientin nach mir am Schalter. Sie lässt sich meine Anwesenheit aber endlich nicht gefallen. Alle Patienten vor ihr respektierten meine Anwesenheit vor diesem Schalter so sehr, dass sie aus einem halben Meter Entfernung ihre Arme lang machten, um so mit der Frau hinter dem Schalter Papiere auszutauschen. Diese alte Dame scheißt auf diesen Respekt und macht etwas, das natürlich ist. Sie schiebt mich weg, um ordentlich vor dem Schalter stehen zu können. Ich beginne, zu sprechen: „Entschuldigen Sie. Tut mir leid, dass ich hier im Weg stehe. Ich werde seit zehn Minuten bedient und warte noch.“ – „Worauf wartest du?“ war ihre knackige Antwort. „Ich warte auf Informationen. Ich möchte wissen, wie es weiter geht“. Die Frau am Schalter guckt mich nun neugierig an. Die alte Dame ist cool und gelassen: „Hast du denn eine Nummer gezogen?“. Immer noch mit der alten Dame redend, schaue ich nun der Frau hinter dem Schalter in die Augen und sage: „Man hat mir keine Nummer gegeben.“ Die Leute in der Schlange fangen an, zu lächeln und mehr aus Kurzschluss als aus allem anderen drückt mir die Frau hinter dem Schalter nun einen Zettel mit einer Nummer darauf in die Hand. Jetzt heißt es also warten, denke ich so zu mir, setze mich zusammen zu den anderen Patienten auf die metallenen Stühle dieses großen Warteraums und sehe plötzlich eine andere Schwester in weiß auf mich zukommen und mich auf Englisch ansprechen. Schnell versteht sie, es geht also um die Arbeitserlaubnis. Sie erbittet meinen Pass. Keine drei Minuten vergehen, da habe ich den Pass wieder und die Schwester sagt mir, ich solle zur Kasse gehen. Witzig, wie alle meinen, dass ich hier auch arbeite und weiß, wo sich welche Räumlichkeit befindet. Wo ist die Kasse? Ich konnte diese Frage kaum in meinem Kopf ausformulieren, da höre ich, wie sehr angestrengt versucht wurde, meinen Namen korrekt auszusprechen und ich höre noch mehr: Schalter Nummer drei. Ich stelle mich an den Schalter. Man schaut mich an, nickt, schreibt die Zahl 1,5 Millionen auf einen Zettel und gibt ihn mir. Im Austausch gegen das Geld erhalte ich vier komplett gleich aussehende, noch auszufüllende Formulare. Diese vier Exemplare werden mein zukünftiges Gesundheitszeugnis sein. Auf jedem von ihnen muss ich nun meine Daten schreiben und mein Foto kleben. Die übrigen Seiten sind für die Ärzte, ihre Befunde, ihre Stempel und ihre Unterschriften bestimmt. Außerdem bekomme ich zwei rosa Papiere, mit meinen Daten und eine Rechnung. Ich scanne kurz die Infos auf diesen Fetzen und sehe meinen Vornamen. Mein Nachname wurde mein neuer Mittelname. Mein neuer Nachname ist „Deutsch“. Das kommt dabei heraus, wenn man drei ganze Zeilen aus dem Pass für einen Namen hält.

In Ruhe meine Unterlagen ausfüllend und die Fotos klebend, finde ich mich nun in Gesellschaft einer anderen Schwester in blau. Ihr Name: N.D. Sie würde mir von jetzt an nicht mehr von der Seite weichen. Ich muss auch Informationen zur Krankheitsgeschichte machen. Dumm nur, dass ich manche dieser Krankheiten, sie sind alle auf Vietnamesisch geschrieben, nicht hundertprozentig identifizieren kann. Ich frage N.D. also, was diese oder jene Krankheit bedeutet. Sie antwortet auf Vietnamesisch: „Das ist egal. Gibt es diese Krankheit in deiner Familie? Ja oder Nein? Füll doch einfach aus, wenn ja, dann „ja“, wenn nicht, dann „nein“.“ Sie muss mich für einen Idioten halten. Überhaupt nicht wissend, ob ich nun richtige Angaben oder nicht gemacht habe, unterschreibe ich. Viermal. Wie viele Menschen machen weltweit täglich unfreiwillig in ähnlichen Situationen falsche Angaben und werden später dafür sogar belangt? Oh, wie wichtig scheint mir auf einmal in vielen Lebenslagen ein guter, bedingungsloser Übersetz- und Dolmetsch-Service!

Nun geht die Sache erst richtig los. Die darauffolgenden eineinhalb Stunden waren ein nicht enden wollender Marathon. N.D. packt mich am Schlafittchen und zerrt mich durch das gesamte Krankenhaus. Dabei zeigt sie mit den Händen immer, dass ich ihr folgen soll, murmelt „lại đây“ oder „theo chị“ und rennt vor. Die erste Station war das Blutabnehmen. Hier stehe ich irgendwie im Weg. Laborfrauen rackern sich ab und versuchen mir in kleinen Bauklötzen Englisch, etwas zu erklären. Dann kommt N.D., die Zerstörerin, und blökt auf Vietnamesisch, sodass es die nächsten zwei Gänge auch hören, dass ich vor dem Labor warten soll, bis man mich aufruft. Ich tue wie mir befohlen. Sie verschwindet kurz. Fünf Minuten später kommt sie wieder und mich: „Haben sie dir schon Blut abgenommen?“ Ich sage: „Noch nicht.“. Sie geht hinein ins Labor, sagt etwas und boom, schon winkt sie mich hinein, wo mir sogleich das Blut abgenommen wird. Schwarzer Schimmel an den Wänden. Krankenhaus. Mir werden zwei Behälter, jeweils für Urin und Stuhl, in die Hand gedrückt. Auf meine Frage, wann ich denn die Behälter abzugeben habe, sagt man mir: „am besten gleich“. Daran ist aber nicht zu denken, denn N.D. hat noch viele Meilen mit mir zu gehen, stets vor mir her trabend, während ich die Behälter in der einen und die auszufüllenden Gesundheitszeugnisse in der anderen Hand halte.

Orthopädie, Ultraschall, Augenarzt, HNO, Dermatologie, Zahnarzt, Blutdruck, Puls, Innere Medizin. Egal, wo wir zusammen hingehen. N.D. ist auf Hochtouren. Sie macht die Tür auf. Sind dort zwei Patienten, macht sie sie wieder zu und sagt mir „wir kommen später wieder“. Ist dort nur eine oder einer, stürmt sie hinein, zeigt mir, ich solle folgen, drängelt sich vor. Sie murmelt etwas von wegen „Westler“ oder „Ausländer“, die Ärztin oder der Arzt mustert mich kurz. Meist wird nicht mal eine Frage gestellt. Dann unterschreibt die Ärztin oder der Arzt, attestiert mir damit beste Gesundheit in ihrem oder seinem Fachgebiet und fühlt sich zu wichtig, um zu stempeln. Das kann dann die Schwester, ebenfalls im Raum für sie oder ihn erledigen, aber erst nachdem er oder sie ihr den Stempel möglichst abfällig und umständlich, mit langer Zeitverzögerung in die Hand drückt. In den Tagen zuvor erfuhr ich, dass ich dieses Gesundheitszeugnis auch fälschen könnte. Es würde bequemer verlaufen und man müsste diese Odyssee im Krankenhaus nicht erleben. 400 US-Dollar, also circa 9 Millionen Đồng hätte dieser Spaß gekostet. Zu sehen, dass das eigentliche Gesundheitszeugnis unter diesen Umständen zu Stande kommt, dass ich auch ernsthaft hätte krank sein können, ohne dass es einer der Ärztinnen und Ärzte genauer untersucht, lässt mich nun denken, dass ich 7,5 Millionen Đồng gespart und nicht 1,5 Millionen Đồng ausgegeben habe.

Es gibt aber durchaus ein paar Highlights. Der Dermatologe, der kurz vor mir einen Engländer behandelte und gleich zum Röntgen schickte, winkt mich heran. Ich setze mich auf den Stuhl, um den noch allerlei Besitz des Patienten vor mir verstreut liegt. „Die holt er gleich ab, keine Sorge“, versichert er mir auf Vietnamesisch und fragt im selben Atemzug: „Was sind deine Beschwerden?“. Er ist der erste, der wenigstens fragt. Auch hier keine Untersuchung. Unterschrift und Stempel. Zahnarzt und HNO sagen beide: „open your mou“ (sie sagen wirklich „mou“, nicht „mouth“). Noch bevor ich „Ah“ sagen kann, hatte ich Unterschriften und Stempel. Eine große Überraschung bietet der Augenarzt, bei dem ich doch tatsächlich warten muss, um dann mit Brille Buchstaben entziffern und ohne Brille die Anzahl gezeigter Finger erraten soll. Unterschrift und Stempel auch hier. In anderen sehr dunklen und feuchten Räumlichkeiten befinden sich nackte Betonwände, ungeputzt, kalt, grau, muffig. Große quietschende Metalltüren mit Gummischaumstoff auf der anderen Seite trennen die einzelnen Räume voneinander. Metallschränke, in die Wand eingelassen. „exposed“ steht auf dem linken, „unexposed“ auf dem rechten. Ein junger Mann steht am Ende des Ganges und winkt mich zu sich. Sein Lächeln wird immer breiter, je näher ich komme. „Du bist Deutscher? Woher kommst du? Ich lerne Deutsch. Was arbeitest du?“ Mein erster Gedanke ist, dass sich er bestimmt auch sehr über meinen neuen Nachnamen in den Unterlagen gefreut haben musste. Dann bittet er mich, stramm stehen zu bleiben für das Röntgenbild meines Oberkörpers. Auch hier: Unterschrift und Stempel. Bei einer Station, bei der ich an Sensoren angeschlossen werde, die anscheinend meinen Kreislauf untersuchen, versucht eine Schwester, mir verzweifelt klarzumachen, dass ich mein Shirt ausziehen soll, indem sie mein Shirt berührt und unglückliche Handbewegungen nach oben macht. Als wir beginnen, Vietnamesisch zu reden, wird es sehr herzlich. Irgendwann sind wir tatsächlich durch. N.D. sagt plötzlich, es sei vorbei und ich könnte jetzt auf der Toilette die Dinge erledigen, die da noch erwartet werden. Ich könnte dann am Nachmittag wieder kommen, um die Ergebnisse abzuholen und drei Exemplare des Gesundheitszeugnisses mitzunehmen. Die gnadenlose N.D., die mich unerbittlich eineinhalb Stunden hinter sich herzog, lächelte und war auch schon weg. Und ich finde mich wieder. Allein, unbeschützt und mit dem großen Zeichen „WC“ direkt vor mir. Bald bin ich frei für heute.